PDA

View Full Version : Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ


Pages : 1 2 3 4 [5] 6 7 8 9 10

tieulytamhoan
05-15-2008, 12:10 PM
MỌi người giúp em với nhé !
Tại sao ct này có có nhóm CH3-CH2- cùng phía mà lại đọc là 4-etyl-3-metyl-trans-hepten-3?
http://img216.imageshack.us/img216/880/hhjs8.png
Nếu tui nhớ ko nhầm thì đọc theo độ ưu tiên của nhóm :D
Xét mỗi bên (đối với mặt phẳng chia đôi màn hình hình vẽ mà bạn post lên), C3H7 ưu tiên hơn C2H5; bên kia thì C2H5 ưu tiên hơn CH3; nếu C3H7 nằm trên (giữ nguyên hình vẽ của bạn và đổi vị trí của C3H7) thì sẽ đọc là cis, ngược lại là trans.

khanh
05-15-2008, 04:28 PM
Cái này hình như là từ danh pháp Z,E chuyển qua mà. Hợp chất này có cấu hình E do 2gốc ưu tiên là C3H7 và C2H5 nằm khác phía ( như anh TLTH nói), nên có lẽ nó đồng nhất qua với trans luôn

Polymebk
05-17-2008, 08:11 PM
Mình có 1 bài tập cần mọi người làm hộ:
Từ benzen và các hóa chất vô cơ cần thiết , hãy điêu chế Indigo.?

tieulytamhoan
05-17-2008, 08:36 PM
Mình có 1 bài tập cần mọi người làm hộ:
Từ benzen và các hóa chất vô cơ cần thiết , hãy điêu chế Indigo.?

http://img253.imageshack.us/img253/6296/77460848lo9.png

http://img527.imageshack.us/img527/2963/36169977jb5.png

Bạn tham khảo thêm link sau nhé. Chúc học tốt! Thân!

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BB%91c_nhu%E1%BB%99m_m%C3%A0u_ch%C3%A0m

HoahocPro
05-17-2008, 09:51 PM
Em tưởng trong TH hợp này 2 danh pháp Z-E và cis-trans đọc ngược nhau chứ? Sao lại đọc từ Z-E mà chuyển luôn qua cis-trans đc?

khanh
05-18-2008, 07:20 AM
Hờ, câu này có trong SBT hóa nâng cao 11 nà, cái phần danh pháp của terpen hay sao í, nó từ Z-E đồng nhất thành cis-trans luôn

HoahocPro
05-18-2008, 06:46 PM
Sai ùi, cái này là trường hợp đặc biệt của danh pháp cis-trans.Khi các nhóm thế vào Csp2 đều là nhóm ankyl thì người ta xét thể tích các nhóm để tính.

tieulytamhoan
05-18-2008, 07:48 PM
Sai ùi, cái này là trường hợp đặc biệt của danh pháp cis-trans.Khi các nhóm thế vào Csp2 đều là nhóm ankyl thì người ta xét thể tích các nhóm để tính.

Cậu pro nói đúng 1/2 đầu nhưng 1/2 sau hình như chưa chính xác.
Không phải xét thể tích mà xét độ ưu tiên dựa trên số hiệu nguyên tử: Br > Cl > ...
Và thêm 1 tình huống đại loại giống như VD dưới đây
VD: nếu nhóm chức có nối C-O giống nhau như -COOH (1) & C-OH (2) thì ta xét như sau:
(1): có 1 nối C=O và 1 nối C-O ~ xem như là có 3 nối C-O
(2): có 1 nối C-O thui
----> COOH ưu tiên hơn C-OH

Ý kiến của tui là vậy. Có j sai sót anh em góp ý thêm nhe. Thân!

HoahocPro
05-18-2008, 07:58 PM
Hic, cái phần ưu tiên kia là đọc theo Igo-Prelog của danh pháp Z-E rồi, đây là cis trans mà!

tieulytamhoan
05-18-2008, 08:12 PM
Hic, cái phần ưu tiên kia là đọc theo Igo-Prelog của danh pháp Z-E rồi, đây là cis trans mà!
Theo tui được biết thì cis-trans cũng tuân theo cái này. Ngày xưa tui cũng có hỏi thầy dạy THPT của tui về dzụ này thì thầy trả lời là so sánh dựa trên số hiệu nguyên tử và cái thứ tự nối như tui đã trình bày ở trên. Cậu có thể hỏi thêm các thầy của cậu xem sao rùi clearly vấn đề này cho tui lun dzới nhe. Thanks in advance cậu! ^^

À, Ingold chứ ko fải Igo cậu nhé (có thể cậu viết nhầm ^^, Cahn-Ingold-Prelog)

huyphuc
05-18-2008, 10:45 PM
MỌi người giúp em với nhé !
Tại sao ct này có có nhóm CH3-CH2- cùng phía mà lại đọc là 4-etyl-3-metyl-trans-hepten-3?
http://img216.imageshack.us/img216/880/hhjs8.png

Chào bạn, đọc là trans vì dựa theo mạch carbon dài nhất bạn nhé! ( Nguyên tắc số 1 đấy ) . Thân.

khanh
05-19-2008, 09:42 AM
Ý của anh TLTH thì giống em oài, bác pro vui lòng lật sách bài tập hóa nâng cao lớp 11 ra, có 1 bài y dzì nà ở trỏng đó.
Còn không hiểu ý của bác phúc là sao, phải xét theo thứ tự ưu tiên các nhóm thế chứ xét mạch carbon dài nhất là sao?

HoahocPro
05-20-2008, 09:02 AM
Thế bác lấy sách Cơ sở Hóa Hữu cơ của Thái Doãn Tĩnh mà xem, trang 102 và 103 ấy.Nguyên văn là thế này:
- Danh pháp cis-trans dùng cho các hợp chất dạng axC=Cay, 2 a cùng phía thì là cis, ngược phía là trans.Thường hợp các nhóm thế là gốc hidrocacbon thì xét thể tích, các nhóm thể tích lớn trên từng Csp2 cùng phía là cis, ngược lại là trans như trong TH này.
- Danh pháp Z-E dùng cho loại axC=Cby,sử dụng hệ so sánh Cahn-Ingold thì các nhóm hơn cấp cùng phía là Z, ngược phía là E.
Đây là 2 loại danh pháp khác nhau, chỉ có 1 số TH là có thể chuyển đổi từ hệ này sang hệ kia, hoặc 2 hệ tương đương nhau, còn có TH ko thể làm thế đc.

huyphuc
05-24-2008, 10:46 PM
Ý của anh TLTH thì giống em oài, bác pro vui lòng lật sách bài tập hóa nâng cao lớp 11 ra, có 1 bài y dzì nà ở trỏng đó.
Còn không hiểu ý của bác phúc là sao, phải xét theo thứ tự ưu tiên các nhóm thế chứ xét mạch carbon dài nhất là sao?

Chào bạn, mình đang nói đến danh pháp cis-trans của IUPAC đó bạn. Bạn có thể xem lại vấn đề này trong bất cứ cuốn sách GK nào về hóa HC cơ bản. Mình gửi kèm nguyên tắc đọc cho bạn nhé ( bằng tiếng Anh, bạn thông cảm!)

Thân,
Phúc.
IUPAC Rules for Alkene and Cycloalkene Nomenclature

1. The ene suffix (ending) indicates an alkene or cycloalkene.
2. The longest chain chosen for the root name must include both carbon atoms of the double bond.
3. The root chain must be numbered from the end nearest a double bond carbon atom. If the double bond is in the center of the chain, the nearest substituent rule is used to determine the end where numbering starts.
4. The smaller of the two numbers designating the carbon atoms of the double bond is used as the double bond locator. If more than one double bond is present the compound is named as a diene, triene or equivalent prefix indicating the number of double bonds, and each double bond is assigned a locator number.
5. In cycloalkenes the double bond carbons are assigned ring locations #1 and #2. Which of the two is #1 may be determined by the nearest substituent rule.
6. Substituent groups containing double bonds are:
H2C=CH– Vinyl group
H2C=CH–CH2– Allyl group

HoahocPro
05-27-2008, 09:23 PM
Làm thế nào để điều chế các hợp chất dạng điazoankan >C=N=N (hay R-N2) ?

nguyentranvu
05-28-2008, 07:43 AM
Cái này thì ko có công thức đâu . Chỉ có cách nắm được phương pháp viết số đồng phân và nhớ là thích hợp nhất . Ví dụ : khi viết đồng phân thì viết đồng phân mạch C trước sau đó mới đến vị trí nhóm chức .....

divangcuoctinh
05-29-2008, 09:38 AM
trông lạ thía ạh , N thừa + thiếu hoá trị , hợp chất này có tồn tại ạh :ngu (

Zero
05-29-2008, 09:52 AM
Muốn điều chế được các diazoankan để tạo thành cacben trong tổng hợp hữu cơ thì phương pháp chung nhất hay dùng là khuấy N-ankyl-N-nitrozamit trong kiềm:
RCO-N(R')-N=O + OH- ----> R'N2 + RCOO- + H2O
Hợp chất diazo không phải "vừa thừa vừa thiếu hóa trị" đâu em, mà nó tồn tại ở dạng chủ yếu là lưỡng cực, trong đó điện tích âm được định xứ trên nhóm R, còn điện tích dương phân bố đều cho hai nitơ.

Zero
06-03-2008, 06:55 PM
SƠ LƯỢC VỀ CÁC HỢP CHẤT HIDROCACBON

Vì Kiến thức cơ bản về các hợp chất Hidrocacbon ( hay các hợp chất Vô Cơ - Hữu cơ nói chung ) đều có nhiều trong sách và chúng ta dễ dàng tìm đọc được nên topic này mình chỉ lược qua vài ý cơ bản , thêm một vài phần kiến thức nâng cao và sẽ ra chủ yếu là bài tập Lý thuyết để mọi người cùng làm thôi .
Mờ đầu chúng ta sẽ nói về các hợp chất hidrocacbon tí nhé :
Định nghĩa hidrocacbon : Hidrocacbon là các hợpc chất hữu cơ chỉ chứa nguyên tử Cacbon và Hidro trong phân tử
Hidrocacbon có rất nhiều nhóm hợp chất nhưng trong chương trình giáo dục của chúng ta ở cấp THPT và ĐH thì chia ra gồm các chương sau :
1/Ankan (Hidrocacbon no mạch hở )
2/Xicloankan ( Hidrocacbon no mạch vòng )
3/Anken (Hidrocacbon không no , có chứa 1 nối đôi trong phân tử , có thể là mạch vòng hay mạch hở )
4/Ankin ( Hidrocacbon không no , có chứa 1 nối ba trong phân tử có thể là mạch vòng hay mạch hở )
5/Ankađien ( Hidrocacbon không no , có chứa 2 nối đôi trong phân tử ,có thể là mạch vòng hay mạch hở )
6/Aren ( Có thể mở rộng thêm 1 tí là các hợp chất vòng no , số liên kểt đôi trong phân tử không xác địng cụ thể )
7/Ngoài ra còn nhiều nhóm hợp chất như Trien ( 3 nối đôi ) , Điin (2 nối ba ) , Enin ( Một nối dôi , một nối ba )

CHƯƠNG 1 - ANKAN

1/ĐỊNG NGHĨA - DANH PHÁP - CẤU TRÚC
a/Đinh nghĩa : Ankan là các hợp chất hidrocacbon no ,mạch hở có công thức phân tử chung như sau : CnH2n+2 ( n nguyên dương )
b/Danh pháp : Qua 4 bước ( đây là với ankan mạch nhánh nhé , không nhánh thì khỏi nói làm gì )
+ Xác định Hidrua nền ( ở đây là mạch chính , mạch dài nhất , phân nhánh nhiều nhất )
+ Đánh số thứ tự
+ Xác định tên các nhánh
+ Thiết lập tên đầy đủ :
"Locant" cho nhánh + Tiền tố độ bội + Tên mạch nhánh + Tên mạch chính
Lưu ý tí : "Locant" có nghĩa là số chỉ ...
c/Cấu trúc : Ankan là nhóm hợp chất đặc biệt là có mômen lưỡng cực bằng 0 ( Sau này ta xét đến Xicloankan cũng thấy như vậy vì momen lưỡng cực bằng 0 là 1 đặc điểm của Hidrocacbon no mà )
Chính vì mômen lưỡng cực bằng 0 nên Ankan còn có cái tên là Parafin nghĩa là "Ái lực kém " ( Tức là Ít khả năng phản ứng ) .Thật vậy , Ankan khá trơ với nhiều tác nhân hoá học . Ankan không tan được trong H2O , H2SO4 .... Nhưng tan nhiều trong các dung môi không phân cực , dầu mỡ ...

2/CÁC PP TỔNG HỢP
Ý nghĩa : Ngoài việc tổng hợp được các ankan cần cho Công nghiệp hay phòng thí nghiệm (Lab) thì việc tổng hợp này còn có một ý nghĩa khác đó là cho thấy cách chuyển hoá các bộ phận của phân tử ( nhóm chức ) thành các nhóm hidrocacbon no

PP thứ nhất - Khử R-X ( X là các Halogen ) trực tiếp :
R-X +2[H]--> R-H + H-X
Tác nhân khử co thể là Zn/HCl - Mg.Hg/HCl - H2/Pd,Pt,Ni.. - LiAlH4, NaBH4..- Na/EtOH ...
Lưu ý một tí : Một trong những tác nhân khử mạnh nữa là HI thường dùng để khử dẫn xuất Iot theo phản ứng sau : R-I + H-I --> R-H + I2
( Phản ứng xảy ra trong bình kín , nhiệt độ )
PP thứ hai - Thủy phân hợp chất cơ kim ( Thường là cơ Magie- Hợp chất Grignard)
R-X + Mg/ete khan ---> R-MgX + H2O ---> R-H + Mg(OH)X

PP thứ ba - Hidro hoá các hợp chất hidrocacbon không no ( Cái này chắc ai cũng biết nhỉ )

PP thứ 4 - Hợp hai gốc hidrocacbon lại bằng cách tạo liên kết C-C ( Có nhiều pp nhưng chủ yếu nhất vẫn là Wurtz và Corey - House)
+ Tổng hợp Wurtz ( Vuyec-1854) :
R-X + 2Na + R-X --> R-R + 2NaX
Một vài lưu ý về phản ứng :
1. phản ứng này đạt hiệu suất cao nhất khi 2 gốc hidrocacbon đem ghép là 2 gốc giống nhau .
2.Phản ứng không diễn ra trong dung môi ete mà hay dùng dung môi Hidrocabon ( Cụ thể thế nào lần sau khi nêu cơ chế phản ứng mình sẽ nói cụ thể hơn )

+ Tổng hợp Corey- House :
Sơ đồ phản ứng tạm biểu diễn như sau :
R-X + 2Li ---> RLi + LiX
2RLi + CuI ---> R2CuLi + LiX ( R2CuLi : Liti điAnkyl Cuprat)
R2CuLi + R'X ---> R-R' + R-Cu + LiX
Lưu ý : Phản ứng chỉ xảy ra khi R' là dẫn xuất Halogen bậc 1 hay bậc 2 .Phản ứng đạt hiệu suất cao nhất khi mà R và R' đều là dẫn xuất Hal bậc 1 .

