PDA

View Full Version : Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ


Pages : [1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10

bim112
01-21-2006, 10:23 AM
Bim mới lên hôm nay, có bài tập muốn đánh đố mọi người chơi đây!!! :die ( :hocbong (
Chúc mọi người ăn tến vui vẻ với bài tập này.
http://img7.imageshack.us/img7/9732/418sy.jpg
So sánh nhiệt độ sôi của các chất trên. :treoco (

bim112
01-21-2006, 10:26 AM
Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau đây:
http://img7.imageshack.us/img7/6376/424yc.jpg
Chúc vui!! :ngap (

bim112
01-21-2006, 10:37 AM
So sánh tính bazơ của piridin và imidazol, giảI thích???
http://img41.imageshack.us/img41/7494/452dd.jpg

bim112
01-21-2006, 10:41 AM
Trong bốn chất dướI đây, hãy sắp xếp thứ tự tăng dần tính bazơ. GiảI thích?
http://img41.imageshack.us/img41/7996/430cw.jpg

Xét nhóm nitơ trong dị vòng, điểm khác nhau giữa hai chất pyrrol và benzopiperidin là gì?
Theo các bạn chất nào có tính bazơ cao hơn.
http://img41.imageshack.us/img41/1382/446aq.jpg

bluemonster
02-05-2006, 04:47 PM
BM thử trả lời nhé!!
Thứ tự là như sau d<c<a<b
+Xét dung môi là nước
+Chất b có tính bazơ mạnh nhất do cấu trúc gọn, vòng xiclo của những C sp3 đẩy e làm cho mật độ e trên N giàu hơn, nên b mạnh nhất.
+chất a đôi e ở AO sp3 của N nên linh động, nhưng sẽ yếu hơn b vì cặp e tham gia liên hợp với vòng giống như anilin.
+Chất c đôi e ở AO sp2, tuy là đôi e chưa sử dụng, nhưng lực baz sẽ yếu hơn a vì C sp3 trong a đẩy e (+I) làm cho mật độ e ở Nitơ (a) nhiều hơn Nitơ (b)
+Chất d có lực baz yếu nhất, do hai niơ, có một nitơ đóng vai trò tâm baz, còn một nitơ đóng vai trò nhóm thế hút e nên mật độ e trên tâm baz yếu, tính baz giảm.
Các bạn cho mình biết suy nghĩ nhé!!!

bluemonster
02-05-2006, 05:56 PM
Còn câu hỏi thứ hai của bim112:
Xét nhóm nitơ trong dị vòng, điểm khác nhau giữa hai chất pyrrol và benzopiperidin là gì?
Theo các bạn chất nào có tính bazơ cao hơn.
+điểm khác nhau cơ bản nhất đó là độ linh động của cặp e trên N. Ở benzopiperidin đôi e trênn vẫn tham gia liên hợp với vòng benzen giống hệt như anilin, nhưng sự liên hợp đó không có nghĩa là cặp e đó không còn khả năng phối trí, có nghĩa là nó vẫn thể hiện tính bazơ.
+Còn cặp e trong pyrol không có khả năng phối trí nữa, vì cặp e đó đã được dùng để tham gia tạo vòng pi, làm cho phân tử pyrol thơm. pka của pyrol là -0,27 đã thể hiện tính baz cực yếu của chất này.
Các bạn có thể cho BM biết ý kiến của các bạn rồi chúng ta thảo luận. :gaucon( :tuongquan

bluemonster
02-05-2006, 07:01 PM
imidazol có tính baz mạnh hơn pyridin.
Giải thích: Ta xét tới độ bền của ion amoni tạo bởi hai chất khi kết hợp với H.
Ở imidazol, tâm baz sẽ là nguyên tử N có cấu tạo =N- , khi H tấn công vào sẽ tạo ion amoni, tâm dương này sẽ được làm bền bởi sự liên hợp của N còn lại ( các bạn thông cảm BM không có hình minh họa ), còn ion amoni tạo bởi pyridin sẽ ko bền bằng imidazol, do không được an định.
Mặt khác, xét ở trạng thái chưa tạo amoni, nguyên tử N (=N-)ở imidazol có mật độ e cao hơn, do sự liên hợp của N còn lại (-NH-).
Về giá trị thực nghiệm pka của pyrikin và imidazol lần lượt là 5,23 và 7,03

bluemonster
02-11-2006, 08:47 PM
Chà chà!!! câu hỏi này hay mà khó quá, vì không tìm đâu ra số liệu thực nghiệm, BM trả lời thử nhé.
Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần như sau: c>d>e>a>b
Giải thích:
+ Ta có hai chất là imidazol (c) và pyrazol (d) có nhiệt độ sôi cao hơn ba chất còn lại do tạo được liên kết hidro liên phân tử. Nhưng khi so sánh imidazol với pyrazol thì chúng ta có thể gặp một chút khó khăn nếu không cò số liệu thực nghiệm. Trong imidazol ta thấy sự liên hợp của -NH- với vòng làm cho =N- có mật độ e cao hơn =N- trong pyrazol ( số liệu thực nghiệm về tính baz của imidazol và pyrazol lần lượt là 7,03 và 2,53 ), chính vì lẽ đó nên theo BM liên kết hidro tạo bởi =N- trong imidazol bền hơn trong pyrazol. Nhưng ngặt nỗi trong pyrazol liên kết N-H dễ đứt ra hơn so với trong imidazol, nên khả năng tạo liên kết hidro liên phân tử cũng cao hơn. Hai lí do trên nghịch nhau, nên không có số liệu thực nghiệm sẽ rất khó giải thích.
+ Ba chất còn lại thì so sánh khối lượng ta thấy thiazol (e) có khối lượng phân tử lớn nhất nên nhiệt độ sôi lớn hơn hai chất còn lại.
+ pyridin có nhiệt độ sôi cao hơn benzen do moment lưỡng cực của nó cao hơn.
Các bạn ai có ý kiến khác thì reply nhé!!!
:ngap ( :sangkhoai :hocbong (

michale86
02-18-2006, 05:43 PM
Hóa học là một môn thực nghiệm và cũng có tính tương đối, việc so sánh khi những chất có nhiệt độ sôi gần nhau hay có tính axit, bazo gần nhau hoặc có những yếu tố tác động ngược chiều, chúng ta nên đưa ra cụ thể rồi giải thích mới thỏa đáng, không nên đánh đố như việc so sánh nhiệt độ sôi của c) và d) ở trên

bluemonster
02-20-2006, 01:12 PM
Thứ tự tính acid của các chất sẽ giảm dần theo từ b>a>c>d
Giải thích:
+a và b là dị vòng chứ Nitơ, nên tính acid sẽ được tăng lên "một chút" so với c và d, do N trong vòng như một nhóm hút điện tử (hiệu ứng -I).
+a có tính acid yếu hơn b là do a có liên kết hidro nội phân tử.
+Tính acid của c và d được quyết định bởi tính hút e của vòng benzen, nên khi vòng benzen ở càng gần nhóm COOH thì tính acid sẽ càng cao.
+Nói như trên không phải bao giờ vòng benzen ở gần nhóm COOH thì tính acid của chất cũng mạnh lên. Như ví dụ so sánh tính acid của acid bezoic với acid fomic, acid fomic sẽ có tính acid lớn hơn, vì vòng benzen còn gây ra hiệu ứng +C đối với nhóm COOH.
Có ai có ý kiến khác không nhỉ???? :nhau ( :quyet ( :nghimat (

drlyhao_viet
04-02-2006, 11:11 AM
EUGENOL TÁC DUNG dd NaOH tạo ẻa gi vay các bạn.(đó là hợp chất diệt ruồi vàng đấy).

Hikaru
04-29-2006, 10:35 PM
Đơn giản lắm
Chỉ là phản ứng axit-bazơ thông thường thôi mà
Eugenol la 1 phenol thôi

tttt
05-02-2006, 08:31 PM
o petecbua thoi ky Nga hoang co mot hien tuong la là: cúc áo của quân đội Nga hoàng tự dưng lại biến mất sạch. ai có thể giải thích cho mình ko? thanks.

dongsongxua
05-04-2006, 05:21 PM
Hihi, cái này trong các sách hóa học vui thiếu gì. Vốn là thời đó, các nút áo được làm bằng thiếc (Sn), tính chất của kim loại này là khi nhiệt độ lạnh nó chuyển dạng thù hình sang dạng thiếc xám có dạng bột mịn. Đó là nguyên nhân làm cho các nút áo biến mất. Hehe

haha
05-14-2006, 04:26 PM
I disagree with your view.
I think a and b is not that acidic due to the basicity of the N-atom in pyridine. It will donate the lone pair to any H+ from -COOH.
<sorry cant type in Vietnamese, something wrong with Firefox :-S >

bluemonster
05-15-2006, 03:23 PM
Tính bazơ của các nguyên tử lai hóa sp2 là rất yếu, nên so với lực acid do nhóm -COOH tạo ra thì lực bazơ do piridine gây ra chẳng có ý nghĩa gì đâu! Ngòai ra, bạn cũng nên chú ý đến hiệu ứng cảm ứng do N trong vòng gây ra, do là hệ thống vòng liên hợp, nên hiệu ứng cảm I kéo dài hơn bình thường ở mạch sigma. BM đồng ý với bạn N có thể tạo liên kết yếu với H trong nhóm COOH, chính vì lẽ đó nên a mới có tính acid yếu hơn b.
Khi xét độ mạnh acid ở a, nói chung cũng hơi phức tạp, vì thóang nhìn thì các bạn sẽ khó định lượng xem tính acid của a hay c thằng nào mạnh hơn, nhưng hãy nên nhớ một câu thần chú khi giải các bảng thực nghiệm về lực acid của nhóm -COOH đính với vòng benzene, đó là khi có nhóm thế ở vị trí ortho- so với nhóm COOH thì lực acid tăng lên đột ngột, có rất nhiều hiệu ứng phụ nằm trong list của hiệu ứng cảm ứng, chẳng hạn như hiệu ứng lập thể, hiệu ứng trường... và đặc biệt ở vị trí ortho- thì có sự tham gia đóng góp của hiệu ứng cảm ứng rõ nhất, trong truờng hợp này N gây ra hiệu ứng -I.
Cứ thảo lụan tiếp nhé!!!

haha
05-17-2006, 09:09 PM
well, the question is about the WHOLE molecule, not just the acidity of the H atom in the -COOH group. So even there is some weak basic behaviour, it must be taken into account. This is the same as the amino acids, with both the amine and carboxylic groups being Lewis base and acid respectively.
Inductive effect in this case is extremely weak due to repulsive interaction from the lone pair of electrons on N and relative small difference in electronegative between C and N.
About ortho substitution with respective to -COOH, you made a fundamental mistake, it's not a substituent here but a completely different ring.
By the way, how will you justify the answer? For me, it's will be pKa.

bluemonster
05-21-2006, 11:46 AM
Inductive effect in this case is extremely weak due to repulsive interaction from the lone pair of electrons on N and relative small difference in electronegative between C and N.
Bạn có chắc chắn không! vì theo như BM được biết tính chất đặc trưng của piridin là pứ thế nucleophile, có nghĩa là ảnh hưởng của N với vòng không yếu đâu!
About ortho substitution with respective to -COOH, you made a fundamental mistake, it's not a substituent here but a completely different ring.
Tôi nghĩ chỗ này tôi không phạm fundamental mistake, vì theo tôi biết hiệu ứng ortho rất rộng, không phải chỉ có ứng dụng trong những trường hợp cụ thể hay nhất định nào cả, vì nó là tổng hợp của rất nhiều hiệu ứng! Bạn nên nhớ khi xét lực acid của nhóm -COOH trong các hợp chất -cis (như CH3-CH=CH-COOH) thì lực acid của nó mạnh hơn trans, người ta cũng giải thích dựa vào hiệu ứng ortho, có nghĩa là ngoài hiệu ứng lập thể (hiệ ứng đóng góp nhiều nhất trong hiệu ứng ortho), hiêu ứng trường đôi khi cũng có đóng góp rất rõ rệt! (hiệu ứng trường dùng rất nhiều trong các acid trong hệ thống vòng bicyclo _khi nào rãnh BM sẽ viết một bài tổng quan về hiệu ứng này và ứng dụng của nó)
By the way, how will you justify the answer? For me, it's will be pKa.
Đồng ý với bạn là bất cứ lí luận nào cũng đều phiêu lưu cả, vì không có số liệu thực nghiẹm, như hình như bạn cũng chưa đưa ra chính kiến của mình. Trong bài này chỉ có chõ duy nhất cần số liệu thực nghiệm đó là so sánh b với c!
Ai có thể tìm được số liệu pka của các hợp chất trên thì share nhé!
Thanks a lot!
:welcome (

bluemonster
05-26-2006, 11:24 AM
BM đã tìm được số liệu pk của các chất:
+Benzoic acid: pk=4,204
+phenylacetic acid: pk=4,312
+pyridine-2-carboxylic acid (picolinic acid) pk1=1,01 ; pk2=5,29
+pyridine-4-carboxylic acid (isonicotinic acid) pk1=1,84 ; pk2=4,86
Mọi câu trả lời chỉ là suy đóan định tính, thực nghiệm là đáng tin cậy nhất phải không!!!
Sự thực là picolinic acid có tính acid còn mạnh hơn isonicotinic acid, đó là điều làm BM ngạc nhiên nhất, vì vẫn biết có sự đột biến trong các ortho acid (trường hợp này nếu thóang ra là hiệu ứng ortho ảnh hưởng mạnh), làm tính acid tăng lên đột ngột, nhưng BM cũng không thể ngờ được nó còn mạnh hơn anh chàng isonicotinic acid, thế mới đau!!!
Ngòai ra, trật tự sắp xếp còn lại đều đúng với dự đóan, hehehe!!!
Chúc anh em vui vẽ!!!

bluemonster
05-26-2006, 03:11 PM
BM cũng đã tra ra các điểm sôi của những chất đề bài ra, và một tin vui đó là suy đóan của mình đúng, hehehe, quá đã!!!

substance boiling point (độ C)
imidazol 257
pyrazole 186-188
pyridine 115,2
thiazole 117-118
benzene 80,10

chúc anh em vui vẽ!!!

sbr_999
06-02-2006, 11:01 AM
mình có 1 thắc mắc trong phản ứng đóng vòng Dinxo-Ando : nếu trong phân tử đien có nhóm đẩy e(ko lam án ngữ ko gian) thì pu xảy ra nhanh hơn, trong khi nhom hút e lam cho pu cham lai. bạn nào biết giúp mình nhé, thanks !

bluemonster
06-02-2006, 03:55 PM
mình có 1 thắc mắc trong phản ứng đóng vòng Dinxo-Ando : nếu trong phân tử đien có nhóm đẩy e(ko lam án ngữ ko gian) thì pu xảy ra nhanh hơn, trong khi nhom hút e lam cho pu cham lai. bạn nào biết giúp mình nhé, thanks !
Vì bây giờ đang trong thời gian ôn thi học kì, nên tụi mình không có thời gian trả lời bạn một cách sâu sắc, đề tài này cứ gáac lại đó, đợi thi xong, chúng ta sẽ bàn về tất cả tổng quan về cycloaddition reactions, ok!!!
Mình thấy câu hỏi của bạn giống hệt một câu hỏi bên h2vn, bạn có thể qua đo tham khảo trước mấy bài trả lời bên đó, rồi sau này chúng ta sẽ thảo luận!
link:
http://www.h2vn.com/community/index.php?topic=55.0
chúc bạn thi tốt !!!

maihoanghac5
06-03-2006, 06:59 PM
theo tui đây là phản ứng đóng vòng do HOMO của đien tương tác với LUMO của diennophin
do vậy khi có nhóm đẩy e vào obital bị chiếm năng lượng cao của dien thì phản ứng sẽ sảy ra nhanh hơn và ngược lại không biết có đúng không

bluemonster
06-05-2006, 09:24 AM
theo tui đây là phản ứng đóng vòng do HOMO của đien tương tác với LUMO của diennophin
do vậy khi có nhóm đẩy e vào obital bị chiếm năng lượng cao của dien thì phản ứng sẽ sảy ra nhanh hơn và ngược lại không biết có đúng không
Cái này là bạn đang nói đến khả năng donor và acceptor của MO, đúng vậy, khi xét HOMO ta xét đến khả năng donor, năng lương càng cao thì khả năng donor càng tăng! Còn khi xét đến LUMO, ta xét khả năng acceptor, năng lượng càng thấp thì khả năng acceptor càng cao!!!
Các bạn tham khảo thêm topic FMO theory sau:
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=327
Đây chỉ là topic thử nghiệm, chưa hoàn chỉnh, sau khi thi học kì xong, BM sẽ viết lại trọn vẹn hơn!!!
Chúc anh em thi tốt!!!

dhd_111
06-09-2006, 08:12 PM
từ benzen và các h/c vô cơ cần thiết hãy điều chế axit tactric

Tagor
06-10-2006, 07:32 PM
Topic cơ chế phản ứng hữu cơ mà em thấy còn bàn hơi ít về đề tài này thì phải. Em cũng mới học hữu cơ thôi nên rất mong được các anh chi chia sẻ một ít kinh nghiệm để viết đúngcơ chế và sản phẩm PU hữu cơ.Ví dụ như ngoài việc nắm tính chất hóa học ,điều kiện môi trường thì còn cần những yếu tố nào đẻ xét PU(trong sách em thấy theo kiểu xh trung tâm +,-hút nhau, tách loại...) Em rất mong được mọi người chỉ bảo!!!

nguyencyberchem
06-10-2006, 07:48 PM
trước tiên, em nên nắm kỹ về độ bền của cacbocation, anion, gốc, mà cụ thể hơn là các hiệu ứng. Cơ chế các phản ứng quan trọng nhất là các điểm này

bluemonster
06-10-2006, 08:00 PM
Câu hỏi của bạn thiên về phần tổng quan về cơ chế rồi, tùy theo pứ mà ta biện luận cơ chế có thể có, để làm được chuyện này đòi hỏi phải quen làm việc bằng cơ chế khi xét mọi pứ hữu cơ, tuy mới đầu chắc chắn sẽ chậm nhưng rồi sẽ quen. Hai yếu ốt ảnh hưởng nhiều nhất đến cơ chế hữu cơ đó là lập thể (để xét mặt định hướng pứ) và hiệu ứng (để xét độ bền, từ đó đưa ra hướng pứ thuận lợi nhất)
Chúc anh em vui!!! :nhau (

nguyencyberchem
06-13-2006, 05:42 PM
Mình thấy việc học nhiều cơ chế bên hữu cơ cũng không phải hay lắm. Nói các bạn giỏi về cơ chế nhưng khi gặp các phản ứng với xúc tác thì gặp ngay nhiều khó khăn. Mà hiện nay, công nghiệp tổng hợp hữu cơ luôn gắn liền với xúc tác, mà cơ chế phản ứng phụ thuộc rất nhiều vào xúc tác, và khi đó hoàn toàn khác với cơ chế đã học. Liệu nên chăng việc giảm bớt khối lượng môn cơ chế này???

Tagor
06-14-2006, 09:08 PM
Thực ra em thấy việc học cơ chế dù đã cũ thì cũng không thừa. Không biết có phải cứ làm thật nhiều bài cơ chế->quen->học tốt là một phương pháp không. Nói chung các vấn đề cơ bản về cacbocation, hóa lập thể..em đều nắm được nhưng khi lập cơ ché cho một chất lạ thì thấy không chắc chắn lắm, không biết mọi người có kinh nghiệm gì không.

aqhl
06-14-2006, 09:35 PM
Thực ra em thấy việc học cơ chế dù đã cũ thì cũng không thừa. Không biết có phải cứ làm thật nhiều bài cơ chế->quen->học tốt là một phương pháp không. Nói chung các vấn đề cơ bản về cacbocation, hóa lập thể..em đều nắm được nhưng khi lập cơ ché cho một chất lạ thì thấy không chắc chắn lắm, không biết mọi người có kinh nghiệm gì không.

Không chắc là sao em? Đối với một pư lạ, thì em phải suy đoán mọi cơ chế có thể xảy ra. Có thể từ lý thuyết hoặc dùng các chương trình tính toán. Từ đó mới tiến hành làm thực nghiệm để tìm xem thực tế xảy ra theo cơ chế nào. Chứ đâu phải là do em ngồi đó suy nghĩ ra rồi gán cho mó. Nói đến cơ chế là phải đặt vô một đk thực nghiệm cụ thể. Với cùng các tác chất ban đầu, nhưng đk ban đầu khác nhau, thì cơ chế pư có thể sẽ khác.

