Chủ Đề: Đo Hg, As bằng AAS
View Single Post
Old 03-28-2009 Mã bài: 37030   #6
giotnuoctrongbienca
Moderator

 
Tham gia ngày: May 2008
Posts: 339
Thanks: 63
Thanked 445 Times in 188 Posts
Groans: 1
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 65 giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold giotnuoctrongbienca is a splendid one to behold
Default

Trích:
Nguyên văn bởi tie.pok View Post
Tôi xin đính chính 1 chút trong bài viết của bác giotnuoctrongbienca: Bộ HVG-1 (Hydride Vapor Generation) của shimadzu là dùng để đo As, còn đo Hg thì phải dùng bộ MVU (mercury vaporizer unit). Nguyên tắc hoạt động hoàn toàn đúng như giotnuoctrongbienca đã nói.

Đo mẫu As bằng bộ HVG là kỹ thuật đo tương đối khó, mà vấn đề dễ vướng phải là tín hiệu nền bị nhiễu cao. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do:
- Dung dịch NaBH4 quá cũ hoặc pha chưa đúng cách nên bị phân huỷ sinh nhiều bọt khí => cần mang rung siêu âm trong 5 phút hoặc pha lại. Dung dịch này chỉ nên sử dụng một lần chứ không dùng lại cho ngày hôm sau.
- Cuvét chữ T bị bẩn hoặc quá cũ => ngâm/rửa sạch hoặc thay mới. Tuổi thọ trung bình
của cuvét này khoảng 6 tháng nếu mỗi ngày dùng khoảng 6 giờ và được bảo quản tốt.
- Đường thải chưa tốt => đảm bảo đường thải luôn dốc, không bị nghẽn và đầu cuối không bị ngập trong dịch thải.
- Đầu nối chỗ nào đó bị hở làm bọt khí chui vào qua kẽ hở => kiểm tra và vặn chặt lại.
- Tốc độ hút mẫu hoặc thuốc thử chưa tối ưu, dùng ống đong để điều chỉnh lại.
- Mẫu pha chưa chuẩn hoặc bị nhiễm bẩn nhiều => pha lại mẫu.
- Vị trí cuvét trên đầu đốt chưa tối ưu => cần vào cửa sổ Parameters để chỉnh lại vị trí đầu đốt sao cho chùm tia chuyền qua cuvét là tốt nhất.
- Dòng khí mang Argon quá lớn => đảm bảo áp suất đầu ra từ bình Argon khoảng 0.32 - 0.35 MPa