PP thứ 5 - Tổng hợp Kolbe ( Điện phân dung dịch muôi axit ) :
RCOOM + H2O --(Điện phân)--> R-H + CO2 + MOH + H2
( M là kim loại kiềm họăc kiềm thổ , hay dùng nhất là muối của kim loại kiềm )
Phản ứng xảy ra theo cơ chế Ion- Gốc .

PP thứ 6 - Thoái biến axit cacboxylic :
Định nghĩa 1 tí về phản ứng thoái biến đó là phản ứng làm thay đổi cấu trúc của một hợp chất ( Biến ) dồng thời có sự cắt ngắn mạch ( Thoái ) .Một ví dụ điển hình của phản ứng thoái biến là phản ứng Đecacboxyl hoá theo sơ đồ chung như sau :
RCOOH --> R-H + CO2
Sau đây là một vài pp hay dùng để tổng hợp Ankan :
a/Khử axit hay dẫn xuất axit :
R-COOH + HI --> R-CH3 + H2O + CO2
b/PP Vôi tôi xút ( bác nào đi thi ĐH mà không biết cái này thì chết đó ) :
R-COONa + NạOH --(CaO.t0)--> R-H + Na2CO3
c/Phản ứng giữa Ankylboran và RCOOH :
RCOOH + R'3B --> (ROO)3B + R'-H
Ngoài ra còn nhiều pp tổng hợp khác như Phản ứng khử C=O thành CH2 ,... nói chung là nếu bạn nào có biết pp nào khác cứ post lên cho mọi người cùng tham khảo .

Zero
06-03-2008, 06:55 PM
3/TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANKAN

Trước khi nói về tính chất hoá học của Ankan chắc là nói qua tính chất vật lý tí cho đủ bộ nhỉ
Các ankan có nhiệt độ sôi thấp , cụ thể là trong nhóm các Ankan mạch thẳng thì :
Từ C1-->C4 : Khí
Từ C5-->C16 : Lỏng
Từ C17 trở lên : Rắn
Liên kết chủ yếu trong phân tử Ankan là lực Vandecvan , mạch cacbon càng dài ( M phân tử càng lớn ) thì nhiệt độ sôi càng tăng , theo như các nghiên cứu cụ thể thì trung bình cứ tăng một -CH2- thì nhiệt độ sôi tăng từ 20 - 30 độ C .Mạch Cacbon càng phân nhánh thì diện tích tiếp xúc giữa các phân tử càng giảm , nhiệt độ nóng chảy tăng nhưng nhiệt độ sôi giảm .
Trong phân tử Ankan chỉ có liên kết đơn gồm 2 loại đó là : C-C và C-H . Liên kết C-H có năng lượng liên kết cao hơn liên kết C-C ( Trung bình là 98Kcal/mol và 83Kcal/mol , tuy nhiên việc phân cắt liên kết C-C thì lại được bù trừ năng lượng hơn việc phân cắt liên kết C-H ( Phần này nói hơi khó hiểu , các bạn cứ hiểu đơn giản là việc phân cắt liên kết C-H dễ hơn C-C. Do vậy với Ankan thì phản ứng thế H bằng các nhóm chức như Halogen hay -NO2, -SO3H ,... là phản ứng chủ yếu ( Phản ứng thế )
Cụ thể về các phản ứng thế của ankan :
Phản ứng thế Halogen
Phản ứng halogen hoá theo cơ chế gốc như sau :
http://img153.imageshack.us/img153/5076/untitled0hf.png
Phản ứng mở dây chuyền là phản ứng (1)
Phản ứng phát triển mạch là 2 phản ứng ở (2)
Phản ứng tắt mạch là các phản ứng ở (3)
Do có các phản ứng ở (3) nên sản phẩm phụ sinh ra trong phản ứng có thể có R-R . Đến đây chúng ta có thể giải quyết 1 câu hỏi hăy gặp đó là tại sao trong phản ứng clo hoá metan thì lại có 1 lượng nhỏ sản phẩm là etan , đó là do sự trùng hợp 2 gốc Metyl CH3. tạo thành CH3-CH3.
Phản ứng Halogen hoá Ankan có những điểm đáng lưu ý sau :
Halogen tham gia phản ứng
Chủ yếu phản ứng thế Halogen ta chỉ xét cho phản ứng của Clo và Brom , còn với Flo và Iot thì ít khi xét đến vì chất đó hầu như coi là không có phản ứng xảy ra .
Nguyên Nhân :
+ Flo : phản ứng Flo ngay từ bước (1) phân cắt liên kết F-F toả nhiệt rất mạnh và chính nhiệt lượng tỏa ra này duy trì cho phản ứng nhưng đồng thời cũng đã cắt đứt cả liên kết C-C vốn rất bền , do đó phản ứng cuối cùng của phản ứng thường là : CF4 và HF .
+ Iot : Để các gốc I phản ứng được ở (2) cũng cần 1 năng lượng lớn , nhưng cũng phải vừa đảm bảo liên kết C-C vẫn còn , do đó số gốc I tham gia phản ứng ở (2) là rất ít . Một nguyên nhân chính nữa là như 1 phương trình ta đã xét ở phần Tổng hợp Hữu cơ , đó là HI sinh ra trong phản ứng thế theo phương trình sau :
R-H + I2 ---> R-I + HI
sẽ khử R-I tạo thành R-H ( HI là chất khử mạnh với dẫn xuất Halogen mà ) Thế nên phản ứng này lại thuận nghịch nữa .
từ 2 yếu tố đó => I2 coi như không có phản ứng với R-H (Ankan)
(Thực ra nếu bạn nào học về năng lượng họat hoá thì vấn đề này giải thíh dễ hơn )
Một vấn đề khá hay nữa là tính chọn lọc của Halogen ,brom có tính chọn lọc hơn Clo ,cụ thể là ở nhiệt độ khoảng 75 độ C thì tính chọn lọc của Clo và Brom thể hiện như sau :
Hidro bậc : 1 2 3
Clo : 1 : 3,3 : 4,4
Brom : 1 : 84 : 1600

Khả năng phản ứng của gốc R
Bậc của Hidro ( Tức là nguyên tử Hidro liên kết với nguyên tử cacbon bậc mấy thì có bậc tương ứng đó luôn ) càng cao thì càng dễ thế .

Ảnh hưởng của một số yếu tố khác
Vì phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc nên khi trong hỗn hợp phản ứng có chất kìm hãm các quá trình phản ứng của gốc tự do như O2,... thì phản ứng chậm lại .Tuy nhiên nếu có mặt chất sinh gốc như Pb(C2H5)4 hay SO2Cl2 thì phản ứng lại xảy ra nhanh hơn do quá trình tạo thành gốc tự do dễ dàng hơn .
Ngoài ra còn 1 số ảnh hưởng khác ,ta sẽ xét tiếp sau này ,khi đến các phần nâng cao kiến thức hơn nữa

Phản ứng nitro hoá
Phản ứng Nitro hoá : R-H + HONO2 ---> R-NO2 + H2O xảy ra trong tướng khí ở nhiệt độ khoảng từ 425 đến 475 độ C và xúc tác của phản ứng là O2 hoặc X2( halogen)
Dẫn xuất nitro sinh ra là một hợp chất quan trọng trong Công nghiệp sản xuất xà phòng , tuy phản ứng là không thuận nghịch nhưng hiệu suất lại rất thấp , chỉ vào khoảng 20-40% . Tuy vậy vẫn được dùng trong CN .

Phản ứng Sunfo hoá :
R-H + HOSO3H ---> R-SO3H + H2O
Phản ứng xảy ra khi H2SO4 ở dạng Oleum ( H2SO4.nH2O) , hiệu suất của phản ứng cũng thấp và ứng dụng của R-SO3H không nhiều như R-NO2 nên phản ứng này ít ứng dụng trong thực tế .

Ngoài ra còn một số phản ứng như Sunfo clo hoá ,... những phản ứng này cũng tương tự nên mình sẽ không viết thêm chi cho dài
NGOÀI PHẢN ỨNG THẾ RA THÌ ANKAN CÒN CÓ PHẢN ỨNG OXI HOÁ VÀ PHẢN ỨNG DEHIDRO HOÁ VÀ PHẢN ỨNG CRACKING-RIFOMINH LÀ CÁC PHẢN ỨNG KHÁ QUAN TRỌNG .
*/PHẢN ỨNG OXI HOÁ :
Phản ứng oxi hoá hoàn toàn thành CO2 và H2O chắc ai cũng biết , không viết thêm làm gì .Ta xét đến 1 vài phản ứng oxi hoá không hoàn toàn :
R-CH3 --(O2/không khí /B2O3)---> R-CH2OH
R-CH2-CH2-R'--(O2/V2O5 , Mn2+ .. , 100 độ C)---> R-COOH + R'-COOH
Đó là 2 phản ứng hay gặp , ngoài ra cũng còn nhiều loại phản ứng oxi hoá không hoàn toàn nữa , bạn nào biết thì post lên nhé

*/PHẢN ỨNG DEHIDRO HOÁ : với xúc tác là Al2O3/Cr2O3 ở nhiệt độ khoảng 300-400 độ C thì ankan tách hidro tạo ra Anken

*/PHẢN ỨNG CRACKINH-RIFOMINH :Phản ứng này là để chuyển Ankan mạch dài thành các hợp chất mạch ngắn hơn hay chuyển các ankan ( mạch hở ) thành các hợp chất mạch vòng ... Nói chung là Crackinh thì ai cũng biết cả rồi nhỉ . Còn những vấn đề nâng cao hơn thì xin đợi đến xong phần Aren chúng ta sẽ nói nhiều hơn về dầu mỏ và các hợp chất thiên nhiên khác 1 tí

Zero
06-03-2008, 06:56 PM
CHƯƠNG II-XICLOANKAN

1/ĐỊNH NGĨA-DANH PHÁP-CẤU TRÚC:
*Định nghĩa:Xicloankan là những hidrocacbon no có 1 vòng(đơn vòng) hoặc nhiều vòng(đa vòng).CTPT chung là:CnH2n(n>=3)
*Danh pháp:(ở đây chúng ta chỉ đề cập đến Xicloankan đơn vòng,đa vòng sẽ đề cập sau)
-Xicloankan không mang nhóm thế:được gọi tên như ankan tương ứng bằng cách thêm tiền tố xiclo- vào trước tên ankan.
VD:xiclopentan,xiclohexan.
-Xicloankan mang nhóm thế: có 2 bước
+Tìm tên tộc:so sánh số nguyên tử cacbon trong vòng với số nguyên tử cacbon trên nhóm thế ankyl lớn nhất.Nếu lớn hơn hoặc bằng thìhợp chất là xicloankan mang nhóm thế ankyl,còn ngược lại là ankan mang nhóm thế
xicloankyl.
+Đánh số nhóm thế sao cho locant là nhỏ nhất.Nếu có nhiều nhóm thế khác nhau có cùng cách đánh số thì ưu tiên theo thứ tự mẫu tự.
VD:
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060616/011438.jpg
*Cấu trúc:cũng như ankan,xicloankan cũng có momen lưỡng cực bằng 0.
Ta sẽ tham khảo thêm cấu trúc lập thể của vài xicloankan sau:

http://www.dropshots.com/photos/96758/20060616/012422.jpg

2/TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
Xicloankan có nhiệt độ sôi và tỉ trọng thường cao hơn ankan tương ứng,không tan trong nươc nhung tan trong các dung môi phân cực yếu hoặc không phân cực.

3/TỔNG HỢP:
*Hidro hóa hidrocacbon vòng không no
VD: C6H6+3H2--(Ni,nhiệt độ)->C6H12
*Tổng hợp Wurtz:thực hiện trên chất nền la dihalogenur,xúc tác Zn hoặc
Na(hiệu suất thấp hơn).Pư cho kết wả tốt khi tổng hợp xiclopropan.
VD: CH2BrCH2CH2Br+Zn-->C3H6+ZnBr2
*Sử dụng cacben:khi cho cacben pư với anken hoặc dien sẽ thu được xicloankan thích hợp.
VD: CH2=CH2+ CH2N2--(hv)-->C3H6+N2

Zero
06-03-2008, 06:56 PM
4/PHẢN ỨNG:
*Pư thế:các xicloankan bền có thể tham gia pư thế tương tự ankan.
VD:C5H10 + Br2--(askt)-->C5H9Br+HBr (pư xảy ra theo cơ chế gốc)
*Pư cộng mở vòng: các vòng kém bền như xicloanpropan,xiclobutan có thể tham gia cộng mở vòng tương tự hidrocacbon không no.
VD:C3H6+Br2--(CCl4)-->CH2BrCH2CH2Br(xiclopropan không pư với nước Brôm)
Xiclobutan chỉ cho pư hidro hóa.
*Pư dehiro hóa:
VD:C6H12--(Pt,nhiệt độ)-->C6H6+3H2
*Pư cháy:các xicloankan cháy tỏa nhiệt,nhiệt lượng thay đổi tùy theo kích thước của vòng.
VD: C4H8 + 6O2-->4CO2 + 4H2O

Zero
06-03-2008, 06:57 PM
CHƯƠNG III-ANKEN

I/ĐỊNH NGHĨA-DANH PHÁP-CẤU TRÚC:
1/ĐỊNH NGHĨA:Anken là hợp chất hidrocacbon mạch hở không no chỉ chứa 1 nối đôi trong phân tử.CTPT chung là CnH2n(n>=2)
2/DANH PHÁP:
*Tên thông thường:
1 số anken thông dụng được gọi bằng tên thông thường bằng cách thay "-an" trong ankan thành "-ilen".
VD:
CH2=CH2:Etilen
CH3CH=CH2:Propilen
CH2=C(CH3)CH3:iso-butilen
*Tên IUPAC:3 bước
-Xác định mạch chính(mạch cacbon dài nhất có chứa nối đôi)
-Đánh số thứ tự , ưu tiên gần vị trí của nối đôi, sao cho tổng "locant" của mạch nhánh là nhỏ nhất.
-Thiết lập tên đầy đủ(Nếu là đồng phân hình học thì ghi thêm cis- hoặc trans- trước tên gọi).
VD:
CH3CH2CH(CH2CH3)CH=CHCH3:4-etylhexa-2-en.
CH3C(CH3)(C2H5)CH2CH=C(CH3)CH2CH3: 6-etyl-3,6-dimetylhepta-3-en.
3/CẤU TRÚC:
2 cacbon chứa nối đôi trong anken ở trạng thái lai hóa sp2.
Nối đôi trong anken gồm 1 liên kết xích ma và 1 liên kết pi.
Liên kết xích ma được tạo thành do sự xen phủ doc theo trục liên kết của 2 obitan sp2.
Liên kết pi được tạo thành do sự xen phủ bên của 2 obitan p.
2 cacbon lai hóa sp2 này không thể way xung wanh trục liên kết của chúng
được.
Chính vì điều đó mà xuất hiện khái niệm đồng phân hình học của anken.
Khi mỗi nguyên tử Csp2 liên kết với 2 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau thì có sự đồng phân về vị trí không gian của chúng.Đó là đồng phân hình học.
Để gọi tên các đồng phân hình học của anken(và cũng dùng cho xicloankan)người ta dùng danh pháp cis-trans.
Hệ danh pháp cis-trans đòi hỏi mỗi Csp2 phải mang một (nhóm)nguyên tử giống nhau.Có lẽ đó là hạn chế của hệ danh pháp này,nên còn có hệ thống khác,đó là hệ danh pháp E-Z,mình sẽ giới thiệu đếncác bạn sau.
Đồng phân gọi là cis- khi 2 (nhóm)nguyên tử giống nhau của 2 Csp2 nằm cùng phía,gọi là trans- khi nằm khác phía.
VD minh họa:
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060628/022234.jpg