Hơi lấn sân một chút, mấy anh em hữu cơ có gì bổ sung nhé.

bluemonster
06-14-2006, 09:59 PM
Theo BM, đối với môn hữu cơ (vì BM theo hữu cơ nên chỉ dám nói về hữu cơ), cơ chế phản ứng trong sách rất nhiều, nhưng đa số các sách ít có đề cập đến hiệu suất, mà chỉ nêu những hướng tổng hợp, hoặc nêu cơ chế đơn thuần, mà không đề cập đến chuyện hiệu suất là bao nhiêu %, có thể có những tạp chất gì, và loại chúng ra bằng cách nào, dùng pứ nào để ít có tạp chất nhất, tạp chất dễ loại ra nhât.. Và đặc biệt hơn hết là những phương pháp bảo vệ nhóm chức, trong hóa học hữu cơ đặc biệt quan tâm đến chuyện bảo vệ nhóm chức, BM thấy vậy !!!
À, vừa qua BM có tham gia trình một seminar về separate chiral compound, và cảm thấy rất hứng thú về mảng này, hiệu cũng đã tích lũy được kha khá kiến thức về chủ đề này, nhưng những kiến thức đó chỉ đứng trên mặt lí thuyết, chính vì vậy, qua thi, chắc chắn BM sẽ viết một bài về chủ đề này, và mong anh em có kinh nghiệm vào lab lâu năn rồi chỉ cho BM biết những phương pháp separate nào là khả thị Một vấn đề nữa BM thắc mắc, đó là tổng hợp các chất hấp phụ trong cột sắc kí dùng để tách chiral compound, ở đây BM thấy có vẽ hơi giống hóa học xúc tác, mà trong 4rum cao thủ hóa xúc tác hơi nhiều, mong các đàn anh góp ý tích cực nhé !!!
Về mặt cơ chế pứ, BM nghĩ chúng ta đừng nên chỉ nêu tên pứ, và nói những điều chung chung về pứ đó, mà anh em cùng nêu những pứ thường gặp nhất, thảo luận về những pứ đó, đến khi thuần thục những pứ đó rồi, thì việc xét các pứ phức tạp khác cũng sẽ rất đơn giản, đừng quên bây giờ xu hướng thế giới không còn xét định tính một pứ có xảy ra hay không bằng cách bàn luận khơi khơi, mà phải đứng trên quan điểm của cả hệ thống, dùng công cụ chính là MO theory, càng tốt khi có mặt IT (nhưng xét ở đây có lẽ không cần thiết ). Tại sao BM lại nhắc đến MO nhiều, lí do cũng dễ hiểu, vì vừa qua, BM thấy có nhiều pứ mà các phòng lab trên thế giới họ làm, trái hẳn với nhiều qui luật của cơ chế hóa hữu cơ thuần túy (đó là không còn ảnh hưởng của steric cũng như nhiều thứ khác...) , có dịp, BM sẽ giới thiệu cho anh em, để chúng ta lại cùng nhau tám về những pứ đó !!!
Chúc anh em thi tốt và luôn ủng hộ 4rum !!! :heorung(

Fowgy
06-19-2006, 09:31 AM
1. Các bước tống hợp liên kết peptit
Gồm 5 giai đoạn
a.Khóa nhóm amino của aminoaxit N-đầu cuối
b. Khoá nhóm cacboxyl của aminoaxit C-đầu cuối
c. Hoạt hoá nhóm cacboxyl của aminoaxit N-đầu cuối
d. Phản ứng tạo liên kết peptit
e. Gỡ bỏ các nhóm bảo vệ
2. Chiến thuật tổng hợp polypeptit
a. Có thể tổng hợp từng bước : có thể kéo dài mạch từ aminoaxit N-đầu cuối hoặc C-đầu cuối .
b. Có thể ghép các đoạn mạch peptit với nhau .Mỗt bước và mỗi kĩ thuật phải tránh được sự raxemic hoá

:noel2 ( Khai trương :nhamhiem

sbr_999
06-19-2006, 08:08 PM
cho mình hỏi có loại este đơn chức nào mà pư đc với dd AgNO3/NH3 ---> Ag kết tủa ko?
nghĩ hoài ko ra??? :mohoi (

aqhl
06-19-2006, 08:10 PM
cho mình hỏi có loại este đơn chức nào mà pư đc với dd AgNO3/NH3 ---> Ag kết tủa ko?
nghĩ hoài ko ra??? :mohoi (

ester của acid formic á, có nhóm CHO mà.

nguyencyberchem
06-20-2006, 03:56 PM
Vậy mình xin đặt 1 câu hỏi là : HCOOH có tham gia phản ứng tráng gương được không??? Và dùng phản ứng tráng gương để nhận biết HCHO với HCOOH được không? Nhớ suy nghĩ kỹ nhé

Tagor
06-20-2006, 06:47 PM
Em có một bài muốn hỏi mọi người : Xiclohexenoxit PU với axit loãng cho trans 1,2-xiclohexandiol còn trans-xiclooctenoxit cho trans-1,4 xiclooctandiol. ĐA là ở TH xiclooctenoxit có sự chuyển vị xuyên vòng nhưng tại sao hex không có và tại sao lại chuyển vị vào vị trí đó? Thêm nữa là nếu chuyển vị cacbocation thì sp cho hh dồng phân cis , trans nhưng ở đây chỉ cho sp trans

Tagor
06-20-2006, 06:53 PM
Một câu hỏi nữa em muốn hỏi luôn: Sự cân bằng giữa các đồng phân cis và trans của etyl-4-tertbutylxiclohexan ở 25C thu được 84,7% dp trans và 15,3% cis. Sử dụng số liệu này như thế nào để đánh giá năng lượng tự do giữa axial và equatorial etylxiclohexancacboxylat?

ngoctukhtn
06-28-2006, 08:27 PM
Câu này dễ ợt, chắc không ai muốn trả lời thôi Acid HCOOH cũng bi oxy hoá vì có nhóm CHO tương tự aldehide formic nên không thể dùng AgNO3/NH3 để nhận biết đươc. Để nhận biết -với điều kiện HCHO tinh khiết, không bị oxy hoá - thì dễ nhất là dùng giấy quỳ là xong.

thanhatbu_13
06-28-2006, 08:37 PM
Mình có tính đa nghi, nên ko bít trong môi trường Axít như HCOOH có ảnh hưởng gì ko, lại "suy nghĩ thật kỹ" ặc thôi chi bằng dùng quỳ cho xong ,

nguyencyberchem
06-28-2006, 08:43 PM
hehe, coi chừng nghen ngoctukhtn. Mình không hỏi phản ứng được với AgNO3/NH3 đâu nghen, mà mình hỏi là phản ứng tráng gương. Suy nghĩ kỹ lại nghen

aqhl
06-29-2006, 05:55 AM
HCOOH có pư với NH3 thì cũng còn nhóm CHO thôi, làm gì mà không tráng gương được.

nguyencyberchem
06-29-2006, 01:46 PM
lôi kéo thêm được aqhl vô vụ này rồi. Cái này cũng khá thú vị. Vấn đề là thế này, CHO tác dụng với AgNO3/NH3 là ok rồi, sản phẩm là Ag kết tủa. Cái này là hoàn toàn đồng ý với HCHO và HCOOH. Nhưng cái tui dặt ra là "tráng gương" chứ không phải kết tủa Ag. Chắc nhiều người đã từng làm phản ứng tráng gương này, thậm chí là ngay từ cấp 3. Khi thí nghiệm với anđehit Sẽ thấy Ag kết tủa và bám trên thành ống nghiệm một lớp rất mỏng, phản xạ như gương, vì vậy mới gọi là phản ứng tráng gương.
Tuy nhiên, tại sao Ag lại bám như một thin film trên thành ống nghiệm thì tui cũng không rõ cơ chế. Vấn đề là, khi dùng HCOOH thì liệu Ag kết tủa tạo thành có bám được trên thành ống nghiệm để tạo lớp gương mỏng không? hay Ag kết tủa lắng xuống????
Ai có kinh nghiệm về vấn đề này không. Thật ra, nếu HCOOH cho Ag kết tủa lắng xuống mà không tạo lớp gương phủ, thì chúng ta hoàn toàn có thể phân biệt HCOOH và HCHO bằng phản ứng tráng gương.
P/S: phản ứng giữa HCOOH và AgNO3/NH3 thì mình chưa làm, nhưng có 1 bậc tiền bối là thầy Trần Quốc Sơn có nói với mình là phản ứng này có tạo Ag kết tủa nhưng không "tráng gương" được.
Các bạn nghĩ sao????

thanhatbu_13
06-29-2006, 02:32 PM
tại sao Ag lại bám như một thin film trên thành ống nghiệm thì tui cũng không rõ cơ chế. Vấn đề là, khi dùng HCOOH thì liệu Ag kết tủa tạo thành có bám được trên thành ống nghiệm để tạo lớp gương mỏng không? hay Ag kết tủa lắng xuống????
Cái này hay đây, nếu tạo Ag kết tủa, ko bám lên thành ống nghiệm ?? nguyên nhân do môi trường axít của HCOOH khiến phức [Ag(NH3)2]OH bị phá hủy, cũng có thể môi trường axít làm cho tinh thể Ag ko bám đc trên thành ống nghiệm??( :art (
Tính đa nghi của Tào Tháo quả ko ngoa, Để rõ trắng đen chi bằng bác nào có hóa chất thì thử luôn một phát(kinh nghiệm nhỏ ống nghiệm mới, thật sạch và!!)

:yeah

nguyencyberchem
06-29-2006, 03:20 PM
Nếu có ai làm thì xem thử luôn series các andehit với nhau luôn. Với lại, thử xem HCHO tráng gương thế nào, có tráng gương được không, hay chỉ có kết tủa, hay vừa kết tủa, vừa tráng gương??? Các bạn hữu cơ vô giúp cỡ một tay nào

aqhl
06-29-2006, 11:50 PM
Trong pư tráng gương với HCOOH có tạo thành gốc [CO3]2-. Tích số tan của Ag2CO3 là 8.45 x 10-12. Không biết co phải kết tủa là do Ag2CO3 không ông, do nó có tạo phức với NH3 nữa.

gold_dragon_2310
08-12-2006, 12:52 PM
Cho em hỏi ,2 chất sau,chất nào có lk Hidro?

http://img154.imageshack.us/img154/4971/5ns9.gif

Mongcác anh sớm hồi âm:D

gold_dragon_2310
08-12-2006, 01:11 PM
Cũng là vấn đề về lk Hidro:-b

Theo em đọc được,lk hidro có năng lượng càng cao,càng bền khi nugyên tử X có độ âm điện cao và Y dễ nhường e .(Xét lk XH...Y)

Thế nhưng khi đọc các số liệu sau,thì em lại thấy mâu thuẫn với đìu trên:(
N-H...O : 2,3(kcal/mol)
N-H...N : 2-4(kcal/mol)
N-H...F : 5 (kcal/mol)

Các anh giải thích giúp em !Hic!

Yugi
08-12-2006, 01:13 PM
Cho em hỏi ,2 chất sau,chất nào có lk Hidro?

http://img154.imageshack.us/img154/4971/5ns9.gif

Mongcác anh sớm hồi âm:D

Theo định nghĩa lien kết hydrogen thì hai chất trên đều có lkHydrogen.

gold_dragon_2310
08-12-2006, 01:19 PM
Vâng,em cũng nghĩ như anh:(
Nhưng,sách thì lại nói là đối với chất A,ko hình thành lk HIdro do khoảng cách xa wá:-b
Anh BM hay anh aqhl cho í kiến giúp em :((

Yugi
08-12-2006, 01:19 PM
Hydrogen bonds can vary in strength from very weak (1-2 kJ mol−1) to so strong (40 kJ mol−1) so as to be indistinguishable from a covalent bond, as in the ion HF2−. Typical values include:

O—H...:N (7 kcal/mol)
O—H...:O (5 kcal/mol)
N—H...:N (3 kcal/mol)
N—H...:O (2 kcal/mol)

The length of hydrogen bonds depends on bond strength, temperature and pressure. The typical length of a hydrogen bond in water is 1.97 Å (197 pm).

gold_dragon_2310
08-12-2006, 01:25 PM
Vâng:)
Nhưng đìu em thấy mâu thuẫn là cái này:

N-H...N : 2-4(kcal/mol)
N-H...F : 5 (kcal/mol)

Chả lẽ F lại dễ nhường e hơn N:(

bluemonster
08-12-2006, 03:00 PM
Cho em hỏi ,2 chất sau,chất nào có lk Hidro?

http://img154.imageshack.us/img154/4971/5ns9.gif

Mongcác anh sớm hồi âm:D
Hehe, anh chưa trả lời thì em đã nói đáp án trong sách mất rồi ! Lời quá cỡ, vậy anh giải thích nhé, hợp lí thì cười cái cho vui nhé ! Ko hợp lí cấm nhăn đó !
Bản chất của liên kết hidro ở hai trường hợp trên là gì !? Đó chính là sự xen phủ giữa MO xm:)* phản liên kết của thằng O-H với MO pi liên kết của liên kết bội. Sự Tổ hợp trên thuộc vào sự tổ hợp 3 tâm 4 điện tử (coi hệ MO pi là một tâm), Liên kết O-H được tạo ra từ sự xen phủ của một AO mang bản chất sp2 của Oxygen và một AO s của H, như vậy nếu xét về hướng tổ hợp của liên kết hidro ở đây là thuận lợi, nên nếu sách viết ở quá xa có lẽ chỉ là một lí do thứ yếu. Lí do chính ở đây nằm ở hiệu quả cho điện tử của liên kết bội.
Trường hợp a. Sự tổ hợp liên kết bội giữa C và N sẽ làm cho MO liên kết pi có năng lượng thấp.
Trường hợp b. Sự tổ hợp liên kết bội giữa C và C sẽ làm cho MO liên kết pi có năng lượng cao hơn trường hợp a nên ở đây liên kết hidro khá thuận lợi.
Đó là ý kiến của anh !!! :nhau (
Anh em vô thảo luận cho vui nhé !

Yugi
08-12-2006, 03:42 PM
Trong hai chất trên, khi bàn luận là phải xét loại liên kết hydrogen nào

Có 3 truong hop sau:

1- Lien kết hydrogen nội phân tử : ví dụ ---C=-N....H-O- ( chúý : C=-C là nối ba)
2- Liên kết hydrogen tạo dạng đimer : ---C=-N....H-O- hai phan tử tạo ra dạng dimer
3- Lien kết liên phân tử : có 2 Truong hợp:
a- là Liên kết ---OH của phân tử này với liên kết --OH của phân tử kia
b- Liên kết OH của phân tử này với C=-C ( C nối ba) với phân tử kia.

Theo Yugi là ý của tác giả hỏi là LK nào? Tất cả các loại liệt kêt ở trên có năng luong liên kết khau nhau, và mục đích là bạn focus vô lạoi nào ?, đôi lúc những liên kết thuộc loại yếu có thể bỏ qua

bluemonster
08-12-2006, 04:09 PM
Trong hai chất trên, khi bàn luận là phải xét loại liên kết hydrogen nào

Có 3 truong hop sau:

1- Lien kết hydrogen nội phân tử : ví dụ ---C=-N....H-O- ( chúý : C=-C là nối ba)
2- Liên kết hydrogen tạo dạng đimer : ---C=-N....H-O- hai phan tử tạo ra dạng dimer
3- Lien kết liên phân tử : có 2 Truong hợp:
a- là Liên kết ---OH của phân tử này với liên kết --OH của phân tử kia
b- Liên kết OH của phân tử này với C=-C ( C nối ba) với phân tử kia.

Theo Yugi là ý của tác giả hỏi là LK nào? Tất cả các loại liệt kêt ở trên có năng luong liên kết khau nhau, và mục đích là bạn focus vô lạoi nào ?, đôi lúc những liên kết thuộc loại yếu có thể bỏ qua
Theo ý BM hiểu thì rồng vàng muốn hỏi đến cái liên kết hidro tạo theo kiểu phức pi (nội phân tử) chứ ko phải là liên phân tử hay dimer gì cả !!!
Còn câu thắc mắc thứ hai của rồng vàng thì... đợi nghiên cứu đã, vì theo như suy nghĩ chủ quan ban đầu thì thằng F nổi tiếng tạo liên kết hidro vô địch bền chặt mà, có lẽ là do mật độ e quá cao ở trong một khuôn viên quá nhỏ nên làm cho anh chàng này có những tính chất khá đặc biệt so với những nguyên tử ở chu kì 2 khác chăng !???
:chabit (

gold_dragon_2310
08-12-2006, 05:22 PM
Bản chất của liên kết hidro ở hai trường hợp trên là gì !? Đó chính là sự xen phủ giữa MO xm:)* phản liên kết của thằng O-H với MO pi liên kết của liên kết bội. Sự Tổ hợp trên thuộc vào sự tổ hợp 3 tâm 4 điện tử (coi hệ MO pi là một tâm), Liên kết O-H được tạo ra từ sự xen phủ của một AO mang bản chất sp2 của Oxygen và một AO s của H, như vậy nếu xét về hướng tổ hợp của liên kết hidro ở đây là thuận lợi, nên nếu sách viết ở quá xa có lẽ chỉ là một lí do thứ yếu. Lí do chính ở đây nằm ở hiệu quả cho điện tử của liên kết bội.
Trường hợp a. Sự tổ hợp liên kết bội giữa C và N sẽ làm cho MO liên kết pi có năng lượng thấp.
Trường hợp b. Sự tổ hợp liên kết bội giữa C và C sẽ làm cho MO liên kết pi có năng lượng cao hơn trường hợp a nên ở đây liên kết hidro khá thuận lợi.
Đó là ý kiến của anh !!! :nhau (
Anh em vô thảo luận cho vui nhé !
Hehe,anh trả lời giúp em,giải thíhc giúp em thì em nhăn gì nổi ạ:DCười tười như hến á:D

:ot (

Cái "obitan phản liên kết"thì em phải coi thêm :bepdi(

Cho em hỏi thêm :chaomung Thế nguyên tử N ở chất A có khả năng tạo lk Hidro nội phân tử ko ạ:D Nó vẫn còn 2e đó chứ :cuoi (

gold_dragon_2310
08-12-2006, 05:25 PM
Còn câu thắc mắc thứ hai của rồng vàng thì... đợi nghiên cứu đã, vì theo như suy nghĩ chủ quan ban đầu thì thằng F nổi tiếng tạo liên kết hidro vô địch bền chặt mà, có lẽ là do mật độ e quá cao ở trong một khuôn viên quá nhỏ nên làm cho anh chàng này có những tính chất khá đặc biệt so với những nguyên tử ở chu kì 2 khác chăng !???
:chabit (

Vâng:D Em chờ anh trả lời :quyet (
Dạo này bắt đầu học nghiêm chỉnh hơn nên cũng xuất hiện nhìu thắc mắc :ngu ( Nên mong các anh giúp đỡ :nhau (

bluemonster
08-12-2006, 05:53 PM
Cho em hỏi thêm :chaomung Thế nguyên tử N ở chất A có khả năng tạo lk Hidro nội phân tử ko ạ:D Nó vẫn còn 2e đó chứ :cuoi (
theo em thì được ko !??? cứ nói chính kiến của mình đi chứ, thảo luận gì mà chán bỏ xừ !
Theo anh thì ko được em à, có hơi bị nhiều lí do:
+Thứ nhất, cái đôi e dễ thương mà em nói của thằng N nó ở tuốt luốt ở trên, vì trạng thái của nó là đường thẳng mà !!! Nó nằm thẳng hàng với liên kết C-N nên xa lắm, ối trời ơi, xa quá, anh với cũng ko tới nè !!! hix hix !
+Thứ hai, em có biết rằng, chuyện về lai hóa kể lại rằng, tao mà càng có trạng thái lai hóa có nhiều tính s, đôi e của tao càng phải là của tao, ko share được cho thằng nào hết á !!! hahaha, nó nói vậy anh cũng thua, biết sao giớ !
+thứ ba, em có thể dùng thuyết Hsab (hard -soft acid base) để giải thích nếu muốn, nhưng cái này anh chỉ mới nghĩ theo kiểu định tính, ko chắc ăn nên ko thèm post !!! :hocbong (
Còn gì théc méc cứ thảo luận nhé !
:ngap (