Bác giotnuoctrongbienca đã làm nhiều chắc chắn sẽ có nhiều phát hiện thú vị, bác có thể cho mọi người biết thêm một chút về bản chất quá trình "nguyên tử hóa trong quartz cell" được không ạ.
Cảm ơn bạn Tiepok đã đính chính về nhầm lẫn giữa bộ HVG và MVU của hệ Shimadzu.
Những gợi ý của bạn về nguyên nhân nhiễu nền cao và cách khắc phục rất hay và sẽ giúp ích được rất nhiều cho những ai làm trong lĩnh vực này. Tôi chỉ nêu bổ sung vài ý kiến riêng thế này:
- Dung dịch NaBH4 có bọt khí đó là hdrogen do phân hủy NaBH4 mà thôi, bọt khí tự nó chẳng hại gì lắm cho phép xác định. Một số nguyên nhân làm NaBH4 dễ phân hủy là:
+ Nồng độ NaOH làm môi trường khi pha NaBH4 chưa đủ --> cần cao hơn.
+ Bình chứa dung dịch NaBH4 dơ hay có mặt trong gồ ghề --> nên dùng bình sạch và mới, chuyên đựng NaBH4, tránh rửa cơ học gây trầy xước mặt trong.
+ Dùng nước cất de-ion hay nước cất 2 lần để pha NaBH4, tránh các ion kim loại chuyển tiếp có thể xúc tác phân hủy NaBH4.
+ NaOH phải càng tinh khiết càng tốt (tránh các ion kim loại nặng, quý...)
Nếu chỉ dùng NaBH4 pha trong ngày thì đôi lúc tôi thấy hơi phí khi lỡ pha dư NaBH4. Tôi thì thường làm thế này: pha NaBH4 nồng đô lớn, để trong tủ lạnh hay tủ đông, khi làm thì chỉ cần pha loãng. Dùng dư thì bảo quản trong tủ lạnh hôm sau dùng tiếp. Điều quan trọng là trong quá trình sử dụng, phải thao tác cẩn thận với dung dịch này, tránh làm nhiễm bẩn dung dịch NaBH4.
- Hệ thống dẫn nước thải: làm thế nào để nước thải không bị dồn ứ lại là được.
- Ống dẫn hơi hydride đến cuvet: phải rất sạch, phân tích viên phải thường xuyên quan sát xem hơi chất lỏng có đọng lại trong ống không (chỉ nhìn được đối với ống trong suốt chứ ống màu đen thì chịu, tôi vẫn thích dùng ống teflon nên dễ nhìn). Nếu thấy ống có đọng hơi lỏng thì nên tháo ra, rủa với nước de-ion, dùng khí nén thổi sạch. KHi có sự đọng hơi ngưng tụ trong ống thì có thể khí mang sục qua mẫu quá mạnh hoặc mẫu có tạo bọt --> giảm khí mang và xử lý mẫu hoàn toàn hơn. Nếu có chút mẫu nào đến cell đo thì sẽ làm giảm độ nhạy của phép đo, ống thạch anh mau hư do ăn mòn hoặc tệ hơn là bể ống.
- Ống thạch anh: tuổi thọ tùy theo tần suất chạy mẫu, tính chất mẫu và tay nghề phân tích viên. Theo thời gian thì ống bị mờ do ăn mòn (bên trong). Hơi acid ở nhiệt độ cao làm biến tích lớp silic bề mặt. Sư biến tính này là vĩnh viển và không hồi phục được. Tuy nhiên thông thường hơn thì trong khi sử dung, một lượng mẫu (dù rất ít) cũng bị lôi cuốn đến cell và đọng lại đó. Chính điều này làm ảnh hường đến sự nguyên tử hóa làm thay đổi độ nhạy. Thường rửa ống bằng HF + HNO3+nước (1:0.5:1) ở nhiệt độ thường (ngâm 30 min) hay nhiệt độ nóng (80-90 oC, 10 phút) nhưng hiệu quả nhất là đặt trong bể siêu âm (3 phút) để làm sạch mặt trong ống. Rửa sạch bằng nước deion, sấy khô và hoạt hóa ở 1000 oC (hay 950 cũng được) trong 6h bằng nguồn nhiệt thường dùng để phân tích trên máy AAS.
- Độ nhạy của ống thạch anh sau khi hoạt hóa thường tăng dần theo thời gian và sau đó ổn định. Như vậy cần 1 giai đoạn "hoạt hóa" ống bằng chính nguyên tố cần phân tích ở nồng độ cao. Ví dụ As: nồng độ chuẩn cao nhất là 20 ppb thì hoạt hóa bằng dung dịch As 50 ppb trong 5 phút.
- Tốc độ hay nồng độ NaBH4 là quan trọng, phải tối ưu kỹ càng. Thông thường trong tài liệu khuyến cáo dùng nồng độ NaBH4 đến gần 1% (nhiều trường hợp) nhưng tôi thấy nồng độ tốt nhất tôi dùng lại là 0.02% (và cũng phụ thuộc vào kích thước ống quartz, mấy thứ này do tôi tự chế chứ mua của chính các hãng thì ... xót ruột lắm).
- Áp suất khí mang phải tuân thủ theo chỉ dẫn của máy, nếu thấp quá thì máy không khởi động (có một cái sensor áp suất giám sát khởi động máy) hoặc quá cao thì có thể gây nổ đường ống dẫn khí bên trong hay bên ngoài máy. Nếu ống bên trong máy bị nổ là rách việc vì phải cầu cạnh mấy ông bảo trì máy mệt lắm.
- Bản chất của quá trình nguyên tử hóa trong HG-AAS thì phức tạp lắm và quan trọng là cần phải có thời gian làm việc dài lâu và quan sát tinh tế mới thấy. Tuy vậy cơ chế của sự nguyên tử hóa As, Se... trong ống quartz là "gốc tự do". Các yếu tố ảnh hưởng tới sự nguyên tử hóa thì nhiều lắm và tùy tình huống thực tế mà giải quyết. Cái này khó nói để mà học theo, mỗi khi cần giải quyết thì tôi phải đến quan sát và thử nhiều biện pháp khác nhau mới khắc phục được. Bạn nào làm nhiều thì sẽ hiểu và thông cảm chỗ này.
Vài điều góp ý
Thân ái

thay đổi nội dung bởi: giotnuoctrongbienca, ngày 03-28-2009 lúc 07:34 AM.
giotnuoctrongbienca vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn giotnuoctrongbienca vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
halong (09-30-2009), hoangkem (12-15-2010), men_100 (11-14-2010), New_P (07-03-2009), pergularia_nl (04-30-2009), quanss (01-11-2010), thu_y (01-05-2010), tie.pok (03-28-2009)