PDA

View Full Version : Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ


Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 [9] 10

hoangtuchem
04-06-2010, 09:30 PM
Câu trả lời là phản ứng với nước trước, anh Minh Duy đã giải thích cụ thể rồi đó. Cái này giống như cho Na vào dung dịch HCl thì Na sẽ phản ứng với axit trước, tương tự H2O có tính axit mạnh hơn ancol nên sẽ phản ứng trước với Na. Đặt giả thiết phản ứng với ancol trước tạo C2H5ONa thì chất này cũng phản ứng mạnh liệt với H2O--> C2H5OH + NaOH ( giải thích tính bazơ mạnh của C2H5ONa).
+ Bổ sung là dạng bài tập cho Na vào dung dịch ancol rất phổ biến trong các đề thi đại học- cao đẳng, cách giải hợp lí luôn xét phản ứng với nước trước.

theo mìk là ko phải do tính phân cực của nc lớn hơn ancol chứ

Hồ Sỹ Phúc
04-07-2010, 02:54 AM
Vui quá! Các bạn cãi nhau um sùm nhưng mà ai cũng có cái đúng cả.
-Nếu xét cụ thể từng thời điểm thì không thể xác định được chất nào phản ứng trước đâu, vì nước và rượu trộn lẫn với nhau, chất nào cũng có khả năng tiếp xúc với Na. Vậy tại sao nó k pứ cơ chứ?
-Nếu xét về kết quả cuối cùng thì có thể coi nước phản ứng xong mới đến rượu (Các lí do thì một số bạn đã nói rõ).
Nếu làm bài tập thì chắc chắn chúng ta sẽ sử dụng trường hợp thứ 2: Khi kết thúc phản ứng -> coi nước pư trước...
Ok?

kuteboy109
04-07-2010, 10:59 AM
Việc nhìn nhận nước phản ứng trước dựa trên lý thuyết rồi định tính, câu trả lời phù hợp với câu hỏi của 1 bạn hs PT đã đặt ra. Em cũng đồng ý với thầy codon, cả 2 đều có khả năng phản ứng.
@ hoangtuchem: mình đã quan sát khá nhiều bài của bạn và chưa nhận thấy chất lượng trong bài viết, khi reply thì bạn cũng phải suy nghĩ rồi đưa ra lý do thay vì nhận định 1 câu không có cơ sở như vậy, theo bạn như thế nào là phân cực, yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân cực? Bạn nên học chắc lại các khái niệm cơ bản trước đã. Thân^^

thiensutinhnghich_95
04-07-2010, 05:41 PM
Em xem sách thì thấy người ta giải các bài toán đều viết phản ứng của Na với rượu trước rồi mới đến nước. Như thế có nghĩa là rượu phản ứng trước????

zsondieu
04-09-2010, 12:43 PM
Em xem trong sách thấy người ta sắp xếp độ bền của các gốc tự do như thế này
-C(CH3)3 > -CH(CH3)2 > -CH2(CH) > -CH3
Em không hiểu vì càng nhiều nhóm ankyl thì hiệu ứng +I càng lớn sẽ đẩy e về phía nguyên tử C làm tăng mật đọ e lên, mà muốn tăng độ bền thì phải làm giảm mật độ e chứ?
Mọi người có thể giải thích cho em được không

P/S: Em đọc một số sách khác thấy ghi là có hiệu ứng H làm giải toả e.Như vậy là sao ?

hoangtuchem
04-09-2010, 08:16 PM
nhóm ankyl thì là nhóm đẩy đện tử mà nếu vậy thì C có bậc cao nhất sẽ bền nhất chứ sao nữa đúng hem

Molti
04-09-2010, 09:38 PM
Em xem trong sách thấy người ta sắp xếp độ bền của các gốc tự do như thế này
-C(CH3)3 > -CH(CH3)2 > -CH2(CH) > -CH3
Em không hiểu vì càng nhiều nhóm ankyl thì hiệu ứng +I càng lớn sẽ đẩy e về phía nguyên tử C làm tăng mật đọ e lên, mà muốn tăng độ bền thì phải làm giảm mật độ e chứ?
Mọi người có thể giải thích cho em được không

P/S: Em đọc một số sách khác thấy ghi là có hiệu ứng H làm giải toả e.Như vậy là sao ?

Tăng độ bền liên kết thì phải tăng mật độ e chứ sao giảm mật độ e được !!

minhduy2110
04-09-2010, 10:36 PM
/:) Tùy trường hợp mà tăng mật độ e sẽ làm tăng tính bền hoặc ngược lại.
Trong hữu cơ có 3 dạng trung gian: cacbocation, cacbanion và gốc tự do.
Gốc tự do vì chưa đủ bát tử làm bền e nên vẫn bị coi là "háo e" - electrophile, và như thế, việc các nhóm thế làm tăng mật độ e cho gốc sẽ làm tăng độ bền.
Trường hợp của cacbocation tương tự vậy, còn của cacbanion thì ngược lại hoàn toàn!

noel274
04-09-2010, 11:12 PM
theo mình thì hông nên xét nào phản ứng trước mà xét là khi cân bằng cố tồn tại cái nào chứ nếu trước sau thì làm sao mà trả lời được Na vào gặp phân tử nước thì nó phản ứng với phân tử nước gặp rượu thì nó phản ứng với rượu chứ nó đâu có lựa chọn đâu

hoangtuchem
04-10-2010, 10:39 AM
/:) Tùy trường hợp mà tăng mật độ e sẽ làm tăng tính bền hoặc ngược lại.
Trong hữu cơ có 3 dạng trung gian: cacbocation, cacbanion và gốc tự do.
Gốc tự do vì chưa đủ bát tử làm bền e nên vẫn bị coi là "háo e" - electrophile, và như thế, việc các nhóm thế làm tăng mật độ e cho gốc sẽ làm tăng độ bền.
Trường hợp của cacbocation tương tự vậy, còn của cacbanion thì ngược lại hoàn toàn!

àk vậy là em hiẻu thêm ùi cảm ơn anh rất nhìu
àk anh ơi quy tắc thế vòng bezen tại sao nhóm hút điện tử vẫn tạo dãn xuất ở vị trí o và p ạ ! em thấy sgk 11 nâng cao ghi thế đó

kidera
04-11-2010, 10:18 AM
Giúp mình hoàn thành ãy này vs:
Benzen->brombezen->natri phenolat->phenol->2,4,6-tribrompheno
Giúp mình viết pthh lun nha.:vanxin(

kuteboy109
04-11-2010, 10:56 AM
Bạn học lớp 10 hay 11 vậy, các pt đều có trong SGK mà:
C6H6+ Br2--Fe--> C6H5-Br
C6H5Br+ 2NaOH đặc-t,p-> C6H5ONa
C6H5ONa+ HCl--> C6H5OH
C6H5OH+ 3Br2--> sp

tantronghuvo
04-11-2010, 07:20 PM
hôm nay đi thi thử chuyên lí tổng hợp gặp 1 câu thế này nhờ mọi người giúp:
cho hợp chất hữu cơ thơm X có CTPT là C8H6O2.phản ứng dc với Na,NaOh và làm chuyển màu quỳ tím thành màu hồng.hỏi X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
viết mãi có mỗi trường hợp 2 nhóm OH đính vào vòng và 2 cacbon nối 3 với nhau bởi liên kết 3.ko biết nó có làm quỳ chuyển màu ko?

trathanh
04-11-2010, 07:27 PM
Hi Bro! bạn đang học lớp mấy nhỉ? bạn có học các chức hữu cơ chưa, và cách tính liên kết Pi? bạn đọc sách thêm các lớp trên nha, tự khắc sẽ có câu trả lới hen
vậy bạn đã đúng rùi đó

tantronghuvo
04-11-2010, 07:55 PM
có 6 liên kết pi và vòng mà đề cho là hợp chất thơm nữa

tantronghuvo
04-11-2010, 08:49 PM
đề bài cho là hợp chất có vòng mà

nguyen thi phuong thuy
04-11-2010, 10:11 PM
có 1 bài tập như sau:
so sánh tính acid:
1)NC-CH2-COOH;NC-CH2-CH2-COOH;CH3-CH(CN)-COOH;CH3-COOH
2)C6H5-OH;p-CH3O-C6H4-OH;p-NO2-C6H4-OH;p-CH3-CO-C6H4-OH;p-CH3-C6H4-OH;p-Cl-C6H4-OH
3)CH3-CH2-COOH;Cl-CH2-CH2-COOH;Cl-CH2-COOH;I-CH2-COOH;I-CH2-CH2-COOH
4)C6H5-OH;p-Cl-C6H4-OH;p-Br-C6H4-OH;p-I-CO-C6H4-OH
so sánh tính bazo:
1)C6H5-NH2;p-CH3O-C6H4-NH2;p-NO2-C6H4-NH2;p-Cl-C6H4-NH2;m-NO2-C6H4-NH2
2)C6H5-NH2;C6H5-NH-CH3;C6H5-NH-C6H5
3)CH3-OH;CF3-OH;(CH3)3C-OH;CH30-CH=CH2;C6H5-OCH3
4)M,N dimetyl aniline và 2,4,6-trinitro-N,N-dimetyl anilin

mong thầy cô và các bạn giúp đỡ(đồng thời giải thích)
cám ơn!

Hồ Sỹ Phúc
04-13-2010, 05:18 PM
có 1 bài tập như sau:
so sánh tính acid:
1)NC-CH2-COOH;NC-CH2-CH2-COOH;CH3-CH(CN)-COOH;CH3-COOH
2)C6H5-OH;p-CH3O-C6H4-OH;p-NO2-C6H4-OH;p-CH3-CO-C6H4-OH;p-CH3-C6H4-OH;p-Cl-C6H4-OH
3)CH3-CH2-COOH;Cl-CH2-CH2-COOH;Cl-CH2-COOH;I-CH2-COOH;I-CH2-CH2-COOH
4)C6H5-OH;p-Cl-C6H4-OH;p-Br-C6H4-OH;p-I-CO-C6H4-OH
so sánh tính bazo:
1)C6H5-NH2;p-CH3O-C6H4-NH2;p-NO2-C6H4-NH2;p-Cl-C6H4-NH2;m-NO2-C6H4-NH2
2)C6H5-NH2;C6H5-NH-CH3;C6H5-NH-C6H5
3)CH3-OH;CF3-OH;(CH3)3C-OH;CH30-CH=CH2;C6H5-OCH3
4)M,N dimetyl aniline và 2,4,6-trinitro-N,N-dimetyl anilin
mong thầy cô và các bạn giúp đỡ(đồng thời giải thích)
cám ơn!
1. Xét tính axit:
a) Xét hợp chất Z-R-COOH:
- Nếu Z=H: Ta có R-COOH:
+ Nếu R đẩy e thì làm giảm tính axit (vì sao thì dễ mà, đúng k?), R đẩy e càng mạnh thì tính axit càng giảm.
+ Nếu R hút e thì làm tăng tính axit, R đẩy e càng mạnh thì tính axit càng tăng.
- Nếu Z khác H: Xét trường hợp thường gặp R no:
+ Nếu Z đẩy e thì làm giảm tính axit (vì sao thì dễ mà, đúng k?), Z đẩy e càng mạnh thì tính axit càng giảm.
+ Nếu Z hút e thì làm tăng tính axit, Z đẩy e càng mạnh thì tính axit càng tăng.
hoặc Z-Ar-OH (Ar là nhân benzen)
Chú ý: Z hút e hay đẩy e càng mạnh nếu nó càng gần nhóm COOH. Cách nhận biết nhóm Z đẩy hay hút e:
- Nếu Z là nguyên tố halogen thì hút e, Độ âm điện càng lớn thì hút càng mạnh
Nếu Z là nhóm no (chỉ chứa liên kết đơn) thì nó đẩy e, trừ halogan thì hút e -> làm giảm tính axit.
- Nếu Z là nhóm có liên kết pi (không no ) thì nó hút e -> làm tăng tính axit.
b) Xét Z-Ar-OH (Ar là nhân benzen): Cũng tương tự
Vậy ta có:
1) CH3-COOH < NC-CH2-CH2-COOH<CH3-CH(CN)-COOH<NC-CH2-COOH;
2)p-NO2-C6H4-OH<p-CH3O-C6H4-OH<p-Cl-C6H4-OH<p-CH3-CO-C6H4-OH<p-CH3-C6H4-OH<C6H5-OH (nhóm CO hút rất yếu)
3)Cl-CH2-COOH<Cl-CH2-CH2-COOH<I-CH2-COOH;I-CH2-CH2-COOH<CH3-CH2-COOH
4)p-Cl-C6H4-OH<p-Br-C6H4-OH<p-I-CO-C6H4-OH<C6H5-OH (nhóm CO hút rất yếu)
2. Xét tính bazơ: Ngược lại với tính axit ở trên!
Bạn tự xét nhé! Mệt quá!:020:
Thân!

chemernew
04-13-2010, 08:57 PM
Thế tóm al5i có chuyển màu wuy tim không ạ, mih đang hox 11 Phenol là C6H5OH thì ko làm đổi màu wy tím nhưng ko bik sách nói phenol nó là nhóm HCHC có nhóm OH lk trực tiếp với vòng thơm hay chỉ nói mỗi C6H5OH thoy

Hồ Sỹ Phúc
04-14-2010, 12:00 AM
hôm nay đi thi thử chuyên lí tổng hợp gặp 1 câu thế này nhờ mọi người giúp:
cho hợp chất hữu cơ thơm X có CTPT là C8H6O2.phản ứng dc với Na,NaOh và làm chuyển màu quỳ tím thành màu hồng.hỏi X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
viết mãi có mỗi trường hợp 2 nhóm OH đính vào vòng và 2 cacbon nối 3 với nhau bởi liên kết 3.ko biết nó có làm quỳ chuyển màu ko?
- Vì hợp chất thơm và có 8C, vậy nó phải có nhân benzen.
- Vì nó chuyển màu quỳ tím thành hồng nên có phải là axit: R-COOH hoặc R(OH)x (với x=1 hoặc 2).
Vậy CT thích hợp là HC=-C-C6H3(OH)2. Có tất cả 6 đồng phân. vậy có 6CTCT thoả mãn!
Thân! Chúc các bạn học tốt!

Hồ Sỹ Phúc
04-14-2010, 01:33 AM
Cái này có thể làm quỳ tím hoá hồng (chứ k phải đỏ), do có nhóm liên kết 3C=-C hút e, và 2 nhóm OH phenol.
Khó thật!

asdfasdf
04-14-2010, 10:07 PM
mọi người cho em hỏi 2 câu
1, so sánh xăng a92 và xăng a95
2, so sánh xăng không chì và xăng pha chì?
đây là bài thực hành về nhà thầy giáo cho, em không là dân hóa, tìm trên gg cũng không có. mong các bro giúp đỡ. thanks:012::012:

chocolatenoir
04-14-2010, 10:16 PM
Hai câu hỏi của em thực chất là về chỉ số Octane của xăng. Em xem ở đây sẽ hiểu về các con số 92 và 95, lợi và hại chì hay không chì:
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=6486

mjss123
04-15-2010, 02:09 PM
có mấy bài nhờ các bạn giúp nha

1. C2H5COOH (xt cl2, as) -> A, A + Naoh -> A1 (xt h2so4) a2 (xt h2so4 đặc) -> C
C2H5COOH (xt cl2, as) ->B, B + Naoh -> B1 (xt h2so4) B2 (xt h2so4 đặc) -> C

2. C3H6 -> A -> B -> C -> D -> E -> CH4
biết D là hợp chất đa chức

3. A+ O2 -> B (xt là ? :D)
B + C -> A + D + H2O
.... + Nh3 + D + AgNO3 -> CH3COONH4 + Ag + ...
B + E -> Cu + H2O
A + G -> Cu(NO3)2 + NO + ...

anhtuan_a3_92
04-15-2010, 05:17 PM
có mấy bài nhờ các bạn giúp nha

1. C2H5COOH (xt cl2, as) -> A, A + Naoh -> A1 (xt h2so4) a2 (xt h2so4 đặc) -> C
C2H5COOH (xt cl2, as) ->B, B + Naoh -> B1 (xt h2so4) B2 (xt h2so4 đặc) -> C



A: CH3CH(Cl)COOH --------> A1: CH3CH(OH)COONa -----> A2: CH3CH(OH)COOH--->CH2=CHCOOH
B:ClCH2CH2COOH (các phản ứng còn lại tương tự A)
2. C3H6 -> A -> B -> C -> D -> E -> CH4
biết D là hợp chất đa chức

xiclopropan---(+Br2)-> BrCH2CH2CH2Br---(NaOH,t*)--->HOCH2CH2CH2OH---(CuO,t*)-->
OHC-CH2-CHO --(+O2,Mn2+)---->HOOC-CH2-COOH---(Na)---->NaOOC-CH2-COONa----(+NaOH,CaO,t*)--->CH4
(xt là ? :D)

Ý nghĩa của cái trên là gì ?

Hồ Sỹ Phúc
04-15-2010, 07:33 PM
3. A+ O2 -> B (xt là ? :D)
B + C -> A + D + H2O
.... + Nh3 + D + AgNO3 -> CH3COONH4 + Ag + ...
B + E -> Cu + H2O
A + G -> Cu(NO3)2 + NO + ...
A: Cu; B: CuO
C: C2H5OH; D: CH3CHO
E: H2; G: HNO3
Ptpư:
2Cu + O2 -> 2CuO
CuO + C2H5OH -> Cu + CH3CHO + H2O
H2O + 3NH3 + CH3CHO + 2AgNO3 -> CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
CuO + H2 -> Cu + H2O
3Cu + 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

tbrain_teaser
04-18-2010, 06:11 PM
Điều chế sao đây?
1/ http://img146.imageshack.us/img146/6154/418201055604pm.jpg
2/ R-CH3 -> trans-R-CH=CH-R
3/ http://img64.imageshack.us/img64/6623/418201060237pm.jpg
4/ http://img101.imageshack.us/img101/5748/418201060518pm.jpg
5/ http://img709.imageshack.us/img709/263/418201060716pm.jpg
6/ http://img69.imageshack.us/img69/8136/418201060914pm.jpg

huuphuoc_vt2006
04-18-2010, 07:44 PM
Câu 1 nhé:
C6H5-H -> C6H5-Br -> C6H5- MgBr + D2O -> C6H5-D
còn câu 2 thì R là gốc bất kì ah`

tbrain_teaser
04-19-2010, 12:03 AM
Câu 1 nhé:
C6H5-H -> C6H5-Br -> C6H5- MgBr + D2O -> C6H5-D
còn câu 2 thì R là gốc bất kì ah`

R là gốc bất kì
làm thử với phenyl đã cho dễ

mammam_potato_12
04-20-2010, 10:12 AM
mọi người có thể phân tích rõ hơn về các nhóm hút e và đẩy e được không ?nó có những ảnh hưởng cụ thể như thế nào ????????
cái này mình lơ mơ lắm
cảm ơn mọi người trước

mammam_potato_12
04-20-2010, 10:17 AM
nói rõ hơn về đáp án được ko mọi người tach1-21-4 hay là gì vậy?:24h_024:

mammam_potato_12
04-20-2010, 10:20 AM
theo mình được biết thì ancol có phản ứng với các kim loại kiềm ,kiềm thổ có M lớn như Ba ,Sr,Ca chứ ko nhắc tới Mg
cái này bạn xem sách của ngô ngọc an thì rõ lun

hankiner215
04-20-2010, 07:39 PM
Chào các bạn!!
Trong SGK 9 và 11 thì ancol chỉ tác dụng với kim loại kiềm. Nhưng có sách viết PTHH của phản ứng giữa ancol và Mg!! Mình thắc mắc không biết các kim loại từ Mg (kể cả Mg) trở về sau trong dãy hoạt động hóa học có tác dụng với ancol không? Bạn nào biết thì cho mình biết với!!!! Thanks!!!!!

alcol là một hợp chất lưỡng tính, vừa có tính acid vừa có tính baz nhưng cả tính acid và baz đều yếu (giống như H20 vậy).Khi thể hiện tính acid yếu,alcol chỉ tác dụng với những hợp chất có tính baz mạnh như kim loại kiềm, hợp chất cơ kim Grignard, NaH...
Thân!

hankiner215
04-20-2010, 08:22 PM
1. Tách hidro từ iso-pentan, số đồng phân phẳng của các anken thu được là:
a. 4
b. 5
c. 3
d.2
:vanxin(

theo định nghĩa, đồng phân có 2 loại: đồng phân phẳng và đồng phân lập thể. Đồng phân phẳng bao gồm đồng phân vị trí (cùng CTPT,cùng nhóm định chức nhưng khác mạch C hoặc vị trí các nhóm định chức) và đồng phân cấu tạo (cùng CTPT nhưng CTCT của chúng mang các nhóm định chức khác nhau).Đồng phân lập thể gồm đp cấu trạng và đp cấu hình. Đp cấu hình thì lại chia thành đp quang học và hình học (đp Cis-trans,đp E-Z). Nói tóm lại là đp hình học không phải là đp phẳng!^^
isopentan có CTCT là (CH3)2CH-CH2-CH3 khi dehydro hóa chỉ tạo ra 3sp alken:
CH2=C(CH3)-CH2-CH3 ; (CH3)2C=CH-CH3 ; (CH3)2CH-CH=CH2. ở đây cũng không có đp hình học nữa là. Mình cũng không biết đp thứ 4 là đp nào???

mammam_potato_12
04-20-2010, 08:26 PM
nói giùm mình cái hợp chất cơ kim cái??????:cuoi (

hankiner215
04-20-2010, 08:49 PM
nói giùm mình cái hợp chất cơ kim cái??????:cuoi (

Thật ra nói hợp chất cơ kim cũng không chính xác mà phải nói đầy đủ là hợp chất hữu cơ kim loại (hchckl). Mình đọc sách thì người ta định nghĩa HChckl là những hợp chất có dạng RM mà trong đó nguyên tử C nối trực tiếp với kim loại M: kim loại kiềm (Li,Na,K); kiềm thổ (Mg,Ca); Al,Sn,Pb; một số kim loại chuyển tiếp như Zn,Fe,Cd,Ni,Cr,Hg.
Tác chất Grignard là hchckl quan trọng có CTTQ là RMgX trong đó MgX tích 1 phần điện tích dương (delta +) trên Mg còn C nối với Mg tích một phần điện tích âm (delta -), X là các nguyên tố Halogen: Cl,Br,I trừ F
Thân!

hankiner215
04-20-2010, 09:27 PM
mọi người có thể phân tích rõ hơn về các nhóm hút e và đẩy e được không ?nó có những ảnh hưởng cụ thể như thế nào ????????
cái này mình lơ mơ lắm
cảm ơn mọi người trước

bạn có thể nói những hiểu biết của bạn trước được ko để mọi người còn biết bạn lơ mơ chỗ nào?:D
Thân!