Mikhail_Kalashnikov
08-13-2006, 08:00 AM
theo em thì được ko !??? cứ nói chính kiến của mình đi chứ, thảo luận gì mà chán bỏ xừ !
Theo anh thì ko được em à, có hơi bị nhiều lí do:
+Thứ nhất, cái đôi e dễ thương mà em nói của thằng N nó ở tuốt luốt ở trên, vì trạng thái của nó là đường thẳng mà !!! Nó nằm thẳng hàng với liên kết C-N nên xa lắm, ối trời ơi, xa quá, anh với cũng ko tới nè !!! hix hix !
+Thứ hai, em có biết rằng, chuyện về lai hóa kể lại rằng, tao mà càng có trạng thái lai hóa có nhiều tính s, đôi e của tao càng phải là của tao, ko share được cho thằng nào hết á !!! hahaha, nó nói vậy anh cũng thua, biết sao giớ !
+thứ ba, em có thể dùng thuyết Hsab (hard -soft acid base) để giải thích nếu muốn, nhưng cái này anh chỉ mới nghĩ theo kiểu định tính, ko chắc ăn nên ko thèm post !!! :hocbong (
Còn gì théc méc cứ thảo luận nhé !
:ngap (
Để Kalash vào tranh luận cho vui nhé :matcuoi (
N-H...N : 2-4(kcal/mol)
N-H...F : 5 (kcal/mol)

Chả lẽ F lại dễ nhường e hơn N:(
Nếu đây là năng lượng cần thiết để phá vỡ liên kết hidro thì chả có gì vô lý cả :bachma ( :chaomung
Em cũng cho rằng: ko thể tạo lk hidro nội phân tử được, do liên kết OH ngắn, khó với tới thằng N ở tuốt luốt phía trên
Mà BMW làm gì mà sợ thế, giải thích lk hidro bằng MO thì em xin vái cả tơi lẫn nón :mohoi ( :ot ( , ông anh cứ phang MO vào thì bọn em hiểu làm sao được, hehehe :ot (

gold_dragon_2310
08-13-2006, 09:19 AM
Theo em đọc được,lk hidro có năng lượng càng cao,càng bền khi nugyên tử X có độ âm điện cao và Y dễ nhường e .(Xét lk XH...Y)


N-H...O : 2,3(kcal/mol)
N-H...N : 2-4(kcal/mol)
N-H...F : 5 (kcal/mol)
GIờ thì chú em thấy có gì mâu thuẫn ko:D:D

gold_dragon_2310
08-13-2006, 09:26 AM
theo em thì được ko !??? cứ nói chính kiến của mình đi chứ, thảo luận gì mà chán bỏ xừ !
Theo anh thì ko được em à, có hơi bị nhiều lí do:
+Thứ nhất, cái đôi e dễ thương mà em nói của thằng N nó ở tuốt luốt ở trên, vì trạng thái của nó là đường thẳng mà !!! Nó nằm thẳng hàng với liên kết C-N nên xa lắm, ối trời ơi, xa quá, anh với cũng ko tới nè !!! hix hix !
+Thứ hai, em có biết rằng, chuyện về lai hóa kể lại rằng, tao mà càng có trạng thái lai hóa có nhiều tính s, đôi e của tao càng phải là của tao, ko share được cho thằng nào hết á !!! hahaha, nó nói vậy anh cũng thua, biết sao giớ !
+[COLOR=Red]thứ ba, em có thể dùng thuyết Hsab (hard -soft acid base) để giải thích nếu muốn
COLOR]

Hehe,cái thứ 3 thì em chịu,chả hỉu,cũng chưa nghe bao giờ :danhnguoi

Cái thứ 2 thì vì khả năng xen phủ của Nsp thấp. Em nghĩ thế :sacsua (

Cái đầu tiên ,anh với thì dư chứ :chocwe ( Phân tử nó nhỏ xíu à :chaomung

Hehe,thanks anh:D

bluemonster
08-13-2006, 10:08 AM
Mà BMW làm gì mà sợ thế, giải thích lk hidro bằng MO thì em xin vái cả tơi lẫn nón :mohoi ( :ot ( , ông anh cứ phang MO vào thì bọn em hiểu làm sao được, hehehe :ot (
Úi úi, bây giờ anh kinh nghiệm rùi mà, khi giải thích những vấn đề ko đến nỗi phải đụng đến bản chất thì anh đâu có xài MO, em coi lại đi... oan cho anh quá , hix !!!

thanhatbu_13
08-13-2006, 11:51 AM
Bản chất của liên kết hidro ở hai trường hợp trên là gì !? Đó chính là sự xen phủ giữa MO * phản liên kết của thằng O-H với MO pi liên kết của liên kết bội. Sự Tổ hợp trên thuộc vào sự tổ hợp 3 tâm 4 điện tử (coi hệ MO pi là một tâm), Liên kết O-H được tạo ra từ sự xen phủ của một AO mang bản chất sp2 của Oxygen và một AO s của H, như vậy nếu xét về hướng tổ hợp của liên kết hidro ở đây là thuận lợi, nên nếu sách viết ở quá xa có lẽ chỉ là một lí do thứ yếu. Lí do chính ở đây nằm ở hiệu quả cho điện tử của liên kết bội.

Khi xét đến thuyết MO với phân tử lớn thì mình nên xét đến 1 nhóm phân tử gần nhau chứ không xét trên tòan phân tử, Vì không rõ những giá trị tính tóan năng lượng của các MO có nằm gần nhau hay không (để xuất hiện tương tác hiệu dụng). Trong trường hợp nếu nhóm OH và liên kết bội cách xa nhau như thế thì làm sao các MO có mức năng lượng ở gần nhau để có tương tác hiệu dụng gây ra liên kết H??
Vậy nên atbu chỉ đơn thuần dùng tương tác Var Der Walls để giải thik liên kết H trong trường hợp này.
a) Trong trường hợp a thì không có liên kết H giữa nguyên tử H (+) và C=-N (mật độ điện -) do khỏang cách khá xa vì khỏang cách hiệu dụng nhớ không nhầm chỉ khỏang 2.1A thì phải... híc
Để cũng cố "niềm tin" (ặc ) thì mang cái Hyperchem ra xem khoảng cách từ H đến C=-N khỏang bao nhiu hay tính mật độ e trên H và so sánh với chất chuẩn trong trừong hợp này là phenol có khác nhau nhìu hay không.
b) có thể có liên kết H giữa H và C=C nhưng có lẽ rất yếu (nhưng bít bao nhiu là đủ)

Yugi
08-13-2006, 01:24 PM
Theo một số bài báo làm về huong này thì : hợp chất B có liên ket hydrogen nội phân tử, liên phân tử tảo đimer và tạo mạch dài.

Ở phân tử A, ngoại trừ LK Hydrogen liên phân tử nó còn có là có liên kết hydrogen nội phân tử, xem thông tin trong bài báo này nhé.

sbr_999
08-15-2006, 05:43 PM
các anh cho em hỏi làm cách nào để khóa các nhóm chức: NH2, OH, CHO, COOH, CO,...
do em đang làm các BT về điều chế nên cần biết mấy cái này. mong các anh giúp !!

Yugi
08-15-2006, 06:01 PM
Truoc tien là khóa nhóm OH nhé:

1- Thông thuong đơn giản là dùng một aldehyde hay ceton để khóa OH (xuc tac acid)


R-CHO + R'-OH ----> R-CH(O-R)2 + H2O

or R-C(O)-R + R'-OH ---> R(R)C(O-R')2 + H2O

2- Dùng một acid tao ester

còn tiep

Zero
08-15-2006, 08:14 PM
- Khóa nhóm -OH trong THHC thì các nhà tổng hợp dùng -SiMe3, nhóm này dễ dàng bị phân cắt trong môi trường axit để cho trở lại ancol ban đầu. Phản ứng như sau:
ROH + Me3SiCl ----> (Et3N) ROSiMe3 + HCl
ROSiMe3 (H3O+) ----> ROH
Nói thế ko có nghĩa là phủ nhận các cách mà Yugi đã post, tất cả đều có thể sử dụng được, nhưng để cho hiệu suất thu hồi ancol là cao nhất thì người ta dùng tác nhân này
- Nhóm -NH2: Chuyển thành -NHCOR (amit), rồi phân cắt trong môi trường axit
- Nhóm C=O (andehit, xeton): Thường tạo xetal hay axetal. Tác nhân hay sử dụng nhất là etylenglycol trong môi trường axit. Phản ứng như sau:
C=O + HOCH2CH2OH ----> C - O - CH2 - CH2 - O - C (cái này là vòng 5 cạnh nhưng tạm thời ko vẽ hình được, hình dung đơn giản là vậy đã, bạn thông cảm).
Để thu hồi lại chúng người ta tiến hành thủy phân sản phẩm thu được trong môi trường axit.
- Nhóm -COOH: Thông thường người ta chuyển nhóm -COOH thành este metylic hay etylic. Tuy vậy trong môi trường axit mạnh hoặc kiềm người ta hay chuyển thành -COOt-Bu; -COOCH2Ph...
Hì, tạm thời cứ vậy đã nhé, bạn còn thắc mắc nhóm chức nào thì mình sẽ cố gắng giải đáp cho bạn

Yugi
08-16-2006, 07:46 AM
Zero rãnh đưa hết tất cả khả năng khóa nhóm lên đi. Chất sau khi khóa nhóm sẽ thực hiện pu tiêp và tùy thuộc vào giai đoạn sau nửa mà chọn cách nào không nhất thiết là chọn 1 cách cố định. Bảo vệ nhóm và hoàn nhóm trở lại ban đầu tùy thuộc vào dk pu, vào chất,...

Zero
08-16-2006, 08:43 PM
Vế yêu cầu của Yugi thì mình không thể thực hiện được, do có quá nhiều cách khóa nhóm (các cách dẫn ra ở trên là mình trích ra từ cuốn BT Hóa Hữu cơ của cô Ngô Thị Thuận thôi, và đó là những cách cơ bản hay gặp). Nên để đơn giản hóa vấn đề thì mình gửi mọi người cuốn ebook này, mong mọi người sẽ tìm được trong đó những gì mình cảm thấy cần thiết vậy. Chúc vui

http://rapidshare.de/files/29612411/Bao_ve_nhom_chuc_trong_tong_hop_huu_co.rar.html

hunken
08-27-2006, 05:49 PM
theo mình thì no it co khả năng tạo liên kết hidro nội phân tử vì2 lí do:
+ N da co lien kết 3
+N la nguyen to co DAD nho hon O vi vay viec tao lien ket hidro giua OH...N la kem ben va kho tao thanh

bluemonster
08-27-2006, 06:01 PM
theo mình thì no it co khả năng tạo liên kết hidro nội phân tử vì2 lí do:
+ N da co lien kết 3
+N la nguyen to co DAD nho hon O vi vay viec tao lien ket hidro giua OH...N la kem ben va kho tao thanh
hai lí do hunken đưa ra BM thấy ko hợp lí lắm:
+thứ nhất, liên kết ba thì sao, vì theo như giả thuyết liên kết hidro mà BM đưa ra ở trên thì ko phải là tạo liên kết hidro trực tiếp với N, mà tạo liên kết hidro nội phân tử với mật độ e của liên kết bội (cái này tương tự như sự hình thành phức pi).
+thứ hai, tại sao N có độ âm điện nhỏ hơn O thì ưu thế tạo liên kết hidro ko được, BM đọc lại định nghĩa rùi, và thấy rằng trong mô hình Y...H-X thì chỉ cần X có độ âm điện lớn, còn Y có khả năng nucleophile lớn là được, thế thôi, chứ ko ai so sánh hai độ âm điện của Y và X cả ! :bidanh( :nghimat (
Chúc vui !!! :nhau (

poplarb
09-06-2006, 05:45 PM
giải thích tại sao :
O có 3 đồng vị tự nhiên O16,O17,O18 nhưng khối lượng nguyên tử trung bình của O là 15,994

Mikhail_Kalashnikov
09-06-2006, 05:59 PM
Vì 1 phần khối lượng của proton và neutron đã chuyển thành năng lượng để liên kết các nucleon với nhau, làm hạt nhân không bị phân rã. Người ta gọi cái này là độ hụt khối.
Nói chung là cái này hơi cao, chỉ cần hiểu đại khái thế là được, chắc bạn nào cũng biết cái E=mc bình phương rồi, đây chính là nó đấy :hocbong (. Lên lớp 12 học vật lý hạt nhân sẽ rõ hơn :hiphop (

poplarb
09-06-2006, 06:11 PM
cho cái glucopiranozo đã ete hóa hoàn toàn các nhóm OH ,cho qua dd HCl loãng ,rùi oxh bằng HNO3 thì có thể thu được chất gì nhỉ?

aqhl
09-09-2006, 06:41 PM
Câu trả lời của "súng ống" hoàn toàn chính xác rồi. Ngoài 3 đồng vị tự nhiên, còn một số đồng vị của O nữa, nhưng thời gian sống rất ngắn. Các bạn xem trên wiki:

http://en.wikipedia.org/wiki/Isotopes_of_oxygen

http://img206.imageshack.us/img206/5963/dongvikk3.jpg

voldemort
09-10-2006, 10:58 AM
San pham co cau tao nhu vay
HOOC-CH(OCH3)-CH(OCH3)-CH(OCH3)-CH(OH)-CH2OCH3

chualase
09-10-2006, 11:01 AM
Theo mình nghĩ tại vì ngoài các đồng vị đó ra nó còn có đồng vị O14, O15, O19 là các đồng vị phóng xạ nũa.
Hơn nữa O có số proton và số notron bằng nhau thuoc vao nhóm nguyên tố có hạt nhân rất bền vững, độ hụt khối lớn.Vì thế mà khối lương thực của nó nhỏ hơn khối lượng các hạ tnucleon nhiều.

aqhl
09-10-2006, 02:10 PM
San pham co cau tao nhu vay
HOOC-CH(OCH3)-CH(OCH3)-CH(OCH3)-CH(OH)-CH2OCH3

Bạn voldemort có thể giải thích cơ chế tạo ra sản phẩm trên ko ?

Đây là cấu trúc của glucopyranose:

http://img145.imageshack.us/img145/2696/800pxalphadglucopyranose2dskeletalew4.png

ngoctukhtn
09-10-2006, 09:00 PM
bạn voldemort viết sản phẩm đó đúng rồi Sau khi methyl hoá toàn bộ các nhóm OH rồi cho qua dung dịch HCl loãng thì chỉ có nhóm OMe anomer bị thủy giải lại cho OH và mở vòng cho lại mạch thẳng dạng aldehide Oxy hoá bằng HNO3 thì chỉ có CHO này bị oxy hoá thôi tạo thành COOH còn các nhóm khác trơ với HNO3 Tất nhiên nếu dùng HNO3 đậm đặc với lượng thừa thì nhóm alcol ở carbon số 5 cũng có thể bị oxy hoá

poplarb
09-12-2006, 05:12 PM
dạ
nhưng em đọc thấy người ta viết cho ra sp là ax 2,3-đimetoxi lactic và 2,3,4-trimetoxi glutaric
ai giải thích giùm em nhỏ cái
^_^ ,em cảm ơn nhiều

sutrovecuanguoisin
09-14-2006, 09:04 PM
hidrocacbon Y được tách từ nhựa thông có công thức phân tử C20H32 khi tác dụng với H2(dư) có Ni xúc tác nung nóng tạo ra Z có công thức phân tử C20H40. ozon hóa Y sau đó thủy phân bằng hỗn hợp Zn+HCl trong nước thu được 4 sản phẩm có số mol bằng nhau là: CH3COC2H4CHO, CH3COCHO, CHOCH2CHO, CH3COC2H4CH(iso-C3H7)CHO, lập luận để xác định cấu tạo của Y, biết Y được tạo thành tuân theo quy tắc isopren

voldemort
09-21-2006, 08:14 PM
2 sản phẩm mà bạn poplard viết chính là phương pháp chứng minh gluocose ton tai ở dạng vòng 6 cạnh.
Cơ chế như vầy :
Sau khi sinh ra sản phẩm như mình đã viết ở trên thì nó tiếp tục bị oxi hóa bởi HNO3
Đối với glucose ở dạng vòng 6 cạnh thì có sự cắt đứt liên kết các liên kết C-C của -CH(OCH3)-CH(OH)-CH2(OCH3) hình thành
2,3,4-trimetoxiglucaric và 2,3 -dimetoxisucxinic ( chứ ko phải 2,3-dimetoxilactic như bạn đã nêu )

Về vấn đề nêu cơ chế như bạn aqhl yêu cầu thì mình nghĩ rằng bạn ngoctukhtn đã giải thích rất rõ rùi.

voldemort
09-21-2006, 08:34 PM
Các ban giúp mình cách tính điểm đẳng điện (pH I) của các aminoaxit này : Glu và His cho biết các giá trị pKa
Glu pKa = 2,19 ; 4,25 ; 9,67
His pKa = 1,82 ; 6,05 ; 9,12
Dữ kiện thực nghiệm mình tra được là
pH I : Glu = 3,22 và His = 7,59

poplarb
09-22-2006, 04:19 PM
thì đóa
chính bạn trả lời rồi mà
Glu: (pka1+pKa2)/2
His :(pKa2+pKa3)/2
còn giải thích thì bạn viết cân bằng ra là được

sbr_999
09-27-2006, 06:00 PM
các anh cho em hỏi cơ chế của pư này là gì:
RCOX --(CH2N2/Ag+H2O)--> RCH2COOH
tìm trong mấy cuốn sách mà chẳng thấy người ta giải thích, thắc mác quá ???

hanh_khat
09-27-2006, 07:13 PM
Đây là phản ứng tổng hợp Arndt-Eistert để tổng hợp axit dài hơn axit ban đầu 1 C.
Đầu tiên từ axit chuyển thành clorua axit, rồi làm tiếp tục như trên
http://img224.imageshack.us/img224/2447/arndt1zk7.gif
Cơ chế:
Đầu tiên diazometan cộng vào clorua axit, tạo thành α-diazoceton. Sau đó, có sự chuyển vị của nhóm R, và thủy phân thành axit.
Nếu môi trường thay vì nước ta sử dụng alcol sẽ thu được este, dùng amin sẽ thu được amid.


http://img222.imageshack.us/img222/8959/arndt3iw5.gif
http://img226.imageshack.us/img226/1117/arndt4si0.gif
http://img98.imageshack.us/img98/4619/arndt5je9.gif

aqhl
09-29-2006, 05:00 PM
http://img81.imageshack.us/img81/6990/eugenolxh6.png

http://en.wikipedia.org/wiki/Eugenol

hanh_khat
09-30-2006, 11:46 AM
Hình như là có sự nhầm lẫn ở đây.
Không phải đây là phản ứng axit bazơ mà là phản ứng đồng phân hoá tạo thành isoeugenol.
http://img216.imageshack.us/img216/4558/imagesoi0.jpg

aqhl
09-30-2006, 07:40 PM
Eugenol có rất nhiều trong dầu thực vật, tới 80% trong dầu đinh hương. Để tách eugenol ra, ta chuyển thành dạng phenolate bằng xút, sau đó acid hóa thành eugenol trở lại.

Pư đồng phân hóa eugenol tạo isoeugenol, isosafrole rất quan trọng trong công nghiệp hương liệu và dược phẩm. Điều kiện Pư isomer hóa: xút trong alcohol mạch dài, nhiệt độ cao, xúc tác RhCl3.

