Chủ Đề: Photocatalyst
View Single Post
Old 10-12-2006 Mã bài: 4645   #5
Ptnk_TriZ
Thành viên ChemVN
 
Ptnk_TriZ's Avatar

 
Tham gia ngày: Apr 2006
Location: Hồ Chí Minh Ville
Tuổi: 19
Posts: 49
Thanks: 13
Thanked 11 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 Ptnk_TriZ is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to Ptnk_TriZ
Default

Bài review rất hay . Bài review giải thích tất cả các quá trình của xúc tác quang hóa dựa vào sự kích thích điện tử và năng lượng trên chất bán dẫn TiO2 . Bài báo còn nói rõ cơ chế và những phản ứng trên pha khí H2 , O2 , CO ,CO2 , NO , SO2 , NH3 , H2S , sự oxy hóa những chất hữu cơ đơn giản , sự khử H2O -> H2 + O2 , sư ăn mòn bề mặt xúc tác và giới thiệu phản ứng trên pha rắn-lỏng ...

"Năm 1972, Fujishima và Honda đã khám phá ra sự tách điện tử của điện cực TiO2 khi được chiếu photon. Sự kiện này đã mở ra một hướng mới trong xúc tác dị thể quang hóa."

"Trong 1 hệ xúc tác dị thể , sự tác động của photon lên các phân tử và những phản ứng quang hóa chủ yếu xảy ra trên bề mặt."

"Sự hiệu quả của xúc tác quang hóa dị thể phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bị photon kích thích của chất nền và chất được phủ lên .Trong trường hợp chất nền oxide trơ,ko có tính quang hóa , thì điện tử di chuyển trên những phân tử chất bám trên chất nền."

"xúc tác quang hóa dị thể được ứng dụng trong việc xử lý môi trường : sự oxy hóa những chất hữu cơ ô nhiễm . Sự oxy hóa này là hoàn toàn và ko có tính chọn lọc. TiO2 được photon kích thích trong vùng UV ( < 400nm ) và đang được xem là chất xúc tác hứa hẹn trong việc xử lý nước và khí. Nước và Oxygen là cần thiết trong quá trình oxy hóa quang học.Tuy nhiên ,có rất nhiều hiệu ứng động học được báo cáo bởi nhiều tác giả khác nhau cho nhiều hợp chất khác nhau.Trong hệ rắn-khí , sự oxy hóa quang học cần oxygen ,trong khi nước được dùng để loại bỏ những chất trung gian tích tụ trên bề mặt xúc tác , những chất này làm độc xúc tác. Trong hệ rắn TiO2 lơ lửng trong nước, nhóm OH* là tác nhân oxy hóa chính và oxygen là chất dọn đường cho electron quang hóa.Tuy nhiên ,trong hệ này , vẫn chưa có ai thực hiện đánh dấu đồng vị để xác định rõ vai trò của H2O và O2 trong những sản phẩm và phản ứng trung gian.Do vậy cần nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ chế xúc tác quang hóa trong hệ TiO2 (rắn) trong nước này."


Bên Vô Cơ , em quan tâm đến vấn đề :

- phương pháp điều chế
- ảnh hưởng của từng phương pháp điều chế đến hoạt tính , tính chất của TiO2
- có thể rút ra được mối tương quan thế nào giữa phương pháp điều chế đến bề mặt TiO2

Tuy rằng , tại Vn , TiO2 đã được điều chế và bán rất nhiều . Nhưng do xúc tác dị thể quang hóa được xét chủ yếu trên bề mặt chất rắn nên những nghiên cứu về phương pháp điều chế đem lại những mối liên quan bổ ích giữa hoạt tính - kích thước hạt - bề mặt .

Nếu có điều kiện , em muốn làm tiếp việc test hoạt tính xúc tác . Việc test hoạt tính xúc tác có lẽ nếu học Hóa Lý sẽ có điều kiện hơn .

Do vậy , em rất muốn có bài review về các phương pháp điều chế TiO2 , solgel , thin film , dip-coating ,calcination ...


Em nghĩ Xúc tác quang hóa dị thể TiO2 ko mới , ( năm 1972 đã được phát hiện ) , nhưng nó còn nhiều ứng dụng chưa được khai thác :
- với tác nhân oxy hóa mạnh ( lỗ trống ) và tác nhân khử mạnh(e- ) , TiO2 có thể được ứng dụng nhiều hơn trong những phản ứng hữu cơ phức tạp , liệu có thể được ứng dụng trong hữu cơ với cơ chế gốc tự do ? ( ví dụ : trong những phản ứng điều chế hợp chất nhân thơm theo cơ chế gốc tự do )
- trong hệ xúc tác TiO2 (r) trong lỏng, dưới tác động của photon , điện tử xuất hiện ngay trong lòng lỏng đồng thể , điều này giúp cho phản ứng giữa những chất lỏng dễ dàng hơn do tạo được tâm phản ứng tích cực hơn, năng lượng hoạt hóa có thể thấp hơn .
-Có thể cải tiến sự nhạy bề mặt TiO2 ko ? Có thể kết hợp những kim loại , oxide kim loại nào khác ko ? Ứng dụng Bán dẫn TiO2 thế nào ?

Em nghĩ việc điều chế TiO2 - xúc tác dị thể ko quá khó . Việc phủ TiO2 lên thin film hoặc lưới nhờ vào phương pháp sol-gel có thể thực hiện được . Nhưng quan trọng là việc kiểm định tính chất của nó , như kích thước hạt , độ đồng đều , anatase / rutile , khả năng quang hóa , độ dày .... em nghĩ độ bám dính chắc cũng tốt.( có thể tăng khả năng bám dính bằng những chất gel hay polymer ? - nhưng đây ko phải là vấn để quan trọng nhất ) .


Em mong được giúp đỡ . ^^
Merci de m'avoir entendu.

Chữ kí cá nhân
h4ck3r



thay đổi nội dung bởi: Ptnk_TriZ, ngày 10-13-2006 lúc 12:03 AM.
Ptnk_TriZ vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn