Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ PHÂN TÍCH - ANALYTICAL CHEMISTRY FORUM > PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - TECHNOLOGICAL ANALYSIS

Notices

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - TECHNOLOGICAL ANALYSIS Muốn cập nhật kiến thức về phương pháp này thì vào đây

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Kỹ thuật chuẩn độ (các phương pháp phân tích Hoá học).


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-17-2008 Mã bài: 22816   #11
ducnguyen
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2008
Location: HCM City
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 ducnguyen is an unknown quantity at this point
Smile Hỏi về phương pháp xác định COD

Chào các bạn. Có bạn nào giúp mình giải quyết vấn đền này với:
Ta thấy thế oxi hóa khử thì K2Cr2O7 có khả năng oxi hóa thấp hơn KMnO4, nhưng trong thí nghiệm xác định chỉ số COD của nước thì dùng K2Cr2O7 làm chất oxi hóa có hiệu quả cao hơn khi dùng KMnO4 (người ta giải thích rằng: K2Cr2O7 oxi hóa được hầu hết các chất hữu cơ còn KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ _không nói rõ là chất hữu cơ nào). Nếu dựa vào thế khử chuẩn để giải thích "tại sao K2Cr2O7 sử dụng có hiệu quả hơn" thì có mâu thuẫn không. hay phải giải thích theo hướng khác.
Cám ơn các bạn đã giúp mình giải quyết vấn đề này nhé!
ducnguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-17-2008 Mã bài: 22825   #12
tuananhcyberchem
Thành viên ChemVN
 
tuananhcyberchem's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2007
Location: tp HCM
Tuổi: 37
Posts: 54
Thanks: 1
Thanked 6 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 tuananhcyberchem is an unknown quantity at this point
Default Ðề: Hỏi về phương pháp xác định COD

theo mình thì có 2 vấn đề khiến cho KMnO4 không đc dùng trong quy trình xác định COD nữa,là do:
1. dung dịch KMnO4 khó có nồng độ cố định trong quá trình bảo quản dd này, bởi dung dịch KMnO4 để lâu sẽ có phản ứng
2KMnO4 + H2O --> 2MnO2 + 3/2O2 + 2KOH

2. trong quá trình đun nóng KMnO4 + mẫu nước phân tích và H2SO4 đậm đặc, thì sau khi oxi hóa xong các hợp chất hữu cơ trong mẫu nước, một phần KMnO4 còn lại sẽ phản ứng tiếp với H2SO4 đậm đặc theo pt:
2KMnO4 + H2SO4 đ --> K2SO4 + 2MnO2 + 3/2O2 + H2O
phản ưng này xảy ra dẫn đến sai số lớn cho phép đo COD khi dùng KMnO4 để xác định COD

trong khi đó K2Cr2O7 cũng là một chất oxi hóa mạnh trong môi trường axit H2SO4 đậm đặc, bền trong khi bảo bảo quản ở dạng dd, nói chung là nó khắc phục được những lỗi trên của KMnO4.
Chào bạn!
tuananhcyberchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn tuananhcyberchem vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huyngoc (05-22-2009)
Old 04-18-2008 Mã bài: 22830   #13
nanoman
Thành viên ChemVN
 
nanoman's Avatar

 
Tham gia ngày: Jan 2008
Tuổi: 40
Posts: 39
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nanoman is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to nanoman
Default Ðề: Hỏi về phương pháp xác định COD

Trích:
Ta thấy thế oxi hóa khử thì K2Cr2O7 có khả năng oxi hóa thấp hơn KMnO4, nhưng trong thí nghiệm xác định chỉ số COD của nước thì dùng K2Cr2O7 làm chất oxi hóa có hiệu quả cao hơn khi dùng KMnO4 (người ta giải thích rằng: K2Cr2O7 oxi hóa được hầu hết các chất hữu cơ còn KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ)
KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ (trong khi K2Cr2O7 có) do quá thế của O2 (MnO4- - 3e--->Mn2+ +2O2) làm giảm giá trị thế oxi hóa khử của KMnO4
nanoman vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-18-2008 Mã bài: 22834   #14
ducnguyen
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Apr 2008
Location: HCM City
Posts: 3
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 ducnguyen is an unknown quantity at this point
Default Nguyên chuẩn độ là gì?

