Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Hỏi đáp bài tập Hóa phổ thông.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 10-17-2010 Mã bài: 70679   #2681
cattuongms
VIP ChemVN
 
cattuongms's Avatar

Binh thuong
 
Tham gia ngày: Jun 2010
Tuổi: 32
Posts: 458
Thanks: 133
Thanked 352 Times in 246 Posts
Groans: 13
Groaned at 15 Times in 13 Posts
Rep Power: 40 cattuongms will become famous soon enough
Talking

Câu 14: Nguyên nhân gây chua cho đất
Tuesday, 8. June 2010, 12:51:16

Nguyên nhân gây chua cho đất

Khi nghiên cứu các nguyên nhân làm cho đất trở nên chua người ta thấy có rất nhiều yếu tố chi phối. Sau đây ta sẽ xem xét những nguyên nhân chủ yếu tác động vào quá trình hoá chua của đất.

a. Yếu tố khí hậu: Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt là lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hoá đá, sự chuyển hoá và di chuyển vật chất, đồng thời còn ảnh hưởng đến thực bì và hoạt động của sinh vật trong đất. Tất cả các quá trình này đều có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành và biến đổi độ chua của đất. Nói chung nhiệt độ càng cao và lượng mưa càng lớn thì càng có lợi cho tác dụng phá huỷ đá và rửa trôi vật chất. Trong điều kiện lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi, một phần nước mưa sẽ di chuyển từ trên mặt đất xuống dưới sâu do tác dụng của trọng lực. Sự di chuyển này kéo theo một loạt các chất dễ tan có trong đất, đặc biệt là các ion kim loại kiềm và kiềm thổ như Na+, K+, Mg2+, Ca2+ làm cho đất hoá chua. Do nguyên nhân này mà phần lớn đất vùng đồi núi Việt Nam cũng như ở các nước khác thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm đều bị chua ở các mức độ khác nhau.
b. Yếu tố sinh vật
Trong quá trình hoạt động, vi sinh vật, rễ cây cũng như các loài sinh vật khác trong đất không ngừng giải phóng ra CO2, khí này hoà tan trong nước tạo thành axit H2CO3. Tuy độ phân ly của axit này không cao nhưng nó là cũng là một trong những nguồn sinh H+ chủ yếu trong đất.
Trong quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (đặc biệt trong điều kiện yếm khí) sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ làm đất bị hoá chua. Bởi vậy đất quanh năm ngập nước, đất lầy thụt và phần lớn đất than bùn đều bị chua. Ðặc biệt nếu tàn tích sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh (S) như xác các cây sú, vẹt đước khi bị phân huỷ trong điều kiện yếm khí, trải qua một quá trình biến đổi phức tạp sẽ sinh ra H2S. Khi có điều kiện oxy hoá thì H2S chuyển thành H2SO4 làm đất rất chua:



Các loại thực bì khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến tính chua của đất (chủ yếu nhờ quá trình tích luỹ sinh học các kim loại kiềm và kiềm thổ). Trong thành phần tro của cây lá kim chứa ít chất kiềm nên đất phát triển dưới rừng cây lá kim thường chua hơn đất hình thành dưới rừng cây lá rộng. Trong đất rừng rậm nếu có nhiều nấm hoạt động sẽ tạo thành nhiều axit fulvic làm cho đất chua thêm.
c. Ảnh hưởng của con người tới quá trình hoá chua của đất
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật màu xanh đã hút một lượng lớn các chất kiềm trong đất như Na+, K+, Ca2+, Mg2+ v.v. để hình thành cơ thể. Ðối với thực vật tự nhiên thì lượng các chất kiềm này sẽ được trả lại cho đất trong các dạng xác thực vật. Nhưng với đất canh tác thì một lượng lớn các chất kiềm bị lấy đi không hoàn lại cho đất dưới dạng các sản phẩm nông nghiệp. Ðây là một nguyên nhân làm giảm các chất kiềm trong đất canh tác và làm đất dần bị hoá chua.
Theo Vũ Cao Thái, với giống lúa IR62, năng suất 9,8 tấn thóc/ha và 8,3 tấn rơm rạ đất đã bị lấy đi 265 kg K2O, 58 kg MgO và 71kg CaO/ha. Theo số liệu của Xmirnôp và Muravin (1989) để hình thành nên 1 tấn hạt cây ngô đã lấy đi từ đất 30-35 kg N, 8-12kg P2O5 và 25-35 kg K2O.
Do thành phần hoá học, một số phân bón khi bón vào đất sẽ dần dần làm cho đất hoá chua. Khi bón những loại phân như (NH4)2SO4, NH4Cl, KCl vào đất các cation NH4+, K+ sẽ được keo đất và cây trồng hấp thụ để lại gốc SO42- và Cl-. Các gốc axit này sẽ tạo HCl và H2SO4 làm cho đất bị chua. Những phân có thể làm đất bị hoá chua bằng cơ chế này được gọi chung là các phân chua sinh lý. Một số loại phân như supe lân trong thành phần thường chứa một lượng nhất định axit dư nên khi bón nhiều vào đất cũng có thể làm cho đất chua thêm. Tuy vậy nguyên nhân từ phân bón chưa đáng lo ngại lắm vì trong thực tế lượng phân hoá học mà ta bón vào đất chưa nhiều.
Ðối với những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ thì vấn đề tưới nước dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân làm đất bị rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ và dần dần hoá chua.
Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân làm cho trong đất bị hoá chua. Ðiều cần quan tâm là diện tích đất chua ở nước ta rất lớn, đó là các loại đất đỏ vàng vùng đồi núi, một phần đất phù sa hệ thống sông Hồng, phù sa sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông Cửu Long và phù sa sông khác; các vùng đất bạc màu ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tây Ninh; các vùng đất phèn ở Hải Phòng, Thái Bình, Ðồng Tháp...; các vùng đất trũng Nam Định, Hà Nam và các nơi khác.
Các loại độ chua của đất
Tất cả các nguyên nhân trên đã làm tăng hàm lượng ion H+ trong đất. Phản ứng chua của đất được biểu thị bằng các loại độ chua. Những ion H+ trong đất có thể tồn tại trong dung dịch hoặc bị hấp thu trên bề mặt hạt keo. Trường hợp thứ nhất sinh ra "độ chua hoạt tính" có ảnh hưởng trực tiếp tới cây và vi sinh vật. Trường hợp thứ hai gây nên "độ chua tiềm tàng" của đất vì H+ (và Al3+) chỉ làm tăng độ chua dung dịch và ảnh hưởng đến sinh vật khi bị đẩy vào dung dịch đất bởi các cation khác. Hai loại độ chua này hợp thành tổng số độ chua của đất.
a. Ðộ chua hoạt tính
Ðộ chua hoạt tính do các ion H+ có trong dung dịch đất tạo nên, nồng độ ion H+ càng cao thì đất càng chua.
Ðể xác định độ chua này ta chiết rút các ion H+ bằng nước cất rồi xác định nồng độ ion H+ bằng pH meter. Ðộ chua hoạt tính được biểu thị bằng pHH2O. pH là trị số âm của logarit nồng độ ion H+ trong dung dịch:
pH = - lg[H+]
Trong hoá học người ta đã quy định rằng nước tinh khiết hay bất cứ dung dịch nào có [H+] = [OH-] = 10-7 g ion/l nghĩa là pH = -lg10-7 = 7 thì đó là môi trường trung tính.
Nếu [H+] <10-7 g ion/l nghĩa là pH > 7 đó là môi trường kiềm.
Nếu [H+] > 10-7 g ion/l nghĩa là pH < 7 đó là môi trường chua.
Thông thường pHH2O của đất biến thiên từ 3-9 và được đánh giá như sau:
pHH2O



Ðộ chua hoạt tính của một số loại đất Việt nam



Ðộ chua hoạt tính được sử dụng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp trên vùng đất canh tác hoặc xác định sự cần thiết phải bón vôi cải tạo độ chua của đất cho phù hợp với đặc tính sinh học của loại cây định trồng. Ða số cây trồng ưa môi trường trung tính nhưng cá biệt có những cây cần đất chua như chè, cà phê, dứa, khoai tây...
Khoảng pH đất tối thích cho một số cây trồng