Isoeugenol chủ yếu dùng sản xuất vanillin.

tuanpoke
10-01-2006, 03:42 PM
có ai biết cá ko?(hỏi thừa nhỉ), cá mè ấy, có cái đề hỏi làm sao khử mùi tanh cá, có nhiều trimetylamin, nghĩ nhiều lần mà chưa tới đâu nên hỏi các sư huynh trên đây!!!(thằng trimetylamin này khó cộng mà!!
thêm câu nữa, ứng dụng để tráng gương, đề cho axit fomic, andehit fomic, andehit propionic, và cái chất lạ có 2 nhóm andehit hay là nhóm cacboxylic gì đó (tại lâu rồi nên ko nhớ rõ), hỏi trong thực tế chọn cái nào để tráng gương??????????,(bài kt đó, đệ chọn a fomic nhưng sai,????)

sbr_999
10-01-2006, 07:15 PM
nhờ các anh giải thích dùm 2 khái niệm: tính nucleophin và tính bazo là giống nhau hay khác nhau. theo như em thì nó có vẻ na ná nhau, chẳng biết nữa...?

sbr_999
10-01-2006, 07:22 PM
các anh cho em hỏi với 1 pư thế này :
R-CH2-CH2-X ----> ..........???
thì liệu có sự cạnh tranh giữa 2 cơ chế pư thế và tách hay ko, pư ưu tiên cho hướng nào hơn. và trong đk nào thì pư xảy ra hướng nào...?
em còn rất nhiều thắc mắc về hóa hữu cơ mong đc các anh giúp đỡ....!

bluemonster
10-01-2006, 08:49 PM
nhờ các anh giải thích dùm 2 khái niệm: tính nucleophin và tính bazo là giống nhau hay khác nhau. theo như em thì nó có vẻ na ná nhau, chẳng biết nữa...?
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=576
Bạn vào đó tham khảo thêm rùi thảo luận sau nhé !!! :kham (

bluemonster
10-01-2006, 08:49 PM
các anh cho em hỏi với 1 pư thế này :
R-CH2-CH2-X ----> ..........???
thì liệu có sự cạnh tranh giữa 2 cơ chế pư thế và tách hay ko, pư ưu tiên cho hướng nào hơn. và trong đk nào thì pư xảy ra hướng nào...?
em còn rất nhiều thắc mắc về hóa hữu cơ mong đc các anh giúp đỡ....!
Bạn vào đây xem rồi thảo luận sau nhé !!!
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=576
Chúc vui !!! :doctor (

poplarb
10-05-2006, 07:01 PM
khử mùi tanh của cá thực tế dùnh cồn á
còn câu sau đoán là andehit fomic

chemigg
10-06-2006, 06:42 PM
Trước hết phải xác định dạng tồn tại của aminoaxit ở điểm đẳng điện ( dạng có điện tích bằng 0), biết giá trị Ki của các nhóm axit từ đó xác định cân bằng chính trong hệ ở giá trị pHI và trên cô sở đó xác định pHI.
http://img179.imageshack.us/img179/7650/clip1py7.jpg

tuanpoke
10-08-2006, 10:25 AM
gì, dùng cồn tức là ancol á? nhưng các amin làm gì có pứ với ancol(nếu nhớ ko lầm là vậy)?

voldemort
10-09-2006, 11:44 PM
Rõ ràng ở đây ko thể dùng ancol được rùi ( mình nghĩ poplarb nhớ nhầm ). Theo tui thì ngươì ta xài giấm ăn ( axit axetic CH3COOH ) để khử mùi

ABCDE
10-14-2006, 10:03 PM
Dùng cồn ( etylic) hay giấm đều được mà, nếu dùng cồn thì để hòa tan amin còn dùng axit thì tdung thẳng với amin

voldemort
10-16-2006, 06:10 PM
Tui ko rõ thực tế thế nào nhưng xét trên lý thuyết thì khả năng tan của amin bậc 3 trong ancol ko thuận lợi lắm ( cả trong nước luôn ) vì chỉ có liên kết hidro từ một phía là ancol sang amin
(CH3)3N... H-O-C2H5
và ko có liên kết hidro từ amin sang ancol ( vì amin bậc 3 ko có nguyên tử H linh động )

n2h
10-20-2006, 12:42 PM
Mấy bác chỉ dùm em bài này với:
Làm sao phân biệt được 2-metylpent-2-en và 3-metylpent-2-en mà không dùng phương pháp phổ nghiệm nha.

bluemonster
10-21-2006, 08:24 PM
Mấy bác chỉ dùm em bài này với:
Làm sao phân biệt được 2-metylpent-2-en và 3-metylpent-2-en mà không dùng phương pháp phổ nghiệm nha.
sao thế nhỉ !!! Mấy bài này mấy thằng olym đâu hết rùi !!! Còn thằng súng ống nữa, lâu nay biệt tích luôn !!! :mohoi (
Cái nảy mình cho cộng HCl rồi đo độ quang hoạt được ko nhỉ ! Còn cách phân biệt bằng những phản ứng hoá học thì tạm thời BM chưa nhớ ra !!!
:tinh (

JungJiHoon
10-21-2006, 09:14 PM
Theo em thì dùng axit axetic để khử mùi tanh do trimetylamin(mới học bài Amin xong):nhau (

lmqcuong1611
10-21-2006, 09:32 PM
Nếu BM dùng vậy, trên lý thuyết thì ko thể phân biệt được. Vì 2-metylpent-2-en cộng với HCl sẽ cho hỗn hợp tiêu triền---> đâu có đo độ quang hoạt được đâu. còn thằng 3-metylpent-2-en thì khỏi nói rồi tại vì nó ko có tâm thủ tính. Nhưng tui không biết khi thực nghiệm nó có lượng thừa đối phân không nữa.

tuanpoke
10-22-2006, 09:39 AM
đố mọi người kim loại nào đắt nhất>!!!!!!!!!!!????
vì sao trong bảng tuần hoàn kim loại chiếm số đông, có bao nhiêu kim loại đã tìm thấy????????/(hehe)
hỗn hợp nước cường toan là gì, nghe nói nó hoà tan được AU(mình chỉ biết cường thủy là hoà tan vàng)
số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại có liên quan gì đến hóa trị của nó ko, và cả với số oxi hóa nữa?cho ví dụ luôn nha

kenshin
10-22-2006, 01:10 PM
nuoc cuong toan hay cuong thuy la hh acid gom 4 HCl va 1 HNO3 do bn
Khi hh nay td voi Au dau tien no bi oxi hoa tao thanh AuCl3 (do Cl nguyen tu duoc sinh ra trong hon hop co tinh oh manh) sau do AuCl3 + HCl tao thanh phuc cloro H[AuCl4]

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-22-2006, 01:12 PM
cường thuỷ : 3 HCl + 1 HNO3 chứ bạn sao lại 4

kenshin
10-22-2006, 01:16 PM
4 chu
con tao phuc nua

su_tro_lai_cua_nguoi_soi
10-22-2006, 01:34 PM
Đúng là phương trình thì là tỉ lệ 1:4 thật :
http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-15.jpg

nhưng bạn ơi dung dịch mà tỉ lệ 1:3 gọi là nước cường thuỷ , chắc bạn chưa làm thực nghiệm đúng là tỉ lệ 1:3 mà :hocbong (

voldemort
10-22-2006, 07:19 PM
Tui có cách nhận biết như vầy :
CH3-C(CH3)=CH-CH2-CH3 (2-metylpent-2-en ) (kí hiệu chất A)

CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH3 ( 3-metylpent-2-en ) ( kí hiệu chất B )
Thực hiện phản ứng ozon phân với cả A và B ( 1/O3 ; 2/Zn/H2O) thì
A cho axeton và CH3-CH2-CHO
B cho CH3-CHO và CH3-CH2-C(CH3)=O
Lần lượt cho 2 hỗn hợp sản phẩm trên tác dụng với I2/NaOH ( phản ứng idoform ) , tách bỏ phần ko tan trong dd NaOH là CH3-CH2-CHO ( đây là sản phẩm của phản ứng ozon phân A ) và CHI3 ( đây là sản phẩm phản ứng idoform ) rồi axit hóa dung dịch thì
A cho CH3COOH
B cho HCOOH và CH3-CH2-COOH
Dùng phản ứng tráng gương nhận HCOOH , theo đó nhận được A và B

doremon
10-23-2006, 09:40 PM
Cách của Voldemort hơi phức tạp, doremon nghĩ trên cơ sở của Voldemort mình có thể làm đơn giản hơn, , ta làm 2 bước:
-Hidrobo hóa rồi oxid hóa 2 alken trên, ta được 2 alcol trái Macconhicop ( A là 2-metilpent-3-ol, B là 3-metilpent-2-ol)
-Sau đó tiến hành iodoform 2 rượu này bằng cách cho tác dụng với I2+NaOH: A không phản ứng, B cho trầm hiện vàng là CHI3
Mọi người thấy được ko?

longraihoney
10-24-2006, 06:27 PM
:spam ( C2H5OH à CH3CHO ( xtác là Cu)... có cơ chế là gì :heorung(

voldemort
10-26-2006, 01:26 PM
Cách của bạn rất hay , nó cũng dựa trên cơ sở là phản ứng idoform nhưng mình nghĩ cách của mình cũng ko phức tạp lắm đâu vì bước hidrobo hóa- oxi hóa của bạn chính là bước ozon phân của mình. Nhưng cách của bạn ko cần phải tách bỏ phần ko tan như mình. Mình công nhận cách của bạn VERY GOOD

bluemonster
10-26-2006, 02:01 PM
:spam ( C2H5OH à CH3CHO ( xtác là Cu)... có cơ chế là gì :heorung(
Đây là một cơ chế với sự tham gia của chất xúc tác phase Cu, cái này có lẽ mấy anh đang hoặc đã từng làm xúc tác như aqhl hay nguyencyberchem trả lời là most clearly !!!
:sangkhoai

gold_dragon_2310
10-26-2006, 04:17 PM
Cái này để Cu ko thì làm sao mà ra được anh :D
Phải có O2 và nhiệt độ nữa(~80 độC)!

aqhl
10-27-2006, 04:09 AM
Híc, ko down được chemwin để vẽ hình, đành mượn tạm cái mô hình dehydro hóa methanol và isopropanol trên Cu để minh họa.

http://img281.imageshack.us/img281/8488/cusj4.jpg

Phân tử ethanol sẽ hấp phụ trên bề mặt Cu qua nguyên tử O. Liên kết O-H yếu đi và nguyên tử H bị một Cu khác tách ra và hấp phụ trên bề mặt. Đến lượt 1 nguyên tử H khác trong nhóm CH2 sẽ bị một nguyên tử Cu khác cắt ra và hấp phụ trên bề mặt. 2 nguyên tử H hấp phụ kết hợp thành H2 và giải hấp khỏi bề mặt Cu. Acetaldehyde hình thành cũng được giải hấp.

Nếu trong môi trường pư có O2, sẽ làm tăng tốc độ pư. O2 sẽ hấp phụ trên bề mặt Cu và phân ly, hoặc liên kết O=O bị yếu đi và O kết hợp với 2H hình thành H2O giải hấp khỏi bề mặt. Chính điều này làm tăng tốc độ pư vì H hấp phụ trên bề mặt cũng có thể kết hợp trở lại với acetaldehyde để trở về ethanol ban đầu.

Pư chủ yếu xảy ra trên bề mặt Cu, vì vậy để tăng diện tích bề mặt Cu, ta ko dùng Cu thỏi mà phân tán Cu trên các chất mang như SiO2, Al2O3....

pqtom
10-29-2006, 04:37 PM
Em học lớp 12,hôm trước ở trên lớp cô em cho 1 câu hỏi như thế này:
Sắp xếp tính bazo tăng dần của các chất:
Anilin,NaOH,NH3,CH3NH2,(CH3)2NH,C2H5ONa.
Ngoài việc tìm vị trí của C2H5ONa thì bài này ko có gì đáng nói cả.Cô em chữa bài này bảo là C2H5ONa mạnh nhất,nhưng hỏi cô dạy thêm thì cô lại bảo NaOH mạnh nhất.
Vậy anh nào giúp em với....

Scooby-Doo
10-30-2006, 07:37 AM
Hi pqtom,
Tính baze của EtONa mạnh hơn so với NaOH. Trong một số thí nghiệm deprotonation của aldehyde hoặc ketone để tạo carbanion nếu mà NaOH không đủ mạnh để phản ứng, EtONa sẽ được dùng để thay thế.

Em có thể tìm trị số pKb của EtONa và NaOH trong các sách Physical Organic Chemistry hoặc Google trên internet.
Good luck,
Scooby-Doo

n2h
10-31-2006, 01:27 AM
Có câu này mình thắc mắc mà không bít giải thích sao, mong mọi người chỉ giáo.
Khi tăng dần số nguyên tử C, đúng ra tính axít phải giảm, nhưng tới axít butyric lại có sự bất thường.
HCOOH(pKa=3,75)
CH3COOH(pKa=4,76)
CH3CH2COOH(pKa=4,87)
CH3(CH2)2COOH(pKa=4,81)
CH3(CH2)3COOH(pKa=4,83)
CH3(CH2)4COOH(pKa=4,85)...

voldemort
10-31-2006, 04:50 PM
Theo Lewis , tính bazo là khả cho đối e tự do. Bây giờ ta xét cấu tạo của ion OH(1-)( của NaOH) và ion C2H5O(1- )( của C2H5ONa )
H-O (1-)
C2H5-O ( 1-)
Dễ thấy vì gốc C2H5- có hiệu ứng +I vào nguyên tử O trong khi nguyên tử H ko có hiệu ứng này nên hiển nhiên mật độ e trên nguyên tử O của C2H5O(1-) lớn hơn của OH(1-) nên C2H5O(1-) dễ cho đôi e hơn OH(1-) hay tính bazo của C2H5ONa lớn hơn NaOH

linh chi nguyen
11-01-2006, 05:44 PM
thật ra co tác giả viết 1:3 có tác giả viết 1:4. Cai nao cung thế thôi nhưng theo minh thi 1:4 hợp lý hơn

finalfantasi_2511
11-02-2006, 09:09 AM
vậy cường thủy và cường toan là khác nhau vậy mà có người bảo chúng giống nhau

longraihoney
11-02-2006, 12:13 PM
Người ta bảo giống nhau chỉ để giải thích định tính cho chúng ta hiễu rằng nó đều có thể hoà tan được Au thôi chứ tỉ lệ nó khác nhau 1:3 và 1:4 đôi lúc còn là 3:1 nữa cơ ^ ^

longraihoney
11-02-2006, 12:17 PM
đố mọi người kim loại nào đắt nhất>!!!!!!!!!!!????
vì sao trong bảng tuần hoàn kim loại chiếm số đông, có bao nhiêu kim loại đã tìm thấy????????/(hehe)
hỗn hợp nước cường toan là gì, nghe nói nó hoà tan được AU(mình chỉ biết cường thủy là hoà tan vàng)
số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại có liên quan gì đến hóa trị của nó ko, và cả với số oxi hóa nữa?cho ví dụ luôn nha



Thứ nhất nếu tính luôn các nguyên tố phóng xạ thì có hơn 80 KL trong bản tuần hoàn... nếu tính tới nguyên tố 110.. nhưng người ta điều chế ra nguyên tố có Z=164 rồi mà lại bền nữa :nghi ( nên kim loại chiếm hơn 140 nguyên tố trong bản tuần hoàn rồi :nghimat (


Câu hai thì mọi người thảo luận rồi nên bỏ qua nhỉ

Số e ngoài cùng mình có thể định tính hiểu nó là hoá trị cũng được... vì e ở lớp ngoài cùng dễ mất nhất ( xa hạt nhân , tương tác hút của hạt nhân vào nó yếu hơn vì tác dụng của hiệu ứng chắn và một số chuyện kh1c nhau nữa)
Số oxi hoá thực tế là một khái niệm để nói sự nhận và cho e của một nguyên tố nào đó

Vd trong hợp chất OF2 thì Oxi cho đi hai e nên nó có số oxi hoá là +2 hoặc NH3 trong này N nhận thêm 3 e nên sẽ có số oxi hoá là +3 lưu ý một điều số oxi hoá KHÔNG PHẢI LÀ HOÁ TRỊ vd như Nitơ có hai số oxi hoá là +3 và +5 nhưng NÓ CÓ Hoá trị 4 :doivien( nguyên nhân là do cấu hình AO của nó :nghimat (

sutrovecuanguoisin
11-02-2006, 10:08 PM
sản phẩm nào tạo ra trong phản ứng aryl hóa theo Meerwein cho sau đây:
1_p_clo phênylđiazo clorua và acrolêin
2_benzenđiazo clorua và stiren
3_benzenđiazoni clorua và 1,3_pentađien

Zero
11-03-2006, 05:40 PM
Phản ứng Aryl hóa theo Meerwain theo như cơ chế là tạo ra gốc tự do aryl, sau đó thằng này sẽ tấn công Ae vào tác nhân anken vốn đã được hoạt hóa bằng nhóm thể -I, cuối cùng là tách HX.
Theo cơ chế này thì sản phẩm các phản ứng trên như sau
a) p - Cl - C6H4 - CH = CH - CHO
b) Ph - CH = CH - Ph
c) Ph - CH = CH - CH = CH - CH3

Mikhail_Kalashnikov
11-03-2006, 06:16 PM
Phản ứng Aryl hóa theo Meerwain theo như cơ chế là tạo ra gốc tự do aryl
Đó là Gomberg-Bachmann chứ nhỉ :batthan (?

Zero
11-03-2006, 07:18 PM
Phản ứng đó có dính đến sự thoát nitơ từ muối diazoni ko ku Mikhail, sau đó anion X- lại tấn công vào nối đôi của olefin ko? Nói rõ anh với nào

Mikhail_Kalashnikov
11-03-2006, 08:29 PM
Em chỉ được biết là pư qua gốc tự do của diazoni thực hiện trong mt kiềm, sinh ra nitơ và gốc tự do Ar*, còn pư qua ion thì thầy Sơn bảo là pư ghép, thực hiện trong mt axit, không sinh ra ni tơ.

Zero
11-03-2006, 09:31 PM
Thôi anh nói rõ thế này, phản ứng Gomberg - Bachmann của thằng ku là phản ứng trong đó chuyển thành dạng trung gian là Ar - N = N - OH, sau đó thằng này sinh ra Ar. Hai cái Ar. ghép nhau thành hệ biphenyl.
Còn phản ứng Meerwain là sự cộng gốc tự do Ar. vào liên kết C = C - C = Z, Z là nhóm nguyên tử hay nguyên tử gây hiệu ứng -C, cộng kiểu Michael í.
Rõ chưa nào^^

Tham khảo: Organic Named reaction - Merck Index

sutrovecuanguoisin
11-03-2006, 10:25 PM
môi trường của phản ứng này là Cu2CL2 trong axêtôn theo cơ chế gốc sau đó anion X- lại tấn công vào nối đôi của olefin là chủ yếu hoặc có thêm ArCH=CHCN đối với p_clo phênylđiazoni clorua và acrolêin

sutrovecuanguoisin
11-03-2006, 10:46 PM
tại sao aspirin thương phẩm thỉng thoảng có mùi thơm rõ rệt của axit acêtíc?Nếu người ăn vào có độc hay không?Giải thích

lmqcuong1611
11-04-2006, 07:39 AM
Aspirin là acid acetyl salicilic. Công thức nó như sau:

http://img299.imageshack.us/img299/2676/aspirinyz6.gif (http://imageshack.us)

Nếu để lâu ngày trong không khí ẩm nó sẽ bị thủy phân nhóm chức ester và sẽ cho ra cái " mùi thơm của dấm" đó. Uống vào là lủng ruột luôn( thuốc hết hạn mà) hehehe...

Thông tin chi tiết về aspirin bạn đọc tại đây nhé.

http://en.wikipedia.org/wiki/Salicylic_acid

http://en.wikipedia.org/wiki/Aspirin

chududan2003
11-04-2006, 11:59 AM
tui lai ko nghi nhu the !! mac du ápirin co bi thuy phan nhung mot vien thuoc thi ko the nao tao ra mot so luong lon acit acetic du de lam thung ruọt.
va lai acit acetic chung ta cung thuong dung trong cac bua an ( mac du nong do ko lon lam)
khi co mui acetic khi do thuoc da het han , luc nay uong vao se bi ngo doc ( do tac dung phu ma thoi)
dieu nay cung de hieu : thuoc het han ko ai uong ca ok??

longraihoney
11-04-2006, 12:53 PM
1/Mọi vật đều tuân theo nguyên tắc "Nóng thì nở ra,lạnh thì co lại" vậy tại sao nước ở thể rắn(nước đá) thì lại ngược lại?

2/Tại sao khi nấu canh cá người ta lại cho các chất chua vào?

3/Có hai sợi dây đồng nhỏ và một củ khoai . Làm sao để biết được cực dương và cực âm của một ắc quy.

4/Chúng ta chắc hẳn ai cũng một lần bị kiến , ong đốt rất ngứa fải không ạ. Theo kinh nghiệm của các cụ truyền lại thì lấy vôi bôi vào chỗ bị đốt . Rất có hiệu quả đó. Dưới quan điểm của hoá học các bạn thử giải thích xem.

5/Chỉ số xà phòng hoá là số mg KOH đủ để thuỷ phân 1g chất béo ,tại sao không fải là NaOH mà cứ fải là KOH.

6/tại sao ở các bệnh viện người ta lại thich trồng thông hơn là các cây khác?

7/Tại sao khi cho một sợi dây Cu đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?

8/Lan đun dung dịch NaOH trong một cốc thuỷ tinh để bốc hơi nước đi . Dần dần em thấy xuất hiện một loại tinh thể . Nó có thể hoà tan trong nước . Thử bằng giấy chỉ thị thì thấy nó có tính kiềm . Lan nghĩ rằng bằng các này em có thể tạo ra tinh thể của NaOH . BẠn thử nghĩ xem : ý kiến của Lan đúng hay sai?

9/Tại sao khi luộc rau thì cho thêm một ít muối và mở vung thì rau xanh và giòn hơn ?

