Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM

Notices

KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM Moderators: aqhl, thanhatbu_13, chocolatenoir, F91

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - phương pháp phân tích xơ thô, ADF, NDF trong thức ăn gia súc.


 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 03-03-2010 Mã bài: 54676   #1
trung_ta999
Thành viên ChemVN

trung_ta999
 
Tham gia ngày: Mar 2010
Tuổi: 37
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 trung_ta999 is an unknown quantity at this point
Default phương pháp phân tích xơ thô, ADF, NDF trong thức ăn gia súc

Các hệ thống phân tích thức ăn gia súc
Thức ăn được xác định như những thành phần hoặc những vật chất xảy ra một cách tự nhiên dùng để cho gia súc ăn với mục đích làm bền vững chúng (Ensminger và Olentin, 1978). Các tác giả này cũng khẳng định rằng thức ăn là bất cứ sản phẩm nào có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo có giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần khi được chuẩn bị thích hợp. Thức ăn cần thiết đối với gia súc cho các mục đích khác nhau như: duy trì sự sống, sinh sản, sản xuất (tạo các sản phẩm: sữa, thịt, trứng, lông, phân), lao tác (cày, kéo).
Thức ăn cũng được xem là cơ chất, hoặc là cần để cung cấp năng lượng hoặc cung cấp tiền chất cho tổng hợp các thành phần cơ thể gia súc như protein, mỡ, các hyđrat cacbon.
Một đặc điểm quan trọng của thức ăn là lượng thức ăn mà con gia súc có thể thu nhận được vào cơ thể. Đặc tính này được xác định bởi tính ngon miệng của thức ăn, trạng thái sinh lý của con gia súc, cũng như? tỷ lệ tiêu hoá. Cũng rất quan trọng trong mối liên quan này là thành phần hoá học của thức ăn: vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô, mỡ thô, các hyđrat cacbon có cấu trúc (các thành phần thành tế bào) và không có cấu trúc (tinh bột, đường).
1. Hệ thống phân tích Proximate (Weende)
Năm 1866, tại trạm thí nghiệm Weende (Grửttinggen - Đức), Heneberg và Stohmann đã lập ra hệ thống phân tích có tên gọi là Weende hoặc Proximate. Theo hệ thống này, thức ăn được phân tích các thành phần: vật chất khô (VCK),? khoáng thô, prtein thô, mỡ thô, xơ thô, dẫn xuất không đạm (DXKĐ).
Bước chủ yếu của việc phân tích xơ thô trong hệ thống này là đun sôi mẫu thức ăn trong dung dịch 0,15M hoặc 0,3N axit H2SO4 trong 30 phút và sau đó cho thêm? dung dịch 1,5M NaOH và đun sôi trong 30 phút nữa. ở đây xơ thô không bao gồm tổng lượng các thành phần thành tế bào, nó chỉ bao gồm một phần lớn xenlulô, một phần nhỏ hemixenlulô và một phần lignin. Tuy nhiên nó vẫn rất quan trọng trong việc đánh giá thức ăn.
Các phần còn lại của các thành phần thành tế bào trên nằm trong DXKĐ:
DXKĐ(%) = 100 - Nước - Khoáng thô - Protein thô - Mỡ thô - Xơ thô (%).
DXKĐ là một con số đựợc tính toán từ công thức trên nên không có độ tin cậy tuyệt đối vì nó có thể bị tập trung tất cả sai số trong quá trình phân tích các chỉ tiêu khác đã đề cập trong công thức.
2. Hệ thống phân tích Van Soest
Năm 1966 tại Beltsville, Van Soest đã lập một hệ thống mới về phân tích thức ăn. Về cơ bản, các chỉ tiêu VCK, khoáng thô, protein thô, mỡ thô đựơc phân tích? giống như hệ thống Weende.
Sự sai khác tập trung ở phương pháp phân tích các thành phần thành tế bào, ở đây chúng được phân tích riêng rẽ thành xenlulô, hemixenlulô và lignin. Tổng lượng bao trùm cả ba thành phần này là NDF (Neutral Detergent Fibre). Như vậy hàm lượng NDF lớn hơn hàm lượng xơ thô trong cùng một mẫu thức ăn.
Hàm lượng hemixenlulô, xenlulô và lignin được tính theo công thức sau:
Hemixenlulô = NDF - ADF;
Xenlulô = ADF - ADL;
Lignin = ADL.
Ở đây NDF được phân tích bằng cách đun sôi mẫu thức ăn trong 1 giờ với dung dịch rửa trung tính (Neutral Detergent Reagent = sodium lauryl sulfate, dodecyl sodium sulfate, C12H25NaO4S + disodium tetraborate decahydrate, Na2HPO4.2H2O + Na2EDTA.2H2O + monoethylene glycol monoethylether (= 2-ethoxy ethanol) + nước ấm đã khử khoáng, pH của dung dịch là 6,9-7,1).
ADF (Acid Detergent Fibre) cũng được phân tích bằng cách đun sôi mẫu thức ăn trong 1 giờ nhưng với dung dịch rửa axit (Acid Detergent Reagent = axit sulfuric đậm đặc + nước đã khử khoáng + N-hexadecyl N,N,N-trimethyl ammonium bromide, N-cetyl N,N,N-trimethyl ammonium bromide, C19H42BrN).
ADL (Acid Detergent Lignin) được phân tích theo hai bước như sau:
+ bước thứ nhất: mẫu được đun sôi trong một giờ với Acid Detergent Reagent giống như phân tích ADF,
+ bước thứ hai: trước khi sấy khô và nung mẫu đã đun sôi và lọc được ngâm trong dung dịch 72 % axit sulfuric ở? 20?1oC trong 3 giờ.
Hệ thống Van Soest chủ yếu là để sử dụng phân tích các loại thức ăn thô.
Sự so sánh về kết quả phân tích của hai? hệ thống được giới thiệu ở bảng 1.
3. Các hệ thống phân tích khác
Những nghiên cứu gần đây cho thấy các phương phấp phân tích hiện tại được dùng để xác định các thành phần thành tế bào của Van Soest là không đủ. Trung bình giá trị thu hồi các monomer khan sau thuỷ phân, sử dụng sắc ký lỏng cao áp (High Performance Liquid Chromatography; HPLC), thường thấp hơn nhiều so với 100 % của giá trị mà có thể kỳ vọng trên cơ sở phân tích thành tế bào.Vì thế có thể trong một tương lai gần, phương pháp phân tích thành tế bào của Van Soest sẽ bị bỏ và thay thế bằng các phương pháp do Englyst giới thiệu (1989). Theo các phương pháp mới này thành tế bào khi bao gồm cả các đường đôi (oligosaccharide), cũng có nghĩa là các polysaccharide phi tinh bột (Non-starch polysaccharide) được xem như là tổng các monomer khan được tách ra từ các polysaccharide phi tinh bột sau khi thuỷ phân.Trong các thủ tục phân tích như vậy các monomer sẽ được xác định bằng kỹ thuật phân tích hiện đại như sắc ký khí lỏng (Gas-Liquid Chromatography; GLC) hay HPLC.
Một phương pháp hiện đại khác đã được nghiên cứu gần đây là NIR (Near Infrared Reflectance Spectroscopy - Quang phổ phản chiếu cận tia hồng ngoại). Đây là một phương pháp nhanh cho phân tích hàng ngày. Các hợp chất, trong đó các liên kết của protein, mỡ, hyđrat cacbon hấp thụ bức xạ hồng ngoại. Phổ của các mẫu chuẩn được đo tại một số (3-6) bước sóng và sử dụng các phổ này và phân tích hoá học, máy vi tính sẽ tính đường cong hiệu chỉnh cho mỗi thành phần trong các mẫu.
theo Nguyễn Thị Tịnh, Viện Chăn Nuôi