Trần Văn Quyết
04-20-2010, 09:31 PM
ancol là acid yếu hơn nước, mà nước ở dang lỏng không pư với Mg thì ancol đâu có pư được chứ.
Còn pư tạo thành hợp chất cơ kim, ví như hợp chất cơ magie thì chỉ có dẫn xuất halogene làm được thôi:
R-X + Mg ---> R-Mg-X (trong dm ete khan để tránh nước)

mammam_potato_12
04-21-2010, 01:58 PM
oh quên ,bạn giúo mình phân tích tác dụng của nhoms hút e ,đẩy e tới nhiệt độ sôi ,các phản ứng hóa học ,và tại sao lại gọi chúng là hút e ,đẩy e,dựa trên cơ sở nào?:24h_038:

thiendongduc
04-21-2010, 10:15 PM
theo mình:
Nhiệt độ sôi phụ thuộc cơ bản vào lực liên kết giữa các phân tử; thứ 2 là nó phụ thuộc vào khối lượng của các phân tử ấy.
Nếu có cũng loại liên kết thì chất có nhiệt độ sôi cao là chất có khối lượng phân tử lớn.
Nếu giữa các phân tử có liên kết với nhau (đặc biệt là liên kết Hidro) thì nhiệt độ sôi phụ thuộc độ bền liên kết ấy.
Ví dụ: ancol có nhiệt độ sôi thấp hơn axit cùng số nguyên tử C do liên kết H của axit bền hơn (do liên kết C=O có tính hút e làm mật độ điện tích âm trên H của OH giảm, mật độ điện tích dương tăng hơn ancol). Hình dung như một người đang bị trói nếu có người khác cầm dây kéo mạnh hơn thì càng khó thoát ra ấy. như vậy các phân tử khó tách nhau ra để chuyển thành trạng thái tự do (hơi) nên nhiệt độ sôi cao hơn.

hankiner215
04-21-2010, 11:33 PM
oh quên ,bạn giúo mình phân tích tác dụng của nhoms hút e ,đẩy e tới nhiệt độ sôi ,các phản ứng hóa học ,và tại sao lại gọi chúng là hút e ,đẩy e,dựa trên cơ sở nào?:24h_038:

Bạn có thể xem ở đây để có cái nhìn tổng quan về hiệu ứng điện tử: hiệu ứng cảm (+I,-I), hiệu ứng cộng hưởng (+R,-R)
http://www.chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3151
hoặc nếu có thời gian bạn có thể đọc TL này:
http://www.chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=7972
Có tự tìm hiểu thì mới thấy hứng thú để học^^
Thân!

huutamkb
04-21-2010, 11:45 PM
phản ứng với rượu trước.như vậy mới có phản ứng C2H5ONa + H2O ->C2H5OH +NaOH.tính bazo cũa muối C2H5ONa > NaOH.nếu bạn học phổ thông thì cái này chắc chắn đúng.Nếu học cao hơn thì còn phụ thuộc vào tỉ lệ nữa.

huutamkb
04-22-2010, 12:28 AM
nếu bạn đọc vào phần điều chế rượu thì có xuất hiện hợp chất cơ_magie.cũng có phản ứng rượu phản ứng trực tiếp với hợp chất cơ-magie:
C2H5MgBr+ C2H5OH->C2H6 + MgBrOC2H5.
Trong chương trình 12 chỉ những bạn trong đội tuyển mới học phần này.đề thi ĐH ko có

Hồ Sỹ Phúc
04-22-2010, 01:07 AM
Những cái này thì bạn đọc Giáo trình "Cơ sở lý thuýết Hoá học hữu cơ" của 3 thầy: Phan Tống Sơn - Trần Quốc Sơn - Đặng Như Tại hoặc "Hoá học hữu cơ" của Đỗ Đình Rãng...

huutamkb
04-22-2010, 01:38 AM
4 mới đúng chứ.có cả đồng phân hình học mà

mammam_potato_12
04-22-2010, 02:23 AM
hix mà bạn ơi tui học tiếng anh kém lắm ,đọc đâu có được,bạn còn có tào liệu nào khác ko ,chia sẻ cho tui nhé
cảm ơn nhìu

huutamkb
04-22-2010, 11:25 AM
những phân tử có nhóm hút e như halogen thì sẻ như vậy.đây là trường hợp đặc biệt.halogen là nhóm thế loại 1 có khả năngddinhj hướng o - p.
Hiệu ứng H ở đây là hiệu ứng siêu liên hợp,cacbocation có càng nhiều CH(anpha) thì sự giải tỏa e càng lớn,liên kết càng mở rộng->phân tử càng bền.bạn đọc thêm về hiệu ứng siêu liên hợp,giải thích về độ bền phân tử thì chủ yếu dùng cái này,chú ý có trường hợp hiệu ứng liên hợp bền hơn,hình như ở trạng thái tĩnh:D:P

huutamkb
04-22-2010, 11:39 AM
O có đôi e chưa tham gia tạo hiệu ứng -c với liên kết đôi trong nhân,=>có sự chuyển dịch mật độ e về phía nhân thơm=>OH phân cực=> H linh động

meomeogaugau26
04-24-2010, 08:39 PM
cả nhà ai có ebook tường tận về danh pháp hợp chất hữu cơ thì share cho em với, kím hêt trên mạng mà không ra, trừ mấy trang tiếng Anh nói rõ lắm nhưng đọc không được:012::vanxin(

dunghitman
04-24-2010, 09:39 PM
Bạn có thể tham khảo sách Hóa Hữu Cơ của cô Phi Phụng hoặc bạn có thể xem cuốn Hóa Hữu Cơ của thầy Lê Ngọc Thạch.Tất cả bạn có thể tìm mua tại thư quán trường ĐH KHTN.
Chú ý sách cô Phụng thì chia sách theo các vấn đề( danh pháp riêng định tính riêng) còn sách thầy Thạch thì chia thành từng mảng alkan,alken,alkyl rùi trong đó đề cập đến danh pháp riêng.Chúc bạn tìm được cái mình cần.

chichi_huahua
04-24-2010, 11:32 PM
cậu có thể tham khảo ở đây nhá:

I. Phân loại chung về danh pháp hợp chất hữu cơ:
Có thể quy tên của các hợp chất hữu cơ về 2 loại cính và 1 loại trung gian:
1. Danh pháp hệ thống
Là loại danh pháp trong đó mọi bộ phận cấu thành đều có ý nghĩa hệ thống.
VD -tên gọ hexan (C6H14) gồm 2 bộ phận là hẽa- (tiền tố xuất phát từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là sáu) và -an (hậu tố nói lên một hidrocacbon no), do đó ta có hẽ(a)+an-->hexan (bỏ bớt 1 trong 2 chữ a liền nhau)

2. Danh pháp thường
Danh pháp thường hay danh pháp thông thường là loại danh pháp được hình thành dựa theo nguồn gốc tìm ra hoặc theo tính chất bề ngoài (màu sắc, mùi vị ...) hoặc một yếu tố khác không có tính hệ thống.
Thí dụ: ure (tiếng Pháp là ure) có nguồn gốc từ urine (tiếng Pháp có nghĩa là nước tiểu) vì ure lần đầu tiên được làm ra từ nước tiểu.

3. Danh pháp nửa hệ thống hay nửa thông thường
Loại danh pháp này có tính cách trung gian giữa 2 loại trên, vì nó chỉ có một vài yếu tố hệ thống.
Thí dụ: stiren (C6H5-CH=CH2) có nguồn gốc là stirax (tên loại nhựa cây cho ta stiren) và chỉ có hậu tố -en(nói lên sự có mặt của nối đôi C=C) là yếu tố hệ thống.

II- Phân loạI danh pháp IUPAC
Tên của các hợp chất hữu cơ theo IUPC (danh pháp IUPAC) gồm nhiều loạI mà đa số là tên hệ thống, chỉ có 1 số tương đốI ít là tên nửa hệ thống và tên thường.
1.Tên thay thế Tên thay thế hay là tên thế được tạo nên nhờ thao tác thay thế, tức là thay 1 hay nhiều nguyên tử H ở bộ phận chính gọI là hidrua nền (mạch chính, vòng chính, … ) bằng 1 hay nhiều nguyên tử hoặc nhóm nhuyên tử khác rồI lấy tên của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mớI thế vào (đuợc nêu teen dướI dạng tiền tố hoặc hậu tố tùy trường hợp, theo những quy tắc nhất định).
Thí dụ:
CH3-CH2-OH
Hidrua nền: etan
Nhóm thế: -OH có tên ở dạng hậu tố -ol
Tên hay thế: etanol

2. Tên trao đổI
Tên trao đổI được hình thành không bằng thao tác hay thế ng/tử H bằng thao tác trao đổI ng/tử hay nhóm ng/tử khác H của hidrua nền bằng nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác
Có 2 loạI
a- tên trao đổI ở bộ khung < phần này nằm ngoài chương trình nên ko đề cập đến nữa>
b- tên trao đổI ở nhóm chức: < phần này nằm ngoài chương trình nên ko đề cập đến nữa>

3. Tên loạI chức hay là tên gốc – chức
Tên loạI chức hay còn gọI là tên gốc – chức được tạo nên bằng thao tác cộng tên của gốc hay nhóm vớI tên của chức hữu cơ.
VD:
CH3-CH2- Br: Etyl bromua
CH3-CO-Cl : Axetyl bromua

4. Tên dung hợp
Đây là tên của các hợp chất vòng đa ngưng tụ< phần này nằm ngoài chương trình nên ko đề cập đến nữa>

5. Tên kết hợp
ĐốI vớI các hợp chất hữu cơ chứa đồng thờI 1 bộ phận mạch hở có nhóm chức chính và 1 bộ phận mạch vòng, ng` ta có thể dung thao tác kết hợp tên của bộ phận mạch hở ) đc coi là hidrrua nền) và tên của hệ vòng, mặc dù để tạo nên hợp chất cần gọI tên ta phảI bớt đi 1 số ng/tử H ở chỗ nốI
VD:
C6H11-CH2-CH2OH: xiclohexanetanol
<vòng 6 cạnh>

6. Tên cộng
Tên cộng đc hình thành bằng thao tác cộng các hợp chất mà không bớt đi nguyên tử hay nhóm nguyên tử nào từ mỗI hợp chất đó.

7. Tên trừ
LoạI này được hình thành từ tên của 1 chất tương tự đã quen biết bằng cách dung 1 số tiền tố hoặc 1 hậu tố để nói lên sự loạI bớt 1 số ng/tử hay nóm ng/tử

8. Tên nhân
Tên nhân biểu thị sự tích tụ các cấu trúc nền cương tự nhau, nốI vớI nhau bằng 1 nhóm đa hóa trị dồI xứng. Trình tự các bộ phận của teen nhân như sau: tên nhóm đốI xứng+tiền tố chỉ độ bộI (đi, tri …)+ tên của cấu trúc nền (vẫn giữ nguyên bằng cách đánh số song dung các dấu phết cho các cấu trúc nền thứ 2, thứ 3) <phần này chỉ để tham khảo>
VD:
C6H5-CH2-C6H5: điphenyl metan

9.Tên dị vòng theo Hantzsch và Widman < phần này nằm ngoài chương trình nên ko đề cập đến nữa>

10. Tên thường và tên nửa hệ thống được IUPAC lưu dùng trong hệ thống tên của IPUACĐó là tên của 1 số hidrocacbon mạch hở, mạch vòng, nhóm ( hay gốc hidrocacbon, dẫn xuất hidroxxi,…)
Các tên loạI này chia làm 3 nhóm
a. Nhóm 1 gồm các tên đc dùng khi ko có nhóm thế và khi có nhóm thế ở bất ì vị trí nào
VD: axetilen, etan, benzen, phenol
b. Nhóm 2 gồm các tên đc dùng khi ko có nhóm thế và khi có nhóm thế ở 1 số vị trí nhất định (thường là ở mạch vòng)
VD: toluene
c. Nhóm 3 gômg các tên chỉ đc đùng khi ko có nhóm thế
VD: isopentan, neopentan, isopren

chichi_huahua
04-24-2010, 11:35 PM
bổ sung tiếp nè :

Danh pháp các hợp chất hữu cơ: Hidrocacbon

A. Hidrocacbon no mạch hở (Ankan)

I.Hidrocacbon no mạch hở không nhánh
Bốn chất đầu có tên là metan, etan, prophan và butan.
Tên của tất cả các đồng đẳng cao hơn đều được hình thành bằng cách tổ hợp tiền tố cơ bản về đội bội với hậu tố -an. Các tiền tố nói trên chỉ ra số lượng n nguyên tử C trong mạch còn hậu tố -an đặc trưng cho hidrocacbon no.
VD: C5H12 có tên là pent(a)+an =pentan.

Dưới đây là tên hệ thống của 1 số ankan mạch ko nhánh CnH2n+2:
n------------------Ankan
1------------------Metan
2--------------------Etan
3-----------------Propan
4-------------------Butan
5------------------Pentan
6------------------Hexan
7-----------------Heptan
8-------------------Octan
9------------------Nonan
10-----------------Decan
11-----------------Undecan
12----------------Dodecan
14---------------Tetradecan
16---------------Hexadecan
18---------------Octadecan
20-----------------Isosan
21--------------Henicosan
22---------------Docosan
30----------------Tricontan
31------------Henitricontan
33------------Tritriacontan
35-----------Pentatriacontan
40-------------Tetracontan
50-------------Pentacontan
60-------------Hexacontan
100---------------Hectan
101--------------Henhectan
102--------------Dohectan
132--------Dotriacontahectan
200----------------Đictan

II. Hidrocacbon no mạch nhánh
Theo danh pháp thay thế, phân tử an kan mạch nhánh được coi như cấu thành từ 1 mạch chính là Hidrua nền và các nhánh bên là những nhóm thế.

Tên của ankan= tên của các nhánh cùng với "locant"+ tên của hidrua nền
Các bước cần thực hiện:
1. Xác định hidrua nền (ở đây là mạch chính). Đó là mạch cacbon dài nhất; nếu có đồng thời một số mạch dài nhất mà bằng nhay thì chọn mạch có nhiều nhánh nhất, đặc biệt là có "locant" nhỏ nhất.
VD:
1-----2-----3----4----5----6----7
<---------------------------------->
CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH-CH3
-----------------------------|
----------------------------CH3
2. Đánh số (bằng chữ số Arập) các nguyên tử C trên mạch chính xuất phát từ đầu nào gần mạch nhánh để cho "locant" nhỏ nhất.
Nếu có nhiều cách mà theo cách đánh ố khác nhau dẫn tớ 2 bộ "locant" khác nhau thì so sánh 2 bộ đó theo từng cặp "locant", chọn bộ nào có locant nhỏ hơn trong lần gặp đầu tiên.
VD:
6-----5---4----3---2---1
CH3-CH-CH2-CH-CH-CH3
------|---------|----|
------CH3-----CH3-CH3

Đúng: 2,3,5- trimetyl hexan
Sai: 2,4,5- trimetyl hexan
Lý do: 3<4

3. Xác định tên của các nhánh, sắp xếp theo trình tự chữ cái và chọn tiền tố về độ bội thích hợp nếu có >= 2 nhánh giống nhau
Các nhánh đơn giản được xếp theo trình tự chữ cái đầu của tên nhánh, ko dùng chữ cái đầu của tiền tố về độ bội mà ở đây các yếu tố cơ bản như đi-, tri- vvv
VD: Butyl -> Etyl -> Đimetyl -> propyl

Các nhánh phức tạp (có nhóm thế trong nhánh) cũng được xếp theo trình tự chữ cái đầu nhưng là tên hoàn chỉnh cho dù đó là chữ cái đầu của nhóm thế trong nhánh hay của tiền tố cơ bản về độ bội.
VD:
(1,2-Đimetylpentyl) -> Etyl ->Metyl -> (1-Metylbutyl) -> (2-Metylbutyl)

4. Thiết lập tên đầy đủ gồm các thành phần và tuân theo trình tự:
"Locant cho nhánh" (viết ngay trc tên nhánh) + "tiền tố độ bội"(nếu có)+ "Tên của nhánh" + "Tên hidrua nền" (tiền tố cơ bản + hậu tố -an)
VD:
CH3-CH2-CH(CH3)-CH(C2H5)-CH2-CH3 : 3-Etyl-4-metyl hexan


III. Nhóm hay gốc hidrocacbon no
<ở đây chỉ xét nhóm (gốc) hidrocacbon no hóa trị 1, ai muốn tìm hiểu về gốc hóa trị 2 hay 3 thì cứ post yêu cầu rồi mình post phần ấy sau.>
Các nhóm hóa trị 1 được hình thành bằng cách loại bớt một nguyên tử H ra khỏi phân tử ankan và được gọi chung là ankyl. Có 2 cách gọi tên:
a/ Đổi hậu tố -an của ankan thành -yl. Khi trong nhóm có mạch nhánh thì chọn mạch dài nhất kể từ nguyên tử C mang hóa trị tự do (được đánh số 1) làm mạch chính rồi họi tên nhóm theo danh pháp thay thế.
b/thêm hậu tố -yl vào tên của ankan kèm theo "locant: cho hóa trị tự do. Đánh số mạch cacbon sao cho "locant" đó có giá trị tối thiểu.
VD:
CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (pentan)

CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-
a/pentyl
b/pentan-1-yl

CH3-CH2-CH2-CH(CH3)-
a/1-Metylbutyl
b/Pentan-2-yl

Cách gọi tên thứ 2 (kiểu b) thường được dùng cho các nhóm mà cấu tạo phức tạp (chứa nhiều liên kết kép, nhiều vòng,...) và các nhóm đa hóa trị

B. Hidrocacbon không no mạch hở (Anken, Ankin)

.Hidrocacbon không no
1. Hidrocacbon không no có một hay nhiều liên kết đôi
Tên của hidrocacbon chứa 1,2,3 ... nối đôi xuất phát từ tên của ankan tương ứng chỉ thay đổi hậu tố -an bằng -en (một nối đôi), -ađien (hai nối đôi), -atrien (ba nối đôi) .... kèm theo "locant" chỉ vị trí của từng liên kết đôi đó. Mạch chính của hidrocacbon là mạch chứa nhiều nối đôi nhất , được đánh số từ đầu nào có thể cho "locant" nhỏ nhất, trước hết là cho nối đôi.
VD:
CH3-CH2-CH2-C(C2H5)=CH2 : 2-Etyl pent-1-en

(CH3)3c-CH2-CH2-CH=CH2 : 5,5-Đimetyl hex-1-en

2.Hidrocacbon có một hay nhiều liên kết ba
Tên của hidrocacbon chứa một, hai, ba ... liên kết ba cũng xuất phát từ tên của hidrocacbon no tương ứng chỉ đổi hậu tố -an thành -in (một nối ba), -ađiin (hai nối ba), -atriin (ba nối ba), ...
Cách chọn mạch chính, cách đánh số mạch C và cách gọi tên nói chung cũng tương tự như các hợp chất chứa nối đôi.
Thí dụ:
CH3-CH(CH3)-CH2-CH(C2H5)-C=-CH: 3-Etyl-5-metyl hex-1-in

3.Hidrocacbon có chứa đồng thời nối đôi và nối ba:
Tên của các Hidrocacbon loại này có các đuôi -enin (chứa 1 nối đôi và 1 nối ba), -ađienin (hai nối đôi và một nối ba), -enđiin (một nối đôi, hai nối ba) ..v.v..
Mạch cacbon được đánh số sao cho các "locant" của nối đôi và nối ba là thấp nhất. Khi có sự chọn lựa thì ưu tiên để cho nối đôi có "locant" nhỏ

Thí dụ:
CH=-C-CH=CH2: Buten-1-in-3

Hồ Sỹ Phúc
04-24-2010, 11:43 PM
Có cuốn danh pháp Hữu cơ của nhóm Thầy Trần Quốc Sơn đó. Các bạn tìm mà đọc nhé. Khó hiểu lắm. hihi

Trần Văn Quyết
04-26-2010, 12:00 AM
Đọc trong Hóa học Hữu cơ 1 (của thầy Đỗ Đình Rãng) trang 358-359:
phản ứng thế nhóm -NO2 vào nhân thơm của 3-clo-1-metyl-benzen cho sp mà nhóm -NO2 ở vị trí:
+số 6 (para đối với C mang Cl) chiếm 59% (SP1)
+số4 (para đối với C mang CH3) chiếm 32% (SP2)
+số 2 (kẹp giữa metyl và clo) chiếm 9%
Điều mình thắc mắc là tại sao CH3 và Cl đều định hướng ortho, para mà SP1 lại chiếm ưu thế hơn SP2.
Việc CH3 hoạt hóa còn Cl phản hoạt hóa, hay lực định hướng của CH3 lớn hơn thì đâu có ảnh hưởng gì.
Và điều này có liên quan gì tới việc các nhóm khi thế vào nhân ở vị trí meta so với 1 nhóm có sẵn nào đó thì bị triệt tiêu hiệu ứng liên hợp C không? Nếu có thì sự ảnh hưởng của nó được mô tả ra sao?
Mọi ngưởi có thể giải thích giùm mình không? Mình cám ơn trước hen.

darks
04-29-2010, 11:55 PM
:24h_048:SAU ĐÂY LÀ MÀU CỦA MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ HAY GẶP :
EOSIN (1,3,6,8 TETRABROMFLORETXEIN ) C20H8Br4O5 : CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ .
EPHEĐRIN ( 1-PHENYL-2-2-METYL AMINOPROPANOL-1 )
C6H5CHOHCH(NHCH3)CH3 : CHẤT DẠNG HẠT NHỎ HOẶC TINH THỂ TRẮNG.
FLORETXEIN C20H12O5 : CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ DA CAM.
FUCSIN ( ROSANILIN C20H20N3Cl ) :CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ TƯƠI,CÓ ANH KIM (PHÁT QUANG ).
FUTURAL ( FUTUROL ) C5H4O2 : CHẤT LỎNG SÁNH MÀU VÀNG NHẠT .
GLIOXAN OHC-CHO : CHẤT LỎNG MÀU VÀNG NHẠT .
HELIANTIN ( METYL DA CAM ) P- (CH3)2NC6H4N=NC6H4SO3Na : CHẤT BỘT MÀU DA CAM .
HEMATOXILIN (HIĐROXIBRASILIN ) C6H14O6.3H2O : CHẤT TINH THỂ MÀU VÀNG NHẠT .
HEROIN C21H23NO5 : CHẤT TINH THỂ HINH THOI MÀU TRẮNG .