Số liệu trong bảng 6.2 chỉ khoảng pH tối thích, trong thực tế phạm vi pH cho phép cây sống được rộng hơn thế nhiều. Ví dụ cây lúa có thể sống ở đất có pH dao động từ 4,0 đến 9,0, sống bình thường với pH từ 5-8 nhưng tốt nhất là trong khoảng 6,2-7,3.
Dựa vào độ chua hoạt tính và cơ cấu cây trồng ta có thể xác định xem đã cần cải tạo độ chua cho đất hay chưa. Ðối với đa số cây trồng nông nghiệp ngắn ngày nếu pHH2O <4,5 thì cấp thiết phải bón vôi, nếu pHH2O = 4,6-5,5 cần vừa nếu pHH2O >5,5 thì chưa cần thiết phải bón vôi.
Khi đất chua nhiều (pHH2O < 4,0) có thể nghi trong đất chứa axit vô cơ (ví dụ như H2SO4 trong đất phèn). Nếu đất kiềm nhiều (pHH2O > 8,5) thì trong đất thường chứa nhiều Na2CO3 hay NaHCO3.
Ðộ chua hoạt tính chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
+ Mức độ phân ly thành ion của chất điện giải. Cùng nồng độ đương lượng nhưng axit vô cơ phân ly thành ion nhiều hơn axit hữu cơ nên pHH2O của dung dịch thấp hơn. Tương tự như vậy với các bazơ.
+ Hiện tượng trao đổi ion H+ và Al3+ trong keo đất với các ion khác khi bón phân vô cơ như KCl, (NH4)2SO4... cũng làm tăng độ chua hoạt tính.
b. Ðộ chua tiềm tàng
Như trên đã nói trong đất chua còn có các ion H+ và Al3+ được hút bám trên bề mặt keo đất. Khi tác động lên đất một dung dịch muối thì H+ và Al3+ bị đẩy vào dung dịch đất. Nồng độ của các ion này trong dung dịch tăng lên gây ảnh hưởng không tốt đến thực vật và vi sinh vật. Ðộ chua thu được trong trường hợp này gọi là độ chua tiềm tàng.
Các ion H+ và Al3+ được hút bám trên keo với các lực khác nhau. Tuỳ thuộc vào lực hút bám của các ion này trên keo mà người ta chia độ chua tiềm tàng thành 2 loại: độ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân.
* Ðộ chua trao đổi: Là một loại độ chua của đất được xác định khi cho đất tác dụng với một dung dịch muối trung tính, thường dùng muối KCl, NaCl, BaCl2. Như vậy ngoài những ion H+ có sẵn trong dung dịch đất còn có những ion H+ và Al3+ được đẩy ra từ keo đất theo phản ứng:



Muối Al thuỷ phân tạo ra axit theo phương trình:



Nếu cho đất tác động với dung dịch KCl 1M trong 60 phút, lọc lấy dịch trong dùng dung dịch NaOH 0.01N chuẩn độ dịch lọc sẽ xác định được độ chua trao đổi, đơn vị là lđl/ 100g đ (đất khô).
Nếu ta đem dung dịch lọc đo pH ta được pHKCl. Cùng một mẫu đất pHKCl thường có trị số pH thấp hơn pHH2O từ 0.5 đến 1.0 đơn vị.
Chú ý: ở những vùng đất trung tính hay kiềm yếu chỉ xác định được pHKCl chứ không xác định độ chua trao đổi bằng chuẩn độ vì dung dịch đất sẽ có màu hồng ngay sau khi vừa cho chỉ thị màu phenolphtalein vào dịch chiết đất.
Trường hợp đặc biệt, một số loại đất có pHKCl > pHH2O. Ðiều này thường gặp ở những đất có lượng keo dương lớn (một số như: đất đỏ feralit, đất potzon). Khi đó có thể do sự trao đổi anion Cl- của dung dịch muối trung tính với các ion OH- trên keo đất nên lượng ion OH- bị chuyển vào dung dịch đất sẽ trung hoà bớt các ion H+ làm trị số pH tăng lên.
Thông thường độ chua trao của đất nhỏ hơn 1 lđl/100g đất. Khi độ chua này lớn (trên 2 lđl/100g đất) chứng tỏ các cation kiềm hấp phụ trên keo đất đã bị rửa trôi nhiều, cần phải bón vôi cải tạo độ chua cho đất trước khi bón phân khoáng vào đất. Nếu không có vôi bón thì nên chia phân khoáng bón thành nhiều đợt, tránh bón tập trung.
* Ðộ chua thuỷ phân
Dùng muối trung tính KCl tác động với đất nhiều khi vẫn chưa đẩy dược hết các ion H+ và Al3+ ra khỏi keo đất. Các nhà hoá học đất đã đưa ra phương pháp khác: dùng dung dịch chiết là muối tạo bởi một axit yếu và một bazơ mạnh như CH3COONa hoặc Ca(CH3COO)2 thì hầu hết các ion H+ và Al3+ sẽ bị đẩy ra khỏi keo vào dung dịch. Ðộ chua được xác định bằng phương pháp này lớn hơn độ chua trao đổi nhiều và được gọi là độ chua thuỷ phân. Ðộ chua thuỷ phân được ký hiệu là H, đơn vị là lđl H+ và Al3+ trong 100g đất khô.
Trong dung dịch NaCH3COO bị thuỷ phân:



CH3COOH là axit yếu ít phân ly, NaOH thì phân ly hoàn toàn thành Na+ và OH- vì vậy dung dịch có phản ứng kiềm yếu (pH = 8,2-8,5). Ðây là điều kiện để Na+ đẩy hết H+ và Al3+ trên keo đất vào dung dịch theo sơ đồ sau:



Từ phản ứng (1) và (2) ta thấy H+ và Al3+ trong đất khi đẩy vào keo đất đã tạo nên CH3COOH trong dịch lọc. Dùng dung dịch NaOH 0,1N tiêu chuẩn chuẩn độ lượng CH3COOH trong dịch lọc thì ta xác định được độ chua thuỷ phân của đất.
Như vậy độ chua thuỷ phân là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả ion H+ ( độ chua hoạt tính), ion H+ và Al3+ bám hờ (độ chua trao đổi) và những ion H+ và Al3+ hút bám chặt trên bề mặt keo đất.
Ðộ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân của một số loại đất Việt Nam



Theo nguyên lý thì độ chua thuỷ phân thường lớn hơn độ chua trao đổi nhưng cũng có những trường hợp cá biệt độ chua thuỷ phân bằng hoặc nhỏ hơn độ chua trao đổi. Những trường hợp này có thể giải thích như sau:
+ Một số loại đất như đất đỏ nhiệt đới hoặc đất potzon khi tác dụng với dung dịch NaCH3COO thì anion CH3COO- có thể trao đổi với anion OH- trên keo kaolinit tạo nên NaOH trong dung dịch. Lượng NaOH này trung hoà bớt axit CH3COOH trong dung dịch làm độ chua thuỷ phân giảm.
+ Saritvili (1948) cho rằng một số đất đỏ có khả năng hấp phụ phân tử axit axêtic sinh ra trong tác dung thuỷ phân nói trên và chính vì vậy khi chuẩn độ ta thấy độ chua thuỷ phân bé hơn độ chua trao đổi.
Người ta dùng độ chua thuỷ phân để tính dung tích hấp phụ cation (CEC) của đất:
CEC = S + H
Trong đó S là tổng các cation kiềm trao đổi và H là độ chua thuỷ phân
Hoặc tính độ no kiềm của đất theo công thức:



Ðộ chua thuỷ phân được sử dụng để tính lượng vôi bón khi cải tạo đất chua (cứ 1lđl ion H+ cần dùng 28mg vôi bột CaO hoặc 50 mg bột đá vôi CaCO3 để trung hoà). Công thức tính cụ thể sẽ được trình bày ở cuối chương này (phần bón vôi cải tạo đất chua).