Zero
06-03-2008, 06:57 PM
II/TÍNH CHẤT VẬT LÝ:
Anken có tính chất vật lý gần với ankan tương ứng.Anken ít tan hoặc không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi không phân cực.Các cis-anken có nhiệt độ sôi cao hơn trans-anken,nhưng lại có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
III/TỔNG HỢP:
1/DEHIDRAT HÓA ANCOL:
CnH2n+1OH--(H2SO4đặc/170độC)->CnH2n+H2O
Pư đehirat hóa anken xảy ra theo cơ chế tách đơn phân tử(E1),tuân theo wi tắc Zaisep:nguyên tử Hidro ở bặc cao hơn của C-beta sẽ được ưu tiên tách cùng với nhóm -OH,tạo thành anken có nhiều nhóm ankyl hơn ở nối đôi.
C-beta:nguyên tử C ở gần với C chứa nhóm -OH nhất.
Và sản phẩm trái với wi tắc Zaisep thì gọi là sản phẩm của Hoffman.Vẫn có 1 số bài tâp yêu cầu ta xác định sản phẩm Hoffman của pư tách nước.
Ta sẽ xét cơ chế pư dehidrat hóa của rượu sec-butylic.
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060628/175326.jpg

Giai đoạn tạo cacbocation là giai đoạn wan trọng nhất,wuyết định vận tốc của pư,chính vì thế,cacbocation càng bền thì pư xảy ra càng dễ dàng.Do đó,có những trường hợp xuất hiện sự chuyển vị để tạo thành cacbocation bền hơn.VD pư tách nước của xyclobutylmetanol:
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060618/223621.jpg
2/DEHIDRO HÓA ANKAN VÀ CRACKINH ANKAN:
*Dehidro hóa ankan là pp đun nóng ankan mạch ngắn với xúc tác là Pt,Cr2O3,Cu...để tách H2 khỏi ankan.
VD:C3H8--(Pt)-->C3H6+H2
*Crackinh ankan:pp này đã nói đến trong chương ankan.
VD:C4H10-(crackinh)-->C3H6+CH4
3/TÁCH HIDRO HALOGENUA CỦA DẪN XUẤT MONOHALOGEN NO:
Khi đun nóng dx monohalogen no trong môi trường bazơ,dung môi phân cực(thường là rượu etylic)thì dx sẽ tách hidro halogenua ra tạo thành anken.
Tùy điều kiện và loại chất mà pư xảy ra theo cơ chế E1 hay E2.
Và pư tách này cũng tuân theo wi tắc Zaixep.
Khi nồng độ bazơ cao,dẫn xuất halogen là bậc I hoặc II,thì pư xảy ra theo cơ chế E2.
Ta xét cơ chế tách HCl của CH3CH2CHClCH3.Sản phẩm chính là 2-buten.
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060628/192425.jpg
Khi nồng độ bazơ thấp,dẫn xuất halogen là bậc III thì pư xảy ra theo cơ chế E1.
Ta xét cơ chế tách HBr của C(CH3)3Br.
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060628/194318.jpg
4/TÁCH HALOGEN CỦA DẪN XUẤT 1,2-DIHALOGEN NO:
Pư này thường dùng KL kẽm,magie làm tác chất.
VD:CH3CHClCH2Cl+Zn-->CH3CH=CH2+ZnCl2

Zero
06-03-2008, 06:57 PM
Phản ứng Cộng vào Liên kết Đôi C=C theo Quy tắc Cộng Electrophin- Ae

Phản ứng cộng vào liên kết đôi C=C có thể diễn tả theo cơ chế chung như sau :
http://img437.imageshack.us/img437/1245/untitled8iv.png
Phản ứng là cộng Hợp chất E-Nu vào liên kết đôi C=C trong dung môi không phân cực đựng trong bình làm bằng vật liệu phân cực ( đọan này đọc hơi khó hiều tí nhỉ ) . Trong môi trường phản ứng không có ánh sáng hoặc các chất sinh gốc như Peroxit , oxi....vì như thế phản ứng không theo cơ chế Ae mà theo cơ chế gốc hoặc không xảy ra ( Vấn đề này xét sau )
Cơ chế của phản ứng theo các bước cụ thể như sau :
Đầu tiên thành bình làm bằng vật liệu phân cực và liên kết đôi C=C ( với mật độ electron cao ) sẽ làm cho liên kết E-Nu phân cực một phần ( Giả sử E( Electrophin) mang một phần điện dương còn Nu(Nucleophin) mang một phần điện âm )
E thiếu electron , mang một phần điện âm đã bị C=C có mật độ electron cao hút lại gần tạo ra phức chuyển dịch điện tích Pi
Phức chuyển dịch điện tích Pi là một loại phức được sinh ra do sự chuyển dịch 1 phần mật độ electron Pi từ một phân tử ( ở đây là từ liên kết đôi C=C ) Sang một Cacbocation hay 1 phân tử khác .

Sau khi tạo thành phức chuyền dịch điện tích pi thì phức đó không bền và nhanh chóng chuyển sang cacbocation như hình vẽ sau :
http://img158.imageshack.us/img158/8372/untitled8fy.png
Sau khi tạo thành cacbocation thì Nu(-) sau khi tách ra khỏi E(+) sẽ tấn công vào cacbocation đề tạo ra phân tử trung hoà .

Cơ chế chung là như thế , giờ có lẽ các bạn hiều vì sao hay dùng bình vật liệu phân cực rồi chứ ? ( để làm cho E-Nu phân cực thôi mà )
Phản ứng cộng Ae của Anken có thể có những loại sau :
1/Cộng Halogen (X2)
2/Cộng Hidro Halogenua (HX)hoặc HOX .
3/Cộng H-A ( A : -OH , -OSO3H ....)
Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng phản ứng cộng vào liên kết đôi C=C thì phản ứng xảy ra theo cơ chế như trên thì giai đoạn cộng Electrophin (E+) vào C=C tạo ra cacbocation là giai đọan chậm - quyết định tốc độ chung của phản ứng . Do đó khi cho phản ứng cộng Ae xảy ra để tránh việc tạo quá nhiều sản phẩm phụ thì hay dùng Dung môi không phân cực để không có hiện tượng các tác nhân electrophin sinh ra từ dung môi cộng vào C=C .Dung môi hay dùng nhất là : CCl4 hay CHCl3 ....
Có 1 điểm quan trọng nữa của phản ứng cộng Ae là về Hoá Lập Thể của phản ứng , hầu hết các nghiên cứu đã khẳng địng là Hoá lập thể của phản ứng là : Cộng Trans- (Do hạn chế về mặt lập thể ) ,và với tác nhân electrophin càng lớn thì sản phẩm cộng Trans càng chiếm tỉ lệ cao . Nguyên Nhân chính ở đây được giải thích là các Electrophin có kích thước lớn có khả năng tạo được Cation Oni ( Cation dạng vòng )
Có thể minh họa như sau :
http://img108.imageshack.us/img108/9523/untitled6it2.png

Chính vì khó khăn lập thể đó nên tác nhân Nucleophin Nu(-) chỉ ưu tiên phản ứng theo hướng ít khó khăn lập thể hơn ( hướng cộng Trans-) là chủ yếu . Tuy nhiên vòng Cation Oni thường được sinh ra với Những Electrophin có kích thước lớn và có cặp e chưa liên kết ( thường như trong trường hợp cộng X2 hoặc Hg(OAc)2 ...) Để xen phủ với Cacbon có obitan trống ( Đọan này công nhận là hơi khó hiểu tí nhỉ ) minh họa thế này cho dễ :
http://img158.imageshack.us/img158/1769/untitled1pg.png
Chính vì lí do đó nên việc tạo thành cacbocation vòng chỉ xảy ra cho trường hợp cộng X2 là chủ yếu hoặc Hg(OAc)2 ...
Cacbocation trung gian trong phản ứng Ae có thể chia làm 2 loại đó là :
Cation oni trung gian gồm : + Cation Oni vòng đối xứng (Nếu Anken đối xứng )-dạng A
+Cation vòng không đối xứng ( Nếu Anken không đối xứng )-Dạng B
=> Loại Cation này thì phản ứng có đặc thù lập thể (Trans-)
Cacbocation không vòng : Dạng C => Dạng này hầu như không có đặc thù về lập thể .
http://img527.imageshack.us/img527/8559/untitled9kk1.png
Sơ sơ qua là thế , khi nào có thời gian thì bọn mình sẽ nói kĩ hơn nữa và cố gắng viết dễ hiểu hơn nữa
QUY TẮC MACCOPNHICOP
Hướng cộng của E-Nu vào C=C hầu hết là theo Quy tắc Maccopnhicop - được phát biếu như sau :
Khi cộng tác nhân bất đối xứng E-Nu vào Anken bất đối xứng thì Tác nhân Electrophin (E+) Sẽ tấn công vào Nguyên tử cacbon có mật độ e cao hơn ( Âm điện hơn ) còn tác nhân Nucleophin(Nu-) sẽ tấn công vào Nguyên tử Cacbon có mật độ e thấp hơn ( dương điện hơn )
Tuy Nhiên Quy tắc này đã được phát biếu từ khoảng hơn 100 năm nay và sau một thời gian dài nghiên cứu thì các nhà khoa học đã rút ra được một quy tắc hoàn chỉnh hơn . Theo như các nghiên cứu thì trong các phản ứng cộng Ae yếu tố lập thể không quan trọng do cacbocation trung gian có cấu trúc phẳng , nên ảnh hưởng không gian không đáng kể ( Câu này trả lời cho Chip! luôn nhé ) . Việc tạo ra sản phẩm chính phụ thuộc vào độ bền của cacbocation tạo ra .
Người ta đã khẳng địng được rằng : Trong 2 hướng phản ứng cộng Electrophin vào Anken ( Cộng vào 2 Cacbon của nối đôi đó ) thì hướng nào tạo được ra cacboncation bền hơn thì hướng đó sẽ ưu tiên .
Ta xét phản ứng cộng của Propen với HBr , trước tiên là H(+) sẽ phản ứng với Propen theo 2 hướng tạo ra 2 cation trung gian (A) và (B) , xem xét độ bền của 2 Cation đó thì ta thấy (A) bền hơn (B)
Lưu ý 1 tí : Cacbocation càng bền khi mà điện tích dương trong ion càng được giải toả đều khắp
http://img297.imageshack.us/img297/9476/untitled7iy1.png
Nhìn vào 2 cacbocation A và B ta thấy A có hiệu ứng +H và +I của 1 nhóm -C2H5 còn B thì điện tích dương được giải toả nhiều hơn do chịu 2 hiệu ứng +H và +I của 2 nhóm -CH3 .
Vậy ta có thể khẳng định là B bền hơn A từ đó suy ra là : Sản phẩm sẽ theo hướng tạo ra cacbocation B là chính , tức là sản phẩm chính là : CH3-CHBr-CH3
Ngoài ra còn nhiều phản ứng nữa , nhưng cũng tương tự chứ không có gì quá phức tạp lắm , giờ xin nêu lên phát biểu mới về quy tắc Maccopnhicop(Hiện đại -tạm gọi thế ):
Phản ứng cộng Electrophin Ae các tác nhân không đối xứng vào liên kết đôi của hợp chất hữu cơ không đối xứng , xảy ra theo chiều hướng tạo ra cacbocation trung gian có tính ổn định (Bền) hơn cả => Quy tắc này áp dụng được trong nhiều trường hợp
Trên đây mình chỉ nêu khái quát về phản ứng Cộng Ae và Quy tắc Maccop , còn cụ thể các phản ứng của Anken , mời bác Gold tiếp tục sau
Trước khi kết thúc có 1 bài sau đây mời các bạn làm thử coi :
http://img215.imageshack.us/img215/3912/untitled7ej1.png
Ứng dụng Quy tắc Maccopnhicop(Mơí) mà làm nhé

Zero
06-03-2008, 06:58 PM
Cơ chế phản ứng gốc A(R)( Lưu ý đừng có nhầm với Ar- là gốc phenyl nhé ) xảy ra với Liên kết đôi C=C của Anken theo cơ chế sơ lược là như sau : Đầu tiên dưới tác dụng của ánh sáng kích thích hoặc Peroxit... thì các tác nhân dùng để cộng vào nối đôi như HBr , X2 ( X=Br , Cl) , ... sẽ sinh ra các gốc tự do hoạt động ( Ví dụ như khi ta cho chất A-B cộng vào C=C thì A-B sẽ chuyển thành 2 gốc A , B hoặc 1 số gốc khác với peroxit ) ,trong các gốc đó 1 gốc họat động nhất ( khả năng phản ứng cao nhất ) sẽ tấn công vào C=C trước tạo ra gốc tự do ( Tương tự như khi cộng Electrophin vào C=C tạo ra cacbocation thôi ) Sau đó gốc mới sinh này sẽ phản ứng tiếp với A-B tạo ra chất mới và 1 gốc tự do mới
Nói thế hơi khó hiểu nhỉ ( Thực ra mình cũng không biết diễn đạt thế nào hơn ) , coi qua phản ứng này thử nhé :
http://img434.imageshack.us/img434/4775/untitled3uw.png
Đầu tiên là HBr dưói tác dụng kích thích của ánh sáng đã sinh ra gốc Br ( ta chỉ xét gốc này vì khả năng phản ứng của nó tốt nhất ) Sau đó gốc Br phản ứng tiếp với Anken tạo ra 2 gốc trung gian (A) và (B) ở giai đọan (2) ( Tạm xét thế đã , còn 2 gốc trung gian kia cái nào chính - cái nào phụ sẽ nói sau )
Vấn đề cần nói trước đó là tại sao gốc Br lại phản ứng trước chứ không phải là gốc H hoặc tại sao khi gốc RO phản ứng với H--Br thì lại không phải sinh ra RO-Br mà lại là RO-H , có thể tóm tắt câu hỏi trên lại là : Tại sao các phản ứng sau lại không xảy ra ?
RO + H--Br ----> RO--Br + H (mà lại là : RO + HBr -->RO--Br + H )
H + CH3-CH=CH2 -----> CH3--CH--CH3 và CH3-CH2-CH2
Mà lại là : Br + CH3-CH=CH2 -----> CH3--CHBr--CH2 và CH3--CH--CH2Br
Nguyên nhân chính ở đây là các phản ứng trước xảy ra với Delta H rất cao ...Tiếc là mình không vẽ được Giản đồ Thế năng đây , tóm lại là bạn chỉ cần hiểu rằng các phản ứng trước khó xảy ra ( hầu như không xảy ra do yêu cầu điều kiện phản ứng quá khó khăn )
Còn một lưu ý là tại sao mình nói là phản ứng này xảy ra với HX khi X là Br ( Duy nhất ) và X2 khi X là Cl2 và Br.
HƯỚNG CỦA PHẢN ỨNG CỘNG A(R)
Phản ứng cộng Ar có nhiều điểm tương đồng với Ae , tuy nhiên phản ứng thì trái ngược với Ae( Hầu như là thế ) .NGUYÊN NHÂN LÀ DO ?
Phản ứng A(R) thì sản phẩm ưu tiên cũng là sản phẩm mà có gốc trung gian tạo ra bền hơn , xem lại phản ứng trên thì ta thấy là gốc B bền hơn do mật độ e tự do được giải toả hơn gốc A => Gốc B bền hơn nên sản phẩm tạo ra theo hướng thứ 2 là sản phẩm chính tức là sản phẩm chính là 1-brompropan ( Như phản ứng cộng Ae) đã xét thì 2-brompropan ( Theo Quy tắc Maccopnhicop) mới là sản phẩm chính .Do đó có 1 lưu ý với các bạn đó là : Quy tắc MaccopNhiCop chỉ đúng trong trường hợp phản ứng cộng Ae mà thôi ,còn với Ar thì trái ngược lại
Sơ lược là thế , nếu có gì còn khó hiểu các bạn post ý kiến lên để bọn mình tham khảo nhé

Zero
06-03-2008, 06:59 PM
Trong các phản ứng của Anken thì ngoài phản ứng cộng Electrophin thì còn có phản ứng Oxi Hoá khử là những phản ứng rất quan trọng .
PHẢN ỨNG KHỬ
Phản ứng khử bằng Hidro với xúc tác dị thể
Anken + H2 --( Xúc tác)--> Ankan
Xúc tác dị thể ở đây có thể là những kim loại có bề mặt hoạt động( khả năng hấp phụ cao ) ví dụ Pt, Pd...Hay dùng nhất là 2 loại xúc tác sau :
+ Xúc tác Adams : Pt đen
+ Xúc tác Raney-Niken : Ni ( được điều chế từ hợp chất Ni-Al bằng pp sau : Ni-Al ----(OH-)--> Ni ( còn Al thì tan trong OH-)
Phản ứng xảy ra trên bề mặt xúc tác . Có 1 lưu ý là tuyệt đối không để lẫn những chất đầu độc xúc tác như B,muối của Lưu hùynh , BaCO3,PbCO3...Vì những chất này làm giảm khả năng hấp phụ trên bề mặt của kim loại xúc tác => Phản ứng khó xảy ra .
Phản ứng khử bằng Hidro với xúc tác Đồng thể
Xúc tác hay dùng nhất chính là xúc tác Wilkinson [Phe3P]3RhCl
( Lưu ý : Phe- chính là gốc Phenyl C6H5- hay còn kí hiệu là Ar)
Cơ chế của phản ứng có thể trình bày ngắn gọn như sau :
http://img335.imageshack.us/img335/5879/untitled8yq.png

Phản ứng Ozon phân :

http://img142.imageshack.us/img142/1928/untitled8kl.png
Lưu ý một tí :
Chất (A) là MolOzonit , sau khi chuyển vị sẽ thành chất (B) là Ozonit .
Thuỷ phân bằng Zn/H2O thì sẽ ra Anđehit(Xeton) , nhưng nếu Zn/H2O2 ..( Hoặc chất oxi hoá mạnh ) thì Anđehit bị oxi hoá thành axit cacboxylic còn xeton giữ nguyên

Zero
06-03-2008, 06:59 PM
Pư hidroxyl hóa anken:
Có nhiều tác nhân pư,như dd KMnO4(tuy nhiên muốn hiệu suất pư cao thì nên dùng môi trương kiềm,ở lạnh),peoxiaxit,OsO4/ddNaHSO3...
Hóa lập thể của pư dùng dd KMnO4 và OsO4/ddNaHSO3 là cộng cis,của pư dùng peoxiaxit là cộng trans.
Ta sẽ xét pư thông dụng trong chương trình phổ thông là hidroxyl hóa anken bằng dd KMnO4.
Pư này đi wa trung gian este manganic vòng không bền,sau đó có sự thay thế nguyên tử oxi trong este bằng nguyên tử oxi trong OH- có trong dd.Có lẽ để rõ hơn thì ta hãy wan sát cơ chế sau đây:
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060705/022140.jpg

Pư hidrobor-oxi hóa:
Pư này được H.C.Brown tìm ra năm 1959.,tác chất là điboran(B2H6),người ta thường dùng dung môi THF(tetrahidrofuran).Nhưng nó chủ yếu hoạt động dưới dạng BH3.Trong dung môi THF,BH3 tạo với THF 1 phức chất bền.
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060719/233207.jpg
Giờ ta đi vào cơ chế của pư,BH3 nhận e của nối đôi,trong khi đó lại "nhường" H cho C ở nối đôi,hình thành 1 trạng thái chuyển tiếp tứ tâm,rồi tạo ra hợp chất hữu cơ trung gian RBH2,và sự cộng như trên lại tiếp tục với 2phân tử anken tiep theo ,lần lượt nhường tiếp 2 H còn lại.Cơ chế này gọi là cơ chế tứ tâm.
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060720/002146.jpg
Oxi hóa sản phẩm bằng H2O2/OH- sẽ tạo thành ancol.
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060720/002749.jpg
Cơ chế ấy như sau
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060722/230520.jpg
Sau đó lại tiếp tục với 2 gốc R còn lại!
Sản phẩm ancol này trái wi tắc macopnhicôp.Điều này có thể giải thích bởi hiệu ứng lập thể, C càng chứa ít nhóm thế thì boran càng dễ tấn công vào.
VD:CH3CH2CH=CH2-(B2H6/THF)-->CH3CH2CH2CH2OH
Hóa lập thể của pư này là cộng cis(hoặc syn).Nhìn vào cơ chế tứ tâm ta cũng dễ lí giải được!

Pư tạo halohidrin:
Pư dùng tác chất là nước Cl2 hoặc nước Br2,pư với anken tạo sản phẩm có chứa nguyên tử Cl(hoặc Br) và nhóm OH ở 2 nguyên tử C của nối đôi.Đó gọi là halohidrin.
Cơ chế:Ban đầu có sự tạo cation onium vòng tương tự pư Ae,sau đó H2O tấn công vào vòng.Để rõ hơn mời xem hình vẽ sau
http://www.dropshots.com/photos/96758/20060720/004617.jpg
Hiện nay vẫn có những tài liệu ghi tác chất là HOCl(HOBr),nhưng chính xác nhất vẫn là Cl2/H2O(Br2/H2O)!

Zero
06-03-2008, 07:02 PM
Các bạn có thể xem thêm ở topic gốc tại: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=119.0

Zero
06-03-2008, 07:05 PM
Ở topic này, anh chỉ post những vấn đề cơ bản của hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức trên cơ sở tổng hợp từ các sách giáo khoa hiện hành (chuyên ban lẫn không chuyên ban) và không có vấn đề nâng cao nào. Những vấn đề nâng cao về các hợp chất này sẽ lần lượt được thảo luận ở các topic cơ chế và tổng hợp Hữu cơ. Còn ai muốn đi sâu về tính chất hóa học của nó vui lòng ra đường mua sách về đọc

ANCOL - PHENOL - ETE
A. DẪN XUẤT HALOGEN:
1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH (phản ứng thuỷ phân)
Dẫn xuất halogen bị thuỷ phân khi đun sối với nuớc có xúc tác axit nhưng phản ứng này mang tính thuận nghịch nên người ta thuỷ phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm. Các phản ứng xảy ra như sau:
R – X + H2O <-->(H+) R – OH + HX
R – X + OH- ---> R – OH + X-
Về mức độ phản ứng thế thì dẫn xuất thế anlyl và benzyl là dễ nhất, tiếp đến là các gốc hydrocacbon no, Phản ứng thế xảy ra khó nhất khi nguyên tử halogen đính trực tiếp với các gốc thơm, nguyên tử C mang liên kết đôi hay ba.
Ví dụ:
RCH = CHCH2 – X + H2O ----> (đun nóng) RCH = CHCH2 – OH + HX
C6H5Cl + 2NaOH ----> (300 độ, 200at) C6H5ONa + NaCl + H2O
2. Phản ứng tách – Quy tắc Zaixép:
CH3 – CH2Br + KOH ----> (ancol/đun nóng) CH2 = CH2 + KBr + H2O
Đối với những dẫn xuất halogen không đối xứng thì việc tách theo phương pháp này sẽ cho một hỗn hợp sản phẩm. Ví dụ:
http://img155.imageshack.us/img155/9554/1df1.gif
Để xác định được sản phẩm chính của phản ứng tách ta phải sử dụng quy tắc Zaixép: “Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen thì nguyên tử Halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tủ C bậc cao hơn bên cạnh. Như vậy trong ví dụ trên sản phẩm chính là trans - but - 2 - en.
3. Phản ứng với magie
Magie phản ứng với dẫn xuất halogen trong môi trường ete khan sinh ra loại hợp chất hữu cơ rất có khả năng phản ứng. Hợp chất mới này được gọi là hợp chất cơ kim (Vì có liên kết cacbon – kim loại).
Ví dụ:
CH3CH2 – Br + Mg ----> (ete khan) CH3CH2 – MgBr (etyl magie bromua)
B. ANCOL - PHENOL
1. Phản ứng thế H của nhóm OH
a) Phản ứng chung
Các ancol không tác dụng được với NaOH mà có thể tác dụng được với các kim loại kiềm để sinh ra các ancolat. Các ancolat này rất dễ bị thuỷ phân cho trở lại ancol ban đầu và hydroxit kim loại kiềm.
2C2H5OH + 2Na ----> 2C2H5ONa (natri etylat) + H2
C2H5ONa + H2O ----> C2H5OH + NaOH
Riêng phenol không những tác dụng được với Na mà còn tác dụng được với NaOH. Nhưng tính axit của phenol thể hiện rất yếu do các phenolat phản ứng với cacbonic trở về phenol (chứng tỏ tính axit của phenolat yếu hơn axit cacbonic)
C6H5O – H + NaOH ----> C6H5ONa + H2O
C6H5ONa + CO2 + H2O ----> C6H5OH + NaHCO3
Vậy phenol có tính axit mạnh hơn ancol
b) Phản ứng của ancol đa chức có các nhóm OH cạnh nhau
http://img95.imageshack.us/img95/3233/2fe8.gif
Phản ứng này được dung để nhận biết các polyancol mà các nhóm chức OH ở cạnh nhau
1. Phản ứng thế nhóm OH
Do chịu sự ảnh hưởng của vòng thơm nên liên kết C – O trở nên bền vững hơn so với ở ancol nên phenol không tham gia vào phản ứng thế nhóm –OH
Ancol bị thế nhóm –OH khi tác dụng với các axit mạnh và đậm đặc.Ví dụ:
C2H5OH + HBr ----> C2H5Br + H2O
Tổng quát: R – OH + HA ----> R – A + H2O
2. Phản ứng tách nước:
Phenol không tham gia phản ứng này vì nguyên tử hydro của vòng thơm rất bền nên không tham gia phản ứng tách.
Ancol tham gia phản ứng tách nước liên phân tử và nội phân tử:
a) Tách nước liên phân tử. tạo ete R – O – R’
C2H5 – OH + HO – C2H5 -----> (axit sunfuric đặc /140 độ) C2H5 – O – C2H5 (dietylete) + H2O
Nếu dung hỗn hợp hai rượu khác nhau thì tạo thành hỗn hợp 3 ete.
b) Tách nước nội phân tử: tạo anken
C2H5OH ----> (axit sunfuric đặc/ 170 độ C) C2H4 + H2O
Phản ứng tách này tuân theo quy tắc Zaixép
3. Phản ứng oxy hóa
a) Phản ứng cháy: Cả ancol và phenol đều cháy mạnh và toả nhiều nhiệt
b) Phản ứng oxy hóa nhẹ: Phenol không tham gia phản ứng oxy hóa nhẹ
Trong điều kiện oxy hóa bởi đồng (II) oxit thì ancol bậc 1 tạo thành andehit, ancol bậc 2 tạo thành xeton, ancol bậc 3 không bị oxy hóa trong điều kiện này nhưng nếu ta dung tác nhân oxy hóa mạnh hơn (KMnO4/H2SO4; to) thì mạch cacbon sẽ bị gãy sinh ra những sản phẩm phức tạp.
R – CH2 – OH + CuO -----> R – CHO + Cu + H2O
R – CHOH – R’ + CuO -----> R – CO – R’ + Cu + H2O
5. Phản ứng thế ở vòng thơm Do –OH là nhóm hoạt hóa mạnh vòng thơm cho nên phản ứng thế vào phenol xảy ra dễ dàng và cho sản phẩm thế ở vị trí ortho và para.
Nhỏ nước brom vào dung dịch phenol thì màu nước brom bị mất và sẽ sinh ra kết tủa trắng của 2,4,6 – tribromphenol. Phản ứng này thường được dung để nhận biết phenol.
Phenol tác dụng với HNO3 đặc có mặt H2SO4 đặc thì thu được chất rắn màu vàng gọi là axit picric (rất dễ nổ).