HEXACLOROBENZEN (C6CL6 ): CHẤT TINH THỂ TRẮNG .
HEXACLOROXICLOHEXAN ( HEXANCLORAN,666 ) :C6H6Cl6 CHẤT RẮN MÀU TRẮNG KẾT TINH.
HEXAMETYLENTETRAMIN ( UROTROPIN (CH2)6N4 ) CHẤT TINH THỂ MÀU TRẮNG .
ACRIDIN ( HỢP CHẤT DỊ VÒNG NGƯNG TỤ CHỨA NITƠ ) : TINH THỂ VÀNG NHẠT .
ALIZARIN : (1,2 –ĐIHROXIANTRAQUINON ) 14H8O4 : CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ.
ALUMINON : C12H23O9N3 ( MUỖI AMONI CỦA AXIT AURINTRICACBOXILYC )
: CHẤT BỘT MÀU ĐỎ .
ATRAQUINON ( 9,10 – ĐIHIDROXIANTRAXEN ) C14H8O2 : CHẤT TINH THỂ HÌNH KIM MÀU VÀNG CHANH .
ATRAXEN : CHẤT TINH THỂ MÀU VÀNG PHÁT HUỲNH QUANG MÀU XANH .
AXIT ACONITIC ( HOOCCH=C(COOH)CH2COOH ) : CHẤT TINH THỂ CÓ MÀU TỪ TRẮNG ĐẾN VÀNG NHẠT.
AXIT ANTRANILIC ( AXIT O- AMINOBENZOIC ) : CHẤT TINH THỂ HÌNH KIM MÀU VÀNG .
AXIT BENZOIC : CHẤT TINH THỂ MÀU TRẮNG .
AXIT CACMINIC (C22H20O13 ) : KHỐI MÀU NÂU SẪM HAY BỘT MÀU ĐỎ TƯƠI..
AXIT FOLIC (C19H19N7O5 ) ( MỘT TRONG CÁC VITAMIN NHÓM B :B10 ) : CHẤT TINH THỂ MÀU VÀNG LẤP LÁNH .
AXIT GLUCONIC ( AXIT GLYCONIC,AXIT DEXTRONIC : CH2OH(CHOH)4COOH: CHẤT LỎNG MÀU NÂU SÁNG .
AXIT PANMITIC ( AXIT HEXA ĐECANOIC ) ( CH3(CH2)14COOH ) : TINH THỂ HÌNH KIM MÀU TRẮNG .
AXIT PICRIC (2,4,6-TRINITROPHENOL ) C6H3N3O7 : CHẤT TINH THỂ HÌNH LÁ MÀU VÀNG CHANH .
AXIT SALIXILIC ( AXIT 2-HIDROXIBENZOIC ,O-HOC6H4COOH ) : CHẤT TINH THỂ HÌNH KIM TRẮNG
AXIT XITRIC : CHẤT TINH THỂ TRẮNG .
AZOBENZEN (C6H5N=NC6H5 ) CHẤT TINH THỂ MÀU DA CAM .
BROMCRESOL ( C21H16Br2O5S ) CHẤT TINH THỂ MÀU DA CAM .
BROMTHIMOL (C27H38Br2O5S ) : CHẤT TINH THỂ MÀU NÂU SẪM .
CACOTALIM ( C20H22N2O5(NO2)2 ): HỢP CHẤT MÀU ĐỎ .
CLOROAXETIPHENOL ( C6H5COCH2Cl ) : CHẤT TINH THỂ TRẮNG HOẶC HƠI VÀNG .

COCAIN ( C17H21NO4 ) CHẤT TINH THỂ MÀU TRẮNG .
CRESOL ĐỎ ( O-CRESOLSUNFOPHTALEIN ,C20H10O5S) : CHẤT TINH THỂ MÀU XANH LỤC.
CRESOL TÍA ( M- CRESOLSUNFOPHTALEIN, C20H10O5S) : CHẤT TINH THỂ MÀU NÂU SẪM .
CRESOL PHTALEIN ( METYL PHENOLPHTALEIN ) C6H4(CO)2(C6H3OHCH3)2 : CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ VÀNG .
2,4-ĐINITROPHENOL : C6H3(NO2)2OH : CHẤT TINH THỂ VÀNG NHẠT .
2,4-ĐINITROTOLUEN :C6H3(NO2)2CH3 :CHẤT TINH THỂ HÌNH KIM MÀU VÀNG NHẠT .
ĐITHIZON (ĐIPHENYLTHIOCACBAZON ):C6H5N=NC(S)NHNHC6H5 :CHẤT TINH THỂ MÀU XANH ĐEN.
GLIOXAN :OHC-CHO : CHẤT LỎNG MÀU VÀNG NHẠT .
INĐIGOCACMIN :C16H8N2O2(SO3Na) : CHẤT TINH THỂ MÀU XANH SẪM .
IOTOFOM (CHI3 ): CHẤT TINH MÀU VÀNG .
KALI HIĐROPHTALAT (KHC6H4O4 ): CHẤT TINH THỂ TRẮNG ..
LACMOIT ( REZOXINOL XANH ) C12H9O4N : CHẤT RẮN MÀU TÍM SẪM .
LẢUIN C39H74O6: CHẤT TINH THỂ TRẮNG .
MELAMIN ( 2,4,6-TRIAMINO-1,3,5-TRIAZIN :C3H6N6 ) CHẤT RĂN KHÔNG MÀU.
MENTOL (C10H20O) : CHẤT TINH THỂ TRẮNG
METYL ĐỎ ( (CH3)2NC6H4NNC6H4COOH ): CHẤT BỘT MÀU ĐỎ HOẶC TINH THỂ MÀU TÍM .
MUREXIT ( AMONI PUPORAT ;C8H4O6N6NH4.H2O) : CHẤT RẮN MÀU ĐỎ TÍA .
NAPHTALEN ( BĂNG PHIÊN ): TINH THỂ MÀU TRẮNG .
NITROXEN LULOZƠ ( C6H7O2(ONO2)3 ) : CHẤT RẮN MÀU VÀNG .
PHENYL HIĐRAZIN ( C6H5-NH-NH2 ) CHẤT LỎNG MÀU VÀNG NHẠT .
QUINON (XICLOHEXADIEN-1,4-ĐION VÀ XICLOHEXADIEN-1,2-ĐION ) : CHẤT RẮN MÀU VÀNG
TETRALIT (TETRANITROMETYLANILIN ;(NO2)4C6(NH2)CH3 ): CHẤT BỘT MÀU VÀNG.
THYOFEN ( HỢP CHẤT DỊ VÒNG CHỨA LƯU HUỲNH ) : CHẤT LỎNG KHÔNG MÀU )
THYONALIT ( ĐIETYL-4-NITROPHENYL THYÔPHTPHAT ; (C6H5O)2P(S)OC6H4NO2 ) :CHẤT LỎNG RẤT SÁNH MÀU NÂU ĐEN .
TRINITROTOLUEN (TNT;CH3C6H2(NO2)3 : CHẤT TINH THỂ HÌNH LÁ MÀU VÀNG NHẠT .
URE (CACBAMIT ;(NH2)2CO): CHẤT TINH THỂ TRẮNG .
XANH METYLEN (C16H18ClN3S ): CHẤT TINH THỂ LỤC ĐẬM VỚI ÁNH ĐỒNG THANH ....
.....
RẤT MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý :24h_048:

ahgnaoh_h2t
05-05-2010, 06:15 PM
1 - Từ toluen điều chế ra:
a. benzonitrin
b. p-Nitrobenzoyl clorua
c. benzyl xianua
2 - Hoàn thành và mô tả cơ chế của các phản ứng ngưng tụ sau:
C2H5OCOOC2H5 + C6H5CH2COOC2H5 ---> Y (xúc tác là C2H5ONa)


HCOOC2H5 + CH3COOC2H5 --> T + Z ( xúc tác là C2H5ONa )


Cám ơn nhiều nhá :nghimat (:nghimat (

HoahocPro
05-09-2010, 06:32 AM
1. a) C6H5-CH3 ---> C6H5-COOH ---> C6H5-CONH2 ----> benzonitrin
b) C6H5-CH3 ---> p-NO2-C6H4-CH3 ---> p-NO2-C6H4-COOH ----> sp
c) C6H5-CH3 ---> C6H5-CH2Br ----> sp
2. Cơ chế SN2
Y : C6H5-CH(COOC2H5)2
T : OHC-CH2-COOC2H5
Z : Còn đang nghĩ! chắc là cái andehit trong T đi lăng xăng rồi đập vào cái este?
Có gì sai mong mọi người chỉ bảo.

dst
05-11-2010, 11:32 AM
Từ các chất vô cơ cần thiết và toluen, điều chế m-bromotoluen!
Thanks các bác nhiều!:treoco (

minhduy2110
05-11-2010, 02:23 PM
Toluene --> para-NO2-C6H4-CH3 --> para-NH2-C6H4-CH3 -->
--> para-CH3CONH-C6H4-CH3 --> lúc này thế brom vào, rồi mở khóa nhóm thế phụ định hướng -NH2 và cho bay nhóm này bằng con đường khử diazoni (H3PO2) sẽ thu được sản phẩm.

huuhien
05-11-2010, 04:18 PM
chào cả nhà!
các bác cho mình hỏi công thức làm sơn nền nhà như thế nào? tỷ lệ của từng chất?
cảm ơn các bác nhiều hen! :

vanglai
05-14-2010, 12:04 AM
hay quá! giữa nước với rượu tính axit chỉ chênh nhau một chút nhưng khi giai trăc nghiệm thì xem như Na phản ứng với nc trước vậy cho mình hỏi luôn : nếu cho hỗn hợp ãit mạnh (VD: sunfuaric đặc và nitric )vào kim loai vd: mg thì giải thế nào nhỉ?

tdk_qwer
05-14-2010, 10:07 AM
mọi người có thể phân tích rõ hơn về các nhóm hút e và đẩy e được không ?nó có những ảnh hưởng cụ thể như thế nào ????????
cái này mình lơ mơ lắm
cảm ơn mọi người trước
về các nhóm hút, đẩy e thì anh nhớ không lầm thì trong sach hóa 11 co ghi. với trường hợp này thì nhóm hút khi gắn với -OH làm giảm mật đọ e ở oxi ---> tăng độ phân cực -O-H nên H dễ bị đứt--> tinh axit tăng. nhóm đẩy khi gắn với -OH làm tăng mật độ e ở O --> giảm độ phân cực -O-H H khó bứt ra nên tinh axit giảm. trường hợp này thì C2H5- là nhóm đẩy, H- là nhóm không hút cũng không đẩy nên tính axit của nước mạnh hơn của rượu. do đó Na phản úng với Nước mạnh hơn so với rượu. 2 phản úng xay ra đông thời, không phản ứng nào xảy ra trước

vanglai
05-14-2010, 11:06 AM
về các nhóm hút, đẩy e thì anh nhớ không lầm thì trong sach hóa 11 co ghi. với trường hợp này thì nhóm hút khi gắn với -OH làm giảm mật đọ e ở oxi ---> tăng độ phân cực -O-H nên H dễ bị đứt--> tinh axit tăng. nhóm đẩy khi gắn với -OH làm tăng mật độ e ở O --> giảm độ phân cực -O-H H khó bứt ra nên tinh axit giảm. trường hợp này thì C2H5- là nhóm đẩy, H- là nhóm không hút cũng không đẩy nên tính axit của nước mạnh hơn của rượu. do đó Na phản úng với Nước mạnh hơn so với rượu. 2 phản úng xay ra đông thời, không phản ứng nào xảy ra trước

anh gì ơi giữa hai chất H2o và rượu mọi người trước đã nòi không chênh nhau đáng keer mà.Vả lại độ mạnh của hai ãit vô vơ trên cũng chênh lêch nhau một chút mà .Nếu giải giống rượu và phân biệt trật tự thì cho 2 kết quả khác nhau. giải thích hộ em với.

quangkien
05-15-2010, 02:16 AM
èo!ai pảo cứ rượu là có gốc đẩy e ===>độ linh động của H+ trong nhóm OH của rượu kém hơn nước.tùy vào gốc thôi bạn à.G/s Gốc CH3-CH2- thì đẩy e nhưng xét trong phân tử có nhóm CH2=CH(Cl)-CH2OH Thì giờ cái nào có H linh động hơn nhỉ.===>Còn Tùy Gốc lk với OH

tdk_qwer
05-15-2010, 01:08 PM
èo!ai pảo cứ rượu là có gốc đẩy e ===>độ linh động của H+ trong nhóm OH của rượu kém hơn nước.tùy vào gốc thôi bạn à.G/s Gốc CH3-CH2- thì đẩy e nhưng xét trong phân tử có nhóm CH2=CH(Cl)-CH2OH Thì giờ cái nào có H linh động hơn nhỉ.===>Còn Tùy Gốc lk với OH
phía trên tui chỉ nói là nhóm hút đẩy đơn thuần, còn tường hợp của bạn thì có hiệu ứng liên hợp rùi, hiệu ứng này làm tăng mật đọ e trên =CH(Cl)-, nên nhóm CH2=CH(Cl)- không cò là nhóm hút nửa

quangkien
05-15-2010, 07:21 PM
tdk_qwer .Bạn xem lại đi do có hiệu ứng lk bạn pảo đây gốc CH2=CH(Cl)- kô hút e nữa sao?.hjx nhưng sự thật này hơi fũ fàng chút là nó hút e rất mạnh đó.Để lý giải thì bạn hãy tự trả lời các câu hỏi này nhá:(!):CH2=CH2 có phân cực lk kô?(!!):Khi Clo hay Brom LK với nhóm kô no thì nó hút e hay đẩy e.Hihi

dst
05-15-2010, 07:59 PM
Chắc tại bạn nhầm lẫn câu hỏi thôi, vì phân URE là 1 phân vô cơ, nhưng bản thân ure là 1 hợp chất hữu cơ!!!

hankiner215
05-16-2010, 09:14 AM
Cho mình hỏi là khi bón phân urê cho cây thì cây sẽ hấp thu ở dạng nào (dạng muối khoáng nào), hay là hấp thu nguyên dạng (NH2)2CO?^^

hieu-manu
05-16-2010, 10:06 AM
Bạn chỉ cần dựa vào khái niệm về hợp chất hưu cơ là rõ: HCHC là hợp chất của cacbon trừ: CO, CO2, Muối CO32-, Muối cacbua, H2CO3. vậy có trừ ure đâu. vậy là rõ rồi nhé

tdk_qwer
05-16-2010, 11:56 AM
Cho mình hỏi là khi bón phân urê cho cây thì cây sẽ hấp thu ở dạng nào (dạng muối khoáng nào), hay là hấp thu nguyên dạng (NH2)2CO?^^

dạng NH4+, khi o trng nuoc ure phản ứng chậm với nước:
(NH2)2CO + H2O --> (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 điện li tạo NH4+

Hồ Sỹ Phúc
05-16-2010, 12:33 PM
Cho mình hỏi là khi bón phân urê cho cây thì cây sẽ hấp thu ở dạng nào (dạng muối khoáng nào), hay là hấp thu nguyên dạng (NH2)2CO?^^
Ure trong nước bị thuỷ phân tạo NH4+ + CO32-. Cây sẽ hấp thụ NH4+.
Phân ure có một lợi thế lớn so với các phân đạm khác là tạo môi trường trung tính pH = 7,8-8,5. không làm thay đổi pH của đất...
Với đất chua, đất phèn nặng người ta thường bón loại khác thích hợp hơn để làm giảm độ chua hoặc độ phèn!
Thân!

hankiner215
05-16-2010, 06:25 PM
Đúng là trong nước urê bị thủy phân thành NH4+ nhưng mình nhớ thực tế là cây xanh chỉ có thể hấp thu được khoáng Nitơ ở dạng NO3- chứ không phải NH4+ !^^ Như vậy trong đất NH4+ sẽ được các vi khuẩn hiếu khí biến đổi thành NO3-. Quá trình này diễn ra như sau
NH4+ + 2O2 --> NO3- + 2H2O + 2H+
Thân!

dst
05-16-2010, 11:16 PM
Mình 0 thực sự biết rõ lắm nhưng theo mình ở đây là do sự cản trở 0 gian của nhóm Cl lớn hơn CH3 nên sp1 ưu thế hơn do nhóm NO2 khá lớn, sẽ đi vào khu vực nào ít bị cản trở hơn!!! Với cả, nếu NO2 ở vị trí 6 sẽ nhận được lượng e lớn hơn (do nhóm CH3 đẩy e ngay bên cạnh, 0 cần phải thông qua hiệu ứng liên hợp) còn ở vị trí 4 thì lại bị một phần Cl cùng hút e và CH3 cũng đẩy e kém hơn!!!

dst
05-16-2010, 11:18 PM
Rất cảm ơn bác!!!

nguyenquocbao1994
05-17-2010, 07:15 AM
Anh darks có nhiều tài liệu hay quá !!!
Chừng này thì xài cả đời ấy nhỉ

Anh dark cho phép em sưu tầm cái này trên blog của em nha !

Anh đarks có thể tìm giúp em màu sắc hay cách nhận biết đặc trương của hợp chất hửu cơ hay HC ở chương trình phổ thông đc ko ?

ngoctu_a12
05-17-2010, 08:20 AM
http://c.upanh.com/upload/6/709/7V0.10893744_1_1.gif
mọi người làm giùm mình nhé:24h_021:

jerrynguyen
05-17-2010, 09:35 AM
http://c.upanh.com/upload/6/709/7V0.10893744_1_1.gif
mọi người làm giùm mình nhé:24h_021:

Đặt nCnH2n = nH2 = b
Ta có:
CnH2n + H2 -> CnH2n+2
__a_____a_______a
=> (a(14n+2)+2(b-a)+(b-a)14n)/(2(b-a)+2) = 46,4
biến đổi ta có được: 14nb + 46,4a = 90,8b <=> 90,8-14n = 46,4a/b
mà a < b (H% < 100%) nên 90,8-14n < 46,4 <=> n > 3
do olefin là chất khí nên n phải = 4
vậy olefin là C4H8; H% = a/b = (90,8-14.4)/46,4 = 75%

Mong mọi người góp ý

tdk_qwer
05-17-2010, 10:28 AM
Đúng là trong nước urê bị thủy phân thành NH4+ nhưng mình nhớ thực tế là cây xanh chỉ có thể hấp thu được khoáng Nitơ ở dạng NO3- chứ không phải NH4+ !^^ Như vậy trong đất NH4+ sẽ được các vi khuẩn hiếu khí biến đổi thành NO3-. Quá trình này diễn ra như sau
NH4+ + 2O2 --> NO3- + 2H2O + 2H+
Thân!

*4. Trao đổi nitơ ở thực vật


4.1. Vai trò của Nitơ đối với thực vật:



Rể cây hấp thụ Nitơ ở hai dạng: Nitơ nitrat (NO3-) và Nitơ amôn (NH4+) trong đất. Các dạng Nitơ này được hình thành do sự biến đổi từ Nitơ phân tử trong khí quyển bằng con đường oxy hoá và con đường khử, trong đó con đường cố định Nitơ khí quyển đóng vai trò quan trọng. Ngoài ra các quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ của vi sinh vật đất và lượng phân bón hàng năm đã cung cấp một lượng khá lớn Nitơ cho cây trồng.
Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và do đó nó quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch. Nitơ có trong thành phần của hầu hết các chất trong cây: protein, axit nucleic, các sắc tố quang hợp, các hợp chất dự trữ năng lượng: ADP, ATP, các chất điều hoà sinh trưởng.
Như vậy Nitơ vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia trong các quá trình trao đổi chất và năng lượng. Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng.




4.2. Quá trình cố định nitơ khí quyển



Nitơ phân tử (N2) có một lượng lớn trong khí quyển (%)và mặc dù “tắm mình trong biển khí nitơ” phần lớn thực vật vẫn hoàn toàn bất lực trong việc sử dụng khi nitơ này. May mắn thay nhờ có Enzym Nitrogenaza và lực khử mạnh (Fred-H2, FAD-H2, NAD-H2), một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng nitơ cây có thể sử dụng được: NH4+. Đó chính là quá trình cố định nitơ khí quyển, thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do (Azôtobacterium, Closterium, Anabaena, Nostoc,…) và các vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium trong nốt sần rễ cây Bộ Đậu, Anabaena azolleae trong cây dương xỉ -Azolla: bèo hoa dâu) theo cơ chế sau:
http://thuviensinhhoc.com/images/stories/demo/KTSH/sodonito.gif
Các vi khuẩn tự do có thể cố định hàng chục kilogam NH4+, còn các vi khuẩn cộng sinh có thể cố định hàng trăm kilogam NH4+/ha/năm.
4.3. Quá trình biến đổi Nitơ trong cây
* Quá trình Amôn hóa: NO3- => NH4+
Cây hút được từ đất cả hai dạng nitơ oxy hóa (NO3-) và nitơ khử ( NH4+), nhưng cây chỉ cần dạng NH4+ để hình thành các axit amin nên việc trước tiên mà cây phải làm là việc biến đổi dạng NO3- thành dạng NH4+.
Quá trình amôn hoá xảy ra theo các bước sau đây:

NO3- —> NO2- —> NH4+

* Quá trình hình thành axit amin:
Quá trình hô hấp của cây tạo ra các xêtoaxit (R-COOH), và nhờ quá trình trao đổi nitơ các xêto axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin.
Có 4 phản ứng để hình thành các axit amin và sau đó có các phản ứng chuyển amin hóa để hình thành 20 axit amin và từ các axit amin này thực vật có thể tạo vô vàn các protein và các hợp chất thứ cấp khác của thực vật.
Sau đây là các phản ứng khử amin hoá để hình thành các axit amin:
- xetoglutaric + NH2 = glutamin
- axit pyruvic + NH2 = alanin
- axit fumaric + NH2 = aspartic
- axit oxaloaxetic + NH2 = aspartic




4.4. Vấn đề bón phân hợp lý cho cây trồng




Theo sự tính toán của các nhà Sinh lí thực vật, phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng. Vì vậy vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng là vấn đề hết sức quan trọng trong nông nghiệp. Cũng như vấn đề tưới nước hợp lí, vấn đề bón phân hợp lí cho cây trồng cũng phải trả lời và thực hiện bốn vấn đề sau: Bón bao nhiêu, bón khi nào, bón thế nào và bón phân gì?




a) Về lượng phân bón phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng (lượng chất dinh dưỡng để hình thành một đơn vị thu hoạch).
- Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất.
- Hệ số sử dụng phân bón.
Dựa vào các yếu tố này ta có thể tính được lượng phân bón cần thiết cho một thu hoạch định trước.
Hãy tính lượng phân bón nitơ cần thiết để có một thu hoạch 50 tạ thóc /ha? Biết rằng: Nhu cầu dinh dưỡng của lúa là: 1, 4 kg nitơ / tạ thóc, lượng chất dinh dưỡng còn lại trong đất bằng 0, hệ số sử dụng phân nitơ là 60%.
Cách tính như sau:
Lượng nitơ cần phải bón: (1,4 . 50 . 100)/60 = 116, 7 kg Nitơ
b) Về thời kì bón phân phải căn cứ vào các quá trình sinh trưởng của mỗi loại cây trồng
c) Về cách bón phân: bón lót (bón trước khi trồng), bón thúc (bón trong quá trình sinh trưởng của cây) và có thể bón phân qua đất hoặc bón phân qua lá.
d) Việc bón phân gì phải căn cứ vào vai trò của mỗi loại phân bón và biểu hiện của cây khi thiếu dinh dưỡng.
(sưu tầm)

thanhminh_103
05-17-2010, 10:32 AM
điều chế axit citric từ etanol?

karkula
05-17-2010, 10:35 AM
Hi Hi các bạn.Theo mình thì Ure là chất vô cơ.Theo SGK hóa 11 thì bài phân bón hóa học được học vào phần cuối vô cơ mà!!!

tdk_qwer
05-17-2010, 10:44 AM
Hi Hi các bạn.Theo mình thì Ure là chất vô cơ.Theo SGK hóa 11 thì bài phân bón hóa học được học vào phần cuối vô cơ mà!!!