Đây là một số nguyên nhân gây chua đất để mọi người tham khảo.

Chữ kí cá nhân***Trứng có trước - Hay - Gà có trước***


thay đổi nội dung bởi: cattuongms, ngày 10-17-2010 lúc 07:16 PM.
cattuongms vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn cattuongms vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (10-22-2010), tacnehe1900 (11-01-2010), vânpro^`95 (10-17-2010)
Old 10-17-2010 Mã bài: 70681   #2682
Molti
VIP ChemVN
 
Molti's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Location: Chuyên THĐ - Phan Thiết
Tuổi: 29
Posts: 636
Thanks: 193
Thanked 412 Times in 273 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 52 Molti will become famous soon enough Molti will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to Molti
Default

haizz.. bạn cattuong này vui ghê...
chả biết copy rồi post cái bài ở trên có ý nghĩa gì ^^~...
Theo tớ đọc thì chẳng thấy có quái gì mâu thuẫn ...
Có thể ý bạn là nói đoạn này chăng
Trích:
Do thành phần hoá học, một số phân bón khi bón vào đất sẽ dần dần làm cho đất hoá chua. Khi bón những loại phân như (NH4)2SO4, NH4Cl, KCl vào đất các cation NH4+, K+ sẽ được keo đất và cây trồng hấp thụ để lại gốc SO42- và Cl-. Các gốc axit này sẽ tạo HCl và H2SO4 làm cho đất bị chua
nếu nói đoạn này thì bạn nên xem lại, nguyên nhân gây chua không phải là do K+ mà do Cl- còn lại .. và nguyên nhân đó tớ đã nói ở bài viết bên kia ... vì vậy KNO3 là hoàn toàn chính xác

p/s : và khuyên bạn copy thì cũng nên ghi nguồn hay đại loại là tóm lược 1 chút nhé :)

Chữ kí cá nhân"NGU = Never Give Up"

Molti vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Molti vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (11-23-2010), cattuongms (10-17-2010)
Old 10-17-2010 Mã bài: 70687   #2683
thaicuc95
Thành viên ChemVN
 
thaicuc95's Avatar

Thái Cực Quyền
 
Tham gia ngày: Dec 2009
Location: Tử Cấm Thành
Tuổi: 29
Posts: 61
Thanks: 58
Thanked 7 Times in 6 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 18 thaicuc95 is on a distinguished road
Send a message via Yahoo to thaicuc95
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Molti View Post
ở VD trang 73, anh nghĩ là giải thích thế này, do O-H khá phân cực, do O có âm điện chênh lệch lớn so với H nên việc đứt H cũng không tốn nhiều năng lương, mặt khác khi đứt H thì trạng thái cấu hình của O thay đổi không nhiều nên năng lượng sẽ chênh lệch không lớn
Còn HgCl2 thì đã dùng cả 2e tham gia liên kết, khi đứt 2lk Cl thì trạng thái biết đổi hoàn toàn nghĩa là từ lai hoá Sp chuyển sang s2 vì thế cần toả ra 1 nl lớn để bù lại phần năng lượng cung cấp để cắt đứt lk

ở VD trang 80 em áp dụng CT momen lưỡng cực của trang 79 :)
Trang 81 anh thấy ghi cụ thể rồi mà T_T .. em thắc mắc chỗ nào thì nói cụ thể xíu ^^
Anh ơi mấy chỗ đậm em không hiểu lắm ,
1/ Tại sao trạng thái cấu hình của O thay đổi không nhiều ,anh minh họa cụ thể được không ạ , tức là trạng thái cấu hình từng thới điểm ý
2/ Đối với phân tử H2O tại sao khi tách 1 nguyên tử H thì trạng thái lai hóa không bị biến đổi
3/ Tại sao tách H2O trạng thái hóa trị bị biến đổi tương đối ít
4/ Sao khi tách Cl thứ nhất trạng thái hóa trị của Hg bị biến đổi tương đối ít
5/ Sao biết biến đổi từ trang thái lai hóa sp sang s2