10/Vì sao khi nói đến thịt mỡ thì người ta thường nhắc đến dưa hành ?

11/Vì sao khi ăn phải bả , chuột thường chết ở nơi gần nguồn nước ?

12/ Tại sao sau cơn mưa người ta thường cảm thấy không khí trong lành hơn ?

13/Tại sao phèn chua lại có khả năng làm trong nước?

14/Tại sao máu màu đỏ, còn cỏ thì lại có màu xanh?

15/Một người cầm một con dao chặt đứt đôi thanh củi rồi đưa con dao đó cắt vào tay mình lập tức máu chảy ròng ròng. Nhưng ô kìa tay vẫn không sao!!!!! Tại sao lại lạ vây?

16/Nguyên tố nào mà trong cơ thể người,nó tồn tại nhiều nhất trong vỏ não?

17/Tại sao khí NO2, khi đưa về -11 độ C thì ko có màu, mà đưa lên khoảng 140 độ thì lại có màu nâu rất đậm. Làm ơn các bác giải thích tại sao có màu nhé, ko giải thích lưng chừng!

18/Một nguyên tố có quan hệ khá gần gũi với Kali,được phát hiện gần như đồng thời với kali bằng cùng một phương pháp điện phân và cùng do nhà Hoá Học Humphy Devi(H.Davy) phát hiện ra?

19/Giải thích t/ch thuận từ của O2. Tại sao O2 có tính thuận từ còn N2 thì lại ko?

20/Tại sao người ta lại thường đựng các dung dịch,hoá chất vào các bình thuỷ tinh mỏng vậy.Sao không đựng vào các lọ dầy có tốt hơn không?

21/Đố mọi người biết thuỷ tinh hoà tan là gì và nó được ứng dụng ở đâu?

22/Muốn có được ngọn lửa nhiệt độ cao để hàn cắt kim loại người ta dùng C2H2 chứ ko fải là C2H6 mặc dù nhiệt đốt cháy các khí này tương ứng bằng 1320kj/mol và 1562 kj/mol.

23/Tại sao các đường ống dẫn nước và động cơ ôtô có nguy cơ hỏng khi thời tiết lạnh dưới OoC?

24/Các nguyên tắc vận tải bằng đường xe lửa axit sunfuric đậm đặc đựng trong các toa thùng yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi toa thùng.Tại sao sau khi tháo axit rồi mà khoá chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng,còn nếu cứ để mở thì sẽ không dùng được toa thùng nữa?

25/Một người chưa bao giờ được lên mỏ than,nhưng trong tưởng tượng của người đó,mỏ than là nơi có những núi than khổng lồ,cao hàng chục mét,đen sì......
Người đó tưởng tượng có đúng không?Tại sao?

26/Tại sao trên các thùng đựng ét xăng của các xe hơi lại thường có ghi:"Ét xăng etyl hoá!Nguy hiểm"?

27/Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi ? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bình đó dùng được trong mọi vụ cháy không?

28/Khi cho chất khí phổ biến A vào bình thủy tinh chứa khí B có cùng tỷ trọng với A thì thấy trong bình còn lại cát ẩm . Bạn hãy cho biết tên hai khí này?

29/Một trong những phương pháp điều chế nước ngọt trrên tàu biển là nén propan ở nhiệt độ thấp vào nưóc biển.Sau khi lọc tách chất rắn sẽ thu được nước ngọt.

30/Đố mọi người biết tên của những chất được viết tắt ở dưới đây nhé:
PABA,DES,PCC,THF,Sia2BH,LBAH?

31/Có một dung dịch không màu mất nhãn cho vào dung dịch này một kim loại màu vàng đậm quấy đều không có hiện tượng gì xảy ra đun nóng bình đựng dung dịch này (có cả Kim loại trên ) đến một nhiệt độ cao thì thấy có thoát một hỗn hợp khí trong đó có khí màu nâu hỏi dung dịch là dung dịch gì và kim loại là kim loại gi ?

32/Tại sao tóc ướt lại dài hơn tóc khô?

33/Như ta đã biết,nhôm oxit (Al2O3) là một oxit lưỡng tính tan được cả trong dd axit và dd bazo kiềm,nhưng khi nung đến 1000 độ C,Al2O3 trở nên trơ đối với cả dd axit và kiềm?

34/Có mấy chất sau trong các ống nghiệm riêng biệt : NaCl,NaBr,NaI ,NaSCN ,NaF
Hãy chỉ ra trong mỗi ống nghiệm có chất nào .Các chất sử dụng để nhận biết tuỳ ý

35/Hãy xác định thành phần C va H của 1 hydrocarbon
điêu kiện là bạn nghĩ mình đang sống o thé kỷ 18( chưa có phương pháp vật lý hiện đại)

36/Vì sao khi hoà tan các phân đạm thì nuớc lại lạnh đi .

37/oxi có ba đồng vị 16 17 18 vậy tại sao trong bảng tuần hoàn khối lượng của nó lại là 15,99?

38/Tại sao Si và C có cấu tạo AO ngoài cùng như nhau nhưng C có thể tạo thành vô số hợp chất hữu cơ nhung Si thì không?

39/Tại sao đồng phân trans bền hơn đồng phân cis

40/ Tại sao khi làm thí nghiệm dòng điện qua dung dịnh CuSO4 với 2 cựclà Cu thì Cu ở cục dương lại tan ?

41/trong phản ứng của natri thiosunfat với Iot trong môi trường hoàn toàn trung tính có thêm phản ứng tạo HI sau đó HI td với Na2S2O3 để tạo ra H2S2O3 và H2S2O3 phân huỷ thành S và SO2 không

42/Tại sao ko thể điều chế trực tiếp N2O từ N2 và O2 dược ?

43/Một cây nến đang cháy ,bạn thổi tắt nó đi . khi đó sẽ xuất
hiện một "dòng " khói đục bay lên . Nếu bạn đưa một ngọn lửa
đang cháy lại gần ( cách từ 2 đến 3 cm ) thì ngọn lửa lại bùng cháy . Bạn hãy giải thích .

44/Tại sao đom đóm lại có thể phát sáng được?

45/tại sao sau khi tắm dù bằng nước nóng hay nước lạnh thì ta đều cảm thấy mát?

46/Tại sao tuyet lai co mau trang trong khi no duoc cau tao boi cac tinh the nuoc trong suot?

47/nguyên tố nào tên gọi bắt nguồn từ tiếng Hi lạp có nghĩa là Mặt trăng, ở hàm lượng nhỏ thì rất cần thiết cho cơ thể nhưng chỉ cần cao hơn mức đó 5-10 lần là đã trở nên độc hại với cơ thể?

48/tại sao Selen lại là nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể ?

49/Tại sao chì chỉ tương tác trên bề mặt với dd HCl loãng hoặc dd H2SO4 dưới 80% nhưng lại tan tốt trong dd đậm đặc của các axit đó?Và khác với chì thì thiếc lại có thể tan tốt trong các dd noi trên ở những nồng độ khác nhau?

50/Tại sao Phospho bền ở Số oxh +5 và ko có tính oxh trong khi Nitơ thì ko bền ở +5 và là chất oxh cực mạnh?

51/làm thế nào để tách được hỗn hợp n- và iso-pentan

52/trong 2 loại ion +2 và +3 của Fe cái nào bền hơn?Vì sao?

53/vì sao ăn "cháy cơm" có vị ngọt hơn cơm bình thường?

54/Co 12 lo dung cac dung dich khong mau sau: H2O, HCl, H2SO4, BaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl, NaOH, Ba(OH)2 va AgNO3.
Khong dung bat cu hoa chat nao, hay nhan biet cac dung dich tren.

55/trong phản ứng halogen hoá ankan,nguyên tử halogen(Cl và Br)ưu tiên cắt đứt liên kết C-H,điều đó có gì mâu thuẫn khi năng lượng liên kết C-H là 355-481kJ/mol còn năng lượng liên kết C-C chỉ là 335kJ/mol?

56/tại sao ankin tham gia phản ứng cộng electrophin khó hơn anken?

57/Tại sao amoniaclại tạo ra NH4 + mà không phải là H3O+ theo phản ứng:
NH3 + H2O -->NH4+ + OH-
NH3 + H2O -->H3O+ + NH2-

58/Mg đóng vai trò gì trong diệp lục ?

59/Sự ôi mỡ là gì ?

60/Khi sục Cl2 vào nước, rồi sục tiếp CO2 vào thì độ tan của Cl2 thay đổi thế nào và tại sao?

sutrovecuanguoisin
11-04-2006, 03:25 PM
Nếu để lâu ngày trong không khí ẩm nó sẽ bị thủy phân nhóm chức ester và sẽ cho ra cái " mùi thơm của dấm" đó. Uống vào là lủng ruột luôn( thuốc hết hạn mà) hehehe...

với những vỉ thuốc đã được bọc kĩ thì làm sao có không khí ẩm vào được bạn hãy giải thích ro hơn

khoa1509
11-04-2006, 08:34 PM
Mấy câu hỏi của bạn hay ghê !
khoa thấy câu 13 hơi wen wen..
hình như phèn chua có công thức là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O
ph2n chua tác dụng với nước tạo thành Al(OH)3 nên làm chất đục lắng xuống
Al2(SO4)3+6H2O=2Al(SO4)3+3H2SO4

longraihoney
11-04-2006, 08:36 PM
Nó tạo thành kết tủa keo... hút bụi bạn à... và nó vón lại thành cục to nên dễ dàng tách ra khỏi nước đang xử lý... chúc mừng bạn đã trả lời xong 1 câu ^ ^


mà lưu ý Phèn chua còn được kí hiệu là KAl(SO4)2.12H2O nữa...

lmqcuong1611
11-04-2006, 08:54 PM
ah bạn nói nó chỉ thỉnh thoảng thôi, nghĩa là đôi khi bạn để nó lâu ngoài không khí thì nó sẽ có mùi dấm thôi. Còn chuyện mỉnh nói nó thủng ruột chỉ là đùa hơi cho vui thôi thế mà mấy bạn tưởng thiệt. Giấm dùng trong thực phẩm là vô hại mà. Trong khi bạn nói : "Nếu người ăn vào có độc hay không?Giải thích"
vậy nếu mình ăn thuốc vào nhiều thì chết rồi còn gì.

minhtruc
11-04-2006, 10:03 PM
Trả lời câu 44: sở dĩ đom đóm phát sáng là vì trong các tế bào của nó có chứa chất luciferin, chất này khi tác dụng với Oxy trong không khí dưới sự xúc tác của enzym luciferaza có sẵn trong tế bào của đom đóm. Phản ứng này sinh ra năng lượng dạng photon ánh sáng mà ta nhìn thấy. Oxy được cung cấp thông qua các lỗ thở của con đom đóm, do vậy ta thấy ánh sáng cứ chớp tắt theo nhịp thở của con đom đóm. Phản ứng này được biểu diễn như sau:
http://img234.imageshack.us/img234/377/45st6.gif

tuanpoke
11-05-2006, 08:34 AM
Trả lời câu 2: khi nấu canh cá, thường bỏ vào nồi các chất chua như cà chua, chanh, mẻ....vì trong cá có các amin(chủ yếu là trimetylamin), các chất chua làm mất mùi tanh của cắ tức là làm mất amin.

longraihoney
11-05-2006, 08:36 AM
chính xác là diamin có tính baz... vì vậy mình cho thêm chất chua chính là đã tạo ra một phản ứng trung hoà... nó có hai tác dụng một là làm giảm sự tanh của nồi hai là... Làm cho nồi có vị mặn đậm đả rất Việt Nam

tuanpoke
11-05-2006, 08:55 AM
hình như chưa có biết kim loại nào đắt nhất thì phải

tuanpoke
11-05-2006, 09:06 AM
cho mình hỏi là vì sao người lại dùng H2 làm thế điện cực chuẩn( nói cụ thể 1 tí)
trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, bộ Au là đứa cuối cùng, sau nó ko còn ai nữa à!!

longraihoney
11-05-2006, 01:17 PM
bạn này nói hay ghê nhỉ... nếu mà nói chuyện kl đắt nhất hiện nay theo kinh thế và theo xã hội thì đương nhiên là Au rồi... còn nếu nói về khoa học quân sự thì là U và Th còn đối với các nhà khoa học thì các nguyên tố số Z lớn là VÔ GIÁ vì nó thể hiện trình độ phát triển của khoa học nhân loại mà :liemkem (

longraihoney
11-05-2006, 01:20 PM
Hix hix... câu đầu tiên của bạn mình cũng chã biết nói sao... cũng như người ta qui ước độ âm điện của F là mạnh nhất và từ đó suy ra các nguyên tố khác với tỉ lệ tương ứng... còn trường hợp thế điện cực lấy của H làm chuẩn vì nó là nguyên tố vừa dễ cho e vừa dễ nhận e ( theo quan điểm của mình )

Còn câu hai... dãy điện hoá trong bản tuần hoàn phổ thông chưa đủ đâu... còn nhiều nữa tuy nhiên theo mình nghĩ thì đối với hoá học phổ thông chỉ cần xét đến THẰNG TRƠ Au là đã quá đủ rồi...

Vì nếu xếp cho đủ thì sẽ mệt lắm vì có hai họ lanthane và actinie tụi nó hơi bị thất thường vì e cuối điền vào các phân lớp d và f... nên có hiện tượng co phân lớp d (f) nữa nên tính chất của tụi nó khó xác định chính xác được... dù rằng NÓ CÓ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC GẦN GIỐNG NHAU

sutrovecuanguoisin
11-06-2006, 12:25 PM
11-vì thuốc chuột có chứa Zn3P2 khi chuột ăn vào gây ra tình trạng khát nước khi uống nước tạo thành khí PH3
12 d trong kết mưa có tia sét( hồ quang điện) nên khí oxi chuyển thành khí ôzôn làm cho môi trường trong lành
6 vì thông có khả năng tạo ra ôzôn
24 khi chuyên chở axít sunfuric 98% bằng thùng sắt( trơ với axít đặc) nhưng khi mở thùng có khí ôxi vào thùng sắt bị ăn mòn
19 giải thích bằng thuyết MO
17 có cân bằng NO2 thành N2O4
4 kiến đốt là axít HCOOH
8 là Na2CO3
14 máu đỏ do có chứa iôn Fe3+ còn cây có chứa chất diệp lục
36 do trong dung dịch có hai quá trình phân li thành iôn( thu nhiệt) và hiđrát hóa (tỏa nhiệt)
27 với những đám cháy có Mg thì không
34 sử dung AgNO3
49 khi ở trong dung dịch loãng Pb tạo thành hợp chất ít tan khi trong dung dịch đặc tạo thành H2PbCl4

TraiTimVietNam
11-06-2006, 01:25 PM
11- Cái đó vài năm trước thường là loại Ca3P2 còn hiện nay ko biết dùng loại nào Hưũ cơ sạch sẽ hơn ko ( còn Zn thì ít dùng lắm bạn ạ , ko kinh tế )

ruacon
11-06-2006, 02:13 PM
thiên già!
theo em biết thì bi giờ dùng muối sunfat của Tl hay là Ta ấy
thằng ted nó nói mà :D

cao dang viet
11-06-2006, 02:53 PM
Cho mình hỏi vì sao H tronh nhóm Hidroxyl of glixerin lại linh động hơn đối với rượu đơn chức

cao dang viet
11-06-2006, 03:08 PM
52.Fe +2 và +3 thì theo mình nghĩ Fe +3 bền hơn vì ở oxh này nó ko bị khử nữa.Vd:
FeO + HNO3 = Fe2(NO3)3 +NO2 +H2O
Fe2O3+HNO3=Fe2(NO3)3+H2O

cao dang viet
11-06-2006, 03:10 PM
59.SỰ ÔI MỠ LÀ SỰ OXI HÓA CỦA LIPIT

cao dang viet
11-06-2006, 03:24 PM
có phải Pt là đắt nhất ko

sutrovecuanguoisin
11-06-2006, 04:21 PM
3_cắm hai sợi dây Cu vào củ khoai rồi nối với hai cực bên nào có màu xanh lam là cực âm do có iôn Cu2+
39_ trans thường bền hơn cis do đồng phân trans có mô men lưỡng cực nhỏ hơn
33_ cậu có thể giải thích không:nhôm ôxít tồn tai trong tự nhiên dưới dạng côrunđum ở khoảng 1000độC nó tác dụng với hiđrôxít,cacbonát,hiđrô sunfát,đisunfát của kim loại kiềmở trạng thái nóng chảy
51 chưng cất phân đoạn
56 nguyên tử Csp có độ âm điện cao hơn Csp2 nên giữ cặp Ep chặt hơn
9 khi luộc rau cho thêm NaCl để tăng nhiệt độ sôi của nước

sutrovecuanguoisin
11-06-2006, 04:25 PM
hình như là rađi vì trên thế giới chỉ có 10 gam giá khoảng 10 triệu đôla Mĩ

longraihoney
11-06-2006, 05:49 PM
11-vì thuốc chuột có chứa Zn3P2 khi chuột ăn vào gây ra tình trạng khát nước khi uống nước tạo thành khí PH3
12 d trong kết mưa có tia sét( hồ quang điện) nên khí oxi chuyển thành khí ôzôn làm cho môi trường trong lành
6 vì thông có khả năng tạo ra ôzôn
24 khi chuyên chở axít sunfuric 98% bằng thùng sắt( trơ với axít đặc) nhưng khi mở thùng có khí ôxi vào thùng sắt bị ăn mòn
19 giải thích bằng thuyết MO
17 có cân bằng NO2 thành N2O4
4 kiến đốt là axít HCOOH
8 là Na2CO3
14 máu đỏ do có chứa iôn Fe3+ còn cây có chứa chất diệp lục
36 do trong dung dịch có hai quá trình phân li thành iôn( thu nhiệt) và hiđrát hóa (tỏa nhiệt)
27 với những đám cháy có Mg thì không
34 sử dung AgNO3
49 khi ở trong dung dịch loãng Pb tạo thành hợp chất ít tan khi trong dung dịch đặc tạo thành H2PbCl4

Câu 12 em xin bổ sung... lý do anh nói cũng tương đối chính xác rồi nhưng còn thiếu... Còn vì do nước mưa đã làm bụi bẩn rơi xuống mặt đất mà mưa độ ẩm tăng nè... cây cối có điều kiện thích hợp để quang hợp nên giải phóng nhiều oxi hơn nữa...
Câu 6 chính xác là do nhựa thông câu
14 Vì trong dịp lục có Mg2+ có màu xanh... ^^ Mg chiếm khoảng 2% khối lượng của phân tử lục lạp...và nó ở vị trí trung tâm của phân tử đó đấy... thú vị chưa :it (

tạm thời thế đã chờ mọi người có thêm ý kiến em sẽ bổ sung thêm :yeah (

longraihoney
11-06-2006, 05:56 PM
27/Tại sao trước khi dùng bình cứu hoả thì trước hết ta phải dốc ngược bình (lắc vài cái) rồi mới mở vòi ? Bình cứu hoả hoạt động như thế nào vậy ? Có phải bình đó dùng được trong mọi vụ cháy không?


Câu này anh trả lời sai hoàn toàn Bình cứu hoả có chứa NaHCO3 và H2SO4 ở trong bình... khi mình dốc ngược bình lại và lắc vài cái thì acid sẽ chảy từ trong ra ngoài và đụng NaHCO3 hai thằng đó phản ứng với nhau sinh ra CO2 và chính CO2 dập tắt đám cháy ( nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy ai cũng biết rồi nhỉ ^ ^) Bình đó không thể nào dùng trong mọi vụ được vì có những vụ cháy nếu boom CO2 vào sẽ chẳng có tác dụng gì nữa vd như cháy dầu... biện pháp tốt nhất là cho cát đấp vào... hoặc là cho một ít thuốc nổ vào... nghe thì vô lý nhưng thực tế thì ngược lại vì thuốc nổ cháy mạnh sinh ra hơi nước và có thể sinh ra các chất khí không duy trì sự cháy... nó choáng chỗ của Oxi làm đám cháy sẽ mau tắt hơn ^ ^ thân... có ai góp ý gì không a?

longraihoney
11-06-2006, 06:41 PM
56 nguyên tử Csp có độ âm điện cao hơn Csp2 nên giữ cặp Ep chặt hơn cụ thể là do như vầy (có tham khảo ý kiến của anh Nhân... zero đó)
Mật độ e ở obitan lai hóa sp là lớn nhất, nhưng đồng thời điện tích tập trung trên obitan đó cũng lớn nhất, vả lại quy tắc hằng số chắn ko xài cho AO lai hóa chỉ xài cho nguyên tử
và độ âm điện càng cao nếu phần trăm đóng góp của obitan s trong obitan lai hóa càng lớn ( vì obitan s ở gần hạt nhân hơn ---> e bị hút mạnh hơn ---> độ âm điện lớn hơn )

khoa1509
11-06-2006, 08:31 PM
Cho mình hỏi cách tách Fructozo và glucozo sau khi thuỷ phân saccarozo

chualase
11-06-2006, 08:42 PM
tại sao NH3 lại có tính bazo đặc trưng còn N2H4 lại có tính khử đặc trưng?
cám ơn nhiều!