Urê được Hilaire Rouelle phát hiện năm 1773. Nó là hợp chất hữu cơ được tổng hợp nhân tạo đầu tiên từ các chất vô cơ, được Friedrich Woehler thực hiện vào năm 1828 bằng cách cho xyanat kali phản ứng với sulfat amôniắc.http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1a/Urea_Synthesis_Woehler.png
Điều này đã bác bỏ thuyết cho rằng các chất hóa học trong cơ thể sinh vật về cơ bản là khác hẳn các hóa chất không có gốc sinh vật, và mở đầu cho ngành khoa học về hóa hữu cơ.
(nguồn: wikipedia)

Ngài Bin (Mr.Bean)
05-17-2010, 12:39 PM
C2H5OH (+O2/Mn2+)-> CH3COOH (+Ca(OH)2)-> (CH3COO)2Ca (nhiệt phân)-> CH3-CO-CH3 (+Br2/P)-> Br-CH2-CO-CH2Br (1.Mg/ete ; 2.CO2/ete sau đó thuỷ phân)->HOOC-CH2-CO-CH2COOH (+HCN/H+) -> Axỉt citric!

trannguyen
05-17-2010, 01:03 PM
ở vị trí số 2 được cho e bởi cảm từ metyl và cộng hưởng từ Cl nhưng chứng ngại lập thể nên không được ưu tiên.

vị trí số 4: cho e bởi cộng hửơng Cl và rút e bởi cảm Cl
vị trí số 6 cho e bởi cảm metyl, cho e bởi cộng hưởng của Cl

như vậy ưu tiên theo vị trí thứ tự là 6>4>2

thiên sứ
05-17-2010, 07:31 PM
Mấy anh ơi! bài tạp đồng phân đưa vào trắc nghiệm làm mất thời gian của em quá, anh nào có công thức tính đồng phân của các chất hữu cơ không??
Ví dụ như em có công thức tính đồng phân este, ko biết đúng không:
CnH2nO2 : (2^n)/4
mấy anh xem giùm và còn có công thức nào khác không??
thanks trước!!! ^^:vanxin(

buihuuloc
05-17-2010, 07:33 PM
Bài này thực chất cực dễ. Loại A,B vì không phải là khí ,
Loại C vì M trung bình bằng 46.4. Còn lại D. OK

jerrynguyen
05-17-2010, 07:54 PM
Bài này thực chất cực dễ. Loại A,B vì không phải là khí ,
Loại C vì M trung bình bằng 46.4. Còn lại D. OK

Nếu muốn tính nhanh trong trắc nghiệm thì cách này hay còn trên là giải kiểu tự luận.

hoang tu hoa
05-17-2010, 08:21 PM
Công thức mà tính thì ko có, bởi nó có nhiều loại đồng phân mà.Ví dụ hợp chất có 2 nguyên tử Oxi, nó cũng có thể là este, là axit, là ancol 2 chức.....
Vã lại đề thi đại học người ta sẽ ko ra câu tìm số đồng phân khó đâu,người ta chỉ ra tìm đồng phân có tính axit, có tính ancol, hay là thơm gì đó, chớ ko ai bắt bạn tìm hết đồng phân của nó đâu, bạn chịu khó ghi ra giấy chút đi nhen !
Chúc bạn thi đại học đạt kết quả cao!
Thân !

tuan98988
05-17-2010, 08:55 PM
Các bạn thử nghĩ câu sau nhá :
Cho X là một đồng đẳng của Anilin và có công thức phân tử C7H9N. Số Đồng phân của X là A.3 B.4 C.5 D.6 câu này trong đề thi thử của trường mình . Mình nghĩ câu này hok có đáp án nhỉ

Hồ Sỹ Phúc
05-17-2010, 10:18 PM
X là đồng đẳng anilin mà! Đó là CH3-C6H4-NH2. Vậy có 3 đồng phân octo, meta, para. Đáp án A. Dễ dàng thui! Hihi
Ok?

tuan98988
05-17-2010, 10:24 PM
Uh minh cung nghĩ như vậy nhưng để ý kĩ thì nó hỏi là Số đồng phân của X thui mà. Đồng phân chỉ cần cùng công thức phân tử thui òn CTCT khác nhau dc mà. Nó chỉ hỏi là đồng phân của X thui tức là có ctpt là C7H9N thui chứ nhỉ.Nó có hỏi là số CTCT có thể có của X đâu.mình đọc lại SGK về phần định nghĩa đồng phân rùi cũng chỉ là cùng CTPT thui mà

anhnguyet
05-17-2010, 10:52 PM
Mấy anh ơi! bài tạp đồng phân đưa vào trắc nghiệm làm mất thời gian của em quá, anh nào có công thức tính đồng phân của các chất hữu cơ không??
Ví dụ như em có công thức tính đồng phân este, ko biết đúng không:
CnH2nO2 : (2^n)/4
mấy anh xem giùm và còn có công thức nào khác không??
thanks trước!!! ^^:vanxin(
hình như có một số công thức tính đó:
ví dụ tính
số đồng phân của amin đơn no 2^(n-1)
số đồng phân của acid đơn no: 2^(n-2)
số đồng phân của este đơn no 2^(n-3)
hồi trước có đọc qua cách tính số đồng phân của ankan(tài liệu bên trung tâm Vinhvien) từ 5C trờ đi có cách tính số đồng phân?bạn nào có tài liệu nói thêm về vấn êề này chia sẻ nha.

anhnguyet
05-17-2010, 10:56 PM
các bạn xem qua: cho hỗn hợp 0.1 mol FeCl2 và 0.2mol MgCl2 tác dụng với AgNO3 dư. Tính khối lượng muối Cl- sau phản ứng.
Cho mình hỏi: thứ tự ưu tiên của các phản ứng oxi hóa khử, phản ứng trao đổi, hình như là thực hiện trao đổi trước phải không

khanh huong
05-17-2010, 11:17 PM
CÔNG THỨC TÍNH NHANH SỐ ĐỒNG PHÂN
1) Số đồng phân ancol đơn chức no CnH2n+2O:

Công thức: Số ancol CnH2n+2O = 2^(n-2) (n<6)

2) Số đồng phân andehit đơn chức no CnH2nO:

Công thức:Số andehit CnH2nO = 2^(n-3) (n<7)

3) Số đồng phân axit cacboxylict đơn chức no CnH2nO2:

Công thức: Số axit CnH2nO2 = 2^(n-3) (n<7)

4) Số đồng phân este đơn chức no CnH2nO2:

Công thức: Số este CnH2nO2 = 2^(n-2) (n<5)

5) Số đồng phân amin đơn chức no CnH2n+3N:

Công thức:Số amin CnH2n+3N = 2^(n-1) (n<5)

6. trieste tạo bởi glixerol vào hỗn hợp n axít béo n^2 * (n+1)/2

7. ete no đơn chức CnH2n+2O số đồng phân :(n-1)(n-2)/2 ( 2<n<5)

8. xêtôn no đơn chức CnH2nO số đồng phân : (n-2)(n-3)/2 (3<n<7)

nguồn: http://forum.hoahoc.org/showthread.php?p=58007
mình thấy hay hay nên copy qua, mong là ko vi phạm bản quyền

tuan98988
05-17-2010, 11:35 PM
các bạn xem qua: cho hỗn hợp 0.1 mol FeCl2 và 0.2mol MgCl2 tác dụng với AgNO3 dư. Tính khối lượng muối Cl- sau phản ứng.
Cho mình hỏi: thứ tự ưu tiên của các phản ứng oxi hóa khử, phản ứng trao đổi, hình như là thực hiện trao đổi trước phải không

Theo mình nghĩ là phản ứng troa đổi tạo kết tủa trc rồi mới có phản ứng oxi hóa khử Tạo Ag kết tủa còn bải kia ra 57,4 phải hem bạn

thiên sứ
05-18-2010, 05:54 AM
bạn ơi! xin lỗi nha, topic này mình nói về đồng phân, xin các bạn hãy tập trung hơn! hix hix

hathuhaanh
05-18-2010, 07:11 AM
Uh minh cung nghĩ như vậy nhưng để ý kĩ thì nó hỏi là Số đồng phân của X thui mà. Đồng phân chỉ cần cùng công thức phân tử thui òn CTCT khác nhau dc mà. Nó chỉ hỏi là đồng phân của X thui tức là có ctpt là C7H9N thui chứ nhỉ.Nó có hỏi là số CTCT có thể có của X đâu.mình đọc lại SGK về phần định nghĩa đồng phân rùi cũng chỉ là cùng CTPT thui mà

đồng đẳng thì phải có ctct tương tự nhau chứ.anh Phúc nói đúng rồi hihi!

thiên sứ
05-18-2010, 11:15 AM
CÔNG THỨC TÍNH NHANH SỐ ĐỒNG PHÂN
1) Số đồng phân ancol đơn chức no CnH2n+2O:

Công thức: Số ancol CnH2n+2O = 2n-2 (n<6)

2) Số đồng phân andehit đơn chức no CnH2nO:

Công thức:Số andehit CnH2nO = 2n-3 (n<7)

3) Số đồng phân axit cacboxylict đơn chức no CnH2nO2:

Công thức: Số axit CnH2nO2 = 2n-3 (n<7)

4) Số đồng phân este đơn chức no CnH2nO2:

Công thức: Số este CnH2nO2 = 2n-2 (n<5)

5) Số đồng phân amin đơn chức no CnH2n+3N:

Công thức:Số amin CnH2n+3N = 2n-1 (n<5)
6. trieste tạo bởi glixerol vào hỗn hợp n axít béo n^2(n+1)/2

7. ete no đơn chức CnH2n+2O số đồng phân :(n-1)(n-2)/2 ( 2<n<5)

8. xêtôn no đơn chức CnH2nO số đồng phân : (n-2)(n-3)/2 (3<n<7)

nguồn: http://forum.hoahoc.org/showthread.php?p=58007
mình thấy hay hay nên copy qua, mong là ko vi phạm bản quyền


các công thức là 2n-2 hay là 2^(n-2) ??? bạn viết rõ hơn nhé!!!:vanxin(

hoang tu hoa
05-18-2010, 01:48 PM
Ánh Nguyệt thì nói khác, bạn Khanh Hương thì nói khác, cho đáp số cuối cùng đi !

thiên sứ
05-18-2010, 06:32 PM
Anh minhduy ơi, giúp em với!

khanh huong
05-18-2010, 11:19 PM
các công thức là 2n-2 hay là 2^(n-2) ??? bạn viết rõ hơn nhé!!!:vanxin(

hi`, ts nói đúng đấy, là 2^(n-2)
hậu quả của ko có Tex đây mà, dẫn đến hỉu lầm nghiêm trọng T_T
để mình sửa lại bài trên

yellow_2403
05-19-2010, 02:40 PM
sao ban ko đặt nH2=nCnH2n = 1 mol nhỉ mình nghĩ như thế sẽ gọn hơn

NguyenQuangTung
05-19-2010, 09:30 PM
Mình có cách khác:
C2H5OH --(CuO, t*)--> CH3COOH --(Th2O3, t*)--> H3C-CO-CH3 --(Br2, P)--> BrH2C-CO-CH2Br--(KCN)--> NCH2C-CO-CH2CN --(HCN, H+)--> Axit xitric :012:

trannguyen
05-20-2010, 04:08 PM
acid citric được điều chế công nghiệp qua lên me từ rỉ đường, bột bắp qua lên men bởi chủng acid citric được kết tinh bằng Ca(OH)2 sau khi kết tinh thì được cho phản ứng với acid để trở lại thành acid citric

acid citric là acid đa chức
[/COLOR]pK<sub>a1</sub>=3,15
pK<sub>a2</sub>=4,77
pK<sub>a3</sub>=6,40

Trần Văn Quyết
05-20-2010, 07:27 PM
Mình có cách khác:
C2H5OH --(CuO, t*)--> CH3COOH:012:
Cái này, dùng K2Cr2O7/H+ ổn hơn đấy, hoặc đơn giản là lên men. Như vậy hình như chỉ ra được CH3CHO thôi thì phải.
Thân!

minhduy2110
05-20-2010, 11:45 PM
C2H5OH (+O2/Mn2+)-> CH3COOH (+Ca(OH)2)-> (CH3COO)2Ca (nhiệt phân)-> CH3-CO-CH3 (+Br2/P)-> Br-CH2-CO-CH2Br (1.Mg/ete ; 2.CO2/ete sau đó thuỷ phân)->HOOC-CH2-CO-CH2COOH (+HCN/H+) -> Axỉt citric!
Bước này có vấn đề: Br-CH2-CO-CH2Br (1.Mg/ete ; 2.CO2/ete sau đó thuỷ phân)->HOOC-CH2-CO-CH2COOH

Làm như NguyenQuangTung là được rồi. Chỉ có điều:
H3C-CO-CH3 --(Br2, P)--> BrH2C-CO-CH2Br Dùng Br2/H3O+

Và bước áp cuối dùng KCN dư là được rồi, không cần thiết tách ra thêm 1 bước cộng HCN nữa.

Hồ Sỹ Phúc
05-20-2010, 11:50 PM
Bước này có vấn đề: Br-CH2-CO-CH2Br (1.Mg/ete ; 2.CO2/ete sau đó thuỷ phân)->HOOC-CH2-CO-CH2COOHDuy ơi? Có vấn đề chỗ nào? Bạn hãy phân tích ra đi nhé!
Thân!

Ngài Bin (Mr.Bean)
05-21-2010, 02:33 AM
Đúng là chỗ đó có vấn đề thật!
Lí do: Hợp chất cơ magie có thể pứ với nhóm C=O của, do đó sản phẩm sẽ không được như mong muốn.
Vậy BrCH2-CO-CH2Br --+KCN/H+--> Axit citric.. Ok?

arozuki
05-21-2010, 03:57 AM
theo mình pư xảy ra theo cơ chế cộng electrophin.giai đoạn chậm ưu tiên tạo ra cacbocation bền vững hơn(điện tích dương cửa cacbocation giai tỏa khắp phân tử).CH3-CH= C+H-CH2-CH3 la cacbocation ben hon CH3-C+H=CH-CH2-CH3 vì điện tích dương nằm đối xứng nên giải tỏa khắp phân tử.do đó sp chính tạo ra sẽ là CH3-CH2-CH(Cl)-CH2-CH3

trannguyen
05-21-2010, 04:54 AM
đung rồi
hợp chất cơ manhe sinh ra sẽ phản ứng liền với nhóm CO, vậy là chưa cần chờt thủy phân là đã có khối sản phẩm sinh ra rồi.
mọi người thử nghĩ xem, tìm cách bảo vệ nhóm CO trước rồi lúc này cho phản ứng với Mg/etekhan...thử có được không?

Molti
05-21-2010, 07:56 AM
Mới học còn nhiều bỡ ngỡ mong các anh hướng dẫn :
Đề nghị cơ chế raxemic hoá của sec-butyl iođua hoạt động quang học với sự có mặt của nguyên tử iot

EN làm thế này: Em dùng nguyên tử iot hút ankyl iodua để tạo gốc tự do sec-butyl . Gốc này dễ chuyển qua dạng phẳng mà sự bất đối tại C biến mất. Rồi tái hợp sec-butyl và iot tạo ra sec-butyl iodua nhưng có cấu dạng khác ??

Hồ Sỹ Phúc
05-21-2010, 01:49 PM
Mới học còn nhiều bỡ ngỡ mong các anh hướng dẫn :
Đề nghị cơ chế raxemic hoá của sec-butyl iođua hoạt động quang học với sự có mặt của nguyên tử iot
Em nghĩ nguyên tử iot hút ankyl iodua để tạo gốc tự do sec-butyl . Gốc này dễ chuyển qua dạng phẳng mà sự bất đối tại C biến mất. Rồi tái hợp sec-butyl và iot tạo ra sec-butyl iodua nhưng có cấu dạng khác ??
Cái này mình nghĩ là do I2 có khả năng tạo phức bền với Ion I- -> I3^- (bền, Beta = 10^8). Do đó khi có mặt I2 thì sẽ có quá trình tách I-, tạo cacbocation (cấu trúc phẳng). Sau đó sẽ có các sự tấn công của I3^- ở 2 phía và tạo nên hỗn hợp Raxemic. Ok? Có gì mong các bạn trao đổi thêm!

Thân!

thanhvuvan
05-21-2010, 08:25 PM
hoang tử hoa than mến và các bạn thân mến. tôi rất đồng ý kiến của các bạn. nhưng theo tôi các bạn không nên chỉ nói 1 sản phẩm chính. ở đay kể cả hiệu ứng siêu liên hợp hay các hiệu ứng khác thì qui tắc maccopnhicop vẫn đúng. nhưng với trường hợp Pent - 2 - en các bạn cứ làm đúng quy tắc macconhicop cho tôi. và nó sẽ là cả hai sản phẩm song song là CH3CHBrCH2CH2CH3 Và CH3CH2CHBrCH2CH3 tuy nhiên người ta có những điều kiện thích hợp thì sản phẩm thứ 2 sẽ ưu tiên hơn. nhưng sự chênh lệch không lớn lắm. nên tôi nghĩ các bạn cho hai sản phẩm chính là thích hợp nhất, như vậy sẽ không mâu thuẫn với kiến thức phổ thông hơn.

hankiner215
05-22-2010, 05:23 PM
Nối đôi xem như là môt "kho" giàu điện tử nên dễ dàng cho phản ứng cộng thân điện tử vào nối đôi C=C. H+ trong HBr là một tác nhân thân điện tử. Đầu tiên H+ tác kích vào C cuả nối đôi (C2 hoặc C3) tạo thành carbocation tại C3 (nếu tác kích vào C2) hoặc C2 (nếu tác kích vào C3). Vì pư đi qua giai đoạn trung gian tạo carbocation nên carbocation đó bắt buộc phải bền (chiện gì xảy ra sau đó thì tính sau:24h_092:). Sau đó mới đến lượt Br- tác kích vào carbocation. Do đó có nhiều trường hợp,để tạo đc carbocation bền thì nếu cấu trúc phân tử cho phép,sẽ xảy ra sự chuyển vị từ carbocation kém bền (bậc thấp hơn) sang carbocation bền hơn có thể (bậc cao hơn có thể).
Đi vào vđ chính, ở đây đơn giản chỉ tạo thành carbocation tại C2 và C3,ko có sự chuyển vị,cả 2 đều là carbocation nhị cấp nhưng carbocation tại C2 bền hơn do đc 5H siêu liên hợp đẩy e vào (làm giảm mật độ điện tích dương) trong khi tại C3 chỉ có 4H siêu liên hợp.Vậy sp chiếm ưu thế là 2-Bromopentan.Nếu dùng xt peroxid thì sẽ xảy ra theo cơ chế khác.Khi đó (theo mình) chỉ có 1 sp??? Có ai biết sp gì ko?:24h_035:
Thân

dst
05-22-2010, 10:33 PM
Nếu mà như Ladiesman217 nói do nhóm etyl đẩy e mạnh hơn nhóm metyl nên cacbocation ở C3 bền hơn thì mình lại bảo là do propyl đẩy e mạnh hơn etyl nên cacbocation ở C2 bền hơn :010: Như đã nói ở bài viết trên, 2 cacbocation này có độ bền xấp xỉ nhau (cùng là C bậc 2) nên muốn so sánh được độ bền này thì phải so sánh định lượng chứ không phải định tính được. Mà sao sánh định lượng thì bạn có máy móc mà tính toán không hay có mỗi tờ giấy và cái đề bài trước mặt nào :die ( Chính vì do làm định tính nên phải chấp nhận việc thừa nhận một số cái từ thực nghiệm. Thực nghiệm nó cho thấy Cacbocation ở C2 bền hơn và người ta giải thích do hiệu ứng siêu liên hợp (còn muốn biết rõ thế nào thì mời tự đọc sách). Người hỏi câu hỏi này do không nêu rõ mức độ cần giải đáp câu hỏi (thi HSG hay chỉ là học trên lớp) nên mình đã giải thích ở mức độ phù hợp và rút ra kinh nghiệm cho dễ nhớ :heorung( Mấy lời này đã thỏa mãn bạn hoang tu hoa chưa nhỉ?
http://img52.imageshack.us/img52/9466/1212b.png (http://img52.imageshack.us/i/1212b.png/)
Tớ ủng hộ với cậu bởi vì ở đây có sự cạnh tranh giữa 2 hiệu ứng, nhóm metyl tuy có hiệu ứng siêu liên hợp dương mạnh hơn nhóm etyl nhưng lại có hiệu ứng cảm ứng dương kém hơn! Vì vậy không thể xét mà không sử dụng giá trị thực nghiệm được. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của mình thì dường như hiệu ứng siêu liên hợp vẫn có phần ưu tiên hơn so với hiệu ứng cảm ứng (có lẽ do +I giảm mạnh theo chiều dài mạch C) nên kết quả thí nghiệm tuân theo hiệu ứng +H!!!:24h_004:

thanhvuvan
05-22-2010, 11:34 PM
sản phẩm chính là CH3CH2CHBrCH2CH3 Và CH3CHBrCH2CH2CH3
nếu là hóa phổ thông thì cứ an tâm là đáp án có hai sản phẩm chính, không cần suy nghĩ nhiều

Trần Văn Quyết
05-24-2010, 12:32 AM
Nếu mà như Ladiesman217 nói do nhóm etyl đẩy e mạnh hơn nhóm metyl nên cacbocation ở C3 bền hơn thì mình lại bảo là do propyl đẩy e mạnh hơn etyl nên cacbocation ở C2 bền hơn :010: Như đã nói ở bài viết trên, 2 cacbocation này có độ bền xấp xỉ nhau (cùng là C bậc 2) nên muốn so sánh được độ bền này thì phải so sánh định lượng chứ không phải định tính được. Mà sao sánh định lượng thì bạn có máy móc mà tính toán không hay có mỗi tờ giấy và cái đề bài trước mặt nào :die ( Chính vì do làm định tính nên phải chấp nhận việc thừa nhận một số cái từ thực nghiệm. Thực nghiệm nó cho thấy Cacbocation ở C2 bền hơn và người ta giải thích do hiệu ứng siêu liên hợp (còn muốn biết rõ thế nào thì mời tự đọc sách). Người hỏi câu hỏi này do không nêu rõ mức độ cần giải đáp câu hỏi (thi HSG hay chỉ là học trên lớp) nên mình đã giải thích ở mức độ phù hợp và rút ra kinh nghiệm cho dễ nhớ :heorung( Mấy lời này đã thỏa mãn bạn hoang tu hoa chưa nhỉ?
http://img52.imageshack.us/img52/9466/1212b.png (http://img52.imageshack.us/i/1212b.png/)

Mình có ý kiến khác. Sản phẩm chính là: CH3CH2CH(Br)CH2CH3.
Giải thích:
Khả năng đẩy e theo +I : propyl > etyl > metyl
(Ở đây không có liên kết pi nên không có h.ư siêu liên hợp)
Do propyl đẩy e mạnh hơn metyl nên nếu cacbocation là CH3-CH(+)-CH2CH2CH3 (1)thì sự phần e được tăng cường về vị trí (+) sẽ không cân đối, cụ thể là nó sẽ lệch sang phía metyl. Trong khi đó, nếu cacbocation là CH3CH2-CH(+)-CH2CH3 (2) thì phần e được tăng cường sẽ tập trung đúng vào vị trí (+). Như vậy phần điện (+) ở cacbocation (2) sẽ được trung hòa nhiều hơn so với cacbocation (1) => (2) bền hơn (1).
Do đó, sản phẩm chính sẽ là CH3-CH2-CH(Br)-CH2-CH3.