Trong công thức tính hàm lượng COD:
COD = (a-b).M.8.1000/Vmẫu
trong đó, người ta gọi M là nguyên chuẩn độ của dung dịch FAS. Có bạn nào có thể giải thích dùm mình "nguyên chuẩn độ" là gì?, và tại sao người ta phải dùng nguyên chuẩn độ trong công thức này mà không dùng luôn nồng độ đương lượng của dung dịch FAS?
Cám ơn các bạn đã trả lời.
ducnguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-20-2008 Mã bài: 22936   #15
tieulytamhoan
VIP ChemVN
 
tieulytamhoan's Avatar

Tiểu Lý Tầm Hoan
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: The Earth ^^
Posts: 752
Thanks: 173
Thanked 3,370 Times in 183 Posts
Groans: 0
Groaned at 54 Times in 26 Posts
Rep Power: 84 tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all
Talking

Trích:
Nguyên văn bởi chem0407p View Post
Cho mình hỏi tại sao NaHCO3 tan it hơn Na2CO3 và tại sao PbCl2 tan nhiều trong nước nóng hơn PbI2?
Câu hỏi thú vị he!
Theo tui, độ tan ít-nhiều là do tích số tan quyết định nữa đấy bạn ah.
Bạn thử thiết lập công thức tính độ tan theo tích số tan rùi tra tích số tan các chất của bạn cần thì sẽ thấy ngay thôi mà.
Good luck! Thân!

Chữ kí cá nhânMethod is a teacher of teachers - Charles-Maurice Talleyrand-Périgord Duc de Bénévent
" Đời người sắc sắc không không
Chi bằng hãy sống hết lòng với nhau ..."


tieulytamhoan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-21-2008 Mã bài: 22952   #16
blueriver
Thành viên ChemVN
 
blueriver's Avatar

Ice_love
 
Tham gia ngày: Jun 2006
Location: Vũng tàu
Tuổi: 16
Posts: 77
Thanks: 25
Thanked 16 Times in 8 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 blueriver is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to blueriver
Default

độ tan được định nghĩa là số gam chất tan tan trong 100 g dung môi ở một nhiệt độ xác định để tạo thành dung dịch bão hòa.Như vậy nếu không xét đến yếu tố nhiệt độ thì độ tan ảnh hưởng bởi bản chất của chất tan và dung môi.
+nguyên tắc của sự hòa tan là các chất có độ phân cực tương tư nhau sẽ tan vào nhau nhiểu hơn là những chất có độ phân cực khác nhau nhiều.
+Sự hòa tan gồm 2 quá trình :
- sự phá vỡ mạng tinh thể chất tan (quá trính thu nhiệt)
-sự hidrat hóa.(quá trình tỏa nhiệt )
lưu ý là có một quá trình có thể xảy ra ngược với quá trình hòa tan là quá trình kết tinh lại.
Dựa vào những điều nên trên thì 2 khả năng khiến NaHCO3 tan ít hơn Na2CO3 trong H2O là :
NaHCO3 có độ phân cực khác H2O nhiều hơn là so với Na2CO3.
Hiệu ứng nhiệt của quá trình hòa tan Na2CO3 lớn hơn so với hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan NaHCO3.
Khi nhiệt độ tăng thông thường độ tan của các chất đều tăng.Trong trường hợp của PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng có thể giải thích như sau.Ờ nhiệt độ thấp 2 muối này coi như không tan (độ tan thấp do năng lượng mạng tinh thể lớn).,ở nhiệt độ cao 2 muối đều tan với luơng đáng kể ,song do Cl- có bàn kính nhỏ hơn nhiều so với I- nên Cl- dễ bị hidrat hóa h ơn là I-.do đó PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng.

Blue chỉ dự đoán dựa trên những gì Blue biết ,có thể còn thiều hoặc sai sót !
blueriver vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-21-2008 Mã bài: 22955   #17
bluemonster
Wipe out Lazy Man
 
bluemonster's Avatar

 
Tham gia ngày: Nov 2005
Location: HCMUS
Tuổi: 37
Posts: 1,200
Thanks: 132
Thanked 614 Times in 196 Posts
Groans: 28
Groaned at 16 Times in 10 Posts
Rep Power: 107 bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all bluemonster is a name known to all
Send a message via ICQ to bluemonster Send a message via Yahoo to bluemonster
Default

Trích:
Nguyên văn bởi tieulytamhoan View Post
Câu hỏi thú vị he!
Theo tui, độ tan ít-nhiều là do tích số tan quyết định nữa đấy bạn ah.
Bạn thử thiết lập công thức tính độ tan theo tích số tan rùi tra tích số tan các chất của bạn cần thì sẽ thấy ngay thôi mà.
Good luck! Thân!
Không nên dùng một hệ quả (tích số tan) để giải thích một hệ quả khác (độ tan) mà ko quan tâm đến bản chất (cấu tạo chất, tương tác liên phân tử, điều kiện ngoài ...) !