Zero
06-03-2008, 07:05 PM
ANDEHIT - AXIT CACBOXYLIC - ESTE

I. ANDEHIT, XETON
1. Phản ứng cộng
a) Cộng hydro:
Khi có xúc tác Niken nung nóng, cả andehit và xeton đều cộng hydro để tạo ra ancol bậc 1 và 2 tương ứng.
http://img92.imageshack.us/img92/4900/3er0.gif
b) Cộng hydroxianua: tạo xianohydrin
Sơ đồ tổng quát như sau:
http://img153.imageshack.us/img153/7979/4zh9.gif
Ví dụ:
CH3CHO + HCN ---> CH3CH(OH)CN
CH3COCH3 + HCN ---> CH3C(OH)(CN)CH3
1. Phản ứng oxy hoá:
Andehit rất dễ bị oxy hóa. Nó có thể bị oxy hoá ngay cả với các chất oxy hóa yếu như phức bạc amoniacat (phản ứng tráng gương); đồng (II) hydroxit; nước brom và dẫn đến sản phẩm cuối cùng là axit tương ứng hay muối của axit đó.
Xeton thì bền với các chất oxy hoá. Nó chỉ có thể bị oxy hóa gẫy mạch cacbon trong điều kiện khắc nghiệt để sinh ra các axit
Ví dụ:
RCHO + Br2 + H2O ----> R-COOH + 2HBr
2RCHO + O2 ----> 2RCOOH
RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH ----> RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
2. Phản ứng ở gốc hydrocacbon
Nguyên tử hydro ở bên cạnh nhóm cacbon cacbonyl (-CO-) dễ tham gia phản ứng thế:
(CH3)2CH – CH = O + CuCl2 -----> (H2O, nhiệt) (CH3)2CCl – CH = O + CuCl
CH3¬COCH3 + I2 -----> (H+) CH3COCH2I + HI
II. AXIT CACBOXYLIC
1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế
Axit cacboxylic là những axit yếu tuy nhiên chúng có đầy đủ tính chất của một axit như: làm hồng qùy tím, tác dụng với kim loại sinh ra hydro, phản ứng với bazơ, đẩy được axit yếu hơn ra khỏi muối của nó.
Lực axit của axit cacboxylic phụ thuộc nhiều vào ảnh hưởng của nhóm thế. Nếu như nhóm thế có tính chất đẩy electron thì tính axit giảm và ngược lại (Điều này được đề cập thêm ở phần đại cương Hóa học hữu cơ).
2. Các phản ứng tạo thành dẫn xuất axit
a) Phản ứng este hóa:
Phản ứng này xảy ra giữa một axit hữu cơ với một ancol có xúc tác axit mạnh (thường là H2SO4 đặc) và phản ứng này xảy ra một cách thuận nghịch
Một cách tổng quát, phản ứng này xảy ra như sau:
R-COOH + H-OR’ ----> RCOOR’(este) + H2O
Chiều thuận là phản ứng este hóa, chiều nghịch là phản ứng thuỷ phân este.
b) Phản ứng tách nước
Khi cho tác dụng với P2O5, hai phân tử axit tách đi một phân tử nước tạo thành phân tử anhydrit axit. Thí dụ:
2CH3COOH ----> (P2O5, nhiệt) (CH3CO)2O (anhydrit axetic)+ H2O
3. Phản ứng ở gốc hydrocacbon
a) Phản ứng thế ở gốc no:
Khi gốc cacbon của axit cacboxylic là gốc no thì sẽ có phản ứng thế halogen để tạo ra halogenua axit. Cần phân biệt hai trường hợp:
• Nếu sử dụng điều kiện là ánh sáng khuếch tán:
CH3CH2COOH + Cl2 ------> (as) ClCH2CH2COOH + HCl

------> CH3CHClCOOH + HCl
Trong đó sản phẩm trên chiếm tỉ lệ lớn hơn
• Nếu sử dụng P thì ta chỉ thu được sản phẩm dưới với tỉ lệ 97%
b) Phản ứng thế ở gốc thơm:
Nhóm cacboxyl ở vòng benzen định hướng cho phản ứng thế tiếp theo vào vị trí meta và làm cho phản ứng khó khăn hơn so với thế vào benzen.
c) Nếu gốc hydrocacbon là gốc không no thì cũng có những phản ứng đặc trưng riêng cho gốc không no như phản ứng cộng
III. ESTE
1. Phản ứng ở nhóm chức:
a) Phản ứng thuỷ phân
Este bị thuỷ phân trong cả môi trường axit và kiềm
- Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit của este là phản ứng nghịch của phản ứng este hóa
RCOOR’ + H2O -----> RCOOH + R’OH
- Phản ứng thuỷ phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa:
RCOOR’ + NaOH ----> RCOONa + R’OH
b) Phản ứng khử:
Este bị khử bởi Liti nhôm hydrua (LiAlH4) chuyển về ancol bậc 1. Axit cũng cho phản ứng này
RCOOR’ -----> R – CH2 – OH + R’ – OH
2. Phản ứng ở gốc hydrocacbon
a) Phản ứng cộng vào gốc không no:
CH3CH = CHCOOH + Br2 ----> CH3CHBrCHBrCOOH
b) Ph ản ứng trùng hợp:
Một số este (có liên kết C=C) có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.

Zero
06-03-2008, 07:05 PM
CACBOHYDRAT

I. Monosaccarit
1. Cấu tạo và tính chất hoá học của glucozơ
a) Dạng mạch hở của glucozơ.
Glucozơ có cấu tạo của andehit đơn chức và ancol 5 chức, có công thức cấu tạo:
CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CHOH – CHO, hoặc viết gọn hơn là CH2OH(CHOH)4CHO.
- Khử hoàn toàn glucozơ cho n-hexan. Vậy 6 nguyên tử C của phân tử glucozơ tạo thành một mạch dài.
- Phân tử glucozơ cho phản ứng tráng bạc, vậy trong phân tử có nhóm –CH=O. Các phản ứng đặc trưng cho nhóm này là:
CH2OH(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]OH -----> CH2OH(CHOH)4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
CH2OH(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH -----> CH2OH(CHOH)4COONa + Cu2O + 3H2O
CH2OH(CHOH)4CHO + H2 ----> CH2OH(CHOH)4CH2OH
- Phân tử glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam, vậy trong phân tử có nhiều nhóm –OH ở vị trí kề nhau.
2C6H11O6 – H + Cu(OH)2 ----> (C6H11O6)2Cu + 2H2O
- Glucozơ tạo este chứa 5 gốc axit CH3COO-; vậy trong phân tử có 5 nhóm –OH
CH2OH(CHOH)4CH2OH + 5CH3COOH ----> CH2OCOCH3(CHOCOCH3)4CH2OCOCH3 + 5H2O
b) Dạng mạch vòng của glucozơ
Nhóm –OH ở C5 có thể cộng vào nhóm –CO- tạo ra hai dạng vòng sáu cạnh alpha và beta:
Giữa dạng mạch vòng và mạch hở có tồn tại một cân bằng:
http://img124.imageshack.us/img124/9932/5xs1.gif
Nhóm –OH ở C1 (C của nhóm andehit) của dạng vòng tác dụng với methanol có HCl làm xúc tác tạo ra ete chỉ ở vị trí này gọi là metyl glucozit
http://img145.imageshack.us/img145/5223/6cz5.gif
Khi nhóm –OH ở C1 (được gọi là nhóm – OH hemiaxetal) đã chuyển thành nhóm –OCH3 rồi thì dạng vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa
c) Các phản ứng lên men
Glucozơ có thể lên men tạo thành các sản phẩm sau: glyxerol, ancol etylic; axit lactic, vitamin C… nhưng quan trọng nhất là qúa trình lên men tạo ancol etylic:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
2. Đồng phân của glucozơ: fructozơFructozơ là một polihydroxi xeton có công thức thu gọn là: CH2OH(CHOH)3COCH2OH và có công thức dạng mạch vòng là:
http://img102.imageshack.us/img102/3179/7rx0.gif
Tương tự như glucozơ, fructozơ cũng tác dụng với Cu(OH)2 để cho dung dịch phức màu xanh lam, có thể cộng với hydro cho poliancol, bị oxy hóa bởi phức bạc amoniacat và Cu(OH)2 (phản ứng của nhóm andehit do fructozơ chuyển thành glucozơ trong môi trường bazơ).
II. DISACCARIT
1. Cấu tạo và tính chất của Saccarozơ
- Saccarozơ có cấu tạo như sau:
http://img117.imageshack.us/img117/9656/8kq8.gif
Phân tử saccarozơ hợp bởi phân tử alpha - glucozơ và beta - fructozơ
- Dung dịch saccarozơ làm tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.
- Dung dịch saccarozơ không tham gia các phản ứng tráng bạc, khử đồng (II) hydroxit do không còn nhóm –OH hemiaxetal tự do.
- Đun nóng dung dịch saccarozơ có mặt axit vô cơ làm chất xúc tác ta thu được glucozơ và fructozơ:
C12H22O11 + H2O ----> C6H12O6 (glucozơ) + C6H12O6 (fructozơ)
Phản ứng này có thể xảy ra nhanh hơn nhờ enzym
- Saccarozơ có thể tan được trong dung dịch vôi sữa nhưng khi sục CO2 vào thì sẽ giải phóng ra lại saccarozơ. Phản ứng này được dung để tinh chế đường.
C12H22O11 + Ca(OH)2 ----> C12H22O11.CaO.2H¬2O (canxi saccarat)
C12H22O11.CaO.2H¬2O + CO2 ----> C12H22O11 + CaCO3 + 2H2O
2. Cấu tạo và tính chất của mantozơ
Cấu tạo: Do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxy, gốc thứ nhất ở C1; gốc thứ hai ở C4:
http://img122.imageshack.us/img122/4806/9me3.gif
Vì nhóm –OH hemiaxetal ở góc glucozơ thứ hai còn tự do cho nên trong dung dịch nước, gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm –CHO.
Do cấu trúc như vậy cho nên mantozơ có 3 tính chất chính:
1. Tính chất của poliol giống như saccarozơ.
2. Có tính khử tương tự glucozơ
3. Khi có mặt axit hoặc enzym mantozơ sẽ bị thủy phân sinh ra hai phân tử glucozơ
I. POLISACCARIT
1. Tinh bột
Là một polisaccarit có cấu trúc vòng xoắn, tinh bột biểu hiện rất yếu tính chất của poliol và andehit, chỉ biểu hịên rõ tính chất thuỷ phân và phản ứng màu với iot.
a) Phản ứng thuỷ phân
Khi đun nóng có xúc tác axit, tinh bột bị thủy phân đến cùng cho glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O -----> nC6H12O6
Thực ra tinh bột bị thủy phân từng bước qua các giai đoạn trung gian là dextrin [C6H10O5]x (x<n), mantozơ.
Với xúc tác enzym phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
Tinh bột ----> Đextrin -----> Mantozơ -----> Glucozơ
b) Phản ứng màu với dung dịch iot
- Hiện tượng: Khi nhỏ một giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột ta thấy xuất hiện màu xanh đặc trưng. Khi đun nóng màu này biến mất, để nguội lại hiện ra.
Phản ứng này được dùng để nhận biết hồ tinh bột bằng iot hoặc ngược lại
- Giải thích: Do tinh bột có cấu tạo xoắn cho nên phân tử iot sẽ “chui” vào lỗ hổng trong các phân tử tinh bột để tạo ra màu xanh tím. Đun nóng tinh bột sẽ tháo xoắn nên iot thoát ra. Để nguội thì vòng xoắn tái lập và iot lại bị hấp thụ cho ra màu xanh lam như cũ.
2. Xenlulozơ:
Xenlulozơ là polisaccarit và mỗi mắt xích C6H10O5 có 3 nhóm –OH tự do, nên xenlulozơ có phản ứng thủy phân và phản ứng của ancol đa chức.
a) Phản ứng thuỷ phân
Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch axit nóng cho glucozơ
(C6H10O5)n + nH2O -----> nC6H12O6 (n của xenlulozơ lớn hơn tinh bột)
Phản ứng thuỷ phân cũng xảy ra ở trong cơ thể động vật nhai lại (trâu, bò…) nhờ enzym xenlulaza.
b) Phản ứng của ancol đa chức
• Phản ứng với nước Schweizer (nước Svayde) (Cu(OH)2 + NH3 + H2O)
Phản ứng sinh ra dung dịch phức chất đồng – xenlulozơ dùng để sản xuất tơ đồng – ammoniac
• Phản ứng este hóa
- Với HNO3: sinh ra xenlulozơ trinitrat (là chất dễ cháy và nổ mạnh)
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 ----> [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
- Phản ứng với anhydrit axetic (CH3CO)2O: tạo este xenlulozơ triaxetat (đây là một công đoạn dùng để sản xuất tơ visco)
[C6H7O2(OH)3]n + 3n(CH3CO)2O -----> [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nCH3COOH

Zero
06-03-2008, 07:05 PM
AMIN. AMINOAXIT, PEPTIT, PROTEIN, POLIME

I. AMIN VÀ AMINOAXIT
1. Amin
a) Tính bazơ:
Amin có tính bazơ, điều này phụ thuộc vào độ linh động của cặp electron trên nguyên tử nitơ. Độ linh động sẽ tăng khi gốc gắn với nhóm amin không phải là gốc thơm (tính bazơ trong trường hợp này sẽ mạnh hơn trong amoniac).
Các amin dãy béo (gốc hydrocacbon đính vào nhóm chức không phải là gốc thơm) có tính bazơ mạnh hơn amoniac: có thể làm xanh giấy qùy, làm hồng phenolphtalein… nhưng amin thơm thì không có được những tính chất đó.
b) Phản ứng với axit nitrơ:
Các amin dãy béo tác dụng được với axit nitrơ sinh ra nitơ tự do và cho ra ancol tương ứng
CH3CH2NH2 + HONO ----> CH3CH2OH + N2 + H2¬O
Các amin dãy thơm tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 – 5oC) cho muối diazoni:
C6H5NH2 + HONO + HCl ----> C6H5N2+Cl- + 2H2O
Muối diazoni có vai trò quan trọng trong tổng hợp hữu cơ và đặc biệt là tổng hợp phẩm nhuộm azo.
c) Phản ứng ankyl hóa thay thế nguyên tử hydro của nhóm –NH2
Cho amin bậc thấp (lượng dư) tác dụng với CH3I sẽ thu được amin bậc cao hơn:
C6H5NH2 + CH3I ----> C6H5 – NH – CH3 + HI
d) Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
Nhóm –NH2 là nhóm gây ảnh hưởng hoạt hoá mạnh đối với vòng thơm nên khi tham gia phản ứng thế nguyên tử hydro ở vòng thơm sẽ rất dễ dàng và trong trường hợp này ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para sẽ tham gia phản ứng:
http://img93.imageshack.us/img93/5770/10bk5.gif
2,4,6 – tribromanlin là chất kết tủa màu trắng. Phản ứng này cũng được sử dụng để nhận biết anilin.
2. Aminoaxit
a) Tính lưỡng tính
Nhúng giấy qùy vào dung dịch ta thấy màu của dung dịch không thay đổi. Glyxin cũng cho phản ứng với cả axit mạnh lẫn bazơ mạnh. Lý do là aminoaxit chứa đồng thời nhóm chức –COOH và –NH2
nên có tính chất của cả hai nhóm chức
H2N – CH2 – COOH + HCl ----> H3N+ - CH2 – COOH.Cl-
H2N – CH2 – COOH + NaOH -----> H2N – CH2 – COONa + H2O
b) Phản ứng của các nhóm chức trong aminoaxit
- Phản ứng este hóa:
H2N – CH2 – COOH + C2H5OH ----> H2N – CH2 – COOH + H2O
- Phản ứng của nhóm amino
H2N – CH2 – COOH + HNO2 ----> HO – CH2 – COOH + N2 + H2O
c) Phản ứng trùng ngưng
Các axit 6 – aminohexanoic và 7 – aminoheptanoic có phản ứng trùng ngưng khi đun nóng tạo ra polime thuộc loại poliamit
Thí dụ:
H – NH – (CH2)5 – CO – OH + H – NH – (CH2)5CO – OH + H – NH – (CH2)5CO – OH ------>
-NH – (CH2)5 – CO – NH – (CH2)5 – CO – NH – (CH2)5 – CO + nH2O
Hay viết:
nH – NH – (CH2)5CO – OH -----> [-NH – (CH2)5 – CO - ]n + nH2O
II. PEPTIT VÀ PROTEIN:
Peptit là những hợp chất được hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều phân tử alpha - aminoaxit. Liên kết –CO – NH - giữa hai đơn vị alpha - aminoaxit gọi là liên kết peptit.
Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài triệu đv.C. Protein có vai trò là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.
Chính vì hai chất này có kiểu cấu tạo gần như nhau nên các tính chất hóa học cũng giống nhau:
a) Phản ứng thuỷ phân:
Khi đun nóng protein với dung dịch axit, bazơ hay nhờ xúc tác của enzym, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần tạo thành các chuỗi polipeptit và cuối cùng thành hỗn hợp các  -aminoaxit.
b) Các phản ứng màu của protein:
- Anbumin cho kết tủa vàng với dung dịch HNO3 đặc
- Anbumin cho sản phẩm màu tím khi phản ứng với Cu(OH)2
III. POLIME
1. Phản ứng giữ nguyên mạch polime
Cao su tác dụng với HCl cho cao su hydroclo hóa. Poli (vinylaxetat) bị thuỷ phân cho poli (vinylancol)
Những polime có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoài mạch có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của liên kết đôi hoặc của nhóm chức đó.
2. Phản ứng cắt mạch polime
Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thuỷ phân:
Thí dụ:
[-NH-(CH2)5-CO-]n + 2H2O nNH2 – (CH2)5 – COOH
Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp gọi là phản ứng giải trùng hợp hay depolime hóa:
Thí dụ:
http://img157.imageshack.us/img157/6852/11eu0.gif
3 Phản ứng tăng mạch polime
Khi có điều kiện thích hợp thì các mạch polime có thể nối lại với nhau qua việc tạo thành các cầu nối. Thí dụ:
http://img116.imageshack.us/img116/1001/12ur9.gif