Mong nhận được sự trao đổi thêm.

Thân.

Hồ Sỹ Phúc
05-24-2010, 02:06 AM
Vậy sp chiếm ưu thế là 2-Bromopentan.Nếu dùng xt peroxid thì sẽ xảy ra theo cơ chế khác.Khi đó (theo mình) chỉ có 1 sp??? Có ai biết sp gì ko.
Thân
Tôi ủng hộ các ý kiến của các bạn cho sản phẩm 2-Brompentan là sản phẩm chính. Lí do thì các bạn đã nêu rõ trên!

@Hankiner215: Nếu dùng xt peroxid thì sẽ xảy ra theo cơ chế khác.Khi đó (theo mình) chỉ có 1 sp cái này thì có sẵn cơ chế trong sách của nhóm thầy Đỗ Đình Rãng: Hoá hữu cơ, tập 1 - trang 227.

@ TVQuyết: Bạn cho rằng k có hiệu ứng siêu liên hợp là không chính xác! Tại sao hiệu ứng SIÊU LIÊN HỢP lại cần liên kết pi???
Thân!

NguyenQuangTung
05-26-2010, 09:15 PM
Đúng là chỗ đó có vấn đề thật!
Lí do: Hợp chất cơ magie có thể pứ với nhóm C=O của, do đó sản phẩm sẽ không được như mong muốn.
Vậy BrCH2-CO-CH2Br --+KCN/H+--> Axit citric.. Ok?
Theo như mình biết thì đúng là bước này có vấn đề thật, nhưng theo như đề thi HSG Hoá QG năm nay thì hợp chất có nhóm cacbonyl ở giữa mạch thì tuy có pư với cơ Mg thật, nhưng khi thuỷ phân bằng H+ có mặt CO2 thì không tạo ra nhóm cacboxyl, nên sản phẩm vẫn phải là HOOC-CO-COOH. Như vậy thì cách làm của bạn Mr.Bean vẫn đúng !!!:24h_035:

thienvdt
05-28-2010, 12:24 AM
1)Các bác pro cho mình hỏi những hợp chất hữu cơ nào thì tác dụng NAOH ở nhiệt độ phòng?
2)Theo mình được biết thì các hợp chất hữu cơ có H linh động như ancol và axit đều tác dụng với Na. Vậy H linh động là gì? Tại sao nó lại linh động? và độ linh động nó xác định như thế nào?:021:
cảm ơn

Ngài Bin (Mr.Bean)
05-28-2010, 01:41 AM
1)Các bác pro cho mình hỏi những hợp chất hữu cơ nào thì tác dụng NAOH ở nhiệt độ phòng?
2)Theo mình được biết thì các hợp chất hữu cơ có H linh động như ancol và axit đều tác dụng với Na. Vậy H linh động là gì? Tại sao nó lại linh động? và độ linh động nó xác định như thế nào?
1/ Ở nhiệt độ thường NaOH chỉ tác dụng với Axit + Phenol.
Este (vô cơ cũng như hữu cơ) pứ chậm ở nhiệt độ thường, khi đun nóng pứ mạnh:
VD: CHCl3 + 4NaOH --> HCOONa + 3NaCl + 2H2O xảy ra khi đun nóng
2/ Xét liên kết X-H, tuỳ vào độ âm điện của X mà liên kết X-H phân cực mạnh hay yếu. Với X là O, N, F có độ âm điện lớn thì liên kết X-H phân cực rất mạnh, cặp e gần như thuộc về nguyên tử X, vì vậy liên kết X-H trở nên kém bền hơn, H+ có thể bị đứt ra. Hay nói cách khác là những H liên kết với X sẽ trở nên linh động.
Trong ancol và axit đều có liên kết O-H nên có H linh động.
Độ linh động của H phụ thuộc vào nguyên từ, nhóm nguyên tử liên kết với nhóm O-H, ký hiệu tổng quát là Z-OH
- Nếu Z hút e--> độ linh động của H tăng. Z hút e càng mạnh, độ linh động của H càng tăng.
- Nếu Z đẩy e--> độ linh động của H giảm. Z đẩy e càng mạnh, độ linh động của H càng giảm.
X đẩy hay hút e thì do Z có thể có các hiệu ứng: Cảm ứng (I), liên hợp (C) hay siêu liên hợp (?). Mấy hiệu ứng này như thế nào mời bạn đọc trong các sách Hoá hữu cơ! ì ở đây k thể nói hết được. Ok?

tientruong24
05-28-2010, 08:36 PM
cho e hỏi giữa 2 nhóm cùng hút (đẩy) làm sao bik nhóm nào hút mạnh hơn. VD: giữa NO2, C3H5,...

Molti
05-28-2010, 10:12 PM
So sánh độ âm điện của nguyên tử lk vs C trong mạch, nguyên tử nhóm nào có độ âm điện hơn thì hút e mạnh hơn

duongthienthanh
05-30-2010, 06:58 AM
so sánh độ am điện của nó. nói chính xác là thằng nào liên kết vs c có stt < hơn trong cùng 1 chu kì hay 1 nhóm thì bé hơn.

hatcatnho
06-03-2010, 01:29 PM
Làm ơn cho em hỏi cách điều chế các chất sau từ tolune với:
aniline
p-toludine
1-amino-1-(p-tolyl)ethane
benzylamine
benzen
Cảm ơn!

Trần Văn Quyết
06-03-2010, 05:25 PM
* Anilin
C6H5-CH3 --(1)--> C6H5-COOK --(2)--> C6H5-COOH --(3)--> C6H5-CONH2 --(4)-->
--(4)--> C6H5-NH2
(4): Chuyển vị Hốp-man:
C6H5-CO-NH2 + 2NaOH + Br2 ---> C6H5-NH2 + CO2 + H2O + 2NaBr
(Phản ứng qua nhiều giai đoạn)

* Benzyl amin
C6H5-CH3 --(1)--> C6H5-CH2Cl --(2)--> C6H5-CH2-NH2

* Benzen
C6H5-CH3 + H2 ---> C6H6 + CH4 (580-760 độ C, xúc tác (có lẽ là Al2O3/Cr2O3))

C6H5-CH3 ---> C6H5-COOK ---> C6H6 (qua điện phân dd muối)

Các bạn cùng trao đổi những dãy khác nhé.

darks
06-03-2010, 09:23 PM
Làm ơn cho em hỏi cách điều chế các chất sau từ tolune với:
aniline
p-toluidine
1-amino-1-(p-tolyl)ethane
benzylamine
benzen
Cảm ơn!

Theo tớ thỳ thế này :
:24h_048:
Benzen :
C6H5CH3+H2-->C6H6+CH4
Benzylamine :
C6H5CH3-->C6H5COOK-->C6H5COOH-->C6H5CONH2-->C6H5CH2NH2
C6H5CH3-->C6H5CH2Br-->C6H5CH2NH2
Anilin :
C6H5CH3-->C6H6-->C6H5NO2-->C6H5NH2
C6H5CH3-->C6H5COOK-->C6H5COOH-->C6H5CONH2-->C6H5NH2

Hồ Sỹ Phúc
06-04-2010, 07:09 AM
Sao 2 chât còn lại k có ai làm vậy:
*p-Toludin nè: (dễ nhất mà)
C6H5CH3 --HNO3/H2SO4 -> p-CH3-C6H4-NO2 --Fe/HCl--> p-CH3-C6H4-NH2.

Còn 1-amino-1-(p-tolyl) etan thì CTPT nè: p-CH3-C6H4-CH(NH2)CH3. Các bạn điều chế nhé!:cuoimim (

hatcatnho
06-04-2010, 10:30 AM
thanhks
em còn điều băn khoăn là trong pu: C6H5-CH3 + HNO3/H2SO4 sẽ sinh ra hỗn hợp p-CH3-C6H4-NO2 và o-CH3-C6H4-NO2. Vậy có được chấp nhận không ạ?

Hồ Sỹ Phúc
06-04-2010, 02:05 PM
thanhks
em còn điều băn khoăn là trong pu: C6H5-CH3 + HNO3/H2SO4 sẽ sinh ra hỗn hợp p-CH3-C6H4-NO2 và o-CH3-C6H4-NO2. Vậy có được chấp nhận không ạ?
Ở đây là điều chế chứ không phải tổng hợp nha bạn. Vả lại, việc điều chế này chỉ mang tính chất lý thuyết thôi, cơ bản là điều chế o- hay p- đều được chấp nhận bạn ạ! Ok?
Tư liệu: Theo sách Hoá học hữu cơ của nhóm tác giả do thầy Hoàng Trọng Yêm chủ biên (tập 3 - trang 51) thì với Toluen + HNO3/H2SO4 thì đồng phân o-; m-; p- lần lượt chiếm 56,5%; 3,5% và 40%. Vì vậy tuy sản phẩm chính là đồng phân o- nhưng không thật sự "Áp đảo". Bạn có thể yên tâm nhé!

darks
06-06-2010, 07:55 PM
Còn 1-amino-1-(p-tolyl) etan thì CTPT nè: C6H5CH2-CH(NH2)CH3. Các bạn điều chế nhé!:cuoimim (
Theo em thế này không biết có được không :
C6H5CH3-->C6H5CH2Br-->C6H5CH2MgBr-->C6H5CH2COCH3-->C6H5CH2CH(NH2)CH3.
:24h_044:

dst
06-08-2010, 09:52 PM
Ở đây là điều chế chứ không phải tổng hợp nha bạn. Vả lại, việc điều chế này chỉ mang tính chất lý thuyết thôi, cơ bản là điều chế o- hay p- đều được chấp nhận bạn ạ! Ok?
Tư liệu: Theo sách Hoá học hữu cơ của nhóm tác giả do thầy Hoàng Trọng Yêm chủ biên (tập 3 - trang 51) thì với Toluen + HNO3/H2SO4 thì đồng phân o-; m-; p- lần lượt chiếm 56,5%; 3,5% và 40%. Vì vậy tuy sản phẩm chính là đồng phân o- nhưng không thật sự "Áp đảo". Bạn có thể yên tâm nhé!

Bạn hoàn toàn có thể làm cho sp p- chiếm ưu thế = cách như sau:
C6H5CH3->C6H6+CH4;
Lấy CH4 điều chế (CH3)2CHMgCl (0 khó phải 0 :doctor ()
C6H6->C6H5Cl; C6H5Cl+(CH3)2CHMgCl -> C6H5CH(CH3)2->p-NO2-C6H5CH(CH3)2->p-NO2-C6H5COOH->p-NO2-C6H5CH2OH->p-NO2-C6H5CH=O->p-NO2-C6H5CH3.
Chúc vui! :24h_072:

Hồ Sỹ Phúc
06-09-2010, 12:36 AM
Bạn hoàn toàn có thể làm cho sp p- chiếm ưu thế = cách như sau:
C6H5CH3->C6H6+CH4;
Lấy CH4 điều chế (CH3)2CHMgCl (0 khó phải 0 )
C6H6->C6H5Cl; C6H5Cl+(CH3)2CHMgCl -> C6H5CH(CH3)2->p-NO2-C6H5CH(CH3)2->p-NO2-C6H5COOH->p-NO2-C6H5CH2OH->p-NO2-C6H5CH=O->p-NO2-C6H5CH3.
Chúc vui!
Cảm ơn bạn! Nhưng cách của bạn có vẻ "đi đường vòng vèo" quá, mình mệt quá! Chắc mình đi tắt như trên được rồi. hihi

a145_thpth
06-09-2010, 09:44 PM
mình thấy trong chủ đề này, gặp rất nhìu bài ta tìm được dãy đồng đẳng hay công thức tổng quát của các chất cần tìm. từ đó quá trình giải sẽ dễ dàng hơn.
- ví dụ đầu bài cho: a mol hỗn hợp X gồm 2 hđrcb pư hoàn toàn với b mol dd brom.

điều mình muốn hỏi các bạn là tỉ lệ số mol của hỗn hợp X (gồm các HĐRCB) so với số mol dd brom cho ta biết được những trường hợp nào cần xét về dãy đồng đẳng hay ct tổng quát của các chất trong X.

Rất cảm ơn!

dst
06-09-2010, 10:29 PM
Cảm ơn bạn! Nhưng cách của bạn có vẻ "đi đường vòng vèo" quá, mình mệt quá! Chắc mình đi tắt như trên được rồi. hihi
Đúng vậy nhưng mà vì nếu muốn thực sự ưu tiên p- thì chắc cách trên là phù hợp! Tuy hơi dài nhưng ăn chắc mặc bền vẫn hơn!:24h_057:

minhduy2110
06-10-2010, 12:45 AM
C6H6->C6H5Cl; C6H5Cl+(CH3)2CHMgCl -> C6H5CH(CH3)2->p-NO2-C6H5CH(CH3)2->p-NO2-C6H5COOH->p-NO2-C6H5CH2OH->p-NO2-C6H5CH=O->p-NO2-C6H5CH3.

Về mặt hiệu quả chắc chắn mình sẽ chọn phương pháp ngắn gọn hơn. Học vẫn đi liền với thực tế. Tuy sản phẩm theo cách này của bạn sẽ cho para áp đảo ortho. Nhưng điều đó liệu có còn ý nghĩa khi Hiệu suất chung của phản ứng thấp hơn hẳn 1 phản ứng thế trực tiếp (vì phải qua quá nhiều giai đoạn). Điều này dẫn đến para nhiều hơn ortho nhưng lại không nhiều hơn para thu được từ ngay phản ứng trực tiếp :cool (

Đấy là mình giả sử chuỗi của bạn hoạt động tốt 100%. Nhưng thực tế 3 phản ứng đã bôi đỏ ở trên:
+phản ứng thứ nhất sẽ cho hiệu suất thấp vì SN2 tại Csp2.
+2 phản ứng bôi đỏ sau ko rõ bạn sẽ chọn chất khử gì, khi mà nhóm chức acid là nhóm khó khử hơn nhiều so với nhóm nitro cùng vòng.

hoang tu hoa
06-10-2010, 01:09 PM
Sẵn tiện cho em hỏi khả năng thế Brom vào vòng benzen của chất nào cao nhất trong các chất sau : benzen, phenol, axit benzoic

hatcatnho
06-10-2010, 02:00 PM
Còn 1-amino-1-(p-tolyl) etan thì CTPT nè: C6H5CH2-CH(NH2)CH3. Các bạn điều chế nhé!:cuoimim (

anh ơi công thức sai rồi phải là CH3-C6H4-(p-CH(NH2)CH3). Cái khó là e không biết phải làm cách nào để gắn đc -CH(NH2)CH3 vào vòng benzen khi đã có sẵn nhóm -CH3!!!!!!

kuteboy109
06-10-2010, 02:24 PM
Sẵn tiện cho em hỏi khả năng thế Brom vào vòng benzen của chất nào cao nhất trong các chất sau : benzen, phenol, axit benzoic

Phenol có -OH làm hoạt hóa nhân thơm, thế brom ở 3 vị trí ( 2 ortho+1 para).

tracy_whitney219
06-10-2010, 09:40 PM
xin hỏi cách tính điểm đẳng diện trong amino axit có từ 2 nhóm amino hay 2 nhóm axit trở lên là như thế nào vậy? bạn ví dụ đc k? mình xem sách thì có sự mâu thuẫn.
câu 2: liên kết anpha glucozit là j?
thanks các bạn đã quan tâm và giúp đỡ

hankiner215
06-12-2010, 08:38 PM
em vẫn chưa hỉu lắm, rất nhìu nhóm đâu có C. Anh có thể lấy vd để so sánh cụ thể ko ạ

theo mình hiểu đó là nếu bạn có 2 hợp chất R-X, R-Y với X,Y là 2 nhóm thế cùng rút (hoặc cùng đẩy) thì để so sánh nhóm nào rút (hay đẩy) mạnh hơn thì bạn căn cứ vào độ âm điện (vì đang xét hiệu ứng cảm) của nguyên tử trong X,Y liên kết trực tiếp với C trong mạch.Nguyên tử đó ko nhất thiết là C như bạn nói. Vd đơn giản nhất nè: CH3-CH2-OH và CH3-CH2-Cl thì O trong CH3-CH2-OH rút điện tử mạnh hơn Cl trong CH3-CH2-Cl do có độ âm điện lớn hơn.
Thân

huythuat
06-13-2010, 05:48 AM
mình muốn hỏi khi có các nhóm thế đính vào vòng benzen thì có công thức tính mật độ e trên vòng benzen không và công thức tính như thế nào?
nếu có 2 nhóm thế -cooh và n02 thì axit nào mạnh nhất

HoahocPro
06-18-2010, 01:12 PM
anh ơi công thức sai rồi phải là CH3-C6H4-(p-CH(NH2)CH3). Cái khó là e không biết phải làm cách nào để gắn đc -CH(NH2)CH3 vào vòng benzen khi đã có sẵn nhóm -CH3!!!!!!

Thử làm thế này xem sao nhé:
Toluen ---> CH3-C6CH4-CO-CH3 ---> CH3-C6H4-CH(OH)-CH3 ---> sản phẩm.
Mọi người cho ý kiến nha. Mình mới nghĩ được thế thôi.

paholi
06-19-2010, 10:57 PM
E học hữu cơ mà cứ thấy ngu ngu, cho e hỏi mấy câu này cái:
1/ HCOOH có tính chất của anđehit không, nếu có thì nó tráng bạc theo pt nào post lên cho e với
2/[Ag(NH3)2]+ màu gì
3/ Đầu mạch poli elilen nó như thế nào zậy, trong sách chỉ viết dạng tổng quát chứ không nói đầu với đuôi của polime như thế nào cả!
Mong mọi người chỉ dáo!:24h_057::24h_057:

hankiner215
06-19-2010, 11:27 PM
E học hữu cơ mà cứ thấy ngu ngu, cho e hỏi mấy câu này cái:
1/ HCOOH có tính chất của anđehit không, nếu có thì nó tráng bạc theo pt nào post lên cho e với
2/[Ag(NH3)2]+ màu gì
3/ Đầu mạch poli elilen nó như thế nào zậy, trong sách chỉ viết dạng tổng quát chứ không nói đầu với đuôi của polime như thế nào cả!
Mong mọi người chỉ dáo!:24h_057::24h_057:

1/ HCOOH có tính chất giống như aldehyde,cũng cho pư tráng gương
HCOOH + Ag2O/NH3 ---> 2Ag + CO2 + H2O
hoặc HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O ---> (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4(NO3)
2/ phức [Ag(NH3)2]+ ko màu
bạn có thể tham khảo tại đây (http://www.science.uwaterloo.ca/~cchieh/cact/c123/complex.html)
3/ Polymer bạn đang đề cập chính là nhựa PE vẫn thường thấy trong các vật dụng hằng ngày như giỏ đi chợ, chai dầu gội, đồ chơi trẻ em...
http://img149.imageshack.us/img149/7155/pe02.gif (http://img149.imageshack.us/i/pe02.gif/)
Cấu trúc không gian sẽ có dạng zigzag
Thân!

Hồ Sỹ Phúc
06-20-2010, 03:08 PM
E học hữu cơ mà cứ thấy ngu ngu, cho e hỏi mấy câu này cái:
1/ HCOOH có tính chất của anđehit không, nếu có thì nó tráng bạc theo pt nào post lên cho e với
2/[Ag(NH3)2]+ màu gì
3/ Đầu mạch poli elilen nó như thế nào zậy, trong sách chỉ viết dạng tổng quát chứ không nói đầu với đuôi của polime như thế nào cả!
Mong mọi người chỉ dáo!
1. HCOOH ngoài những tính chất của anđehit, nó còn có các tính chất khác anđehit nữa: Tính axit.
2. Dung dịch của Ag(I) thường không màu (Có lẽ do cấu hình d10)
3. Pứ trùng hợp anken đối xứng=> Đầu mạch và cuối mạch polime giống monome cũng như các mắt xích.
Chỉ có pứ trùng hợp các anken bất đối và phản ứng trùng ngưng thì đầu mạch và cuối mạch của polime mới khác các mắt xích!
Với but-1,3-đien thì có hai kiểu: Trùng hợp 1,4 => giống anken đối xứng. Trùng hợp 1,2 => giống anken bất đối. Ngoài ra việc trùng hợp but-1,3-đien còn có cấu trúc không gian khác nhau nữa...

