View Single Post
Old 04-06-2008 Mã bài: 22516   #5
Scooby-Doo
Thành viên tích cực

 
Tham gia ngày: Oct 2006
Posts: 292
Thanks: 3
Thanked 147 Times in 71 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 67 Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold Scooby-Doo is a splendid one to behold
Default

Sorry for my late reply as I have been very very busy recently!

Dựa trên những thông tin em cung cấp, tui có những góp ý sau:

Phổ NMR:

- Mẫu của em tan được trong H2O và DMSO nên có thể chạy phổ trong D2O hay DMSO-d6. Rất may là cả hai dung môi trên đều không cho tín hiệu trùng với tín hiệu của mẫu. Nếu độ tan của mẫu không cao, em đề nghị chạy 256 scan cho phổ 1H và 12-36 giờ cho phổ 13C. Ví dụ sau 12 giờ, kiểm tra thấy tín hiệu của phổ 13C vẫn không đủ mạnh nhất là ứng với mấy nguyên tử carbon tức cấp (tín hiệu của chúng khá yếu so với CH3, CH2 hay CH) thì để luôn 24 hay 36 giờ. Thường không có sự khác biệt lớn giữa 12-20 giờ.

- Vì cấu trúc của target struture của em toàn là nhân thơm và hệ thống nối đôi tiếp cách nên chạy phổ thấy dồn mũi ở vùng tín hiệu của nhân thơm. Quan trọng là chất em cần điều chế có tính đối xứng nên có thể dựa trên yếu tố này để tính số 1H hay mũi 13C tương ứng. Nhiều khi các mũi carbon overlap nên em sẽ không thấy được đù số mũi cần thiết nhưng có một tín hiệu nó nổi trội so với các tín hiệu còn lại thì đó chính là mũi overlap ứng với hai hay ba nguyên tử carbon.

Yếu tố quan trọng để khẳng định em đã tổng hợp thành công hay không chất mong muốn trong trường hợp này chủ yếu dựa vào MS và các phổ chuẩn.

Phổ MS:

- Chất của em có cấu trúc khá cồng kềnh và không bay hơi nên tác giả khác họ dùng MALDI (Matrix-assisted laser desorption/ionization)-TOF để lấy khối phổ. Tui không biết ở VN đã có cái máy này chưa, dùng rất hữu hiệu để lấy khối phổ của các chất có phân tử lượng lớn. Em hỏi xem có chỗ nào ở VN đã có máy này chưa nhe!
Máy này sử dụng cũng đơn giản, mất thời gian khoảng 10-30 min để chuẩn bị và chạy mẫu trên matrix thích hợp với phân tử lượng của mẫu. EM có thể đọc thêm trong cái link sau về lý thuyết MALDI:
http://en.wikipedia.org/wiki/MALDI-TOF

- Tác giả khác họ còn dùng ESI MS để lấy khối phổ chất tương tự của em. Tui nghĩ em không thu được mũi mẹ có thể vì hai lý do chính sau:

+ Dung môi pha mẫu: Các dung môi như DMF và DMSO đều là dung môi không tốt cho khối phổ. Khi vào buồng ion hóa, chúng sẽ bị oxid hóa và phân mảnh không kiểm soát được và những mảnh này lại kết hợp với nhưng mảnh của mẫu nên không cho ra kết quả phổ hợp lý. Nếu vì vấn đề hòa tan thì em đề nghị người chạy mẫu pha lượng mẫu tan tối thiểu trong DMSO sau đó pha loãng 10-100 lần bằng MeOH hay isopropanol để chạy phổ. Sau khi pha chạy thử nếu không đủ tín hiệu thì pha mẫu có nồng độ cao hơn một chút. Tui hay làm như vậy và thường thu được kết quả khá tốt. Không nên chạy mẫu pha trong chỉ DMSO hay DMF.

+ Chế độ chạy mẫu: Tác giả khác họ dùng buồng ESI (Electrospray ionization)
http://en.wikipedia.org/wiki/Electrospray_ionization nên em hỏi người chạy mẫu cho em đã dùng buồng ESI hay APCI (Atmospheric pressure chemical ionization) http://en.wikipedia.org/wiki/Atmosph...cal_ionization
nhe, va đề nghị dùng buồng ESI nếu có. Và mode chạy mẫu là negative chứ không phải là positive. Nếu được em đề nghị chạy chế độ ESI negative mode trước nếu không thu được mũi mẹ thì chạy thêm ESI postive mode xem sao.

Ngoài ra phổ MS hay cho mũi mẹ (mother mass) kết hợp với phân tử H2O (+18) hay các ion khác như Na (+23), K (+31) rồi mới đến mũi mẹ nên khi đọc kết quả lấy mũi lớn nhất trừ đi mũi mẹ để xem chúng đã kết hợp với cái gì. Có hợp lý hay không?

Lưu ý: Các bạn đang làm luận văn hay luận án cũng nên đọc qua để nắm nguyên tắc lấy phổ các loại như IR, UV, NMR, MS hay X-ray nếu có sử dụng chúng trong nghiên cứu của mình để tránh tình trạng khi ra bảo vệ đề tài để tốt nghiệp không biết trả lời những câu hỏi như: "Làm thế nào để lấy được cái phổ NMR này?" và trả lời là: Dạ, em hổng biết vì gửi mẫu ra ngoài để chạy" thì không nên.

thay đổi nội dung bởi: Scooby-Doo, ngày 04-06-2008 lúc 01:06 PM.
Scooby-Doo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Scooby-Doo vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
huy_hpt (05-02-2008)