Chữ kí cá nhânHãy Mơ Ước Để Thực Hiện Ước Mơ

thaicuc95 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-17-2010 Mã bài: 70692   #2684
Molti
VIP ChemVN
 
Molti's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Location: Chuyên THĐ - Phan Thiết
Tuổi: 29
Posts: 636
Thanks: 193
Thanked 412 Times in 273 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 52 Molti will become famous soon enough Molti will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to Molti
Default

Cái này cũng khó mà giải thích bằng lý thuyết suông vì cái gì liên quan đến Ao phân tử này nọ là phải đem MO ra nói, ... T_T .. anh chả đủ trình để nói về mấy vụ MO, HOMO....
Nếu mà cứ chém gió suông thì em cứ hình dung Hg có AO lai hoá sp, rồi lấy 2 AO sp đó xen phủ với Cl tạo lk, lúc đứt 1 Cl thì dĩ nhiên AO cũng phải thay đổi trạng thái --> mất năng lượng.. nhưng vẫn còn 1 phần lai hoá sp do còn 1Cl nữa ... sau đó đứt Cl thứ 2 thì lai hoá mất hẳn --> tốn năng lượng .. em cứ nghĩ khi đứt Cl thứ 2 thì thay đổi hoàn toàn trạng thái lai hoá.. nên toả 1 năng lượng đáng kể bù cho cái năng lượng để làm đứt lk đó

Chữ kí cá nhân"NGU = Never Give Up"

Molti vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Molti vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
naruto_uzumaki (10-17-2010), thaicuc95 (10-17-2010)
Old 10-17-2010 Mã bài: 70694   #2685
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
1.Viết sơ đồ và pt điện phân = điện cực trơ
a. dd(NaCl, HCl, CuCl2)
b. dd(FeSO4, Fe2(SO4)3, CuSO4)
viết rõ hộ t
Trích:
a/ katot
Cu2+ + 2e --> Cu
2H+ +2e --> H2
2H2O + 2e -->2OH- + H2
anot: Cl- --> Cl2 + 2e
H2O --> 1/2 O2 + 2H+ + 2e
b/
K: Fe 2+ +2e --> Fe
Fe3+ +3e --> Fe
2H2O + 2e -->2OH- + H2
A:
H2O --> 1/2 O2 + 2H+ + 2e

Phần b theo tớ thế này :
Catot :
Fe3+ +1e-->Fe2+
Cu2+ +2e-->Cu
Fe2+ +2e-->Fe
2H2O+2e-->2OH- +H2
Anot :
2Cl- -->Cl2+2e
2H2O-->4H+ +O2+4e
darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn darks vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
cattuongms (10-17-2010)
Old 10-22-2010 Mã bài: 71025   #2686
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
Cho A là hỗn hợp 2 muối Cacbonat trung hòa của kim loại hóa trị I và kim loại hóa trị II. Hòa tan hoàn toàn 18g hỗn hợp A bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 3,36l khí ở đktc và dung dịch B
a) Nếu cô cạn dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan
b) Nếu tỉ lệ mol của muối cacbonat của kim loại hóa trị I và muối cacbonat của kim loại hóa trị II trong hỗn hợp A là 2:1 , Nguyên tử khối của kim loại hóa trị I lớn hơn kim loại hóa trị II là 15 đvC. Hãy tìm CTHH của hai muối
nCO2=nCO3 2- =0.15 (mol )
nHCl=nH+ =2nCO3 2- =0.3 (mol )
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có khối lượng muối tan trong B là :m=19.65 (g)
Gọi x,y lần lượt là số mol A2CO3 và BCO3 trong hỗn hợp .Ta có hệ phương trình sau :
x+y=0.15
x-2y=0
x(2A+60)+y(B+60)=18
A=15+B
-->x=0.1 , y=0.05 , A=39 , B=24.
Công thức của 2 muối cacbonat là :K2CO3 và MgCO3.
darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-22-2010 Mã bài: 71030   #2687
nguyenquocbao1994
Thành viên tích cực
 
nguyenquocbao1994's Avatar

Ubuntu Linux
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Location: Pleiku,Gialai
Posts: 357
Thanks: 707
Thanked 205 Times in 117 Posts
Groans: 13
Groaned at 18 Times in 13 Posts
Rep Power: 38 nguyenquocbao1994 will become famous soon enough nguyenquocbao1994 will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to nguyenquocbao1994 Send a message via Skype™ to nguyenquocbao1994
Default