Zero
06-22-2010, 07:31 AM
3. Pứ trùng hợp => Đầu mạch và cuối mạch polime giống monome cũng như các mắt xích.


Thế thì sai rồi, chẳng hạn một polymer có cấu trúc (-X-)n thì đầu mạch cũng là -X- và cuối mạch cũng là -X- , có nghĩa là mạch đến đây vẫn chưa hết??? Câu nói này rất dễ gây hiểu lầm, nên chú ý hơn

Về thực tiễn, có thể có nhiều cách để xác định đầu mạch và cuối mạch, chẳng hạn polyetylen cuối mạch có thể cho là H, hoặc Me đều được. Mặt khác do hai đầu mạch không quá quan trọng nên thường bị lờ đi, không cần phải biết.

Về màu sắc của phức bạc, ở đây bạn nên sử dụng từ ngữ mạnh hơn là những từ ngữ dễ tạo thành cảm giác không chắc chắn như "có lẽ". Ở đây chính xác là do cấu hình d10 nên phức bạc không thể có màu.

ngọc hoàng
06-22-2010, 02:46 PM
:24h_096:có ai giải thích dùm em, vì sao lại có sự khác nhau trong việc so sánh tính bazơ của các amin sau
(CH3)2NH > CH3NH2 > (CH3)3N còn cái này lại khác
(C2H5)2NH > (C2H5)3N > C2H5NH2
cảm ơn mọi người trước nghen:24h_071:

hankiner215
06-22-2010, 04:45 PM
:24h_096:có ai giải thích dùm em, vì sao lại có sự khác nhau trong việc so sánh tính bazơ của các amin sau
(CH3)2NH > CH3NH2 > (CH3)3N còn cái này lại khác
(C2H5)2NH > (C2H5)3N > C2H5NH2
cảm ơn mọi người trước nghen:24h_071:

Bài này theo mình nghĩ có thể giải thích là do hiệu ứng lập thể làm che khuất tâm hoạt tính trên N (đôi e tự do).Mặc dù là càng có nhiều nhóm đẩy e vào N thì khả năng nhận H+ của N càng cao nhưng tùy theo hiệu ứng lập thể ít hay nhiều mà tính kn nhận H+ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng!
Ở Th1: Nếu ko xét hiệu ứng lập thể thì (CH3)3N > (CH3)2NH > CH3NH2 nhưng do tương tác giữa các H giữa các nhóm CH3- với nhau nên (CH3)2NH > CH3NH2 > (CH3)3N
Ở Th2: H giữa các nhóm C2H5- tương tác yếu hơn so với CH3- nên (C2H5)2NH > (C2H5)3N > C2H5NH2
Ko biết đúng ko nữa?:24h_031:

kimno_civilian
06-22-2010, 10:03 PM
cho mình hỏi về cách tính số oxi hóa trong các hợp chất hữu cơ, ví dụ số oxi hóa của N trong CH3NH2, (CH3)2NH, anilin, nitro benzen,

Hồ Sỹ Phúc
06-23-2010, 12:26 AM
cho mình hỏi về cách tính số oxi hóa trong các hợp chất hữu cơ, ví dụ số oxi hóa của N trong CH3NH2, (CH3)2NH, anilin, nitro benzen,
- Trong hợp chất amin CxHyNz, N luôn có số oxi hoá -3: CH3NH2, (CH3)2NH, anilin.
- Trong hợp chất nitro R-NO2: Số oxi hoá của N là +3.

Galacticos
06-23-2010, 03:14 PM
Bác nào giải dùm 2 pt khó nhai mà dễ nhầm này với!
P_CONH2_C6H4COCl + C2H5OH (đun nóng)
2,p_Br_C6H4COBr + H3O+
Mình post bằng dt nên khó đọc 1 chút.thanks!

Hồ Sỹ Phúc
06-23-2010, 07:36 PM
Bác nào giải dùm 2 pt khó nhai mà dễ nhầm này với!
P_CONH2_C6H4COCl + C2H5OH (đun nóng)
2,p_Br_C6H4COBr + H3O+
Mình post bằng dt nên khó đọc 1 chút.thanks!
1. Cả 2 nhóm -CONH2 và COCl đều có khả năng pứ với C2H5OH tạo este nhưng nhóm -COCl pứ mạnh hơn nhiều => Có thể có 2 ptpứ (thế 1 hoặc cả)
p-NH2CO-C6H4-COCl + C2H5OH => p-NH2CO-C6H4-COOC2H5 + HCl
p-NH2CO-C6H4-COCl + 2C2H5OH => C2H5OCO-C6H4-COOC2H5 + NH4Cl (do NH3 + HCl)
2. p_Br_C6H4COBr + H3O+
Nhóm -COBr hoạt động hoá học mạnh, nhưng chỉ thấy có pứ với nước, chứ +H+ thì không tạo sản phẩm bền! Nếu ptpứ với H2O, xúc tác H+ thì xảy ra như sau:
p-Br-C6H4-COBr + H2O => p-Br-C6H4-COOH + HBr

Thân!

Galacticos
06-23-2010, 11:17 PM
Br gắn nhân thơm có bị thủy phân không nhỉ?
Mình còn 1 câu nữa. C6H5-CH2CH3 + Cl2 (100doC) Thì Cl p/u vô nhân thơm hay là vô CH2CH3 nhỉ? Cảm ơn nhìu!

Hồ Sỹ Phúc
06-23-2010, 11:46 PM
Br gắn nhân thơm có bị thủy phân không nhỉ?
Mình còn 1 câu nữa. C6H5-CH2CH3 + Cl2 (100doC) Thì Cl p/u vô nhân thơm hay là vô CH2CH3 nhỉ? Cảm ơn nhìu!
Pứ trên k xảy ra ở Br gắn với nhân thơm (do kém hoạt động)
C6H5-CH2CH3 + Cl2 (100doC) => C6H5-CHCl-CH3 + HCl
Ngoài ra còn có sản phẩm phụ là C6H5-CH2-CH2Cl.
Chú ý: Pứ thế vào nhân thơm khi có xúc tác là Fe, AlCl3...

matumati
06-24-2010, 12:46 AM
Cân bằng phản ứng của saccazoro
C12H22O11 + H2SO4 >> CO2 + SO2 + H2O

vuthanh
06-24-2010, 12:18 PM
cân bằng phản ứng của saccazoro
c12h22o11 + h2so4 >> co2 + so2 + h2o

c12h22o11 + 24h2so4 --> 12co2 + 24so2 + 35h2o

thanhoa
06-26-2010, 05:09 PM
Phép tính này đơn giản thôi bạn ạ : pH=(pK1+pK2)/2 trong đó thì K1 là của quá trình chuyển tử phân tử có điện tích +1 về 0, còn K2 là của quá trình chuyển từ điện tích 0 xuống -1
vd thế này: axit glutamic có 2 nhóm -CÔH và 1 nhóm -NH2, khi ở mt axit mạnh thì có điện tích là +1 (là của nhóm -NH3+), khi phân li nấc 1 thì mất H+ nên điện tích pt trở thành 0, sau đó phân li nâc 2 thì thành -1, phân ly tiếp thì thành -2, ta có K1,K2,K3 thì lầy 2 K đầu tiên cộng lại chia đôi, dc chưa bạn :)

Hồ Sỹ Phúc
06-26-2010, 08:19 PM
xin hỏi cách tính điểm đẳng diện trong amino axit có từ 2 nhóm amino hay 2 nhóm axit trở lên là như thế nào vậy? bạn ví dụ đc k? mình xem sách thì có sự mâu thuẫn.
câu 2: liên kết anpha glucozit là j?
thanks các bạn đã quan tâm và giúp đỡ
Câu 1: Bạn có thể xem Ở đây (http://diendanykhoa.com/showthread.php?t=4693)
Câu 2: Liên kết anpha glucozit:
Glucose có cấu trúc mạch hở và mạch vòng, trong đó mạch vòng bền hơn. Dạng mạch vòng của glucose có 2 dạng anpha - beta (tuỳ thuộc vào vị trí của nhóm OH ở C1). Khi nhóm OH ở C1 ở vị trí anpha tham gia tạo liên kết thì nó sẽ không mở vòng được nữa (ví dụ trong saccarose, phân tử thứ nhất của mantose...). Liên kết của nó cũng được gọi là liên kết anpha glucozit (tương tự với beta).
Trong tự nhiên có nhiều dạng liên kết glucozit, nhưng nhiều nhất là liên kết 1,2-; 1,4- và 1,6 (tuỳ thuộc vào nhóm OH ở C1 liên kết với nhóm OH ở C2, C4 hay C6).
Cần chú ý là với fructose cũng tương tự glucose, nhưng nhóm OH ở C2 có 2 dạng anpha - beta (do fructose là xeton ở C2)...
Hi vọng bạn hài lòng!
Thân!

cattuongms
06-27-2010, 01:29 PM
Cân bằng phản ứng của saccazoro
C12H22O11 + H2SO4 >> CO2 + SO2 + H2O

Cái này theo em nghĩ no trải qua 2 giai đoạn, cân bằng mỗi giai đoạn rồi cộng lại là ra thui.
1. C12H22O11 có H2SO4 hút nước >>12C + 11H2O
2. C + 2H2SO4 >> CO2 + 2SO2 + 2H2O
Nhân toàn bộ phản ứng 2 vơi12 Cộng với Pư 1 thì ra kết quả.

manhtuan20192
06-27-2010, 11:12 PM
E hỏi bài này! từ hỗn hợp lỏng chưng cất khan gỗ để điều chế axit axetic cần những phản ứng nao nữa?

NguyenHaoNam
06-30-2010, 09:13 AM
E hỏi bài này! từ hỗn hợp lỏng chưng cất khan gỗ để điều chế axit axetic cần những phản ứng nao nữa?
theo mình nghĩ thì còn pứ thủy phân xen=> glu==> lên men thành C2H5OH==> Ch3COOH

river93yb
07-02-2010, 03:20 PM
cân bằng phản ứng của saccazoro
c12h22o11 + h2so4 >> co2 + so2 + h2o
c12h22o11 + 24h2so4 --> 12co2 + 24so2 + 35h2o

river93yb
07-02-2010, 03:22 PM
Theo em thế này không biết có được không :
C6H5CH3-->C6H5CH2Br-->C6H5CH2MgBr-->C6H5CH2COCH3-->C6H5CH2CH(NH2)CH3.
:24h_044:

bạn có thể viết rõ pt này ra không .Cám ơn :24h_048:

dst
07-04-2010, 09:57 PM
Bài này theo mình nghĩ có thể giải thích là do hiệu ứng lập thể làm che khuất tâm hoạt tính trên N (đôi e tự do).Mặc dù là càng có nhiều nhóm đẩy e vào N thì khả năng nhận H+ của N càng cao nhưng tùy theo hiệu ứng lập thể ít hay nhiều mà tính kn nhận H+ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng!
Ở Th1: Nếu ko xét hiệu ứng lập thể thì (CH3)3N > (CH3)2NH > CH3NH2 nhưng do tương tác giữa các H giữa các nhóm CH3- với nhau nên (CH3)2NH > CH3NH2 > (CH3)3N
Ở Th2: H giữa các nhóm C2H5- tương tác yếu hơn so với CH3- nên (C2H5)2NH > (C2H5)3N > C2H5NH2
Ko biết đúng ko nữa?:24h_031:
Điều này chỉ đúng trong môi trường có khả năng solvat hóa, hay điển hình hơn là hidrat hóa:
Một phần là do hiệu ứng lập thể nhưng yếu tố quan trọng hơn chính là khả năng hidrat hóa carbocation vừa sinh ra. amin bậc 3 tuy giàu e ở N nhưng do cồng kềnh, cản trở khả năng solvat hóa của dd => cation sinh ra 0 đk bền hóa = dd.
Còn về việc so sánh amin bậc 1 và 3 thì 0 có tiêu chuẩn nào, phải dựa vào thực nghiệm và vào gốc R, do có sự cạnh tranh giữa mật độ e và khả năng hidrat hóa cation sinh ra.
Tuy nhiên trong môi trường 0 phân cực, như ete chẳng hạn, tính base: amin bậc 3>bậc 2>bậc 1 vì 0 có sự solvat hóa cation nên chỉ có yếu tố mật độ e chi phối! :24h_058:

darks
07-05-2010, 08:28 AM
Theo em thế này không biết có được không :
C6H5CH3-->C6H5CH2Br-->C6H5CH2MgBr-->C6H5CH2COCH3-->C6H5CH2CH(NH2)CH3 bạn có thể viết rõ pt này ra không .Cám ơn
Phản ứng là thế này mà bạn :
R1COR2+NH3+H2-->R1CH(NH2)R2+H2O:020:

quangtruongvu
07-05-2010, 10:14 PM
các bác trong forum cho em hỏi. tại sao cùng là 1 công thức phân tử glucose lại mô tả dưới rất nhiều công thức cấu tạo. vậy thì, chính thức là công thức nào mới là của nó.
+/ nếu biểu diễn dưới dạng vòng thì thấy được cái nhóm c-o-c. còn dạng mạch thẳng thì thấy nhóm CHO.
mình thắc mắc, là nhóm C-O-C thì làm sao mak nó thực hiện phản ứng tráng gương. mà trong thực tế Glu lại có phản ưng tráng gương.
công thức nào mới thực sự chính xác. và tồn tại trong tự nhiên???

Trần Văn Quyết
07-06-2010, 12:01 AM
Trong dd, dạng mạch thẳng và dạng vòng của gluco luôn song song tồn tại trong 1 cân bằng. Bạn cho dạng mạch thẳng vào nước thì bạn sẽ có cả dạng vòng, trong dạng vòng lại có dạng anpha (nhóm OH hemiaxetal ở vị trí a) và beta (OH hemiaxetal vị trí e) (ở đây vòng ở dạng C1, dạng 1C có vòng cacbon là ảnh qua gương của dạng này, khi đó hầu hết các nhóm OH ở vị trí a, không bền), và ngược lại. Như vậy các dạng gluco đều có khả năng tráng bạc. Khi cần, bạn viết pt với dạng mạch thẳng cho dễ.

dst
07-06-2010, 12:30 PM
các bác trong forum cho em hỏi. tại sao cùng là 1 công thức phân tử glucose lại mô tả dưới rất nhiều công thức cấu tạo. vậy thì, chính thức là công thức nào mới là của nó.
+/ nếu biểu diễn dưới dạng vòng thì thấy được cái nhóm c-o-c. còn dạng mạch thẳng thì thấy nhóm CHO.
mình thắc mắc, là nhóm C-O-C thì làm sao mak nó thực hiện phản ứng tráng gương. mà trong thực tế Glu lại có phản ưng tráng gương.
công thức nào mới thực sự chính xác. và tồn tại trong tự nhiên???

Khi bạn lấy glucose ở trong dung môi 0 phân cực, nó sẽ tồn tại ở dạng mạch thẳng (tức mạch có nhóm -CHO)
Khi cho glucose vào dung môi như nước chẳng hạn, nó sẽ tồn tại dưới dạng mạch vòng. Nhưng mạch vòng có 1 nhóm OH rất đặc biệt, được đánh số 1 và gọi là -OH hemiaxetal. Trong dd nước diễn ra một cân bằng chuyển hóa từ dạng mạch vòng ap:) sang dạng mạch thẳng và sang dạng beta, nên dù là glucose tồn tại trong nước dạng mạch vòng nhưng nó vẫn có pư tráng gương vì có 1 phần tồn tại dạng mạch thẳng!:24h_071:

quangtruongvu
07-07-2010, 10:23 AM
rất hay, vậy thì dạng anpha và beta cùng tồn tại song song. khi phân tích ví dụ như công hưởng từ proton, thì hai dạng anpha và beta cùng thể hiện lên phổ. làm thế nào mà nhận biết được các bác...

dst
07-07-2010, 09:55 PM
rất hay, vậy thì dạng anpha và beta cùng tồn tại song song. khi phân tích ví dụ như công hưởng từ proton, thì hai dạng anpha và beta cùng thể hiện lên phổ. làm thế nào mà nhận biết được các bác...

Mình 0 rõ về phổ lắm nhưng cách dễ nhận ra nhất đấy là sử dụng góc quay cực riêng, đồng phân ap:) có góc quay >+50 thì phải, đồng phân beta có góc quay cực <50 (hình như +19. Mình 0 nhớ rõ lắm, có gì sai sót mong lượng thứ!:24h_021:

quangtruongvu
07-07-2010, 10:47 PM
cảm ơn bác. bác cho em mạo muội hỏi câu nữa là trong liên kết beta 1,4 - glucozit cơ chế cắt mạch của nó như thế nào khi nó tồn tại trong môi trường có chứa ion H+. ví dụ như là HCl...

dst
07-09-2010, 10:11 PM
cảm ơn bác. bác cho em mạo muội hỏi câu nữa là trong liên kết beta 1,4 - glucozit cơ chế cắt mạch của nó như thế nào khi nó tồn tại trong môi trường có chứa ion H+. ví dụ như là HCl...

Mình chưa thấy sách nào nói về cơ chế này nên 0 thể chắc chắn được. Nhưng theo mình thì là H+ cộng vào O rồi tách một bên ra! 0 biết có đúng 0 nữa...:khoa (

dst
07-11-2010, 11:07 AM
Mọi người cho mình hỏi thêm câu nữa: tại sao độ âm điện của C gần bằng I, vậy mà liên kết C-I đk gọi là phân cực còn H chênh C kha khá (0,2) thì lại 0?

dst
07-11-2010, 11:41 AM
Và bài này nữa:
Mọi người giải giùm bài này hộ mình!
http://img247.imageshack.us/img247/1737/untitleddc4.gif

Molti
07-11-2010, 12:31 PM
Mọi người cho mình hỏi thêm câu nữa: tại sao độ âm điện của C gần bằng I, vậy mà liên kết C-I đk gọi là phân cực còn H chênh C kha khá (0,2) thì lại 0?

thực tế thì monmen lưỡng cực C-H >C-I (0,35 >0,11)
C-I Gần bằng nhưng vẫn có sự chênh lệch, mặt khác kích thước nguyên tử I rất lớn nên lớp vỏ electron của chúng càng dễ bị biến dạng hơn, phần khác do kích thước lớn nên trong lk ngoài lk sigma, thường mang 1 phần tính pi cũng ảnh hưởng đến độ phân cực

Ladiesman217
07-21-2010, 04:44 PM
Cho mình hỏi tại sao nếu nhóm -CHO ở vị trí -o đối với phenol thì ta có thể chưng cất lôi cuốn được ạ ? Có nguyên tắc chung nào cho vấn đề này hay còn VD nào khác nữa không ạ ?

wakawaka
07-21-2010, 07:17 PM
ai giải thích hộ mình cơ chế phản ứng của pư
CH3CH2CH2COCH2CH3 => CH3CH2COOH + CH3CH2CH2COOH + CH3COOH
(đun nóng với HNO3)

river93yb
07-21-2010, 07:29 PM
ở 25oC ,Eo H3AsO4/H3AsO3=0.559 V và Eo I3 -/I- =0.536 V
a) Hãy Viết Pt phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử trên .
b) với ph bằng bao nhiêu thì phản ứng trên xảy ra theo chiều ngược lại .
c) tính hằng số cân bằng của phản ứng .
Mọi người làm dùm tui nha ^^.

Molti
07-23-2010, 12:03 AM
cho em hỏi bài này
1/ A có CT C13H24O, hidrogen xt cho ra 3-etyl-4-metyl-1-decanol. A ozon giải với Zn/H2O cho ra CH3(CH2)2COCH3 ;EtCO(CH2)2CHO và HOCCH2OH, A có lập thể 2Z,6E
Cho biết tên và cấu trúc lập thể A
2/ Giải thích tính quang hoạt của mycomycin

hankiner215
07-23-2010, 12:31 PM
cho em hỏi bài này
1/ A có CT C13H24O, hidrogen xt cho ra 3-etyl-4-metyl-1-decanol. A ozon giải với Zn/H2O cho ra CH3(CH2)2COCH3 ;EtCO(CH2)2CHO và HOCCH2OH, A có lập thể 2Z,6E
Cho biết tên và cấu trúc lập thể A

cái bài này đúng là khó thiệt.Anh ko biết dữ kiện "hidrogen xt cho ra 3-etyl-4-metyl-1-decanol" có vấn đề gì ko nữa. Chỉ có thể thỏa mãn đc nhóm Et gắn ở vị trí C3 còn nhóm Me sao có thể gắn đc ở vị trí C4? A có độ bất bão hòa = 2,hidrogen hóa xt lại cho ra alcol đơn chức, mạch nhánh vậy thì A chỉ có thể là alcol đơn chức,ko no,mạch nhánh.Với những mảnh sau khi ozon giải thì A chỉ có 2 TH:
HOCH2CH=C(Et)(CH2)2CH=C(CH3)(CH2)2CH3
và HOCH2CH=CH(CH2)2C(Et)=C(CH3)(CH2)2CH3
????

Molti
07-23-2010, 12:52 PM
cái bài này đúng là khó thiệt.Anh ko biết dữ kiện "hidrogen xt cho ra 3-etyl-4-metyl-1-decanol" có vấn đề gì ko nữa. Chỉ có thể thỏa mãn đc nhóm Et gắn ở vị trí C3 còn nhóm Me sao có thể gắn đc ở vị trí C4? A có độ bất bão hòa = 2,hidrogen hóa xt lại cho ra alcol đơn chức, mạch nhánh vậy thì A chỉ có thể là alcol đơn chức,ko no,mạch nhánh.Với những mảnh sau khi ozon giải thì A chỉ có 2 TH:
HOCH2CH=C(Et)(CH2)2CH=C(CH3)(CH2)2CH3
và HOCH2CH=CH(CH2)2C(Et)=C(CH3)(CH2)2CH3
????