Trích:
+nguyên tắc của sự hòa tan là các chất có độ phân cực tương tư nhau sẽ tan vào nhau nhiểu hơn là những chất có độ phân cực khác nhau nhiều.
+Sự hòa tan gồm 2 quá trình :
- sự phá vỡ mạng tinh thể chất tan (quá trính thu nhiệt)
-sự hidrat hóa.(quá trình tỏa nhiệt )
Đây là những kiến thức rất hữu dụng được học trong thực tập hóa lý đại cương nhỉ ! Còn nhiều yếu tố khác cũng đáng quan tâm, mình trích dẫn link cho các bạn muốn ... rèn english

http://www.chem.lsu.edu/lucid/tutori...olubility.html

http://www.solubilityofthings.com/ba...solubility.php

http://en.wikipedia.org/wiki/Solubil...ing_solubility

Trích:
Dựa vào những điều nên trên thì 2 khả năng khiến NaHCO3 tan ít hơn Na2CO3 trong H2O là :
NaHCO3 có độ phân cực khác H2O nhiều hơn là so với Na2CO3.
Hiệu ứng nhiệt của quá trình hòa tan Na2CO3 lớn hơn so với hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan NaHCO3.
Cái này có nhiều cách giải thích, nhưng theo mình nên tập trung vào quá trình hydrate hóa !

Trích:
Khi nhiệt độ tăng thông thường độ tan của các chất đều tăng.Trong trường hợp của PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng có thể giải thích như sau.Ờ nhiệt độ thấp 2 muối này coi như không tan (độ tan thấp do năng lượng mạng tinh thể lớn).,ở nhiệt độ cao 2 muối đều tan với luơng đáng kể ,song do Cl- có bàn kính nhỏ hơn nhiều so với I- nên Cl- dễ bị hidrat hóa h ơn là I-.do đó PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng
Ở nhiệt độ thấp ko tan, tăng nhiệt độ thì độ tan tăng lên, có nghĩa là quá trình phá vỡ mạng tinh thể đóng vai trò chủ yếu trong đóng góp năng lượng. Dzị mà blue lại đem qua trình hydrate hóa ra giải thích thì ... ko hợp lí lắm ! hehe !

Chữ kí cá nhân
Chemistry is a practical science, the theories can't make practices, they just be used to explain practices !
"Thanks" on ChemVN ... SOS


bluemonster vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-03-2008 Mã bài: 23401   #18
nguyenhoctran
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2008
Tuổi: 33
Posts: 1
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nguyenhoctran is an unknown quantity at this point
Default

pp là acid yêu dạng H2I có pk lần lượt là 9,7 12,3
nên Pt nằm trong khoẳng 7.7 và 10.3
khi chuẩn độ acid mạnh bằng baz mạnh thì bước nhẩy rất rộng nên dùng pT bằng 8.0 hay 10.3 gì cũng khôgn ảnh hưởng. Vậy khôgn biết sai cơ bản là ở chỗ nào vậy thầy.
hay thầy muốn nói sai là sai ở câu này
Trích:
bất cứ chẩn độ phản ứng nào có pT nằm trong khoảng này đều dùng được

thay đổi nội dung bởi: nguyenhoctran, ngày 05-03-2008 lúc 05:08 PM.
nguyenhoctran vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-09-2008 Mã bài: 23622   #19
minhtruc
Thành viên tích cực
 
minhtruc's Avatar

 
Tham gia ngày: Dec 2005
Location: HCM
Posts: 206
Thanks: 6
Thanked 79 Times in 29 Posts
Groans: 0
Groaned at 2 Times in 2 Posts
Rep Power: 34 minhtruc will become famous soon enough minhtruc will become famous soon enough
Send a message via Yahoo to minhtruc
Talking