Zero
06-03-2008, 07:06 PM
Các bạn có thể xem thêm ở topic gốc: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=755.0

Zero
06-03-2008, 07:07 PM
Phản ứng thế SN2

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét những gì xảy ra một cách chi tiết. Phản ứng này chỉ xảy ra trong một bước. Để cho phản ứng xảy ra thì tác nhân nucleophin phải tiến đến đủ gần chất phản ứng để có sự hình thành liên kết, nhưng bên cạnh đó thì liên kết cacbon - halogen cũng sẽ bị bẻ gãy. Cả hai qúa trình này đều cần có sự cung cấp năng lượng. Cơ chế của phản ứng và giản đồ năng lượng được mô tả như sau.
http://img106.imageshack.us/img106/4446/sn2transst2ut.gif
Phản ứng tiếp diễn, năng lượng tiếp tục tăng lên cho đến khi hình thành liên kết giữa cacbon và tác nhân nucleophin. Năng lượng giải phóng ra đủ để bù lại mức năng lượng cần thiết để bẻ gãy liên kết cacbon - halogen. Ở thời điểm hình thành trạng thái chuyển tiếp thì năng lượng đạt cực đại, đó là thời điểm mà 1/2 liên kết cacbon - halogen bị bẻ gãy và 1/2 liên kết cacbon - nucleophin được hình thành. Lúc này sẽ có hai con đường làm giảm năng lượng của hệ là trở lại chất phản ứng hoặc hình thành sản phẩm. Bức tranh về trạng thái chuyển tiếp chính là chìa khóa để hiểu rõ tính chất của phản ứng này.
Mức năng lượng cần thiết để đưa chất phản ứng và tác nhân nucleophin đến trạng thái chuyển tiếp (transition state) được gọi là năng lượng hoạt hóa của phản ứng. Phản ứng xảy ra càng nhanh khi năng lượng hoạt hóa càng nhỏ.
Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu về cấu trúc của trạng thái chuyển tiếp:
http://img146.imageshack.us/img146/1899/sn2ster11se.gif
Khi hai nhóm thế chính gắn vào cacbon bị ảnh hưởng bởi nguyên tử hydro thì lực tương tác giữa nguyên tử hydro và nhóm thế nhỏ và không cần phải tốn nhiều năng lượng để thắng lực này---> năng lượng hoạt hóa thấp. Khi thay H bằng một nhóm -CH3 chẳng hạn thì năng lượng hoạt hóa sẽ tăng lên, phản ứng xảy ra chậm hơn. Chính vì vậy thứ tự tham gia phản ứng SN2 như sau: metyl > dẫn xuất bậc 1 > dẫn xuất bậc 2 > dẫn xuất bậc 3.
http://img154.imageshack.us/img154/6954/sn2ster23vh.gif
Nghiên cứu về trạng thái chuyển tiếp của phản ứng SN2 sẽ cho ta thấy một tính chất khác của phản ứng này. Hãy lưu ý rằng là tác nhân nucleophin tấn công từ phía sau so với hướng mà nhóm halogen đi ra. Điều này có thể hiểu được khi cả hai nhóm đều giàu electron nên chúng phải tấn công như vậy để tránh sự tương tác.
Kết qủa của qúa trình này là sự đổi quay. Nếu chúng ta vẽ công thức 3D thì sẽ dễ dàng thấy được tính chất này. Ví dụ:
http://img154.imageshack.us/img154/1315/sn2inv8ml.gif
Nếu như chất phản ứng có cấu hình R thì sản phẩm sẽ có cấu hình S và ngược lại. Tức là nếu như chúng ta hiểu được cấu hình của chất đầu thì chúng ta sẽ dễ dàng suy ra được cấu hình của sản phẩm và ngược lại nếu trong một phản ứng thế mà có sự đổi quay thì đó là phản ứng SN2.
Nguyên tử cacbon ở chất phản ứng có trạng thái lai hóa sp3 và điều này cũng được giữ nguyên ở sản phẩm. Ở trạng thái chuyển tiếp thì ba nhóm thế đính với C không tham gia phản ứng hầu như là phẳng, điều này là do nguyên tử cacbon lúc này ở trạng thái lai hóa sp2. Chính vì vậy ta có thể kết luận rằng phản ứng thế SN2 chỉ có thể xảy ra ở nguyên tử cacbon lai hóa sp3 mà thôi.
Tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào nồng độ của chất ban đầu và sản phẩm theo biểu thức: v = k[Nu][dẫn xuất Halogen]
Ở trạng thái chuyển tiếp thì liên kết cacbon - halogen bị đứt ra cho nên nếu liên kết này càng dễ đứt thì phản ứng càng dễ. Vậy thứ tự tham gia phản ứng SN2 giảm theo thứ tự: RI > RBr > RCl > RF
Liên kết C - F thì rất bền nên khó bị bẻ gãy, còn dẫn xuất iot thì rất hoạt động nên khó có thể bảo quản nó. Chính vì vậy sự lựa chọn tốt nhất là dẫn xuất brom hay clo.

Lần sau ta sẽ bàn về phản ứng SN1

Zero
06-03-2008, 07:07 PM
Phản ứng thế SN1

SN1 là cơ chế phản ứng thế đơn phân tử, có tốc độ phản ứng được biểu diễn bởi biểu thức v = k[R-X]
Đây là một cơ chế nhiều giai đoạn với những tính chất chính như sau.
Bước 1: Giai đoạn chậm, sẽ xảy ra sự phân cắt dị li để tạo thành cacbocation. Bước này quyết định tốc độ phản ứng.
Bước 2: Tác nhân nucleophin tấn công nhanh vào cacbocation để hình thành nên liên kết sigma mới.
http://img365.imageshack.us/img365/6627/sn1mechanismov8jg.gif
Giản đồ trạng thái chuyển tiếp của phản ứng có dạng:
http://img365.imageshack.us/img365/4649/twostep9sa.gif
Như ta đã biết, cacbocation hình thành có cấu trúc phẳng nên tác nhân nucleophin có thể tấn công từ phía trên hoặc phía dưới mặt phẳng cacbocation với xác suất như nhau nên nếu chất đầu là một chất quang hoạt thì sản phẩm hình thành sẽ là biến thể raxemic
http://img148.imageshack.us/img148/6585/cnu7ob.gif
Chính vì trong tiến trình phản ứng có sự tạo thành cacbocation nên sẽ xảy ra khả năng chuyển vị thành cacbocation bền hơn. Điều này chúng ta sẽ xét sau.

Zero
06-03-2008, 07:07 PM
Phản ứng E2

E2: Phản ứng tách lưỡng phân tử, tốc độ phản ứng tuân theo biểu thức v = k.[B][R-LG] (LG: leaving group: nhóm đi ra)
Cơ chế của phản ứng được biểu diễn như sau:
http://img65.imageshack.us/img65/1650/e2mech6tl.gif
Sau đây ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến phản ứng và hóa lập thể của phản ứng

1) Ảnh hưởng của nhóm R
Trong phản ứng E2 thì có sự chuyển đổi về dạng lai hóa của nguyên tử C, từ Csp3 về Csp2. Chính vì vậy phản ứng tách E2 xảy ra dễ dàng nếu như cacbon bị tách có bậc càng cao. Điều này thì giống với E1.
2) Ảnh hưởng của nhóm đi ra
Liên kết C - LG bị bẻ gãy trong tiến trình phản ứng, chính vì vậy nhóm đi ra càng tốt thì tốc độ phản ứng càng tăng. Tuy nhiên nếu nhóm thế qúa dễ dàng đi ra thì phản ứng sẽ xảy ra theo cơ chế E1.
3) Ảnh hưởng của bazơ
Do trong biểu thức tốc độ phản ứng có sự xuất hiện nồng độ bazơ nên độ mạnh của bazơ là rất quan trọng trong phản ứng E2. Rất nhiều các bazơ mạnh tham gia phản ứng E2.
4) Hóa lập thể
Phản ứng E2 xảy ra dễ dàng khi nguyên tử H và nhóm đi ra là ở vị trí đối anti trong cấu dạng Newman. Điều này sẽ làm cho liên kết đơn bị đứt ra hết sức dễ dàng để hình thành nên liên kết pi
http://img55.imageshack.us/img55/8587/e2stereo7qk.gif

Phản ứng E2 xảy ra khi
- Nồng độ bazơ mạnh lớn
- Nhóm đi ra khó
- Sự cắt đứt liên kết R - LG không dẫn đến sự hình thành cacbocation bền (E1)

Zero
06-03-2008, 07:08 PM
Phản ứng E1

E2: Phản ứng tách đơn phân tử, tốc độ phản ứng tuân theo biểu thức v = k.[R-LG] (LG: leaving group: nhóm đi ra)
Cơ chế của phản ứng được biểu diễn như sau:
http://img142.imageshack.us/img142/3633/e1ptakd5.gif
http://img90.imageshack.us/img90/9904/e1ptbxz6.gif
Sau đây ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến phản ứng và hóa lập thể của phản ứng

1) Ảnh hưởng của nhóm R
Trong phản ứng E1 thì tốc độ phản ứng được quyết định ở giai đoạn 1, đó chính là giai đoạn loại bỏ nhóm đi ra để hình thành cacbocation. Chính vì vậy cacbocation càng bền thì tốc độ phản ứng càng lớn.
Do có sự hình thành cacbocation ở trạng thái chuyển tiếp cho nên trong phản ứng luôn kèm theo sự chuyển vị (ví dụ: chuyển vị 1,2 - hydrua hay 1,2 - ankyl) để hình thành nên cacbocation bền vững hơn
2) Ảnh hưởng của nhóm đi ra
Trong phản ứng E1 thì việc tách nhóm đi ra là ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, cho nên nhóm đi ra càng tốt thì phản ứng xảy ra theo cơ chế E1 càng dễ dàng.
3) Ảnh hưởng của bazơ
Bazơ không đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng E1 do nó không hề tham gia vào biểu thức tốc độ phản ứng. Tuy nhiên nếu bazơ càng mạnh thì phản ứng xảy ra theo E2 càng dễ.
4) Hóa lập thể
Phản ứng E1 xảy ra theo hương ưu tiên tạo thành anken bền hơn, đó chính là anken nhiều lần thế hơn và đồng phân trans được ưu tiên tạo thành hơn đồng phân cis.

Phản ứng E1 xảy ra khi
- Bazơ được sử dụng là bazơ yếu
- Nhóm đi ra dễ
- Cacbocation hình thành phải bền vững

Zero
06-03-2008, 07:08 PM
Phản ứng Andol hóa

Như chúng ta đã biết thì andehit và xeton nằm cân bằng với dạng enol của nó trong dung dịch. Nhưng nếu nồng độ hợp chất cabonyl trong dung dịch là khác lớn thì enol có thể đóng vai trò như là tác nhân nucleophin tấn công AN vào nhóm C = O của hợp chất cacbonyl bất kỳ trong dung dịch (kể cả chính nó). Kết qủa là hình thành một liên kết giữa nguyên tử cacbon alpha của một hợp chất cacbonyl và nguyên tử C của nhóm C = O trong hợp chất cacbonyl khác. Phản ứng như vậy được gọi là phản ứng andol hóa. Xét ví dụ axetandehit:
http://img450.imageshack.us/img450/7117/a1ky3.gif
Phản ứng này cũng có thể xảy ra với cả xeton. Nói chung phản ứng andol hóa xảy ra được khi có nguyên tử hydro ở bên cạnh cacbon anpha. Nếu không có thì sẽ xảy ra phản ứng Canizzaro (chuyển vị hydrua để hình thành anion cacboxylat và ancol).
Hợp chất beta - hydroxicacbonyl bền vững trong môi trường bazơ nhưng không bền trong môi trường axit. Trong môi trường này thì xảy ra sự tách nước để tạo thành hợp chất cacbonyl không no:
http://img133.imageshack.us/img133/8927/a3ld2.gif
Phản ứng andol hóa có rất nhiều ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ, nó rất có gía trị trong việc hình thành nối đôi C = C, để tạo thành hợp chất cacbonyl liên hợp dạng C = C - C = O có nhiều ứng dụng. Sau đây là sơ đồ tổng hợp 2 - etylhex-2-en-1-al.
http://img193.imageshack.us/img193/2756/a7ff5.gif
Tất nhiên ta cũng có khả năng ngưng tụ hai loại hợp chất cacbonyl khác nhau, trong trường hợp này thì sẽ có đến 4 sản phẩm ngưng tụ (tự mà xác định lấy :D ). Để tránh hiện tượng đó thì thường người ta cho một chất trong số hai chất phản ứng là không có nguyên tử hydro anpha. Một ví dụ là tổng hợp 4 - phenylbut - 3 - en - 2 - on như dẫn ra ở dưới
http://img235.imageshack.us/img235/2852/a8cv8.gif

Zero
06-03-2008, 07:09 PM
Phản ứng ngưng tụ Claisen

Este cũng như andehit và xeton cũng đều có khả năng chuyển thành dạng enol, nhưng khi nồng độ este trong dung dịch qúa cao thì sẽ dẫn đến việc enolat mới sinh ra tấn công vào nhóm C = O của este theo một cơ chế tương tự như andol hóa để tạo thành một trạng thái chuyển tiếp tứ diện, sau đó dẫn đến sự tách loại anion etoxit để hình thành sản phẩm ngưng tụ. Phản ứng như vậy được gọi là ngưng tụ Claisen
http://img375.imageshack.us/img375/9530/c1dx4.gif
Cũng tương tự như andol hóa, việc ngưng tụ hai este khác nhau cũng cho một loạt 4 sản phẩm, để tránh tình trạng đó thì người ta sử dụng một este không có hydro anpha. Xét ví dụ về sự ngưng tụ giữa etylaxetat và etyl benzoat sẽ thấy rõ vấn đề:
http://img346.imageshack.us/img346/1378/c2as3.gif
Các beta - xetoeste sinh ra từ phản ứng Claisen thường không bền và dễ tách loại nhóm cacboxyl để thành xeton tương ứng. Phản ứng decacboxyl hóa đi theo các bước là thuỷ phân để trở về nhóm -COOH. Phản ứng decacboxyl hóa xảy ra theo cơ chế tạo thành trạng thái chuyển tiếp vòng, trong đó beta - xetoaxit sẽ chuyển thành dạng enol.
http://img376.imageshack.us/img376/2522/c3tz2.gif
Nếu như ta bằt đầu phản ứng với cùng một este thì ta sẽ thu được một xeton đối xứng. Như vậy đây là một phương pháp hết sức hữu hiệu để tổng hợp xeton đối xứng. Nếu hai este khác nhau thì sẽ xảy ra sự ngưng tụ hỗn tạp và xeton nhận được không còn đối xứng nữa.
Một ví dụ về phản ứng ngưng tụ Claisen trong tổng hợp hữu cơ là sự tổng hợp 2,6 - dimetyl-4-heptanon như được dẫn ra dưới đây:
http://img404.imageshack.us/img404/6723/c6ds6.gif
Phản ứng ngưng tụ Dieckmann là một trường hợp riêng của phản ứng Claisen khi hai nhóm chức este đều ở trên cùng một phân tử. Phản ứng này chỉ xảy ra khi hai nhóm este ở vị trí 1, 6 và 1,7. Do sản phẩm sinh ra là vòng 5 và 6 cạnh là bền vững.

Zero
06-03-2008, 07:10 PM
Xem thêm ở topic gốc: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=113.0

Zero
06-03-2008, 07:11 PM
Điều chế axitmomocacboxylic no và thơm
1,o xi hoá ankan bằng oxi không khí thu hỗn hợp axit
RCH2CH2R'+ O2-----> RCOOH+R'COOH

-ankyl benzen bị o xi hoá ở nhánh thu axit thơm

-o xi hoá anken thu hỗn hợp axit cacboxylic

-Ancol,andehit dễ bị oxihoá tạo ra axit và giữ nguyên mạc C

-ancol bậc 2,xeton bị oxihoá khó khăn hơn tạo ra hỗn jhợp axit và bị cắt mạch C

2,Thuỷ phân dẫn xuất của axit cacboxylic và axit octofomic
RCOY+H2O----->RCOOH +HY
Y halogen,OCOR(este)NH2(amit).......

Thuỷ phân nitrin thu axit và NH3

Thuỷ phân dẫn xuất của axit octofomic
RCX3+ 3 H2O--------> RCOOH+3HX
[OH-]

3,Phưong pháp tổng hợp tăng mạch C
a,cacboxyl hoá hợp chất cơ kim
RLi+ Co2-------->RCOOLi---------> RCOOH + HCl
+ HCl

RMgBr+ CO2------> RCOOMgBr---------> RCOOH +MgBrCl
+ HCl
b,cacbonyl hoá ancolat kim loại
NaOH + CO-------> HCOONa
C2H5ONa + CO-------> C2H5COONa
điều kiện 6-8atm,120-130độ C

c,cacboxyl hoá anken
Ch2=CH2+ CO--------> CH3Ch2COOH
1,Ni(CO)4
2,H2O

(CH3)2C=CH-CH3------> (CH3)2C[+]CH2CH3----------> (CH3)2CCOOH(CH2CH3)
H+ +CO,H2O

d,điazo hoá clorua axit
RCOCl -----------------> RCOCHN2+ CH3Cl+ N2
+2 CH2N2
RCOCHN2---------------> [R-CH=C=O]---------> RCH2COOH
+ Ag2O.-N2
đây chỉ là 1 số phương pháp cơ bản vàchủ yếu,còn nhiêu phản ứng chi tiết và hay có thể sẽ đề cập sau và mong các bạn cũng đóng góp cho topic

Zero
06-03-2008, 07:11 PM
Điều chế este
1,từ clorua axit và ancol hoặc phenol


2,từ anhidrit axit và ancol hoặc phenol


3,từ xeten và ancol hoặc phenol
CH2=C=O + ROH__-----> CH3COOR

4,từ axit cacboxylic và điazometan
RCOOH+CH2N2----> RCOOCH3

5,phản ứng este hoá

6,Từ nitrin và ancol
RCN+ R'OH---------> RCOOR'
H+,H2O
7,
RCOOAg+ R'I--------> RCOOR' + AgI

Zero
06-03-2008, 07:11 PM
Điều chế Ancol
1,hidrathoá anken,phản ứng theo quy tắc Markonikov

muốn cộng trái quy tắc ,ta dùng B2H6/H2O2

2.Khử hợp chất cacbonyl,axit cacboxylic và dẫn xuất
RCH=O + H----> RCH2OH+ H2O
RCOY+H------> RCH2OH+..
R2C=O + H---> R2CHỌH
tác nhân khử thường dùng là LiALH4
NaBH4[chỉ khư andehit và xeton]

3,đi từ hợp chất cơ Mg
cho hợp chât cơ Mg phản ứng andehit sau thuỷ phân-------> ancol bậc2


cho cho hợp chât cơ Mg phản ứng xeton,este.clorua axit.. sau thuỷ phân thu ancol bậc 3


cho hợp chât cơ Mg phản ứng HCH=O,và hợp chất epoxit thu được ancol bậc1


note: Muốn điều chế ancol bậc3 có độ phan nhánh cao dùng hợp chất cơ li thay cho Mg để khắc phục sự án ngữ không gian
Me2CHLi + [iPr]2C=O-------> [Me2CH]3COH

Zero
06-03-2008, 07:12 PM
Phản ứng Suzuki:

I. Lược sử:
Năm 1979, Phản ứng ghép mạch sử dụng hợp chất cơ bo sử dụng chất xúc tác là muối paladi (II) halogenua diễn ra tốt khi có mặt dung dịch nước của bazơ mạnh. Đây là một phản ứng có tầm ứng dụng rộng rãi trong việc tạo thành liên kết C-C bên cạnh các phản ứng tương tự của các hợp chất cơ nguyên tố như cơ magie; kẽm, thiếc hay silic. Bây giờ thì hầu hết các hợp chất cơ nguyên tố đều tham gia phản ứng tăng mạch nhưng trong những năm gần đây thì các nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu vào các hợp chất cơ bo để có thể ứng dụng được phản ứng này trong công nghiệp cũng như PTN vì nó là những tác nhân thuận tiện, bền nhiệt và trơ với nước cũng như oxy nên ta có thể cầm trên tay mà không nhất thiết phải có phương pháp bảo hộ đặc biệt nào.
II. Phản ứng Suzuki và cơ chế phản ứng
Phản ưng Suzuki là phản ứng ghép mạch sử dụng hợp chất cơ bo có dạng:
http://img319.imageshack.us/img319/1305/16ki1.gif
Cơ chế của phản ứng Suzuki có thể diễn tả tốt nhất bằng một chu trình khép kín có dạng như sau:
http://img314.imageshack.us/img314/3952/29lj.gif
a) Cộng oxy hóa: Phản ứng của hợp phần halogenua với phức paladi-(0) sinh ra phức paladi-(II)
b) Chuyển vị nhóm thế xung quanh nguyên tử trung tâm: Chuyển nhóm R' từ bo đến trung tâm của phức là ion paladi, dẫn đến kết qủa là phức paladi-(II) chứa cả hai gốc R và R' đã được liên kết với nhau
c) Tách khử: Sản phẩm ghép tách ra khỏi phức và hoàn trả lại xúc tác
Axit boronic trước tiên chuyển thành hợp phần hoạt động có trạng thái chuyển tiếp tứ diện với tâm là nguyên tử bo sau khi cho nó phản ứng với một bazơ mạnh. Halogenua hay triflat (OTf = triflorometansunfonat) được sử dụng để đóng vai trò là tác nhân R-X của phản ứng. Tốc độ của phản ứng tăng cùng với sự tăng tính oxy hóa của anion X-. Phụ thuộc vào tốc độ của nhóm đi ra X thì tốc độ phản ứng giảm theo thứ tự: I>OTf>Br>>Cl
Một ý nghĩa rất quan trọng của phản ứng này là sự cho phép tổng hợp các biphenyl mà không hề bị cản trở không gian. Ví dụ:
http://img314.imageshack.us/img314/415/35lj.gif

Tài liệu tham khảo:
1) Named Organic Reaction - T. Laue; A.Plagens - Wiley 2000
2) Introduction to Cross-Coupling Reaction - Kohei Tamao; Norio Miyaura - Springer (năm xuất bản: 2001)

Zero
06-03-2008, 07:12 PM
Phản ứng nhiệt và quang hóa
(có tên khoa học là pericyclic reaction)

I. Giới thiệu:
Hầu hết các phản ứng hữu cơ xảy ra theo cơ chế phân cực theo kiểu một tác nhân nucleophin cho 2e với một tác nhân electrophin để hình thành liên kết mới. Phần khác lại phản ứng theo kiểu gốc tự do, mỗi chất phản ứng cho 1e để hình thành liên kết mới. Và hiện nay hầu hết các phản ứng theo hai kiểu này đã được hiểu biết một cách tường tận.
Một loại thứ 3 nữa của phản ứng hữu cơ là phản ứng pericyclic (ta sẽ gọi là phản ứng peri hóa) là phản ứng không hề xảy ra theo hai hướng trên mà là một qúa trình đồng bộ xảy ra theo một trạng thái chuyển tiếp vòng (phản ứng một giai đoạn). Phản ứng này có 3 loại: phản ứng vòng hóa electron (đi không sâu lắm), phản ứng cộng vòng (nghiên cứu kỹ phản ứng Diels-Alder, những ai muốn tìm hiểu kỹ hơn vui lòng làm BT6 đề thi IChO 36 nhé) và phản ứng chuyển vị Sigma (cái này ta không xét).
II. Quy tắc cơ bản của phản ứng peri hóa: Quy tắc Woodward - Hoffmann
1. Obitan phân tử trong hệ liên hợp pi
Dựa vào thuyết obitan phân tử (MO) thì các obitan p trong nguyên tử cacbon lai hóa sp2 trong một polien liên hợp tạo thành một hệ thống các obitan pi có năng lượng phụ thuộc vào số nút mà chúng có giữa các hạt nhân. Những hệ thống có obitan với số nút bé sẽ có mức năng lượng bé hơn gọi là các MO liên kết. Ngược lại là MO phản liên kết. Ta dễ dàng nhận thấy điều này trong thí dụ sau: (đường chấm chấm chỉ mặt phẳng nút). Xét 1,3 - butadien.
http://img232.imageshack.us/img232/415/13az.gif
2. Quy tắc Woodward - Hoffmann:
Phản ứng peri hóa chỉ có thể xảy ra khi obitan của chất các chất phản ứng có cùng sự đối xứng (trong hình vẽ là cùng màu). Nói một cách khác: Các thùy (phần mở rộng của obitan) phải có cùng tính chất đối xứng (cùng màu) thì mới có thể xen phủ tạo liên kết để hình thành sản phẩm.
Nếu hai obitan có cùng tính đối xứng xen phủ với nhau thì điều đó gọi là được phép về tính đối xứng (symmetry-allowed), ngược lại thì gọi là không được phép về tính đối xứng (symmetry-disallowed). Phản ứng peri hóa sẽ không bao giờ xảy ra nếu tính đối xứng bị vi phạm.
Sự nghiên cứu của Giáo sư Kenichi Fukui giúp chúng ta không cần phải xem xét toàn bộ các obitan trong hệ liên hợp (mất rất nhiều thời gian) mà chỉ cần xem xét hai obitan là: obitan bị chiếm (liên kết) có mức năng lượng cao nhất (HOMO) và obitan phản liên kết có mức năng lượng thấp nhất (LUMO). Dựa vào hình vẽ thì có lẽ mọi người cũng đã nhận ra được obitan nào là LUMO và obitan nào là HOMO nhỉ?

III. Phản ứng vòng hoá electron
Cách tốt nhất để hiểu ảnh hưởng của sự đối xứng obitan quan trọng như thế nào đến phản ứng peri hóa thì ta sẽ điểm qua một vài ví dụ: Phản ứng vòng hóa electron (electrocyclic reaction) là một qúa trình peri hóa mà nó xúc tiến cho việc đóng vòng hoặc mở vòng các dien liên hợp. Xem ví dụ:
http://img297.imageshack.us/img297/9490/20rd.gif
Điều thú vị nhất của phản ứng chính là hóa học lập thể của nó. Với tác dụng của hai tác nhân là ánh sáng và nhiệt độ thì phản ứng vòng hóa (2E, 4Z, 6E)-octatrien dẫn đến những kết qủa rất khác nhau:
http://img364.imageshack.us/img364/1871/33qt.gif
Để giải thích kết qủa trên thì chúng ta sẽ xem xét 2MO có sự xen phủ để hình thành liên kết mới. Ở đây xảy ra hai khả năng. Các thuỳ cùng màu có thể ở cùng phía hay khác phía đối với mặt phẳng phân tử.
http://img393.imageshack.us/img393/7093/48no.gif
Để tạo thành liên kết thì các obitan pi này phải quay ra sao đó để cho các phần tạo thành liên kết (cùng màu) phải xen phủ với nhau. Nếu hai thuỳ cùng màu ở cùng phía so với mặt phẳng phân tử thì chúng phải quay ngược chiều nhau (disrorator) còn nếu ở trường hợp hai obitan cùng màu ở khác phía so với mặt phẳng phân tử thì chúng phải quay cùng chiều nhau (conrotator). Để dễ hình dung ta xem hình sau:
http://img159.imageshack.us/img159/9966/58lb.gif
Lưu ý rằng: tuỳ thuộc vào sự đóng mở vòng do obitan quay cùng chiều và ngược chiều nhau thì ảnh hưởng đến mặt lập thể của phản ứng. Nay ta xét lại phản ứng đóng vòng (2E, 4Z, 6E)-octatrien khi có xúc tác là nhiệt độ và ánh sáng, các bạn tự lý giải thử xem trường hợp nào các obitan quay ngược chiều còn obitan nào thì quay cùng chiều nhé

IV. Phản ứng cộng vòng
Ở đây ta chỉ xét trường hợp phản ứng đóng vòng kiểu [4+2](hợp chất 4C + hợp chất 2C): phản ứng Diels-Alder
Phản ứng cộng đóng vòng Diels - Alder là một phản ứng peri hóa xảy ra giữa một dien (4 electron pi) và một dienophin (2 electron pi)để tạo ra sản phẩm là vòng xiclohexen. Hàng ngàn thí dụ về phản ứng Diels-Alder đã được biết đến và chúng xảy ra một cách dễ dàng ở nhiệt độ phòng (hoặc khi đun nóng nhẹ). Một ví dụ đơn giản là phản ứng giữa butadien và dimetyl maleat (cis) và dietyl fumarat (trans) được dẫn ra dưới đây:
http://img472.imageshack.us/img472/5871/62uj.gif
Để phản ứng cộng xảy ra dễ dàng hơn thì hai thuỳ đối xứng của hai chất phản ứng phải có tính đối xứng và có vị trí thuận lợi nhất để có thể hình thành liên kết. Điều này có thể được thực hiện bởi hai cách: Tấn công supra (suprafacial) và antara (antarafacial). Sự tấn công supra xảy ra khi các thuỳ có tính đối xứng như nhau nằm đối diện nhau còn tấn công antara xảy ra khi một thuỳ của chất phản ứng nằm trên cùng một mặt phẳng còn thùy của chất còn lại nằm dưới mặt phẳng. Xem hình:
http://img521.imageshack.us/img521/9844/88vv.gif
Đối với phản ứng cộng đóng vòng [4+2] này thì chúng ta sẽ xét LUMO của dien và HOMO của anken (Có thể chọn HOMO của dien và LUMO của anken). Sự đối xứng của hai trạng thái này thì dẫn đến sự tấn công supra (xem hình). Sự tấn công supra làm bảo toàn cấu hình của anken ban đầu cũng như dạng s-cis (hai liên kết đôi nằm về một phía của liên kết đơn) của dien (chỉ có dạng s-cis của dien mới tham gia phản ứng mà thôi) còn sự tấn công antara làm thay đổi cấu hình của sản phẩm (do một trong số các chất ban đầu phải quay). Trong phản ứng Diels-Alder thì có sự bảo toàn cấu hình (do có sự tấn công supra)
http://img235.imageshack.us/img235/8559/79ti.gif