Giúp em bài này ^^

Đồng vị 24 -11 na là chất phóng xạ Beta - và tạo thành đồng vị Mg. Mẫu 24 -11 Na có khối lượng ban đầu m0 = 0.24g. Sau 105 giờ, độ phóng xạ của nó giảm đi 128 lần. Ch NA = 6.02 * 10^23 mol -1
a/ biết pt
b/ tìm chu kì bán rã và đọ phóng xạ ban đầu
c/ tìm khối kượng Mg tạo ra sau 45 h

Chữ kí cá nhânhttp://farm5.static.flickr.com/4117/4852141783_b851eace8f_b.jpg

nguyenquocbao1994 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-22-2010 Mã bài: 71033   #2688
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
Giúp em bài này ^^

Đồng vị 24 -11 na là chất phóng xạ Beta - và tạo thành đồng vị Mg. Mẫu 24 -11 Na có khối lượng ban đầu m0 = 0.24g. Sau 105 giờ, độ phóng xạ của nó giảm đi 128 lần. Ch NA = 6.02 * 10^23 mol -1
a/ biết pt
b/ tìm chu kì bán rã và đọ phóng xạ ban đầu
c/ tìm khối kượng Mg tạo ra sau 45 h
a)
24 Na 11 --> 24 Mg 12 +0 e -1
b)T là chu kỳ bán hủy
H/Ho=(1/2)^(t/T)

-->(1/2)^(t/T)=1/128
-->2^(t/T)=128
-->t/T=7
-->T=105/7=15 (giờ )
c)
m/mo=(1/2)^(t/T)
-->m=0.03 (g)
24 Na 11 --> 24 Mg 12 +0 e -1
8.75*10^-3 (mol )
Khối lượng Mg tạo thành sau 45h là : m=0.21 (g)

thay đổi nội dung bởi: darks, ngày 10-22-2010 lúc 09:36 PM.
darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn darks vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
AQ! (11-23-2010)
Old 10-22-2010 Mã bài: 71034   #2689
nguyenquocbao1994
Thành viên tích cực
 
nguyenquocbao1994's Avatar

Ubuntu Linux
 
Tham gia ngày: Sep 2008
Location: Pleiku,Gialai
Posts: 357
Thanks: 707
Thanked 205 Times in 117 Posts
Groans: 13
Groaned at 18 Times in 13 Posts
Rep Power: 38 nguyenquocbao1994 will become famous soon enough nguyenquocbao1994 will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to nguyenquocbao1994 Send a message via Skype™ to nguyenquocbao1994
Default

Cho phản ứng hạt nhân 230 - 90 Th = 226 - 88 ra + X + 4.91Mev

Nêu cấu tạo hạt nhân X

Chữ kí cá nhânhttp://farm5.static.flickr.com/4117/4852141783_b851eace8f_b.jpg

nguyenquocbao1994 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-22-2010 Mã bài: 71035   #2690
darks
VIP ChemVN
 
darks's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2009
Posts: 581
Thanks: 128
Thanked 828 Times in 447 Posts
Groans: 0
Groaned at 22 Times in 14 Posts
Rep Power: 62 darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice darks is just really nice
Send a message via Yahoo to darks
Default

Trích:
Cho phản ứng hạt nhân 230 - 90 Th = 226 - 88 ra + X + 4.91Mev

Nêu cấu tạo hạt nhân X
X là 4 He 2
darks vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn darks vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
nguyenquocbao1994 (10-22-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 06:33 PM.