Trích:
Nguyên văn bởi nguyenhoctran View Post
pp là acid yêu dạng H2I có pk lần lượt là 9,7 12,3
nên Pt nằm trong khoẳng 7.7 và 10.3
khi chuẩn độ acid mạnh bằng baz mạnh thì bước nhẩy rất rộng nên dùng pT bằng 8.0 hay 10.3 gì cũng khôgn ảnh hưởng. Vậy khôgn biết sai cơ bản là ở chỗ nào vậy thầy.
hay thầy muốn nói sai là sai ở câu này

Với các chỉ thị màu, bằng con đường thực nghiệm người ta nhận thấy khi tỉ lệ [HIn]/[In-] >10 ta nhìn thấy chủ yếu là màu của dạng HIn, khi tỉ lệ này < 10 ta nhìn thấy màu của dạng In-. Điều này có ý nghĩa thực nghiệm, nghĩa là với một số người, khi tỉ lệ [HIn]/[In-]>5 có khi đã nhìn thấy màu của HIn, nhưng có những người [HIn]/[In-]>20 mới nhìn thấy màu của HIn...Do đó giá trị pT là một giá trị có tính chất thực nghiệm. Giá trị trong handbook đưa là giá trị trung bình được công nhận bởi nhiều người nhất. Mỗi một người có một pT riêng cho mỗi loại chỉ thị.
Trở lại với pp, Giá trị pT của pp không phải chỉ quyết định bởi hai pK của nó mà còn có lý do đặc thù của pp. PP khác với các chỉ thị khác ở chỗ một dạng có màu (HIn-) và dạng kia không màu (H2In) (màu của In3- ít gặp vì ít dùng môi trường ở pH cao quá 12), do đó pp không có màu trung gian. Do một dạng không màu và một dạng có mào nên màu sắc của chỉ thị pp chỉ phụ thuộc vào nồng độ HIn- chứ không phụ thuộc tỉ lệ [H2In]/[HIn-]. Điều này làm cho pp vì thế sẽ có rất nhiều pT tùy thuộc vào mặt của mỗi người và tất nhiên sẽ tùy thuộc và nồng độ của chất chỉ thị. Với nồng độ chất chỉ thị lớn thì chỉ cần ở pH vừa đủ đã tạo ra lượng HIn- đủ để nhận thấy bằng mắt thường, do đó pT của pp ở nồng độ cao sẽ thấp. Ngược lại với pp ở hàm lượng thấp thì cần một pH cao hơn để tạo ra một lượng đủ HIn- để nhìn thấy do đó pp nồng độ thấp có pT cao. Thông thường người ta hay pha pp 1% và pp 0.1% trong cồn, hai giá trị pT tương ứng được công nhận là 8 và 9
Lựa chọn chất chỉ thị trong một phép chuẩn độ (nói hẹp trong chuẩn độ acid baz) cần lựa chọn theo hai điều kiện:
1. pH(0.99) < pT < pH (1.01): Điều kiện tiên quyết.
2. pT càng gần pH tương đương càng tốt
Do đó lựa chọn chất chỉ thị không phải căn cứ vào khoảng pT của chất chỉ thị mà căn cứ vào khoảng bước nhạy pH của phản ứng chuẩn độ.

Chữ kí cá nhânCao nhân tắc hữu cao nhân trị

minhtruc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn minhtruc vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
meocon1111 (12-11-2008), New_P (05-11-2008)
Old 05-22-2008 Mã bài: 24143   #20
key435
Thành viên ChemVN
 
key435's Avatar

Daydreamer
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Location: Tp.Hồ Chí Minh
Tuổi: 36
Posts: 15
Thanks: 9
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 key435 is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to key435
Default

Mình có đọc một cuốn sách hóa phân tích trên thư viện có nói về chỉ thị pp. Khi chuẩn độ acid bằng baz mạnh thì khi đến pH=8.3 người ta đã thấy dd xuất hiện màu hồng rồi ( bởi vì chuẩn từ không màu sang màu hồng rất dễ nhận biết ) . còn nếu chuẩn độ baz bằng acid mạnh thì đến khoảng ph=9 người ta mới thấy sự nhạt màu ( rất khó nhận biết mất màu - ngừoi ta thường không chuẩn độ đến mất màu hoàn toàn - sai số lớn ) . Nên vì thế pp trong sách có ghi 2 giá trị khác nhau ( mà hình như trong sách của thầy Long có 1 câu hỏi tại sao pp có pT=8.3 và 9 ) . Nhưng mà dù sao thì mình thấy chỉ thị pp rất dễ sử dụng.
key435 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:36 PM.