Scooby-Doo
11-07-2006, 09:51 AM
"Organic Name Reactions"

Sách hay nhất về Name Reaction hiện nay là cuốn "Strategic Applications of Named Reactions in Organic Synthesis" viết bởi Laszlo Kurti, Barbara Czako.
http://www.amazon.com/Strategic-Applications-Reactions-Organic-Synthesis/dp/0124297854

Vì bên cạnh lịch sử của từng phản ứng, giải thích về cơ chế, tác giả còn trình bày nhiều áp dụng của từng phản ứng trong tổng hợp hữu cơ. Sách rất thích hợp cho các bạn đang học cơ chế phản ứng, tổng hợp hữu cơ hoặc làm seminar Hóa 3 về hướng tổng hợp.

Tuy nhiên, khi gặp khó khăn về cơ chế phản ứng của nhũng phản ứng đã đuợc đặt tên (Name Reaction) mà không có sách trên, các bạn có thể tham khảo cơ chế phản ứng trong rất nhiều website về "Name Reaction" bạn , ví dụ như trong website sau:
http://www.organic-chemistry.org/frames.htm?http://www.organic-chemistry.org/namedreactions/

Các bạn cũng có thể đọc thêm trong website này ở phần Special Topics
http://www.organic-chemistry.org/frames.htm?http://www.organic-chemistry.org/namedreactions/
về một số chủ đề khác như: Tổng hợp vi sóng (Microwave Synthesis), Phản ứng nhiều phần tử (Multicomponent Reactions), Xúc tác cơ kim (Organocatalysis).

Và còn nhiều thứ khác nữa cho các bạn khám phá.

Scooby-Doo

bluemonster
11-07-2006, 11:07 AM
Cho mình hỏi vì sao H tronh nhóm Hidroxyl of glixerin lại linh động hơn đối với rượu đơn chức
Vì ngoài sự phân cực tạo ra bởi Oxygen, nó còn chịu chi phối của liên kết hydrogen !
H---O-H , với mô hình này thì H sẽ linh động hơn !
:hiphop (

sutrovecuanguoisin
11-07-2006, 11:59 AM
57 do ái lực prôtôn của NH3 lớn hơn H2O của NH3 là -9,7 còn H2O là -7,.. nên tong hai quá trình trên thì quá trình 1 là có lợi về mặt năng lượng
40 khi điện phân dung dịch CuSO4 thì ở cực dương có khí Ôxi thoát ra do đó Cu sẽ tá dụng với O2 và H2SO4 tạo ra CuSO4
20 trong các phản ứng hóa họcthì thường có sự tỏa hay thu nhiệt cũng giống như rót nước nóng vào 1 cốc thủy tinh dày do thủy tinh truyền nhiệt kém nên các lớp co dãn không đồng đều dẫn đến cốc sẽ vỡ VD rót axit sunfuric vào nước mà cho vào cốc thủy tinh dày thì thật là nguy hiểm

ruacon
11-07-2006, 05:19 PM
chưa hiểu lắm!giải thích rõ hơn anh BM :D

sutrovecuanguoisin
11-07-2006, 05:21 PM
Lấy một cái lọ thuỷ tinh, đổ vào đó một ít chất bột trắng (kiểu như bột nở dùng khi làm bánh - nhưng cũng không hoàn toàn giống bột nở - mà là một chất gồm có NaHCO3 và một số acid giúp làm khô),sau đó cho một cái nến đang cháy vào.

Thí nghiệm 1: đổ vào lọ một ít nước thường (H20) thì thấy chất bột sủi bọt và ngọn nến bị tắt.

Thí nghiệm 2: trong cái lọ thứ hai (giống hệt lọ 1), ko đổ nước mà đổ vào một ít nước quýt ngâm đường thì thấy cũng có hiện tượng sủi bọt, nhưng ngọn nến không bị tắt.

Thí nghiệm 3: trong một cái lọ thứ 3 (giống hệt hai lọ đầu), đổ nước quýt vắt vào (ko có đường) thì thấy hiện tượng sủi mạnh y như thí nghiệm 1 và ngọn nến bị tắt.

Hãy giải thích 3 thí nghiệm đó.

gold_dragon_2310
11-07-2006, 05:46 PM
Minh họa giúp anh BM ;))
HI vọng vẽ ko sai :Dhttp://img224.imageshack.us/img224/128/h354354546dq7.gif (http://img224.imageshack.us/my.php?image=h354354546dq7.gif)

longraihoney
11-07-2006, 05:59 PM
Cho mình hỏi cách tách Fructozo và glucozo sau khi thuỷ phân saccarozo


Cái này bạn cho Fe3+ vào thì frutozơ sẽ phản ứng kết tủa... vậy là bạn tách được glucozo ra rồi. :hocbong (

longraihoney
11-07-2006, 06:14 PM
tại sao NH3 lại có tính bazo đặc trưng còn N2H4 lại có tính khử đặc trưng?
cám ơn nhiều!


Mình trả lời nè ^ ^... NH3 là một bazơ lewis (còn một cặp e dư) vì thế nó có tính bazơ đặc trưng :ngu9 ( còn N2H4 bạn dựa vào số oxi hoá của nó là nhận ra ngay mà ^^

doremon
11-07-2006, 08:59 PM
Câu trả lời này hơi ko ổn vì N2H4 cũng có cặp e cô lập mà, nên nó cũng là base luôn, còn NH3 cũng có tinh khử luôn, cho nên ở đây chỉ nên nói NH3 có tính base đặc trưng vì nó có tính base mạnh hơn N2H4, còn N2H4 có tính khử đặc trưng vì nó có tính khử mạnh hơn NH3

chualase
11-08-2006, 07:09 AM
Vậy tại sao nó lại mạnh hơn?
Có phải tại NH3 có cấu trúc tứ diện nên cặp e độc thân có định hướng rõ rệt cho nên khả năng nhận p lớn. Còn N2H4 thì có cáu trúc giống H2O2 cho nên 2 cặp e độc thân không có sự định huóng rõ rệt, khả năng nó cho e di dẽ hơn khả năng kết hợp với p , hơn nữa cấu trúc của nóko bền dẫn đên có tính khử mạnh.
Mình nghĩ là như vậy nhưng ko biết đã đủ chưa.
Mọi người cho ý kiến nhe!

longraihoney
11-08-2006, 07:52 AM
Câu trả lời này hơi ko ổn vì N2H4 cũng có cặp e cô lập mà, nên nó cũng là base luôn, còn NH3 cũng có tinh khử luôn, cho nên ở đây chỉ nên nói NH3 có tính base đặc trưng vì nó có tính base mạnh hơn N2H4, còn N2H4 có tính khử đặc trưng vì nó có tính khử mạnh hơn NH3



Nếu anh nói thế thì chẵng cần ai phải hỏi làm gì... phải dựa vào cấu trúc riêng biệt của từng chất để giải thích chứ...?


Câu chị nói có lẽ thêm cái phần... cái orbtal p chứa cặp e chưa liên kết ấy nó chiếm vùng không gian lớn trong phân tủ( cấu trúc NH3 thì các nguyên tố H nằm gọn về một phía ở dưới để vùng không gian lớn cho cặp e ở phía trên)

longraihoney
11-08-2006, 09:24 AM
NGƯỜI TA bảo phân tử nào có H linh động sẽ dễ hoá lỏng đúng hay sai?
Và người ta bảo chất có H linh động... dễ tạo liên kết hidro trong nước thì dù phân cực hay không phân cực là đúng hay sai ( em thấy câu này trật lất vì phân tử còn phải phân cực và sức căng bề mặt phải tương đương với nước... độ keo của nó phải gần bằng nước thì mới dễ tan trong nước được... ý kiến? )

bluemonster
11-08-2006, 12:55 PM
NGƯỜI TA bảo phân tử nào có H linh động sẽ dễ hoá lỏng đúng hay sai?
Và người ta bảo chất có H linh động... dễ tạo liên kết hidro trong nước thì dù phân cực hay không phân cực là đúng hay sai ( em thấy câu này trật lất vì phân tử còn phải phân cực và sức căng bề mặt phải tương đương với nước... độ keo của nó phải gần bằng nước thì mới dễ tan trong nước được... ý kiến? )
Để đánh giá sự hóa lỏng của một chất đang ở dạng tinh thể, phải xét đến nhiều yếu tố nhiệt động, và độ flexible của structure nữa ! Còn yếu tố H linh động chỉ là thứ yếu, vì phải hòa tan ra H linh động mới được dùng !
Chính vì vậy, câu nói trên là sai !!!
Câu thứ hai thì BM hổng hiểu !!! khi có H linh động thì đương nhiên cái vị trí của mạch chứa thằng H linh động này phải phân cực rùi chứ ! Nếu đó là một chất hoạt động bề mặt thì như đã biết rùi đấy, môt đầu sẽ dễ dàng cắm sâu vào nước chịu solvate, một đầu hoạt động trên bề mặt của nước làm giảm sức căng bề mặt !!!

Còn nữa, ở trong ngoặc, longdai bắn qua độ tan, thế thì phải xét thêm yếu tố kị nước hay ưa nước của cấu trúc nữa nhé !!! Nếu phần kị nước lớn quá, nó sẽ áp đảo phần ưa nước, như vậy yếu tố phân cực H linh động của phần ưa nước chẳng là gì nữa cả !
:quatang(

longraihoney
11-08-2006, 02:44 PM
Vậy thì nếu ở dạng khí muốn đề cập đến chuyện hoá lỏng thì phải dựa vào yếu tố nào?
Theo em thì phải dựa vào khả năng tạo liên kết hidro của chất đó... cụ thể ta có hai phân tử
H2O và NH3 đương nhiên nước tạo liên kết hidro tốt hơn amoni vì độ âm điện của O lớn hơn của N và kết quả thực nghiệm ta có nước hoá lỏng ở nhiệt độ dao động từ 100 xuống 0*C thì bắt đầu hoá răn còn NH3 phải đến -33.45*C mới bắt đầu hoá lỏng Còn ý kiến của các anh chị thì sao :kham (

voldemort
11-08-2006, 08:38 PM
Nêu giúp mình 1 pư chứng minh glixerol có tính axit mạnh hơn ancol đơn chức ( ancol etylic chẳng hạn )

sutrovecuanguoisin
11-10-2006, 01:04 PM
đố các bạn biết PAH là gì và Csp2 có tạo ra đồng phân quang học hay không

longraihoney
11-10-2006, 01:18 PM
đố các bạn biết PAH là gì và Csp2 có tạo ra đồng phân quang học hay không



Theo em biết
PAH là các chất hữu cơ gồm hai hoặc nhiều nhân benzene trong đó các nhân tiếp giáp nhau có chung hai nguyên tử cacbon, cũng có thể có các nhân không thơm.

Một số PAH kể cả benz(a)pyrene, indeno[1,2,3-cd]]pyrene và benzo[b]fluoranthene đã cho thấy là chất gây ung thư cho các động vật thí nghiệm và có thể gây ung thư cả cho người.


Và dĩ nhiên Csp2 có đồng phân quang học chứ ^^ :tinh (

khoa1509
11-11-2006, 03:46 PM
cho em hỏi làm sao tách được Cl35 và Cl37 từ một hỗn hợp

khoa1509
11-11-2006, 03:52 PM
làm sao nhận biết được glucozo fructozo saccarozo tinh bột chỉ bằng hai hoá chất

longraihoney
11-11-2006, 04:12 PM
cho em hỏi làm sao tách được Cl35 và Cl37 từ một hỗn hợp


Ha ha... cái này mình đã có hỏi mọi người... nhưng chưa ai trả lời cả... cách đơn giản là dùng pp vật lý lợi dụng hiện tượng khuyết tán nhiệt... nhưng khuyên bạn câu :danhnguoi đừng đụng vào mấy cái khó nuốt này :noel3 ( nếu mún rõ hơn thì chờ có ai bàn về chuyện này mình sẽ NÓI RÕ cho bạn thông :yeah (

SUPERGOAT
11-11-2006, 07:27 PM
Em xin trả lời câu 1 tại sao nước đá nở ra khi lạnh đi:
Trong nước đá có liên kết hydro theo kiểu tứ diện 4 nguyên tử oxi nằm ở 4 đỉnh của tứ diện do đó nước đá có những khe trống làm cho V nước đá tăng.Khi hóa lỏng thì kiểu liên kết hydro này không còn nữa do đó V nước lỏng nhỏ.
Xin nói thêm nước có khối lượng riêng lớn nhất là ở 4oC là bởi vì nước cũng như các vật chất khác nở ra khi nóng lên cho nên ở 4oC nước có thể tích bé nhất nên khối lượng riêng lớn nhất
Em xem trong cuốn sách OLYMPIC mới 2006 năm nay có thể có một số chỗ em nói không chính xác vì không có mang sách theo.Mong các anh chị thông cảm

longraihoney
11-12-2006, 06:38 AM
Em xin trả lời câu 1 tại sao nước đá nở ra khi lạnh đi:
Trong nước đá có liên kết hydro theo kiểu tứ diện 4 nguyên tử oxi nằm ở 4 đỉnh của tứ diện do đó nước đá có những khe trống làm cho V nước đá tăng.Khi hóa lỏng thì kiểu liên kết hydro này không còn nữa do đó V nước lỏng nhỏ.
Xin nói thêm nước có khối lượng riêng lớn nhất là ở 4oC là bởi vì nước cũng như các vật chất khác nở ra khi nóng lên cho nên ở 4oC nước có thể tích bé nhất nên khối lượng riêng lớn nhất
Em xem trong cuốn sách OLYMPIC mới 2006 năm nay có thể có một số chỗ em nói không chính xác vì không có mang sách theo.Mong các anh chị thông cảm



:nhamhiem bạn nói cũng gần gần hoàn chỉnh rồi đấy... nhưng kiểu tứ diện ở đây là tứ diện RỖNG vì thế V tăng ~~~> D giảm và ở O*C thì nước đang ở trạng thái nữa rắn nữa nước ( vừa đông đặc vừa nóng chảy) nên các nguyên tử H sẽ linh động hơn nên V được tăng thêm một chút xíu ^^

sutrovecuanguoisin
11-12-2006, 05:17 PM
37/oxi có ba đồng vị 16 17 18 vậy tại sao trong bảng tuần hoàn khối lượng của nó lại là 15,99sao?
tớ nghĩ chắc là do độ hụt khối lượng theo hệ thức anhxtanh

longraihoney
11-16-2006, 08:15 PM
giải thích chính xác là trong quá trình hình thành nên hạt nhân... sự tác hợp của proton và nơtron trong hạt nhân sẽ sinh ra một nguồn năng lượng rất lớn dẫn đến sự hụt khối tương ứng được tính theo hệ thức deltaE=deltamc^2...

cơm nguội
11-17-2006, 11:57 PM
câu 32:
Có lẽ tóc không thể dài hơn khi ướt
Cấu trúc của protein tóc là cấu trúc bậc 3, dạng sợi bền
Nên khó có thể chuyển thành cấu trúc khác để dài hơn được

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-23-2006, 08:21 AM
Ê , mình có câu thứ 61 nè
Vì sao SO2 có thể kết hợp với O2 tạo thành SO3 nhưng CO2 lại ko có khả năng đó

longraihoney
11-23-2006, 07:20 PM
C ở chu kì 2 ~~> không có vân đạo d ~~~> điều bạn hỏi ( trả lời ngắn cho người khác động não hehe :leuleu ( )

khanh
11-25-2006, 08:43 PM
Vì sao Cr có nhiều SOH trong đó SOH bền nhất là +3

longraihoney
11-26-2006, 07:51 AM
Ôxít crôm (II), công thức hóa học: CrO
Ôxít crôm (III), công thức hóa học: Cr2O3
Ôxít crôm (IV), công thức hóa học: CrO2
Ôxít crôm (V), công thức hóa học: Cr2O5
Ôxít crôm (VI), công thức hóa học: CrO3
Trong các ô xít này thì ôxít crôm (III) là ổn định nhất, các ô xít hóa trị +2 và +6 ít ổn định hơn, còn các ô xít hóa trị +4 và +5 ít gặp.



Crom Z= 24 vậy thì nó là 4s2 3d4... nên một e của nó sẽ nhãy vào trong để thành 4s1 3d5 (cấu hình bán bảo hòa gấp) ... III bền nhất là do cấu hình đó thuận lợi về mặt năng lượng nhất :cuoi (

tuanpoke
11-26-2006, 08:48 AM
câu 58
Mg có vai trò quyết định tích chẩt của diệp lục, đại loại giống như HBG(hemoglobin) có fe là nguyên tố quyết đinh. Đúng ra mà nói thì diệp lục và HBG đều có cấu tạo giống nhau, chỉ khác mỗi nguyên tố trung tâm

tuanpoke
11-26-2006, 08:52 AM
còn câu gì mà SO2 pứ với oxi còn CO2 thì ko thì theo mình chắc là do cấu hình e của S trong SO2 còn hụt e nên có thể "bắt tay" với O2 cũng còn thiếu 2e. CO2 ko làm được vì nó hết chỗ chen vô rồi

tuanpoke
11-26-2006, 09:01 AM
cho mình hỏi tí, trong công thức của anilin, có vòng benzen và nó tương tác với NH2 như thế nào để làm nên tính chất của anilin (nhường hay chuyển hay đại loại gì đo..).Mong các bạn nói rõ ràng cụ thể và chính xác?????

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-26-2006, 09:21 AM
tại sao mỗi tối sau khi ăn cơm xong , ăn thêm vào 1 hũ sữa chua thì có tác dụng giảm cân :cuoimim (

Mikhail_Kalashnikov
11-26-2006, 10:17 AM
Cái này bạn có thể xem trong quyển tài liệu giáo khoa chuyên hóa lớp 11, có viết khá rõ:welcome (

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-28-2006, 07:03 AM
Tiếp , tại sao khi chiên cá , cho vào dầu ăn 1 ít muối thì làm cho cá ko bị dính vào chảo

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-30-2006, 07:37 AM
trời mấy câu trên kia ko ai trả lời thì sang câu này vậy
tại sao táo khi cắt ra 1 thời gian lại bị biến đen

tuoimongxudong_tuyetlinh
11-30-2006, 08:36 AM
Hàm lượng cafein ở trà hay ở cafe nhiều hơn?

longraihoney
11-30-2006, 07:11 PM
Caffein, còn được gọi là trimethylxanthine, coffeine, theine, mateine, guaranine, methyltheobromine hay 1,3,7-trimethylxanthine, là một xanthine alkaloid có thể tìm thấy được trong các loại hạt cà phê, trong chè, hạt cola, quả guarana và (một lượng nhỏ) trong hạt ca cao.

Công thức hoá học của caffein là C8H10N4O2

Khối lượng mol của caffein là 194,2 g. Ở nhiệt độ bình thường một lít nước chỉ hoà tan 20 g caffein, trong khi một lít nước sôi hoà tan tới 700 g. Caffein cũng tan nhiều trong chloroform, tuy nhiên lại chỉ tan một phần trong êtanol (từ đây mà trả lời câu hỏi)

Cà phê
Một tách cà phê (250 ml) chứa khoảng 40-170 mg caffein
Một tách cà phê tan chứa khoảng 40-100 mg
Một tách cà phê loại bỏ caffein vẫn chứa khoảng 3-5 mg
Một tách nhỏ (50 ml) espresso arabica chứa khoảng 60 mg
Một tách nhỏ (50 ml) espresso robusta chứa khoảng 170 mg

Chè
Chè đen (Mỹ) 17 – 75 mg/200 ml
Chè đen (nước khác) 20 – 100 mg/200 ml
Chè ô long 12 – 55 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml)
Chè xanh 8-30 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml)
Chè tuyết 6-25 mg mỗi túi nhỏ (pha được một tách 150-250 ml)
Trước đây người ta gọi caffein trong trà là theine hay teine. Tuy nhiên trà không chứa các hợp chất khác của cà phê như xanthine, theophylline.