Sr anh, chép đề sai Me ở C7 _ __!
HOCH2CH=C(Et)(CH2)2CH=C(CH3)(CH2)2CH3
Cái này đúng rồi nè :D:D. Cám ơn anh

ailan87
07-25-2010, 11:27 PM
kai cong thức tính số pi kia k áp dunduwwocj trong trường hợp có chúa NH4hoaawcj NO2

giotsuong
07-26-2010, 06:05 AM
1.Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là bao nhiêu?
2. Để tách rời CH3NH2 khỏi hỗn hợp với C2H2, C2H4, C2H6 và H2 ta dẫn hỗn hợp vào dung dịch:
A. H2SO4
B. CuSO4
C. FeCl3
D. A,B,C
3. A(hidrocacbon thơm) + HNO3đ, H2SO4đ,t(o) -> (X)+[H]-> C7H11N3
A là ?
4. Anilin ko tác dụng với:
A. CH3COOH
B. dung dịch CuSO4
C. dung dịch Br2
D. dung dịch H2SO4
5. Cho quì vào mỗi hợp chất dưới đây, dung dịch nào làm quì hóa đỏ?
(1) H2N – CH2- COOH
(2) ClNH3- CH2- COOH
(3) H2N – CH2 – COONa
(4) H2N – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH
(5) HOOC – CH2 – CH(NH2)COOH
6. Để nhận biết các ion trong dung dịch C6H5NH3(+)Cl(-)
A. AgNO3, NaOH, rồi dùng nước brom
B. dung dịch NaOH, dung dịch Brom
C. dung dịch AgNO3, dung dịch brom
7. Để tách rời Anilin, Benzen, Phenol ta phải dùng dụng cụ hóa chất nào:
A. dung dịch HCl, naOH, bình lóng
B. dung dịch brom, NaOH, bình lóng
C. dung dịch HCl, br2, bình lóng
D. dung dịch br, bình lóng

ndk
07-26-2010, 08:41 AM
Viết phản ứng diazo hóa từ các chất sau với NaNO2 trong dung dÞch HCl
a: p–Toluiđin b. p–cloanilin c. p–nitroanilin
:24h_021:

kuteboy109
07-26-2010, 11:21 AM
Phản ứng diazoni ở nhiệt độ thấp khoảng 0-5 độ C chỉ xảy ra trên nhóm -NH2 nên khi thay các nhóm thế cũng viết pt giống nhau thôi:
R-C6H4-NH2+ NaNO2+ HCl = NaCl+ R-C6H4-N2(+)Cl(-)

kuteboy109
07-26-2010, 11:30 AM
Mình chỉ gợi ý đáp án, bạn nên suy nghĩ 1 chút sau đó có gì thắc mắc có thể hỏi ở đây:
1> 4 đồng phân ( cái này SGK có ví dụ mà)
2> Theo mình chỉ có B, C thỏa mãn vì các chất còn lại không phải ứng với B, C.
3> Bài này có thể có vài đáp án đấy, nếu là câu hỏi trắc nghiệm thì bạn hãy post câu hỏi lên.
4> B
5> (2)+(5) có tính axit--> quì tím hóa đỏ.
6> Dùng AgNO3 nhận ra Cl-
Sau đó dùng NaOH để chuyển về anilin rồi tác dụng với Br2 tạo kết tủa trắng.
7> A

AQ!
07-26-2010, 12:53 PM
Phản ứng diazoni ở nhiệt độ thấp khoảng 0-5 độ C chỉ xảy ra trên nhóm -NH2 nên khi thay các nhóm thế cũng viết pt giống nhau thôi:
R-C6H4-NH2+ NaNO2+ HCl = NaCl+ R-C6H4-N2(+)Cl(-)
Ptpứ đúng là
Z-C6H4-NH2+ NaNO2+ 2HCl => Z-C6H4-N2(+)Cl(-) + NaCl + 2H2O

giotsuong
07-26-2010, 01:07 PM
2> Theo mình chỉ có B, C thỏa mãn vì các chất còn lại không phải ứng với B, C.
H2SO4 ko đc à

5> (2)+(5) có tính axit--> quì tím hóa đỏ.
4 ko dc à


7> A
bình lóng là gì
p/s ngày đó ko đi học, nên đọc sách hơi khó hiểu

river93yb
07-26-2010, 01:30 PM
tớ đọc một số sách như hóa học vô cơ ( Hoàng Nhâm ) và Hóa học hữu cơ ( Đỗ Đình Rãng ) thấy một số phần có sự không thống nhất giữa hóa học vô cơ và hữu cơ. Không hiểu tại sao lại thế nữa .

naruto_uzumaki
07-26-2010, 02:58 PM
2) H2SO4 ko đc à
5) 4 ko dc à
7) bình lóng là gì
p/s ngày đó ko đi học, nên đọc sách hơi khó hiểu

2) Dung dịch H2SO4 thì anken cũng bị giữ lại mà bạn.
5) 4 có đến 2 nhóm -NH2 sẽ làm quì hóa xanh cơ.
7) Mình không rõ cái bình lóng, nhưng đúng nhất là A rồi.

AQ!
07-26-2010, 07:05 PM
1.Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là bao nhiêu?
4 đồng phân - Các hợp chất có dang C4H9X đều có 4 đồng phân (ở đây X là NH2)
2. Để tách rời CH3NH2 khỏi hỗn hợp với C2H2, C2H4, C2H6 và H2 ta dẫn hỗn hợp vào dung dịch:
A. H2SO4----B. CuSO4---------C. FeCl3-----------D. A,B,C
Đáp án là D. (H2SO4 tuy có pứ với C2H4 nhưng nếu đun nóng thì sẽ bay ra - có thể ở dạng C2H5OH. Còn amin tạo muối không bay hơi khi đun nóng)
3. A(hidrocacbon thơm) + HNO3đ, H2SO4đ,t(o) -> (X)+[H]-> C7H11N3. A là ?
A là hiđrocabon => X là hợp chất nitro. Do C7H11N3 có 3N => X có 3N, tức là 3 nhóm NO2. Vậy C7H11N3 có 3 nhóm NH2, tức là CH3-C6H2(NH2)3.
Vậy X là CH3-C6H2(NO2)3 => A là C6H5CH3 (Toluen)
4. Anilin ko tác dụng với:
A. CH3COOH-------------------------B. dung dịch CuSO4
C. dung dịch Br2---------------------D. dung dịch H2SO4
Anilin là axit yếu => không pứ với axit yếu như CuSO4.
5. Cho quì vào mỗi hợp chất dưới đây, dung dịch nào làm quì hóa đỏ?
(1) H2N – CH2- COOH---------------(2) ClNH3- CH2- COOH
(3) H2N – CH2 – COONa-------------(4) H2N – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH
(5) HOOC – CH2 – CH(NH2)COOH
Bài này có 2 chất đó là ClNH3-CH2-COOH (là sản phẩm của pứ NH2-CH2-COOH + HCl => Có tính axit khá mạnh đấy) và HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.
6. Để nhận biết các ion trong dung dịch C6H5NH3(+)Cl(-)
A. AgNO3, NaOH, rồi dùng nước brom------B. dung dịch NaOH, dung dịch Brom
C. dung dịch AgNO3, dung dịch brom
Đáp án là A.
- Dùng AgNO3 để nhận biết ion Cl-.
- C6H5NH2 có nhóm NH2 đẩy e mạnh => Hoạt hoá nhân thơm => pứ với dd nước Brom để tạo kết tủa.
- C6H5NH3+ có nhóm NH3+ hút e mạnh => Làm phản hoạt hoá nhân thơm => không pứ với dung dịch nước Brom (hoặc pứ rất chậm, nhiệt độ cao)
Vì vậy cần dùng NaOH để tạo ra C6H5NH2.
7. Để tách rời Anilin, Benzen, Phenol ta phải dùng dụng cụ hóa chất nào:
A. dung dịch HCl, naOH, bình lóng---------B. dung dịch brom, NaOH, bình lóng
C. dung dịch HCl, br2, bình lóng-----------D. dung dịch br, bình lóng
Đáp án là A. Dễ dàng biện luận, dựa vào tính axit - bazơ của Anilin (bazơ), Benzen (k có tính axit - bazơ), Phenol (axit)
Chúc bạn học tốt!

volam5894
07-26-2010, 10:33 PM
các anh chị làm ơn cho hỏi về pứ phân hủy metan : CH4 ra C và H2 có hiệu suất là bao nhiêu và diễn ra ở điều kiện như thế nào. Em cảm ơn mọi người.

khang_chemvn
07-27-2010, 03:57 PM
Theo mình nhớ không nhầm thì phản ứng xảy ra ở 1000 độ C và có hiệu suất cao.:24h_027:

dragon darkness
07-27-2010, 08:16 PM
Metan có thể bị phân hủy ở nhiệt độ trên 1000oC :
CH4 → C + 2H2

AQ!
07-30-2010, 11:15 PM
Lâu lâu có 1 câu hỏi, mong các bạn giải đáp nhiệt tình:
Ta đã biết, đồng phân quang học phải có C* bất đối, tức là nguyên tử C có 4 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau liên kết với nó. Và nó có một hệ thống danh pháp là đồng phân D, L và đồng phân R, S. Vậy:
Có trường hợp nào một chất không có C* bất đối mà lại có đồng phân R, S không? hãy lấy ví dụ và giải thích?

hankiner215
07-30-2010, 11:59 PM
Lâu lâu có 1 câu hỏi, mong các bạn giải đáp nhiệt tình:
Ta đã biết, đồng phân quang học phải có C* bất đối, tức là nguyên tử C có 4 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau liên kết với nó. Và nó có một hệ thống danh pháp là đồng phân D, L và đồng phân R, S. Vậy:
Có trường hợp nào một chất không có C* bất đối mà lại có đồng phân R, S không? hãy lấy ví dụ và giải thích?

có 2 hướng để trả lời cho câu hỏi của bạn:
1/ Hợp chất có tâm thủ tính (bất đối) khác với C nhưng vẫn đảm bảo ngtử có cấu hình tứ diện,tâm ngtử gắn bốn nhóm thế khác nhau. vd (Si)R1R2R3R4
2/ Hợp chất có tính thủ tính mà ko có C*(theo nghĩa thuần khiết^^) như các hợp chất thuộc loại: alen, spiran, biphenyl....(bạn có thể search trên mạng). Nguyên nhân là do trong những hợp chất này,các nhóm thế nằm trong 2 mặt phẳng vuông góc nhau hoặc các nhóm thế cồng kềnh gây cản trở sự quay quanh trục của phân tử làm cho phân tử trở nên ko đx

Molti
07-31-2010, 12:08 AM
Lâu lâu có 1 câu hỏi, mong các bạn giải đáp nhiệt tình:
Ta đã biết, đồng phân quang học phải có C* bất đối, tức là nguyên tử C có 4 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau liên kết với nó. Và nó có một hệ thống danh pháp là đồng phân D, L và đồng phân R, S. Vậy:
Có trường hợp nào một chất không có C* bất đối mà lại có đồng phân R, S không? hãy lấy ví dụ và giải thích?

Không giỏi lập thể nên chỉ đưa ra ý kiến thế này
Danh pháp R-S còn sử dụng cho những hợp chất hương phương kiểu hoàn mà đồng phân quang học của nó có mặt phẳng bất đối chứ không riêng gì tâm C bất đối,
Thử tìm 1 hợp chất như thế thử xem được không ??:doivien(:doivien(

cattuongms
07-31-2010, 07:03 AM
Các anh ơi cho em hỏi chút?
Thầy em nói trùng hợp Butadien 1,3 có thể dùng xúc tác là Na, nhưng ko giải thích Na đóng vai trò gì? Ai biết cơ chế pư, vai trò Na giải thích giùm em với ?

cattuongms
07-31-2010, 07:50 AM
Em hỏi chút nữa.
Em đọc trong cuốn hữu cơ thấy phản ứng :
R-CH=CH2 + CO + H2 ->>R-CH2-CH2-CHO
Cho em hỏi cơ chế của phản ứng này là gì?

Molti
07-31-2010, 10:55 AM
Các anh ơi cho em hỏi chút?
Thầy em nói trùng hợp Butadien 1,3 có thể dùng xúc tác là Na, nhưng ko giải thích Na đóng vai trò gì? Ai biết cơ chế pư, vai trò Na giải thích giùm em với ?

Chất xt là Na vì chúng có 1 e độc thân tham gia khơi mào cho phản ứng trùng hợp theo cơ chế gốc tự do

Em hỏi chút nữa.
Em đọc trong cuốn hữu cơ thấy phản ứng :
R-CH=CH2 + CO + H2 ->>R-CH2-CH2-CHO
Cho em hỏi cơ chế của phản ứng này là gì?

Nói thật là cơ chế phản ứng này khá là phức tạp với một đứa bập bẹ cơ chế như mình :-ss, sách của mình hoàn tòan không nhắc tới :-ss ... Mình đã đọc qua trên internet và save về máy.. mời bạn xem
http://img133.imageshack.us/img133/9493/20541235st1.gif
http://img214.imageshack.us/img214/638/80089335gt2.gif
http://img253.imageshack.us/img253/1162/62530633sl4.gif

cattuongms
07-31-2010, 11:18 PM
Chất xt là Na vì chúng có 1 e độc thân tham gia khơi mào cho phản ứng trùng hợp theo cơ chế gốc tự do



Nói thật là cơ chế phản ứng này khá là phức tạp với một đứa bập bẹ cơ chế như mình :-ss, sách của mình hoàn tòan không nhắc tới :-ss ... Mình đã đọc qua trên internet và save về máy.. mời bạn xem
http://img133.imageshack.us/img133/9493/20541235st1.gif
http://img214.imageshack.us/img214/638/80089335gt2.gif
http://img253.imageshack.us/img253/1162/62530633sl4.gif
Cái này em đọc toàn hình vẽ nhiều chỗ ko hiểu lắm, Co tạo phức với CO có mặt [H], rồi tách 1CO để có AO trống, sau đó liên kết với olefin( Cái này cũng đóng vai trò là phối tử à anh), rồi đoạn sau CO ???? em chưa hiểu lắm. Anh giải thích bằng bài viết đi chứ hình không sao em hiểu nổi?

Molti
08-01-2010, 12:03 AM
Chị ơi, chị không hiểu chỗ nào ạ ?
Em thấy chủ yếu là chuyển vị tạo AO trống chỗ Co rồi lại phối trí thêm CO vào thôi mà

Molti
08-01-2010, 02:15 PM
CHo em hỏi xúc tác cho phản ứng chuyển vị cation từ vòng 6 cạnh thành vòng 5 cạnh ??
Phản ứng và ....cơ chế điều chế aspirin từ benzen

Ladiesman217
08-01-2010, 05:30 PM
Cho mình hỏi cơ chế phản ứng sau :

http://img704.imageshack.us/img704/991/noname02.gif

Molti
08-02-2010, 10:16 AM
Lâu lâu có 1 câu hỏi, mong các bạn giải đáp nhiệt tình:
Ta đã biết, đồng phân quang học phải có C* bất đối, tức là nguyên tử C có 4 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau liên kết với nó. Và nó có một hệ thống danh pháp là đồng phân D, L và đồng phân R, S. Vậy:
Có trường hợp nào một chất không có C* bất đối mà lại có đồng phân R, S không? hãy lấy ví dụ và giải thích?

2 bạn :D vấn đề của bạn mấy hôm nay chưa tiện đưa ý kiến cụ thể vì ko có ví dụ :D..
Tâm bất đối thì không chỉ có C mà có thể là nguyên tử khác .. mình đã hỏi về hợp chất có tâm bất đối khác C .. mời bạn xem công thức Morphine
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/64/Morphine-2D-skeletal.png/622px-Morphine-2D-skeletal.png

AQ!
08-02-2010, 02:14 PM
2 bạn :D vấn đề của bạn mấy hôm nay chưa tiện đưa ý kiến cụ thể vì ko có ví dụ :D..
Tâm bất đối thì không chỉ có C mà có thể là nguyên tử khác .. mình đã hỏi về hợp chất có tâm bất đối khác C .. mời bạn xem công thức Morphine
Hi, cảm ơn bạn Molti đã quan tâm suy nghĩ trong mấy ngày qua! Có một ví dụ đơn giản hơn đó là các hợp chất polien đấy:
Ví dụ: CH3-CH=C=CF-Cl
Chất này không có C* nhưng có đồng phân quang học => Có đồng phân R,S và người ta ký hiệu là Ra, Sa (để phân biệt với các đồng phân quang học có C*)

Nhân đây cũng nói rõ hơn về hợp chất polien: RC=(C=C)nR
- Nếu n chẵn => số nối đôi lẻ => Có thể có đồng phân cis - trans (hay Z - E)
- Nếu n lẻ => số nối đôi chẵn => Có thể có đồng phân hình học (Ra, Sa)
Cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm!

Molti
08-02-2010, 02:22 PM
Cám ơn bạn về vd hợp chất có trục bất đối,
Ngoài ra danh pháp R, S còn dùng cho hợp chất có mặt phẳng bất đối nữa đấy (Rp, Sp)

Cho mình hỏi cái quy tắc kia là kinh nghiệm hay thế nào vậy

Sẵn trả lời giúp câu này :notagree

CHo em hỏi xúc tác cho phản ứng chuyển vị cation từ vòng 6 cạnh thành vòng 5 cạnh ??
Phản ứng và ....cơ chế điều chế aspirin từ benzen

AQ!
08-02-2010, 03:33 PM
Cám ơn bạn về vd hợp chất có trục bất đối,
Ngoài ra danh pháp R, S còn dùng cho hợp chất có mặt phẳng bất đối nữa đấy (Rp, Sp)
Cho mình hỏi cái quy tắc kia là kinh nghiệm hay thế nào vậy
Cái trên xác định được mà Molti:
- Nếu n lẻ, số liên kết đôi chẵn => Hai mặt phẳng "đầu - cuối" vuông góc => 4 nhóm thế không thuộc cùng một mặt phẳng => Có thể có đồng phân quang học (Ra, Sa)
- Nếu n chẳn, số liên kết đôi lẻ => Hai mặt phẳng "đầu - cuối" đồng phẳng=> 4 nhóm thế thuộc cùng một mặt phẳng => Có thể có đồng phân Z - E.
Đúng là có cấu trúc quang học của các mặt phẳng của các poli-xiclo.
Câu hỏi của bạn về cơ chế mình k rành! Hihi.
Chúc bạn học tốt!

darks
08-04-2010, 10:58 AM
tớ đọc một số sách như hóa học vô cơ ( Hoàng Nhâm ) và Hóa học hữu cơ ( Đỗ Đình Rãng ) thấy một số phần có sự không thống nhất giữa hóa học vô cơ và hữu cơ. Không hiểu tại sao lại thế nữa .
Tớ cũng thấy một số phần giữa 2 quyển sách này có sự không thống nhất lắm .
+Đầu tiên là CT của đinitơ trioxit ( N2O3 ) trong sách Hóa Học Vô Cơ tập II của thầy Hoàng Nhâm chương VI (Các nguyên tố nhóm VA ) trang 180 có vẽ CTCT của N2O3 .
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d8/N2O3.gif
Giữa CT này và CT N2O3 trong Hóa học Hữu Cơ III của thầy Đỗ Đình Rãnh (O=N-O-N=O)trang 25 có sự khác nhau .
+Trong sách thầy Nhâm cũng khẳng định không có Pt BH3 nhưng trong sách Hóa học hữu cơ tập I trang 272 lại nhắc đến phân tử BH3 .
....
Em không biết tại sao lại thế nữa

cattuongms
08-04-2010, 02:55 PM
[QUOTE=macarong_kill;66003][FONT="Palatino Linotype"][COLOR="RoyalBlue"]Cái này em chưa hiểu lắm :24h_062:
Cái này bạn lấy vài ví dụ, vẽ các liên kết pi ra thấy ngay mà.
Mặt phẳng ở đây là mặt phẳng của các liên kết pi.

dst
08-08-2010, 09:39 PM
Tớ cũng thấy một số phần giữa 2 quyển sách này có sự không thống nhất lắm .
+Đầu tiên là CT của đinitơ trioxit ( N2O3 ) trong sách Hóa Học Vô Cơ tập II của thầy Hoàng Nhâm chương VI (Các nguyên tố nhóm VA ) trang 180 có vẽ CTCT của N2O3 .
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d8/N2O3.gif
Giữa CT này và CT N2O3 trong Hóa học Hữu Cơ III của thầy Đỗ Đình Rãnh (O=N-O-N=O)trang 25 có sự khác nhau .
+Trong sách thầy Nhâm cũng khẳng định không có Pt BH3 nhưng trong sách Hóa học hữu cơ tập I trang 272 lại nhắc đến phân tử BH3 .
....
Em không biết tại sao lại thế nữa


Em nghĩ anh darks nên xem lại phần CTCT của N2O3 một chút. Ở các liên kết có dấu chấm chấm tượng trưng cho sự 0 định vị của e trong phân tử, mà theo thuyết cộng hưởng thì N2O3 sẽ là trung gian của các công thức cộng hưởng (các liên kết đều là đôi hoặc đơn, 0 có dấu chấm chấm như trên). Còn sách thầy Rãng thì công thức O=N-O-N=O giải thích tốt nhất cho cơ chế, nên đây sẽ là công thức chính của N2O3 trong trường hợp này. Có gì sai mong mọi người chỉ bảo thêm!:24h_068:

hugolina291
08-08-2010, 10:03 PM
cho e hoi voi : neu cho 1 ancol va 1axit tron voi nhau roi cho t/d Na thi co nhung pu nao

cattuongms
08-08-2010, 10:16 PM
cho e hoi voi : neu cho 1 ancol va 1axit tron voi nhau roi cho t/d Na thi co nhung pu nao

ancol, axit, nước, tác dụng với axit?

darks
08-08-2010, 10:26 PM
cho e hoi voi : neu cho 1 ancol va 1axit tron voi nhau roi cho t/d Na thi co nhung pu nao

Phản ứng của axit với Na,của nước (nếu có ) với Na,của ancol với Na.Ngoài ra còn có thể xảy ra phản ứng:
RCOONa+[H]-->RCH2OH+NaOH

Ladiesman217
08-09-2010, 10:03 AM
Cho mình hỏi cơ chế phản ứng brom hóa phenol bất thường sau :

http://img248.imageshack.us/img248/8499/noname01.gif
Mình muốn hỏi thêm là còn những trường hợp nào bất thường như trường hợp trên không vậy ?


Cho mình hỏi cơ chế phản ứng sau :

http://img704.imageshack.us/img704/991/noname02.gif

cattuongms
08-09-2010, 04:34 PM
Cho mình hỏi cơ chế phản ứng brom hóa phenol bất thường sau :

http://img248.imageshack.us/img248/8499/noname01.gif
Mình muốn hỏi thêm là còn những trường hợp nào bất thường như trường hợp trên không vậy ?

