Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ HỮU CƠ - ORGANIC CHEMISTRY FORUM > PHYSICAL ORGANIC CHEMISTRY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Xác định tốc độ phản ứng!!!.


 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 05-14-2009 Mã bài: 39083   #27
longraihoney
Cựu Moderator
 
longraihoney's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2006
Tuổi: 24
Posts: 703
Thanks: 8
Thanked 27 Times in 20 Posts
Groans: 5
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 54 longraihoney is on a distinguished road
Send a message via ICQ to longraihoney Send a message via AIM to longraihoney Send a message via Yahoo to longraihoney
Default

Trở lại vấn đề thứ nguyên của Hằng số cân bằng tí đi nào ( bức rức ^^).
Hồi trưa nay lục lại tài liệu phần đó rồi, và thầy Trần Thành Huế có đưa một số quan điểm sau để chứng minh HẰNG SỐ CÂN BẰNG CÓ THỨ NGUYÊN.
( Mang theo USB hình chụp mà nó lại trở chứng rồi, thôi type vài ý nhỏ vậy).
Thứ 1: Theo sách toán định nghĩa thì biểu thức logaric chỉ có nghĩa khi số trong phép logaric là một số (dĩ nhiên không có thứ nguyên).
Cần xem xét lại các công thức nhiệt động hóa học có liên quan đến năng lượng tự do Gibbs, lúc này ta sẽ thấy rằng RÕ RÀNG cái "Kp" hay "Kc" hay Q (biểu thị một tỉ số chưa ở điểm cân bằng) chỉ là TRỊ SỐ CỦA Kp, Kc và Q. ( Vì nó được định nghĩa theo các công thức hóa lí ở phép CHIA, nghĩa là đã có sự "chia" thứ nguyên và vì vậy "cái" ở sau ln là trị số mà thôi.)
Thứ 2 : Hằng số cân bằng là một HẮNG SỐ VẬT LÍ, mà về nguyên tắc thì phải có đơn vị theo kèm ( nghĩa hẹp của thứ nguyên).
Note: Có một phép phủ định bằng việc đưa ra ngay cái hằng số ma sát bên vật lí (trích sách giáo khoa vật lí 10) là nó không có đơn vị. Nhưng xin lưu ý là cái hằng số đó xét cho hệ chuyển động đơn giản, chịu tác động chủ yếu của trọng lực và lực lạ, mà theo hệ qui chiếu đó thì thiết lập được hằng số đó không có đơn vị chỉ là do "đặc biệt" mà thôi, còn xét ở các hệ khác thì sẽ nảy sinh ra những vấn đề phức tạp mà ... bên hóa không quan tâm(cá nhân).
Thứ 3 : Rõ ràng các BÀI TOÁN THỨ NGUYÊN đang là vấn đề không thể bác bỏ trong việc giải quyết các vấn đề nhiệt động, thường xét một quá trình nhiệt động phức tạp nào đó, việc giải bài toán thứ nguyên để xác định các đại lượng đặc trưng cho quá trình đó là một việc làm cần thiết.
Note : Hẹp hơn chỉ nói đơn giản các bài tập trong sách đại cương hóa học hiện nay, cách giải bằng phương pháp "bài toán thứ nguyên" là một phương pháp hiện đại và chính xác ( theo tác giả) . Nếu cố tình lờ nó đi thì việc giải quyết sẽ rất khó khăn.
Thứ 4 : Tác giả (PGS.TS Trần Thành Huế) đã thể hiện một quan điểm nhất quán rằng dù nói thế nào đi chăng nữa, hằng số cân bằng là CÓ THỨ NGUYÊN.
Note:Ta cần thận trọng hơn vì tác giả là một chuyên gia hóa lí rất có uy tín của Việt Nam, tài liệu này được viết cho đối tượng là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, và đề cập các vấn đề ở mức độ tương đối cao (giải quyết nhiều vấn đề tranh cãi nhức nhối của hóa học, các vấn đề của iCHO, các định hướng phát triển ...nhiều cái khó hiểu bỏ xừ) [ và đây đã từng là vấn đề mà các thầy cô lúc đi học bồi dưỡng chuyên môn cũng bức xúc lắm ^^ ]
Vì trục trặc kĩ thuật nên em không post hình của 3 trang sách này lên được, cũng thừa nhận rằng mình không hề đủ trình độ để hiểu cặn kẽ vấn đề này.
Và đưa ra một câu hỏi cũng hay (trích trong sách):
Khi cho thêm CaCO3 vào thì cân bằng sau có gì thay đổi không?
CaCO3(r) <---> CaO(r) + CO2(k)

Chữ kí cá nhân
Người thông minh giống như dòng sông... càng sâu càng ít gây ồn ào



thay đổi nội dung bởi: longraihoney, ngày 05-14-2009 lúc 06:38 PM.
longraihoney vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn longraihoney vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
manminhtiep (05-19-2009)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:27 AM.