Các loại khác
Nước uống tăng lực như Red Bull chứa khoảng 80 mg caffein trong một lon 250 ml.
Cola: 30-60 mg/500 ml, trước kia loại đồ uống này chứa caffein lấy từ hạt cola, ngày nay cola thường được pha với caffein nhân tạo, hoặc cũng dùng caffein tự nhiên, nhưng là từ hạt cà phê.
Rượu tonic: 375 mg/lít.
Cacao chứa một lượng nhỏ caffein (khoảng 6 mg một tách), còn chủ yếu là theobromin.
Sôcôla tùy theo loại có thể chứa từ 15 mg đến 90 mg/100 g, ngoài ra còn có theobromin và nhiều chất phụ khác.
Một viên Aspirin forte chứa khoảng 50 mg caffein, còn loại aspirin bình thường thì không chứa chất này.
Một viên caffein chứa khoảng 100-300 mg caffein.
Caffein khi dùng với liều lượng nhiều gây ra các ảnh hưởng sau:

Căng thẳng thần kinh
Hưng phấn
Tăng huyết áp
Giãn nở phế quản
Lợi tiểu (từ 300 mg/ngày trở lên)
Kích thích nhu động ruột
Mất ngủ


<tham khảo sách của Nguyễn Xuân Trường phải hem>? :ngap (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-02-2006, 08:13 AM
ko ai trả lời câu hỏi táo bị biến đen thì mình đành tự trả lời vậy :mohoi (
Trong quả táo có 1 chất hóa học gọi là axit tanic. Khi nó tiếp xúc với oxi có thể dần dần biến thành 1 chất màu nâu :chaomung
Mặt khác trong tế bào của táo lại còn có 1 loại xúc tác. Dưới đk tồn tại oxi , chất xúc tác xúc tiến axit tanic cùng với oxi để sinh ra phản ứng làm cho táo tăng tốc độ biến đổi màu. Đây gọi là phản ứng màu đen xúc tác. Khi quả táo còn nguyên , vì lý do axit tanic cách ly với oxi trong ko khí nên ko thể sinh ra phản ứng nói trên. Khi quả táo bị cắt bổ ra hoặc có 1 vết thương nào đó , phản ứng này sẽ xảy ra , quả táo rất nhanh có màu đen ở mặt cắt :ot (
hehe mình rất thích ăn táo nên mới đưa câu hỏi này lên mà chẳng ai trả lời hết :cuoi (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-02-2006, 08:21 AM
Câu trả lời cảu Long về cafein là rất đúng nhưng mình có bổ sung tí chút
Hàm lượng cafein trong cafe nhiều hay ít , phụ thuộc vào các yếu tố thời gian đun ngắn hay dài , chủng loại hạt cafe hoặc là cách xay hạt cafe....v..v. Một ly cafe nóng 140 gram trong đó hàm lượng cafein là 60-80 mg , bình quân hàm lượng là 115 mg. Hàm lượng cafein ở cafe tan nhanh chỉ còn 65 mg
Về trà chúng ta biết cũng giống như cafe tức là về mặt hàm lượng tùy vào thời gian pha nước sôi và các loại lá chè. Hàm lượng cafein có trong trà , nói chung là 20-90 mg. Trung bình 1 ly trà có 40 mg cafein. Ngoài ra những lá chè nào càng ở xa cành chè thì hàm lượng cafein càng cao :tantinh (

tuanpoke
12-03-2006, 08:14 AM
vậy cuốn đó ở đâu có thể tìm thấy

tuanpoke
12-03-2006, 08:20 AM
về cái câu phân biệt gluco ,fruto, tinh bột bằng 2 hóa chất thì theo mình ta dùng cặp chất Cu(OH)2/NaOH( vì Cu(OH)2 ko có sẵn), sau đó đun nóng thì sẽ ra ngạy

Mikhail_Kalashnikov
12-03-2006, 10:18 AM
vậy cuốn đó ở đâu có thể tìm thấy
Ra chợ mua :ot (
Nói đùa tí thôi, quyển đấy ở nhà sách nào cũng có, bạn tìm thử xem.

longraihoney
12-03-2006, 05:34 PM
Fe3+ làm cho glucozơ kết tủa... nhận biết dzỵ cũng được

westlife_mylcon
12-04-2006, 07:04 AM
Các bậc tiền bối xem mấy câu náy cho vui nha.
1/Cho điều khẳng định sau :" Một chất có tính oxi hóa gặp một chất có tính khử , nhất thiết phải xảy ra PƯ oxi hóa khử."
Điều khẳng định trên đùng hay sai? Vì sao ?
2/ Vì sao để bảo vệ vỏ tàu thủy khỏi bị ăn mòn , người ta đã gắn các khối kẽm vào vỏ tàu?
3/ Vì sao khi bón các loại phân đạm NH4NO3 , (NH4)2SO4 thì độ chua của đất tăng lên ?
4/ Tại sao trong nước mưa tường có sự hiện diện của HNO3 vào các ngày có sấm sét? và tại sao các lọ đựng HNO3 để lâu thường có màu vàng nâu ?
5/ Tại sao dầu mỏ không có công thức phân tử nhất định và nhiệt độ sôi nhất định ?
6/ Giải thích các hiện tượng sau :
a) Xăng và dầu thắp có muio2 đặc trưng dễ nhận trong khi đó parafin sạch không có mùi rõ rệt.
b) Xăng dễ bắt lửa hơn dầu thắp , dầu thắp lại dễ bắt lửa hơn parafin.
7/Tại sao số lượng các hợp chất hữu cơ nhiều hơn hẳn các hợp chất vô cơ.
8/ Tại sao cơ thể người không tiêu hóa được xenlulozo nhưng động vật nhai lại ( trâu , bò....) có thể tiêu hóa dễ dàng.
9/ Tại sao miếng chuối còn xanh tác dụng với dd iot thì chuyển sang xanh lam.
10/ Tại sao khi hòa tan Al bằng dd HCl nếu thêm vài giọt muối Hg2+ vào thì quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn ( khí thoát ra mạnh hơn ).

longraihoney
12-04-2006, 05:23 PM
Các bậc tiền bối xem mấy câu náy cho vui nha.
1/Cho điều khẳng định sau :" Một chất có tính oxi hóa gặp một chất có tính khử , nhất thiết phải xảy ra PƯ oxi hóa khử."
Điều khẳng định trên đùng hay sai? Vì sao ?
2/ Vì sao để bảo vệ vỏ tàu thủy khỏi bị ăn mòn , người ta đã gắn các khối kẽm vào vỏ tàu?
3/ Vì sao khi bón các loại phân đạm NH4NO3 , (NH4)2SO4 thì độ chua của đất tăng lên ?
4/ Tại sao trong nước mưa tường có sự hiện diện của HNO3 vào các ngày có sấm sét? và tại sao các lọ đựng HNO3 để lâu thường có màu vàng nâu ?
5/ Tại sao dầu mỏ không có công thức phân tử nhất định và nhiệt độ sôi nhất định ?
6/ Giải thích các hiện tượng sau :
a) Xăng và dầu thắp có muio2 đặc trưng dễ nhận trong khi đó parafin sạch không có mùi rõ rệt.
b) Xăng dễ bắt lửa hơn dầu thắp , dầu thắp lại dễ bắt lửa hơn parafin.
7/Tại sao số lượng các hợp chất hữu cơ nhiều hơn hẳn các hợp chất vô cơ.
8/ Tại sao cơ thể người không tiêu hóa được xenlulozo nhưng động vật nhai lại ( trâu , bò....) có thể tiêu hóa dễ dàng.
9/ Tại sao miếng chuối còn xanh tác dụng với dd iot thì chuyển sang xanh lam.
10/ Tại sao khi hòa tan Al bằng dd HCl nếu thêm vài giọt muối Hg2+ vào thì quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn ( khí thoát ra mạnh hơn ).

Toàn bộ các câu hỏi này đều nằm trong cuốn bài tập hoá đại cương của tài liệu giáo khoa chuyên hoá... câu nào cần trả lời mình sẽ trả lời vậy nhé
4. sét đánh N2 ~~> NO ~>> NO2 +H2O + O2~~> HNO3
5. nó là một hỗn hợp của các hidrocacbon nhưng methane chiếm khoảng 90%
7. Do nguyên tố cacbon <tính chất của cacbon thì có thể tìm hiểu thêm... ở sách vở> ngoài ra còn do hiện tượng đồng phân đồng đẵng quá nhiều nhìn số lượng đồng phân của các hợp chất hữu cơ khi tăng một nguyên tử cacbon còn hơn là cấp số nhân nữa <vô cơ cũng có nhưng thường là ở phức chất>
9. Có tinh bột
10 Hiện tượng ăn mòn điện hoá
Câu 3 ~~~> cái này bản thân đất chứa FeS2 cũng có thể làm chua đất rồi bón phân có tính baz như thíe :quyet (
Câu 1 thì nghía qua bảng điện hoá là thấy ngay sai rồi :bidanh(
còn mí câu kia thì easy rùi nhỉ?

longraihoney
12-04-2006, 05:30 PM
có câu nì dành cho các anh em thix hoá lý <khó nuốt> ở bật phổ thông nè... đơn giản thôi... hãy cho biết ai đã đặt nền móng ban đầu cho nghành hoá lý... hix tiếc là chỉ đến thế kỉ XX người ta mới nhận ra tầm quan trọng của nghành khoa học này < hay gần chít mà bảo ^ ^>

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-07-2006, 08:37 AM
Hehe hôm nay em lập topic mới mọi người xem ruì chỉ bảo thêm :cuoimim (
1/ Liên kết hidro chủ yếu dc hình thành giữa các phân tử , trong do nguyên tử hidro phân cực dương ở phân tử này dc hút bởi các nguyên tử co do âm diện lớn , phân cực âm ở phân tử khác ( liên kết hidro dc biểu diễn bằng dấu... )
2/ Liên kết hidro chỉ tồn rõ rệt trong các hợp chất co liên kết H_F , _O_H
3/ Liên kết hidro ảnh hưởng lớn tính chất vật lý của chất. Nhìn chung co quy luật :
- Nếu giữa các phân tử co liên kết hidro thì t*s của chất dó cao hơn rất nhiều so với những chất co khối lượng xấp xỉ nhưng ko co liên kết hidro
VD t*s ( H2O) = 100*C, t*s ( H2S) = -60,2 *C
- Nếu giữa H2O và chất hòa tan co liên kết hidro thì chất sẽ tan tốt hơn
VD CH3_CH2_OH tan vo hạn trong nước
CH3_CH2_Cl ít tan

longraihoney
12-07-2006, 03:44 PM
dùng khái niệm lk hidro và lực vandervan hãy cho biết và giải thích nhiệt độ sôi của các chất sau :
H2 ; O2 ; SO3...
<khởi động thế đã... khi nào có cao thủ nào rùi mình post khó thêm tí ^^ >

Mà Linh nè... post về lk hidro dzỵ thì còn thiếu nhiều thứ lắm <như độ nhớt là một ví dụ nè..> nhưng phổ thông thế chắc tạm ổn. Mình bổ sung thêm cách làm bài tập dàng nì chút... Giả sử như gặp các hợp chất đều có thể tạo thành lk hidro thì mình so sánh độ âm điện của các nguyên tử các nguyên tố nơi tạo ra lk hidro ấy để biết chất nào bền hơn chất nào.
Còn nữa... nếu cho các chất hữu cơ thì :
Andehit không tạo lk hidro
Axit axetic thì tạo 1 lk hidro (giữa hai phân tử acid)
Rượu etylic thì tạo 2 lk hidro ) giữa hai phân tử rượu)
Vậy là biết so sánh rùi chứ nhỉ :tinh (

gold_dragon_2310
12-08-2006, 05:03 PM
Còn nữa... nếu cho các chất hữu cơ thì :
Andehit không tạo lk hidro
Axit axetic thì tạo 1 lk hidro (giữa hai phân tử acid)
Rượu etylic thì tạo 2 lk hidro ) giữa hai phân tử rượu)
Vậy là biết so sánh rùi chứ nhỉ :tinh (
Axit axetic ko chỉ tạo 1 lk hidro lien phân tử đâu.
Vẽ cấu trúc của nó ra, rồi xét lại xem, có 2 O trong 1 ptử axit lận...

longraihoney
12-08-2006, 07:18 PM
À à... ừ thì đúng như thế thật nhưng mà thường thì khi so sánh bọn này mình chỉ xét những tác nhân chính thôi chứ anh nhỉ? đồng ý không?

Mikhail_Kalashnikov
12-08-2006, 07:39 PM
À à... ừ thì đúng như thế thật nhưng mà thường thì khi so sánh bọn này mình chỉ xét những tác nhân chính thôi chứ anh nhỉ? đồng ý không?
Vậy mà rượu tạo được 2 liên kết hidro???

longraihoney
12-09-2006, 01:28 PM
thanks anh Milkhail... vẽ ra giấy mới thấy mình bị lầm ^^
Thực tế thì acid tạo hai lk hidro (2 phân tử acid tạo với nhau) còn rượu thì chỉ 1...

Mà bổ sung thêm luôn... lực vanderval có ba tác nhân chính tuy nhiên ở mức độ này thì em nghĩ nếu cùng loại chất với nhau (rượu rượu ; acid acid ,,,) thì ta có thể so sánh PHÂN TỬ KHỐI của chúng là được ^ ^

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-10-2006, 07:48 AM
Hehe phần này mình chỉ nắm dc có chút xíu như mình đã nói ở phía trên , vì thế mình mới bảo là mọi người xem rồi cho ý kiến , Long kêu mình post thiếu thế mà Long chẳng chịu bổ sung thêm là sao

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-11-2006, 08:04 AM
[....] Trong hợp chất hữu cơ , nito có hóa trị ba khi liên kết cộng hoá trị đc tạo thành với sự tham gia của các orbital lai hóa sp3 và hóa trị bốn khi liên kết cộng hóa trị đc tạo thành với sự tham gia của các orbital lai hóa sp3 , sp2 , sp
Nito hóa trị ba có cấu trúc hình tháp. Nguyên tử có thể coi như ở đỉnh của hình tháp với đáy là 1 tam giác , còn 3 hóa trị đc hướng về 3 góc." Điều này đã đc xác nhận ở các dữ kiện của phương pháp nhiễu xạ tia X và nhiễu xạ electron "Theo các dữ kiện này thì trong phân tử amoniac góc giũa các liên kết hóa trị của nito là 106,5* , khoảng cách H-H bằng 1,014 angstron , khoảng cách giữa 2 nguyên tử là 1,628 angstron , chiều cao của hình tháp là 0,381 angstron
Cặp e tự do của nguyên tử nito trong phân tử amoniac đc xem như là " nhóm thế thứ tư " và người ta biếu diễn phân tử amoniac dưới dạng 1 mô hình tứ diện [....]
( trích : cơ sở hóa học lập thể của Đặng Như Tại )
mấy chỗ trong ngoặc kép đó em hiếu còn hơi bị mù mờ , mấy anh ( chị ) trong 4rum giải thix rõ giùm em với :nghe (

Mikhail_Kalashnikov
12-11-2006, 03:50 PM
[....] " Điều này đã đc xác nhận ở các dữ kiện của phương pháp nhiễu xạ tia X và nhiễu xạ electron "
Cái này em chỉ cần hiểu: "từ những kết quả thực nghiệm ta có" thế là được.
Cặp e tự do của nguyên tử nito trong phân tử amoniac đc xem như là " nhóm thế thứ tư " và người ta biếu diễn phân tử amoniac dưới dạng 1 mô hình tứ diện [....]

Cái này anh nói hơi khó hiểu: em tưởng tượng xung quanh nguyên tử N có 4 cái cục to tướng, đấy là 4 nhóm thế, vì thực tế chỉ có 3 nhóm thế (nguyên tử H) trong NH3 nên ta gọi cái cục e ko liên kết là nhóm thế thứ tư, vậy thôi :welcome (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-12-2006, 06:30 AM
Hix, anh MK giai thix chỗ nhóm thế thứ tư em cũng chưa hiểu lắm, anh giải thích rõ lại cho em giùm với
@long : mấy quyển sách đó mình cũng muốn mua lắm , nhưng chỉ tội là mình tìm mua hoài mà chẳnng có....hix

longraihoney
12-12-2006, 02:40 PM
@... không có thì cũng phải tìm cách vào sài gòn mà mua thui chứ mình cũng dzỵ chứ hơn gì?

Bây giờ bạn coi mỗi thằng H là một nhóm thế... vậy NH3 sẽ có ba nhóm thế... cặp e chưa chia của nó bây giờ bạn cũng coi là một nhóm thế... vậy bạn có 4 nhóm thế dzỵ thui /// :lon (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-14-2006, 07:20 AM
Trong quyển sách mà mình đã nói đó , còn 1 chỗ mà mình thắc mắc , longrai giải thích giùm mình
Tại sao các amin bậc hai và bậc ba kiếu NHRR' và NHR'R" đáng lẽ phải có tính quang hoạt do sự bất đối của phân tử , nhưng trong thực tế thì ko phải vậy

gold_dragon_2310
12-15-2006, 04:29 PM
Theo anh biết,thì 2 dạng đối wang của amin có khả năng chuyển hóa wa lại... và năng lượng chuyển hóa chỉ khoảng 6kcal/mol.
Có lẽ vì thế...nên chúng tạo thành biến thể raxemic ...=>ko còn tính wang hoạt nữaT_T

PS:cái nì cũng chỉ là í riêng của em , các đại ca nào biết rõ hơn thì vào góp í ạ^^

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-21-2006, 07:44 AM
Cái này em đã xem kĩ lại trong các sách khác rùi hỏi thêm cô nên bây giờ đã biết rõ hơn rùi. Nhưng mà em cũng post lên cho mọi người tham khảo và đóng góp ý kiến. Em cũng ko bít ko trả lời của em có đúng ko nữa....hehehe :mohoi ( nhưng mọi người xem rùi sửa giúp em
việc ko có khả năng tách riêng các amin kiểu NHRR' và NHR'R" ra đối quang là do có sự chuyển hóa rất nhanh từ dạng này sang dạng khác ( sự raxemic hóa ). Trong nhũng phân tử này nguyên tử nito dao động giữa những mặt phẳng của 3 nhóm thế và như vậy thì việc chuyển từ 1 đối quang này sang đối quang khác phải trải qua 1 trạng thái trung gian có dạng phẳng

bluemonster
12-21-2006, 12:06 PM
việc ko có khả năng tách riêng các amin kiểu NHRR' và NHR'R" ra đối quang là do có sự chuyển hóa rất nhanh từ dạng này sang dạng khác ( sự raxemic hóa ). Trong nhũng phân tử này nguyên tử nito dao động giữa những mặt phẳng của 3 nhóm thế và như vậy thì việc chuyển từ 1 đối quang này sang đối quang khác phải trải qua 1 trạng thái trung gian có dạng phẳng
Nếu đã là hợp chất racemic, thì việc tách ra cũng có cách đấy !!!
Vì đây là trường hợp của các amine, là một baz, nên khả năng phản ứng với một acid quang hoạt để tạo ra hỗn hợp diastereomers, hỗn hợp này sau đó sẽ được tách ra bằng các phương pháp dựa vào tính chất vật lí khác nhau (như liquid chromatography...). Đó là đứng về mặt lý thuyết, trên thực tế còn rất nhiều khó khăn, ko đơn giản, vì đây là công nghệ "bí truyền" của rất nhiều công ty sản xuất dược phẩm trên thế giới !!!
Tham khảo thêm ở link sau nhé:
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=340


Supplement of this method:
+ When a molecule does not contain a carboxyl group, it is converted to a carboxylic acid before resolution is attempted.
+ Racemic bases can be converted to diastereomeric salfs with active acids.
+ Alcohols can be converted to diastereomeric esters.
+ Aldehydes ti duastereomeric hydrazones.
+ Hydrocarbons can be converted ro diastereomeric inclusion compounds, with urea (cage structure).
+ Chiral Crown ethers have been used to separated mixtures of enantiomeric alkyl- and arylammonium ions, by the formation of diastereomeric complexs

SUPERGOAT
12-21-2006, 12:16 PM
Cho em hỏi anh chị một chút Anđêhit nội là gì vậy anh chị :dracula (

longraihoney
12-26-2006, 08:19 PM
Cảm ơn anh Thiên nhiều lắm khi đã cho thằng em 4câu này ,,, em sợ là không lưu lại sẽ bị quên thì uổng lắm... nên post lên ^^ anh có phiền không ạ?