Theo em nghĩ là đầu tiên HSbF6 tham gia liên kết kiểu tạo phức với nhóm -OH(giống hỗn hợp phenol và axit lyut AlCl3) làm nhân thơm bị phản hoạt hóa. Khi đó vị trí meta giàu e hơn nên -> pư được sản phẩm như trên?

Molti
08-09-2010, 07:49 PM
Câu 1: Gặp siêu acid -OH bị proton hóa tạo oxonium ion, gây hiệu ứng rút e.. giảm mật đô e nên định hướng meta.

Câu 2: Câu này khó quá, nhìn vào chỉ thấy mỗi phản ứng Knoevenagel, không biết làm cách nào ra sp nhỉ ? anh ơi giải giúp em đi ạ:vanxin(

Ladiesman217
08-09-2010, 10:05 PM
Oxonium ion tạo được nhưng làm sao để nó trở lại về nhóm -OH được vậy ?

AQ!
08-09-2010, 10:45 PM
Oxonium ion tạo được nhưng làm sao để nó trở lại về nhóm -OH được vậy ?
Câu hỏi ở trên thông minh bao nhiêu, thì câu hỏi này lại ngược lại! Hihi
Tất nhiên là dùng kiềm, dùng NH3... chất nào có tính bazơ mạnh hơn C6H5OH (rất yếu - tính axit cũng đã yếu rồi, nói chi tính bazơ) cũng được mà.

huỳnh thị cà ri
08-12-2010, 09:09 PM
Bim mới lên hôm nay, có bài tập muốn đánh đố mọi người chơi đây!!! :die ( :hocbong (
Chúc mọi người ăn tến vui vẻ với bài tập này.
http://img7.imageshack.us/img7/9732/418sy.jpg
So sánh nhiệt độ sôi của các chất trên. :treoco (
nhiệt độ sôi giảm theo dãy sau::bidanh(phaletim)
b>a>d>c>e

celtic
08-12-2010, 09:53 PM
Phản ứng của axit với Na,của nước (nếu có ) với Na,của ancol với Na.Ngoài ra còn có thể xảy ra phản ứng:
RCOONa+[H]-->RCH2OH+NaOH




Dùng H mới sinh để khử hóa chỉ là lý thuyết thuần túy, còn bạn thử làm thí nghiệm xem, vô cùng khó khăn đấy.

babyboy_lovegirl090993
08-21-2010, 11:10 AM
sao lâu wá mà ko có ai lên dây chơi hết zậy?
em rất mong muốn đc giao lưu hoc hỏi với các anh chị giàu kinh nghiệm lắm
liên lạc zới em nha:"nguoidepgiangho1993"

pasta.tea
08-22-2010, 07:02 AM
mấy bác cho em hỏi tý
- Công thức cấu tạo Lewis là phân tử là gì và viết như thế nào??
có thể giải thích cụ thể hộ em với vì em đang phải làm mấy đề nhưng phần lại chưa đc học:vanxin(

cattuongms
08-22-2010, 09:00 AM
mấy bác cho em hỏi tý
- Công thức cấu tạo Lewis là phân tử là gì và viết như thế nào??
có thể giải thích cụ thể hộ em với vì em đang phải làm mấy đề nhưng phần lại chưa đc học:vanxin(

Công thức biểu diễn các e hóa trị và liên kết của các nguyên tố trong phân tử = các dấu chấm, tớ không vẽ được lên đây, nói chung nó giống với vẽ lớp e trong cấu tạo nguyên tử ở lớp 8 ấy mà.

btho93
08-22-2010, 01:12 PM
Dùng H mới sinh để khử hóa chỉ là lý thuyết thuần túy, còn bạn thử làm thí nghiệm xem, vô cùng khó khăn đấy.

Dùng LiAlH4 cũng được mà phải ko? ^-^

cattuongms
08-22-2010, 04:15 PM
Trích:
Nguyên văn bởi bim112
Bim mới lên hôm nay, có bài tập muốn đánh đố mọi người chơi đây!!!
Chúc mọi người ăn tến vui vẻ với bài tập này.

So sánh nhiệt độ sôi của các chất trên.

nhiệt độ sôi giảm theo dãy sau:phaletim)
b>a>d>c>e
Cái này hình như chưa đúng lắm.

darks
08-22-2010, 07:54 PM
Dùng LiAlH4 cũng được mà phải ko? ^-^
Bạn phải xem kỹ đề chứ !
cho e hoi voi : neu cho 1 ancol va 1axit tron voi nhau roi cho t/d Na thi co nhung pu nao

>"<
08-22-2010, 08:41 PM
Ephedrin (G) là một hoạt chất dùng làm thuốc chữa bệnh về hô hấp được chiết từ cây ma hoàng .Ephedrin đã được tổng hợp theo sơ đồ sau :
C6H6--(CO,HCl/AlCl3)-->D--(CH3CH2NO2)-->E--(H2/Ni)-->F--(CH3Br)-->G
a)Viết công thức cấu taọ của D,E,F và G trong sơ đồ trên .
b)Viết cơ chế phản ứng của các giai đoạn tạo thành D và E .
c) Đi từ benzen ,axit propanoic và các tác nhân vô cơ cần thiết ,hãy đưa ra sơ tổng hợp ephedrin
( Mà cái chất này tên khoa học là j nhỷ ):24h_048:

darks
08-22-2010, 08:55 PM
Ephedrin (G) là một hoạt chất dùng làm thuốc chữa bệnh về hô hấp được chiết từ cây ma hoàng .Ephedrin đã được tổng hợp theo sơ đồ sau :
C6H6--(CO,HCl/AlCl3)-->D--(CH3CH2NO2)-->E--(H2/Ni)-->F--(CH3Br)-->G
a)Viết công thức cấu taọ của D,E,F và G trong sơ đồ trên .
b)Viết cơ chế phản ứng của các giai đoạn tạo thành D và E .

a.Nhìn qua thấy Pt đầu là phản ứng Gattermann-Koch.
C6H6-->D:C6H5CHO-->E:C6H5CH(OH)CH(NO2)CH3-->F:C6H5CH(OH)CH(NH2)CH3-->G:CH3CH(OH)CH(NHCH3)CH3
b.Cơ chế mấy phản ứng này đơn giản ,bạn tự viết nhé .

celtic
08-23-2010, 10:24 AM
Bạn gì đó ghi thiếu đề, làm ra cũng gọi là tài rồi. Từ chỗ D--> E phải tiến hành trong môi trường kiềm mới cho sản phẩm như Dark viết chứ không thì là lụi sản phẩm rồi???

+ D tạo thành theo cơ chế S E ( ví dụ này sách hữu cơ có viết):
http://img836.imageshack.us/img836/9452/88348136.png (http://img836.imageshack.us/i/88348136.png/)


+ E tạo thành theo cơ chế A N ( cộng nucleophil vào nhóm carbonyl, cũng rất điển hình):
http://img541.imageshack.us/img541/2723/53388550.png (http://img541.imageshack.us/i/53388550.png/)

darks
08-23-2010, 10:14 PM
c) Đi từ benzen ,axit propanoic và các tác nhân vô cơ cần thiết ,hãy đưa ra sơ tổng hợp ephedrin
( Mà cái chất này tên khoa học là j nhỷ ):24h_048:

C2H5COOH-->C2H5COCl-->C6H5COC2H5
-->C6H5COCHBrCH3-->C6H5CH(OH)CH(Br)CH3-->C6H5CH(OH)CH(NHCH3)CH3
Ephedrin : 1-phenyl-2-2-metyl aminopropanol-1

lê mai phương
08-25-2010, 10:07 PM
anh chị có thể cho em xem thêm một số bài tập so sánh tính acid base k ?

lê mai phương
08-25-2010, 10:25 PM
anh chị trả lời giùm em điều kiện để có liên kết hydro nội phân tử và ngoại phân tử có gì khác nhau ?

AQ!
08-26-2010, 12:14 AM
anh chị có thể cho em xem thêm một số bài tập so sánh tính acid base k ?
Việc so sánh tính axit - bazơ trong hữu cơ bạn có thể tham khảo Ở đây (http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=57324#post57324)
anh chị trả lời giùm em điều kiện để có liên kết hydro nội phân tử và ngoại phân tử có gì khác nhau ?
Bản chất của chúng là giống nhau, chỉ khác nhau như sau:
- Liên kết H nội phân tử là liên kết giữa nguyên tử H (trong Z-H với Z là nguyên tố có độ âm điện lớn) và nguyên tử có độ âm điện lớn trong cùng 1 phân tử, ví dụ: octo-O2N-C6H4-OH, HO-CH2-CH2-CH2-COOH...
- Liên kết H liên phân tử là liên kết giữa giữa nguyên tử H (trong Z-H với Z là nguyên tố có độ âm điện lớn) và nguyên tử có độ âm điện lớn giữa các phân tử với nhau, ví dụ: meta hay para-O2N-C6H4-OH, CH3-COOH...
Chú ý: Các phân tử có liên kết H nội phân tử cũng có khả năng tạo liên kết H liên phân tử (nhưng thường yếu hơn).
Chúc bạn học tốt!

Ladiesman217
08-28-2010, 09:42 PM
Cho mình hỏi từng bước của quá trình sau :

http://a.imageshack.us/img690/8499/noname01.gif

Molti
08-28-2010, 09:56 PM
Cho mình hỏi từng bước của quá trình sau :

http://a.imageshack.us/img690/8499/noname01.gif

Đầu tiên H+ tác kích vô cái nối đôi nhánh thành C+, C+ này tác kích tiếp vô cái nối đôi của styren kia, tạo thành C+ thứ 2, C+ thứ 2 tác kích vô vòng rồi tách H+ ra sp

btho93
09-01-2010, 02:03 PM
Cho mình hỏi cái này nhé:
- Tại sao axit béo lại không có liên kết 3?
- Tại sao chất chứa nhìu năng lượng hơn cacbonhydrat?

(Các bạn giải thích cặn kẽ nhá. Có bạn đang làm assignment. Cảm ơn rất nhiều. ^-^)

cattuongms
09-01-2010, 03:01 PM
Cho mình hỏi cái này nhé:
- Tại sao axit béo lại không có liên kết 3?
- Tại sao chất chứa nhìu năng lượng hơn cacbonhydrat?

(Các bạn giải thích cặn kẽ nhá. Có bạn đang làm assignment. Cảm ơn rất nhiều. ^-^)

1.Không biết ở đâu nhưng ngày cả trong tự nhiên và tổng hợp vẫn có axit béo có liên kết 3 đó thôi:
VD: Tự nhiên:
-Axit taralinic: Ở dạng glixeric trong hạt Picramnia tarali
CH3(CH2)10C///C(CH2)4COOH
- Axit Lachnophylic(I) ở dạng estemetilic trong dầu Lachnophyllum gossipinum.
CH3CH2CH2C///-C///C-C-CH=CH-COOH.
Tổng hợp:
CH3(CH2)7C///C(CH2)7COOH. Cái này nêu cho cộng H2(xt) thì sẽ thu được axit oleic.
2. Cái này chắc dựa nhiều vào các thông số hoá lý: Em chỉ hiểu đơn giản thế này: Trong các axit béo : tỉ lệ mol nO/(nC+nH)<< so với trong các CacbonHidrat, vì vậy khi tham gia phản ứng oxi hoá hoàn toàn thì nó toả nhiệt nhiều hơn.
Trên đây là một vài ý kiến của em, cũng không rõ lắm mong các anh góp ý.

Prayer
09-03-2010, 10:23 PM
Thể theo yêu cầu, mình xin post vài câu hỏi cho anh em trả lời thử để test kiến thức Hữu cơ hiện tại:
1) Giải thích tại sao 1-brom-2,2-dimetylpentan phản ứng với KI/THF chậm hơn nhiều so với 2-brom-2-metylpentan?

2) Hãy cho biết sự khác biệt tính base giữa t-BuOK và MeOK. Trong DMSO và HMPA thì chất nào thể hiện tính base mạnh hơn?

3) Tại sao ancol số C từ 1 đến 3 tan nhiều trong nước, C 4 và 5 tan vừa phải, các ancol cao hơn khó tan? Mặt khác khi trộn etanol với nước thì thể tích dung dịch thu được lại nhỏ hơn 1 chút so với tổng thể tích hai chất ban đầu?


Tạm thế đã, tí thêm 2 câu nữa!

Molti
09-03-2010, 11:12 PM
1/ em nghĩ 1-brom-2,2-dimetylpentan + KI theo Sn2 nhưng có 1 phần bị cản trở lập thể di nhóm (2,2-dimetyl) .
2-brom-2-metylpentan theo Sn1 vận tốc chỉ phụ thuộc vào chất nền mà chất nền lại là carboncation tam cấp nên sẽ xảy ra nhanh :D

2/ Câu này thì có 2 yếu tố chi phối là số nhóm alkyl đẩy e tăng tính base, và lập thể làm giảm hoạt động của các e.
MeO- thì ít nhóm alkyl hơn t-BuO- nên mật độ e cũng ít hơn... nhưng t-Bu lại có nhiều nhóm alkyl hơn cũng gây ảnh hưởng lập thể về sự hoạt động của e
t-BuO- tính base vẫn mạnh hơn
Hic ... còn trong dung môi phân cực phi proton DMSO và HMPA hình như đâu có thay đổi tính base đâu anh :(:(

3/ Alcol thì thường gồm 2 phần R hòa tan trong các dung môi hữu cơ vô cực, còn phần OH- thì trong các dung môi phân cực .. --> phần R càng lớn thì càng cản trở khả năng tan trong dung môi phân cực (H2O) của alcol
Khi trộn etanol với nước thì sẽ có sự hòa tan tạo các lk hidrogen liên phân tử giữa nhóm hidroxi với nước nên làm thể tích giảm 1 phần... Cũng như khi ta cho benzen vào nước thì sẽ không có sự hòa tan tạo ra 2 lớp dung dịch lúc này thì tổng V mới bằng V ban đầu :D:D

Prayer
09-03-2010, 11:21 PM
Câu 1 và 3 theo cách hiểu của em thì tạm ổn. Mời các bạn khác bổ sung cho câu trả lời chính xác hơn, chỉ cần ngắn gọn và thuyết phục.

Thêm 2 câu nữa cho các em "nhai" từ từ, đều là lý thuyết cơ bản:
1. Giải thích tại sao khi cho ancol bất đối xứng phản ứng với SOCl2 trong dioxan lại cho sản phẩm giữ nguyên cấu hình, còn khi tiến hành phản ứng trong pha khí hay khi có mặt pyridin lại cho sản phẩm quay cấu hình?

2. Giải thích tại sao các allen có số nối đôi chẵn không tồn tại đồng phân hình học mà tồn tại đồng phân quang học, còn với số nối đôi lẻ tồn tại đồng phân hình học mà không có đồng phân quang học?

Molti
09-03-2010, 11:31 PM
Em làm câu 2 trước..
allene có số nối đôi chẵn không tồn tại ở đồng phân hình học vì ab>C=C=C< cd thì theo không gian 2 đường ab và cd vuông góc nhau (cái này không gian vẽ hình ra sẽ dễ hơn) ... có 1 mp bất đối xứng nên sẽ tồn tại đồng phân quang học
còn ab>C=C=C=C< cd thì các nhóm ab và cd thì sẽ phân thành 2 bên --> có đồng phân hình học, không có đồng phân quang học do không có mp hay tâm bất đối xứng :D:D

p/s: Cái này em dùng lời không được hay lắm .. các bạn vẽ hình ra sẽ thấy dễ hiểu hơn :D:D

naruto_uzumaki
09-03-2010, 11:33 PM
3) Tại sao ancol số C từ 1 đến 3 tan nhiều trong nước, C 4 và 5 tan vừa phải, các ancol cao hơn khó tan? Mặt khác khi trộn etanol với nước thì thể tích dung dịch thu được lại nhỏ hơn 1 chút so với tổng thể tích hai chất ban đầu?
[/B]


Em không học chuyên nên xin bon chen câu dễ ạ:
-Theo em ancol 1C--> 3C tan tốt là do tạo được lk H với nước. Nhưng mạch cacbon càng dài thì tính kị nước càng tăng, có lẽ thắng cả lk H ( vì theo em biết lk H là lk yếu).
- Thể tích giảm đi nhờ lk H kéo các phân tử lại gần với nhau hơn so với khoảng cách vốn có của chúng.

celtic
09-03-2010, 11:54 PM
1) Giải thích tại sao 1-brom-2,2-dimetylpentan phản ứng với KI/THF chậm hơn nhiều so với 2-brom-2-metylpentan?

2) Hãy cho biết sự khác biệt tính base giữa t-BuOK và MeOK. Trong DMSO và HMPA thì chất nào thể hiện tính base mạnh hơn?

3) Tại sao ancol số C từ 1 đến 3 tan nhiều trong nước, C 4 và 5 tan vừa phải, các ancol cao hơn khó tan? Mặt khác khi trộn etanol với nước thì thể tích dung dịch thu được lại nhỏ hơn 1 chút so với tổng thể tích hai chất ban đầu?




Câu 1: Theo em trong phản ứng S_N2 thì cấu trúc bậc 1 bị ảnh hưởng lập thể lớn hơn cấu trúc bậc 3.

Câu 2: Em đồng quan điểm với bạn Molti, tính base của t-BuOK mạnh hơn MeOK. Hix, không biết có sai gì không :014:

Câu 3: Em đồng ý với bạn Naruto.

Molti
09-04-2010, 12:51 PM
1. Giải thích tại sao khi cho ancol bất đối xứng phản ứng với SOCl2 trong dioxan lại cho sản phẩm giữ nguyên cấu hình, còn khi tiến hành phản ứng trong pha khí hay khi có mặt pyridin lại cho sản phẩm quay cấu hình?

Nếu là alcohol bất đối xứng trong dung môi dioxane thì phản ứng xảy ra theo Sni tác nhân nu là Cl trong alkyl chlorosulfite sẽ có trung gian qua 1 trạng thái chuyển tiếp vòng giữ nguyên cấu hình ..

Còn alcohol bất đối xứng phản ứng với SOCl2 trong pyridine. Lúc này pyridine phản ứng với HCl để tạo muối, Cl- sẽ trở thành tác nhân nu tấn công theo SN2 làm nghịch chuyển cấu hình

Câu 1: Theo em trong phản ứng S_N2 thì cấu trúc bậc 1 bị ảnh hưởng lập thể lớn hơn cấu trúc bậc 3.

Chưa hiểu được ý này của bạn đang nói gì :24h_035: ??
Sn2 thì tốt với bậc 1, còn bậc 3 thì ưu tiên Sn1 chứ

kuteboy109
09-04-2010, 11:40 PM
2) Hãy cho biết sự khác biệt tính base giữa t-BuOK và MeOK. Trong DMSO và HMPA thì chất nào thể hiện tính base mạnh hơn?



Câu này chắc các bạn không hiểu ý câu hỏi nên thắc mắc. Hướng suy nghĩ là đúng nhưng trả lời sao cho phù hợp chứ nhỉ:
+ HMPA và DMSO là các dung môi solvat hóa tốt cation nên tính base của anion RO- tương ứng càng mạnh khi cation bị solvat hóa càng tốt. Vậy trong cả 2 trường hợp trên, anion t-BuO- luôn có tính base mạnh hơn MeO-.


1. Giải thích tại sao khi cho ancol bất đối xứng phản ứng với SOCl2 trong dioxan lại cho sản phẩm giữ nguyên cấu hình, còn khi tiến hành phản ứng trong pha khí hay khi có mặt pyridin lại cho sản phẩm quay cấu hình?


Câu này thì khá là quen thuộc với những ai học cơ chế rồi.

+ Trong dung môi dioxan xảy ra sự giữ nguyên cấu hình do dung môi dioxan đã solvat hóa carbocation tạo thành ở phía đối diện với nhóm đi ra.
ROH + SOCl2 = ROSOCl + HCl
http://img814.imageshack.us/img814/8516/42093664.png (http://img814.imageshack.us/i/42093664.png/)

+ Trong pha khí hay khi có mặt pyridin sẽ xảy ra sự tấn công sau của anion Cl- tạo sản phẩm quay cấu hình:
C5H5N + HCl = C5H5NH+ + Cl- (khi có mặt pyridin) hay HCl = H+ + Cl- (pha khí)
http://img25.imageshack.us/img25/5955/62938887.png (http://img25.imageshack.us/i/62938887.png/)

Prayer
09-05-2010, 10:01 PM
2. Giải thích tại sao các allen có số nối đôi chẵn không tồn tại đồng phân hình học mà tồn tại đồng phân quang học, còn với số nối đôi lẻ tồn tại đồng phân hình học mà không có đồng phân quang học?

Minh hoạ cho câu này 1 chút:

- Đối với hợp chất allen thì nguyên tử carbon trung tâm lai hóa sp, và hai AO p còn lại phân bố vuông góc với nhau. Vì vậy dẫn đến sự cản quay của các obitan p quanh trục phân tử và dẫn đến sự tạo thành các đồng phân quang học như hình:
http://img530.imageshack.us/img530/2457/67238975.png (http://img530.imageshack.us/i/67238975.png/)

+ Điều kiện để allen có đồng phân quang học là a khác b và c khác d. C,d có thể trùng với a, b.
- Đối với allen có số nối đôi lẻ thì các nhóm thế lại trở đồng phẳng, và xuất hiện đồng phân hình học như hình:
http://img834.imageshack.us/img834/2162/32555765.png (http://img834.imageshack.us/i/32555765.png/)

ashakurami
09-11-2010, 10:30 PM
Sắp xếp tính bazo tăng dần của các chất sau :
CH3-CH(NH2)-COOH,CH2=CH-CH2-NH2,CH3-CH2-cH2-NH2,CHC-CH2-NH2

darks
09-11-2010, 10:41 PM
Sắp xếp tính bazo tăng dần của các chất sau :
CH3-CH(NH2)-COOH,CH2=CH-CH2-NH2,CH3-CH2-cH2-NH2,CHC-CH2-NH2

Theo tớ thỳ thế này :
CH3-CH(NH2)-COOH < CHC-CH2-NH2 < CH2=CH-CH2-NH2 < CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-COOH tồn tại ở dạng ion lưỡng cực và độ âm điện của C(sp)>C(sp2)>C(sp3)

Ladiesman217
10-03-2010, 08:52 AM
Cho mình hỏi cách tổng hợp chất sau từ cyclohexanone.
http://img696.imageshack.us/img696/8499/noname01.gif