Giới thiệu thiết bị Phân tích xơ tự động (Automated Fiber Analyzer)
- Thực hiện các phân tích xơ thô (Crude Fiber), phân tích xơ ADF (Acid Detergent Fiber - sử dụng dung dịch rửa giải acid) và phân tích xơ NDF (Neutral Detergent Fiber - sử dụng dung dịch rửa giải trung tính).
- Cơ chế tự động thêm dung môi và nước nóng theo yêu cầu
- Mỗi mẻ có thể thực hiện được 24 mẫu
- Kết quả chính xác, ổn định
- Bộ điều khiển được thực hiện bằng máy tính giúp loại trừ sai số khi phân tích.
Sử dụng máy cực kỳ đơn giản, quy trình chỉ bao gồm việc chuẩn bị mẫu cần phân tích, cho mẫu vào túi lọc và đặt vào trong máy, sau đó chọn phương pháp phân tích (Crude Fiber hay ADF hoặc NDF) và nhấn nút. Hệ thống sẽ tự động thêm hóa chất thích hợp và thực hiện quá trình rửa giải mẫu. Dung dịch sẽ được gia nhiệt và hòa tan mà không cần thêm các bước can thiệpbằng tay bên ngoài vào. Khi quá trình rửa giải xong, người phân tích chỉ cần lấy túi mẫu ra sấy và cân để xác định hàm lượng xơ theo yêu cầu.
Khách hàng có nhu cầu, xin liên hệ:
Nguyễn Hữu Trung , phòng kinh doanh
Địa chỉ: 4/12 Phạm Văn Chiêu, P.13 Q.Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 0907 998 026 08 39964124
Email: Sales@lamviet.com
Website: www.lamviet.com
trung_ta999 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn trung_ta999 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
thanvanbac (07-21-2010)
 


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:09 PM.