1.So sánh góc liên kết ClOCl trong Cl2O với góc 109o28' ( so sánh tương đối )
có thể dự đoán góc đó nằm trong khoảng nào ko ?
( Chênh lệch giưã 2 khoảng ước lượng ko quá 10o )
2.khí SO2 tan trong H2O tạo ra các cân bằng sau :
SO2 + H2O <--> H2SO3
H2SO3 <--> HSO3 + H+
HSO3 <--> SO3 + H+

Hỏi trong các trường hợp sau có trường hợp nào làm chuyển dịch cân bằng ?
a/Tăng nhiệt độ
b/ Cho thêm KMnO4 vào
c/ Cho thêm HCl vào
d/ Cho thêm BaCl2 vào


3.So sánh góc liên kết ( góc nào thì tự mà đoán ) trong các hợp chất sau : Cl2O , SO2 , O3 , N2O ?

4. So sánh độ dài của các phân tử sau H2C=O ; H2CO3 CH3-CH=O
1.Đáp Án chính xác là : 116o
Liên kế C - Cl có độ bội liên kết lớn hơn 1
1 phần cặp e cuả Oxi đã tương tác với orbital 3d cuả Cl


2.khi tăng nhiệt pứ theo chìu thu nhiệt vậy là chìu nghịch ; thêm KMnO4 thì do là chất oxi hoá mạnh ~~> thuận ; HCl vào tăng H+ chiều nghịch để giảm H+ cho BaCl2 vào thuận

3. tự làm :yeah (
4. Câu này thì xét độ bội của lk ngoài ra xem thử các yếu tố phụ... muốn làm được bài này thì trước hết xin mời các bạn giải câu này nè HClO ~~> HClO4 lk Cl-O nào dài nhất , ngắn nhất , tính acid thèng nào mạnh nhất , yếu nhất , bền nhất kém bền nhất , là chất oxi hoá mạnh nhất , yếu nhất ... VÌ SAO <câu này thì xưa như TRÁI ĐẤT rồi nhưng mà nhìn lại ứng dụng của nó rất nhìu :die ( nên đành phải xài nó thôi chứ biết sao bây dzờ :hocbong ( >

TRÍCH ĐỀ THI HSG LỚP 10 HÀ TĨNH (NGƯỜI TA THI RỒI MÀ TRƯỜNG MÌNH GIỜ NÀY CHƯA HỌC XONG MẤY DẠNG HAY RA... CHÁN ~~> TỰ HỌC MỆT THẬT <hữu cơ mình ngu nữa ~~> chừng nèo mới bằng các anh đây :hiphop ( >

Một lần nữa xin cảm ơn anh Thiên nhiều nhiều ^ ^

longraihoney
12-27-2006, 08:23 AM
theo mình biết thì KHÔNG CÓ CHẤT NÀO TÊN LÀ andehit nội cả <không biết có phải quá kém hay không> tuy nhiên nếu không phiền xin bạn hãy post luôn đầy đủ lời dẫn của cái BÀI TẬP ĐÓ để mọi người phân tích ~~> tránh hiểu lầm tai hại ~~> hehe

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-28-2006, 07:02 PM
Hehehe em trở lại rùi đây , theo em biết thì hình như cả trong trường hợp những amin bậc ba , năng lượng cần thiết để chuyển cấu hình có 1 giá trị xấp xỉ với giá trị đã thấy ở amoniac và do đó việc tách các amin thành đối quang là ko thể thực hiện đc chứ ạ
Ah mà còn đồng phân quang học của các hợp chất có chứa photpho và lưu hùynh cũng giống như thằng nito phải ko ạ

Mikhail_Kalashnikov
12-28-2006, 08:35 PM
Ah mà còn đồng phân quang học của các hợp chất có chứa photpho và lưu hùynh cũng giống như thằng nito phải ko ạ
Chưa chắc đâu :biggrin: Vì S có thể có hóa trị > nitơ nên nếu dính 1 liên kết đôi thì quay thế cóc nào được :dantoc (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-29-2006, 09:23 AM
Vậy thì hợp chất của photpho và lưu hùynh thì như thế nào ạ

bluemonster
12-30-2006, 03:41 PM
theo em biết thì hình như cả trong trường hợp những amin bậc ba , năng lượng cần thiết để chuyển cấu hình có 1 giá trị xấp xỉ với giá trị đã thấy ở amoniac và do đó việc tách các amin thành đối quang là ko thể thực hiện đc chứ ạ
hehehe, hoàn toàn nhất trí với em, lúc trước trả lời nhanh dựa trên kiến thức đã biết mà chưa có tra cứu kĩ lưỡng, BM mới search trong sciencedirect thì thấy hình như mảng separate chiral amine compound hơi khó thì phải !!!
anh trích nguyên văn câu thu hoạch được trong bí kíp nhé:

Why is not possible to separate the enantiomers of the type R1R2R3N chiral ?
answer: The enantiomers rapdly interconvert, having enough kinetic energy at room temperatures, by a process called nitrogen inversion. For this process H++ ~ 6 kcal/mol (25 kj/mol) and the inversion thus does not involve bond breakig and subsequent formation. The transition state for the inversion is planar, the N being sp2 hybridized, with the unshared pair in the pz orbital.

http://img209.imageshack.us/img209/9697/pyramidalaminepx6.jpg


Sorry tuoimongxudong nhé !!! Chắc chắn BM sẽ ko chủ quan như thế này nữa !!! hehehe ! :tantinh (

tuoimongxudong_tuyetlinh
12-31-2006, 07:17 AM
anh BM cứ kêu em là Linh cho gọn chứ đừng kêu dài dòng như thế , ah anh BM vui lòng dịch ra tiếng việt dùm em với , em dốt tiếng anh nên chỉ hiểu sơ sơ thui.....hix

schrodigre2
01-02-2007, 11:29 AM
Các ankan có nhiệt độ sôi thấp , cụ thể là trong nhóm các Ankan mạch thẳng thì :
Từ C1-->C4 : Khí
Từ C5-->C16 : Lỏng
Từ C17 trở lên : Rắn
Liên kết chủ yếu trong phân tử Ankan là lực Vandecvan , mạch cacbon càng dài ( M phân tử càng lớn ) thì nhiệt độ sôi càng tăng , theo như các nghiên cứu cụ thể thì trung bình cứ tăng một -CH2- thì nhiệt độ sôi tăng từ 20 - 30 độ C .Mạch Cacbon càng phân nhánh thì diện tích tiếp xúc giữa các phân tử càng giảm , nhiệt độ nóng chảy tăng nhưng nhiệt độ sôi giảm .
Trong phân tử Ankan chỉ có liên kết đơn gồm 2 loại đó là : C-C và C-H . Liên kết C-H có năng lượng liên kết cao hơn liên kết C-C ( Trung bình là 98Kcal/mol và 83Kcal/mol , tuy nhiên việc phân cắt liên kết C-C thì lại được bù trừ năng lượng hơn việc phân cắt liên kết C-H ( Phần này nói hơi khó hiểu , các bạn cứ hiểu đơn giản là việc phân cắt liên kết C-H dễ hơn C-C. Do vậy với Ankan thì phản ứng thế H bằng các nhóm chức như Halogen hay -NO2, -SO3H ,... là phản ứng chủ yếu ( Phản ứng thế )
Cụ thể về các phản ứng thế của ankan :
Phản ứng thế Halogen
Phản ứng halogen hoá theo cơ chế gốc như sau :


Phản ứng mở dây chuyền là phản ứng (1)
Phản ứng phát triển mạch là 2 phản ứng ở (2)
Phản ứng tắt mạch là các phản ứng ở (3)
Do có các phản ứng ở (3) nên sản phẩm phụ sinh ra trong phản ứng có thể có R-R . Đến đây chúng ta có thể giải quyết 1 câu hỏi hăy gặp đó là tại sao trong phản ứng clo hoá metan thì lại có 1 lượng nhỏ sản phẩm là etan , đó là do sự trùng hợp 2 gốc Metyl CH3. tạo thành CH3-CH3.
Phản ứng Halogen hoá Ankan có những điểm đáng lưu ý sau :
Halogen tham gia phản ứng
Chủ yếu phản ứng thế Halogen ta chỉ xét cho phản ứng của Clo và Brom , còn với Flo và Iot thì ít khi xét đến vì chất đó hầu như coi là ko có phản ứng xảy ra .
Nguyên Nhân :
+ Flo : phản ứng Flo ngay từ bước (1) phân cắt liên kết F-F toả nhiệt rất mạnh và chính nhiệt lượng tỏa ra này duy trì cho phản ứng nhưng đồng thời cũng đã cắt đứt cả liên kết C-C vốn rất bền , do đó phản ứng cuối cùng của phản ứng thường là : CF4 và HF .
+ Iot : Để các gốc I phản ứng được ở (2) cũng cần 1 năng lượng lớn , nhưng cũng phải vừa đảm bảo liên kết C-C vẫn còn , do đó số gốc I tham gia phản ứng ở (2) là rất ít . Một nguyên nhân chính nữa là như 1 phương trình ta đã xét ở phần Tổng hợp Hữu cơ , đó là HI sinh ra trong phản ứng thế theo phương trình sau :
R-H + I2 ---> R-I + HI
sẽ khử R-I tạo thành R-H ( HI là chất khử mạnh với dẫn xuất Halogen mà ) Thế nên phản ứng này lại thuận nghịch nữa .
từ 2 yếu tố đó => I2 coi như ko có phản ứng với R-H (Ankan)
(Thực ra nếu bạn nào học về năng lượng họat hoá thì vấn đề này giải thíh dễ hơn )
Một vấn đề khá hay nữa là tính chọn lọc của Halogen ,brom có tính chọn lọc hơn Clo ,cụ thể là ở nhiệt độ khoảng 75 độ C thì tính chọn lọc của Clo và Brom thể hiện như sau :
Hidro bậc : 1 2 3
Clo : 1 : 3,3 : 4,4
Brom : 1 : 84 : 1600

Khả năng phản ứng của gốc R
Bậc của Hidro ( Tức là nguyên tử Hidro liên kết với nguyên tử cacbon bậc mấy thì có bậc tương ứng đó luôn ) càng cao thì càng dễ thế .

Ảnh hưởng của một số yếu tố khác
Vì phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc nên khi trong hỗn hợp phản ứng có chất kìm hãm các quá trình phản ứng của gốc tự do như O2,... thì phản ứng chậm lại .Tuy nhiên nếu có mặt chất sinh gốc như Pb(C2H5)4 hay SO2Cl2 thì phản ứng lại xảy ra nhanh hơn do quá trình tạo thành gốc tự do dễ dàng hơn .
Ngoài ra còn 1 số ảnh hưởng khác ,ta sẽ xét tiếp sau này ,khi đến các phần nâng cao kiến thức hơn nữa

Phản ứng nitro hoá
Phản ứng Nitro hoá : R-H + HONO2 ---> R-NO2 + H2O xảy ra trong tướng khí ở nhiệt độ khoảng từ 425 đến 475 độ C và xúc tác của phản ứng là O2 hoặc X2( halogen)
Dẫn xuất nitro sinh ra là một hợp chất quan trọng trong Công nghiệp sản xuất xà phòng , tuy phản ứng là ko thuận nghịch nhưng hiệu suất lại rất thấp , chỉ vào khoảng 20-40% . Tuy vậy vẫn được dùng trong CN .

Phản ứng Sunfo hoá :
R-H + HOSO3H ---> R-SO3H + H2O
Phản ứng xảy ra khi H2SO4 ở dạng Oleum ( H2SO4.nH2O) , hiệu suất của phản ứng cũng thấp và ứng dụng của R-SO3H ko nhiều như R-NO2 nên phản ứng này ít ứng dụng trong thực tế .

Ngoài ra còn một số phản ứng như Sunfo clo hoá ,... những phản ứng này cũng tương tự nên mình sẽ ko viết thêm chi cho dài
NGOÀI PHẢN ỨNG THẾ RA THÌ ANKAN CÒN CÓ PHẢN ỨNG OXI HOÁ VÀ PHẢN ỨNG DEHIDRO HOÁ VÀ PHẢN ỨNG CRACKING-RIFOMINH LÀ CÁC PHẢN ỨNG KHÁ QUAN TRỌNG .
*/PHẢN ỨNG OXI HOÁ :
Phản ứng oxi hoá hoàn toàn thành CO2 và H2O chắc ai cũng biết , ko viết thêm làm gì .Ta xét đến 1 vài phản ứng oxi hoá ko hoàn toàn :
R-CH3 --(O2/không khí /B2O3)---> R-CH2OH
R-CH2-CH2-R'--(O2/V2O5 , Mn2+ .. , 100 độ C)---> R-COOH + R'-COOH
Đó là 2 phản ứng hay gặp , ngoài ra cũng còn nhiều loại phản ứng oxi hoá ko hoàn toàn nữa , bạn nào biết thì post lên nhé

*/PHẢN ỨNG DEHIDRO HOÁ : với xúc tác là Al2O3/Cr2O3 ở nhiệt độ khoảng 300-400 độ C thì ankan tách hidro tạo ra Anken

*/PHẢN ỨNG CRACKINH-RIFOMINH :Phản ứng này là để chuyển Ankan mạch dài thành các hợp chất mạch ngắn hơn hay chuyển các ankan ( mạch hở ) thành các hợp chất mạch vòng ... Nói chung là Crackinh thì ai cũng biết cả rồi nhỉ . Còn những vấn đề nâng cao hơn thì xin đợi đến xong phần Aren chúng ta sẽ nói nhiều hơn về dầu mỏ và các hợp chất thiên nhiên khác 1 tí

tuanpoke
01-02-2007, 03:23 PM
cho hỏi tí, mấy bồ tìm thấy thông tin trên ở đâu vậy, vì mình tìm trong nhiều sách nó không nói tới mấy cái vụ này, nếu có cũng ko nói sâu

gold_dragon_2310
01-02-2007, 04:23 PM
Cần nhắc bạn khi copy bài từ 4rum khác thì nên ghi rõ nguồn gốc nhá!
Mà đã copy thì copy cho trọn vẹn....chứ đừng thíu hụt hình vẽ như thế!


Bài viết trên là nằm trong trang 1 của Topic Hidrocacbon box Hóa olympia!!!!! (http://tailieuvietnam.net/forum/index.php?topic=119.0)

longraihoney
01-04-2007, 12:50 PM
một acid có tính oxi hoá rất mạnh :D có thể hoà tan Vàng nếu trộn với HCl ~~ có thể sánh với cường toan... hãy cho biết nó là acid gì?

khanh
01-04-2007, 02:58 PM
Chắc đó là HNO3, mà cái khúc sau phải là trộn dzí HCl ra nước cường toan chứ

longraihoney
01-04-2007, 06:16 PM
HNO3 thí đúng rồi nhưng không phải chất cần tim..

tuoimongxudong_tuyetlinh
01-05-2007, 07:19 AM
Ah ah anh cứ tìm quyển CƠ SỞ HÓA HỌC LẬP THỂ của Đặng Như Tại là có ngay ý mà , quyển đó nói rất sâu về mấy cái vụ đồng phân quang học

kewpie_89
01-09-2007, 09:24 PM
Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các chất trong dãy sau:
Axit : benzoic, phenyletanoic, 3-phenylpropanoic, xiclohexyletanoic, 1-metylxiclohexan-cacboxylic.

kewpie_89
01-09-2007, 09:58 PM
Hãy cùng Kewpie giải thêm bài tập này nữa để xem phần lý thuyết về liên kết hidro minh có được tới dâu rùi nhé.
Giải thích:
1/ Vì sao rượu n-propilic có nhiệt độ sôi cao hơn rượu iso-propilic?
2/ Vì sao o-nitrophenol có nhiêt độ sôi và độ tan tháp hơn các đồng phân meta và para của nó?
3/ Hỗn hợp etanol và nước có bao nhiêu loại liên két hidro? Loại nào bền nhất?
4/Vì sao khi cho etanol vào nước thì thể tích hỗn hợp dung dịch thu được lại giảm so với tổng thể tích 2 chát ban đầu?

kewpie_89
01-09-2007, 10:00 PM
So sánh nhiệt độ sôi của rượu êtylic, rượu n-propylic, etyl clorua, axit axetic và đimetylete. Giải thích kết quả?

schrodigre2
01-10-2007, 03:48 PM
co ai co the chi giup minh co che phan ung crackinh pentan co xuc tac voi????

kewpie_89
01-16-2007, 09:15 PM
Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các chất trong dãy sau:
Axit : benzoic, phenyletanoic, 3-phenylpropanoic, xiclohexyletanoic, 1-metylxiclohexan-cacboxylic.
Axit benzoic > phenyletanoic > 3-phenylpropanoic > xiclohexyletanoic > 1-metylxiclohexan-cacboxylic.
-Nguyên tử hidro trong nhom -COOH càng linh động thì tính axit càng tăng.
-Gốc phênyl có hiệu ứng -I (hút electron).
-Gốc ankyl có hiệu ứng +I (đẩy electron).
Tóm lại: các gốc hidrocacbon cóhie65u ứng +I lớn thì Ka giảm và -I lớn thì Ka tăng.

kewpie_89
01-16-2007, 09:30 PM
So sánh nhiệt độ sôi của rượu êtylic, rượu n-propylic, etyl clorua, axit axetic và đimetylete. Giải thích kết quả?

Axit axetic > rượu n-propylic > rượu êtylic > etylclorua > đimetylete.
-Phân tử có LK hidro thì nhiệt độ sôi cao hơn và LK hidro càng bền thì nhiệt độ sôi càng cao.
-Nêu cùng dãy đồng đẳng thì nhiệt độ sôi phụ thuộc khối lượng mol, khối lượng mol càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lực hút Vander walls, momen lưỡng cực...

kewpie_89
01-16-2007, 09:45 PM
Giải thích:
1/ Vì sao rượu n-propilic có nhiệt độ sôi cao hơn rượu iso-propilic?
2/ Vì sao o-nitrophenol có nhiêt độ sôi và độ tan thấp hơn các đồng phân meta và para của nó?
3/ Hỗn hợp etanol và nước có bao nhiêu loại liên két hidro? Loại nào bền nhất?
4/Vì sao khi cho etanol vào nước thì thể tích hỗn hợp dung dịch thu được lại giảm so với tổng thể tích 2 chất ban đầu?
1/Vì gốc n-butyl đẩy e yếu hơn gốc iso-butyl nên liên kết O-H trong rượu n-butylic phân cực mạnh hơn trong rượu iso-butylic và liên kết hidro của nó cũng bền hơn.
2/Vì o-nitrophenol có khả năng tạo liên kết hidro nội phân tử giữa các nhóm OH và NO2 (rất gần nhau) khó tạo liên kết hidro liên phân tử.
3/Có 4 loại :
Loại 1 : Rượu-Rượu
Loại 2 : nước-nước
Loại 3 : Rượu-nước
Loại 4 : Nước-rượu
Trong đó loại 3 là bền nhất
4/Vì liên kết hidro mạnh hơn giữa nguyên tử oxi tích điện âm của rượu và hidro tích điện dương của nước làm cho các phân tử khác loại rượu - nước gần nhau hơn so với các phân tử cùng loại rượu - rượu, nước - nước ban đầu.

imperata
01-16-2007, 10:49 PM
ở nhiệt độ cao xảy ra phản ứng cracking pentan theo cơ chế gốc.

imperata
01-16-2007, 11:11 PM
Máu có màu đỏ là do Fe2+ trong Hemoglobin (chứ không phải Fe3+).
Acid đó là H2SeO4 đúng không?

gold_dragon_2310
01-17-2007, 05:11 AM
Theo mình thì nó là HN3 :D

thanhatbu_13
01-17-2007, 09:17 PM
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/1-1.jpg
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/2.jpg
http://i65.photobucket.com/albums/h217/thanhatbu/3.jpg
điều quan trọng trong xét cơ chế phản ứng crackinh là mình xem nó có thể xảy ra dây chuyền hay không, để còn ứng dụng.
Vậy ở đây có 1 bài tập nhỏ .
Chứng minh Xycloankan (cyclohexan) crackinh nhiệt không là phản ứng dây chuyền.

voldemort
01-18-2007, 09:04 PM
Trả lời kewpie_89 :
Tính axit tăng dần
1-metylciclohexancacboxylic < ciclohexyletanoic < 3-phenylpropanoic < phenyletanoic < axit bezoic

nbaotoan
01-19-2007, 02:40 AM
... lực vanderval có ba tác nhân chính tuy nhiên ở mức độ này thì em nghĩ nếu cùng loại chất với nhau (rượu rượu ; acid acid ,,,)...

Bạn longraihoney ơi vanderval là ai vậy ? :sep ( muốn trích muốn dẫn thì phải chính xác nhé !!! đó là 1 cách thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả đấy.

Thân