Tài liệu tham khảo:
Cơ Sở Hóa học hữu cơ - PSG. TS Thái Doãn Tĩnh - NXBKHKT 2002
Organic Chemistry - Prof John McMurry - Thomson Brookscole 2004
IChO 36th Theoretical problem 6 - Kiel 2004
Cycloaddition in Organic Chemistry-Wiley 2002

Zero
06-03-2008, 07:12 PM
Bây giờ chúng ta lại tiếp tục khảo sát một loại phản ứng khác: Phản ứng axyloin, một phương pháp hữu hiệu trong việc tổng hợp các hợp chất có vòng lớn.
I. Sơ lược về phản ứng
http://img66.imageshack.us/img66/4332/12nj.gif
Định nghĩa: Phản ứng ghép đôi hai phân tử este dưới tác dụng của kim loại Na và một dung môi trơ sẽ tạo thành một phân tử α-hydroxyketone được gọi là phản ứng axyloin. Phản ứng xảy ra càng tốt nếu gốc R là gốc ankyl và nếu như hai nhóm este đều ở trên cùng một phân tử có mạch ankyl dài thì sẽ xảy ra sự ngưng tụ đóng vòng nội phân tử tạo thành các hợp chất có vòng lớn với hiệu suất rất cao (70%). Ví dụ như phản ứng điều chế paraxiclophan như sau:
http://img66.imageshack.us/img66/8295/20eh.gif
II. Cơ chế phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng:
http://img293.imageshack.us/img293/1132/36yc.gif
Sản phẩm của phản ứng dime hóa ở giai đoạn đầu thì rất giống như trạng thái chuyển tiếp tứ diện trong phản ứng cộng nucleophin của các hợp chất cacbonyl, điều này sẽ dẫn đến sự tách nhóm -OMe là nhóm đi ra dễ để hình thành nên một dixeton. Dixeton sinh ra này rất dễ bị khử nên nó sẽ lấy 2e của hai nguyên tử Na để hình thành nên hai ion enolat (enodiolat). Giai đoạn cuối của qúa trình là sự proton hóa enodiolat này để hình thành nên sản phẩm. Điểm hạn chế của phản ứng này là khả năng phản ứng cao của enodiolat hình thành và nó sẽ đóng vai trò xúc tác trong phản ứng ngưng tụ Claisen giữa hai phân tử este này (về phản ứng Claisen đã được đề cập kỹ lưỡng trong các giáo trình Hữu cơ).
Để giải quyết điểm yếu này thì người ta thêm trimetylsilyl clorua vào hỗn hợp phản ứng, vai trò của nó tất nhiên không có gì khác hơn là "khóa" anion enodiolat này và loại nhóm -SiMe3 một cách dễ dàng khi đun nóng với HCl/THF, điều này làm tăng hiệu suất của phản ứng lên 95%
http://img293.imageshack.us/img293/3699/46vg.gif
Nó cực kỳ thuận tiện để điều chế các hợp chất vòng có chứa liên kết C-C bền và thường được dùng để điều chế hợp chất có vòng từ trung bình trở lên (7C --->)

Zero
06-03-2008, 07:13 PM
Tạm thời phần lý thuyết dừng ở đây, các bạn có thể thử sức với các dãy tổng hợp "khó chịu" ở link gốc sau: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=116.0

tuongvy
06-06-2008, 10:58 AM
Cho hỗn hợp A gồm 0.1 mol axetillen, 0.2 mol etilen, 0.1 mol etan và 0.36 mol hidro đi qua ống sứ đựng Ni làm xúc tác, đun nóng thu được hỗn hợp khí B. Tỉ khối của hỗn hợp B so với Hidro bằng 149/11 . Tính hiệu suất hidro cộng vào H-C không no trên
(Trình bày giúp mình cách giải với)

tuongvy
06-06-2008, 11:16 AM
À mình còn một số câu TN nhưng bí các bạn làm giúp mình với:nghe ( (nêu rõ lí do vì sao chọn)
1/Hợp chất nào có áp suất hơi bão hòa cao nhất ở 25 độ C
a/ Rượu n-butylic b/ Metyl n-propyl ete
c/ n-butylamin d/ 2-Metylpropan-2-ol

2/Đốt cháy hỗn hợp A gồm chất thuộc dãy đồng đẳng của benzen cần dùng V lít không khí(đktc). Cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi, thu được 3 g kết tủa , khối lượng dung dịch tăng 12.012 gam. Đun nóng dung dịch, thu được thêm 12 g kết tủa nữa . các phản ứng xảy ra hoàn toàn, Không khí gồm 20% oxi và 80% nito. Trị số của V là:
a/ 7.9968 lít c/31.9872 lít
b/ 39.9840 lít d/ Một trị số khác

3/ Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất
a/ Butan-1-ol c/ 1-aminobutan
b/ Metyl n-propyl ete d/ Rượu tert-butylic

cuulep
06-06-2008, 04:40 PM
câu 3 tớ chọn C bởi vì nó có M thấp hơn B, còn 2 đáp án kia loại chắc rùi

câu 2 chọn A

câu 1 thì chả biết cái áp suất hơi bão hòa đó là jiề cả, hehe

HoahocPro
06-06-2008, 09:21 PM
câu 3 tớ chọn C bởi vì nó có M thấp hơn B, còn 2 đáp án kia loại chắc rùi

câu 2 chọn A

câu 1 thì chả biết cái áp suất hơi bão hòa đó là jiề cả, hehe

Câu 3 bạn chưa xét đến liên kết Hidro à? Theo mình thì nó phải là B vì ko có lk H.
Câu 1 thì chắc là b cũng vì nó không có lk H.

HoahocPro
06-06-2008, 10:08 PM
Topic này để lâu quá, sắp lên men rồi! Khởi động lại nào!
Tại sao các hợp chất có momen lưỡng cực cảng nhỏ thì càng bền?

bluemonster
06-07-2008, 02:46 AM
Topic này để lâu quá, sắp lên men rồi! Khởi động lại nào!
Tại sao các hợp chất có momen lưỡng cực cảng nhỏ thì càng bền?

Ặc, mình ko chắc lắm, nhưng có qui tắc tổng quát này sao ??? Không chú ý đến solvent, ko chú ý đến các trạng thái electron transfer trong intra-molecular và inter-molecular interaction ... hix ! Pro nào giải thích giúp cái rule trên với, em thì pó tay ... :nghi ( Chỉ mong ngồi phản biện thui :24h_057:

TraiTimVietNam
06-07-2008, 07:59 AM
Các hợp chất có moment lưỡng cực càng nhỏ thì càng bền á? Có chắc không đây :24h_083: Thế PtF6 có moment lưỡng cực bằng không mà hoạt tính hóa học oxi hóa của nó mạnh lắm mà :ngungay (
@Anh BM : thì các giáo trình đại cương thường nói đơn giản cho dễ hiểu thôi mà, em đoán chắc là trong đó cho rằng moment -> 0 => Phân tử càng ít phân cực => Càng trơ => Khó tham gia các phản ứng => Bền :24h_093:

cuulep
06-07-2008, 11:02 AM
áp suất hơi bảo hòa sao lại dính tời liến kết hidrô ở đây, mới cả ấp suất đó làm gì thi Đh ngta có hỏi đâu, bỏ

với cả amino butan thì làm gì có liên kết H, thế thì mới xét đến khối lượng mol chứ, zời ơi, câu 3 đáp án C là đúng rồi

bluemonster
06-07-2008, 06:45 PM
@Anh BM : thì các giáo trình đại cương thường nói đơn giản cho dễ hiểu thôi mà, em đoán chắc là trong đó cho rằng moment -> 0 => Phân tử càng ít phân cực => Càng trơ => Khó tham gia các phản ứng => Bền :24h_093:
Thía àh, vậy sẵn tiện đây hãy làm rõ hai khái niệm, độ phân cực và moment lưỡng cực xem nào.

Polarisability vs dipole moment

Come on ! :hun (:welcome (

bim112
06-07-2008, 09:54 PM
hehe, độ fân cực là phân tử có các phần mang điện tích dương, âm do sự chênh lệch độ âm điện. Còn momen lưỡng cực là đại lượng có hướng chịu sự chi fối của độ fân cực và khoảng cách d. Dzí dụ như CO2 là fân tử fân cực nhưng ko có momen lưỡng cực. khà khà.
Thâu, lên núi tu tiếp, bibi,thiện tai thiện tai:24h_068:

bluemonster
06-08-2008, 03:36 AM
hehe, độ fân cực là phân tử có các phần mang điện tích dương, âm do sự chênh lệch độ âm điện. Còn momen lưỡng cực là đại lượng có hướng chịu sự chi fối của độ fân cực và khoảng cách d. Dzí dụ như CO2 là fân tử fân cực nhưng ko có momen lưỡng cực. khà khà.
Thâu, lên núi tu tiếp, bibi,thiện tai thiện tai:24h_068:

hehe, bé Bim trùm wé. Minh thêm cái hình cho xôm tụ nhe.

http://www.doitpoms.ac.uk/tlplib/raman/flash/active8.swf

Đây chính là nền tảng để nghiên cứu Raman spectroscopy.

thì các giáo trình đại cương thường nói đơn giản cho dễ hiểu thôi mà, em đoán chắc là trong đó cho rằng moment -> 0 => Phân tử càng ít phân cực => Càng trơ => Khó tham gia các phản ứng => Bền
Cái này anh nghĩ nên hỏi thẳng vào hoạt tính nhỉ, nói độ bền nhiều khi ko chính xác, nhất là khi hợp chất nằm trong dung dịch, và khi xét cả các hiện tượng điện như anh đã nói ở trên.

Thân ái.
:hun (:24h_068:

thu anh
06-10-2008, 10:15 AM
Mọi người ơi giúp mình cái bài nhận biết này nhé
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:
a. anilin, alfa alanin, lizin và glucose
Bài này mình định dùng nước brom để nhận ra anilin, rồi dung dịch fehling để nhận ra glucose . Còn 2 cái còn lại , mình định đốt lên với cùng số mol sau đó cho vào dd Ba(OH)2 dư rồi so sánh khối lượng kết tủa. Như vậy có gọi là phương pháp hóa học không?
b. axit axetic, ax glutaric, ax glutamic
Hic, bài này thậm chí còn chẳng biết ax glutaric nó như thế nào nữa.

Bổ túc phương trình hóa học sau:
A + X -- t0--> B + C2H5OH
B+ H2SO4 ---------> C + D + E
C+ F---------> BaSO4 + ClNH3-CH2-COOH
C2H5OH + Na----> G + H
G+ E-----> C2H5OH+ X
theo mình X là NaOH, E là nước, G là ancolat, H là H2, A là C2H5OCOCH2-NH2
KHó hiểu nhất là cái pht thứ 2 chẳng hiểu sao lại ra 3 chất được.

Giúp mình nhé, cám ơn:24h_046:

khanh
06-10-2008, 10:39 AM
Mọi người ơi giúp mình cái bài nhận biết này nhé
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:
a. anilin, alfa alanin, lizin và glucose
Bài này mình định dùng nước brom để nhận ra anilin, rồi dung dịch fehling để nhận ra glucose . Còn 2 cái còn lại , mình định đốt lên với cùng số mol sau đó cho vào dd Ba(OH)2 dư rồi so sánh khối lượng kết tủa. Như vậy có gọi là phương pháp hóa học không?
b. axit axetic, ax glutaric, ax glutamic
Hic, bài này thậm chí còn chẳng biết ax glutaric nó như thế nào nữa.

Bổ túc phương trình hóa học sau:
A + X -- t0--> B + C2H5OH
B+ H2SO4 ---------> C + D + E
C+ F---------> BaSO4 + ClNH3-CH2-COOH
C2H5OH + Na----> G + H
G+ E-----> C2H5OH+ X
theo mình X là NaOH, E là nước, G là ancolat, H là H2, A là C2H5OCOCH2-NH2
KHó hiểu nhất là cái pht thứ 2 chẳng hiểu sao lại ra 3 chất được.

Giúp mình nhé, cám ơn:24h_046:

1/ Dùng quì nhận lysine hóa xanh, dùng nước Br2 nhận glucose mất màu lấy sản phẩm thu dc cho kết tủa vàng xanh với Fe3+, aniline tạo kết tủa trắng, còn lại là alpha-alanine
2/ Đây là thông tin về glutaric acid
http://en.wikipedia.org/wiki/Glutaric_acid
Acetic acid có 1 nhóm COOH, Glutaric acid có 2 nhóm -COOH, glutamic acid có 1 nhóm -NH2.
Dùng pứ với HONO nhận glutamic acid do tạo khí N2
Dùng phương pháp chuẩn độ, chất chỉ thị là orange-methyl, để nhận acetic acid và glutaric acid

HoahocPro
06-10-2008, 08:34 PM
Ặc, mình ko chắc lắm, nhưng có qui tắc tổng quát này sao ??? Không chú ý đến solvent, ko chú ý đến các trạng thái electron transfer trong intra-molecular và inter-molecular interaction ... hix ! Pro nào giải thích giúp cái rule trên với, em thì pó tay ... :nghi ( Chỉ mong ngồi phản biện thui :24h_057:

Em cũng không chắc về vấn đề này lắm, nhưng mà trong hợp chất 2-clo tetrahidropiran thì Cl ở vị trí a bền hơn e, nếu mà giải thích đơn giản thì do mômen của liên kết C-Cl và các e không liên kết của O ngược nhau nên triệt tiêu.Vì thế em mới nghĩ đến câu hỏi này.

HoahocPro
06-10-2008, 09:01 PM
Bạn nên tìm hiểu kĩ hơn về áp suất hơi bão hòa. Mình có thể giải thích đơn giản như sau: Khi để chất lỏng trong không khí, thì sẽ có 1 số phân tử chất lỏng có động năng đủ lớn thoát khỏi bề mặt vào không khí, đồng thời cũng có các phân tử chất lỏng trong không khí quay trở lại bề mặt.Nếu để cốc đựng chất lỏng trong bình kín thì một bình kín thì 2 quá trình trên sẽ đạt đến cân bằng, và áp suất riêng của hơi chất lỏng sẽ là áp suất hơi bão hòa tại 1 nhiệt độ xác định.
Nếu liên kết H càng mạnh thì khả năng phân tử bứt khỏi chất lỏng càng khó, nên áp suất hơi càng nhỏ.
Còn hợp chất aminobutan, ở nguyên tử N còn 1 cặp e tự do và liên kết N-H phân cực cũng khá mạnh nên có thể tạo liên kết Hidro.

HoahocPro
06-10-2008, 09:26 PM
Câu mới : Từ 3-metylbutan-2-on điều chế isopentan bằng 4 cách khác nhau?

thu anh
06-10-2008, 11:28 PM
"Dùng phương pháp chuẩn độ, chất chỉ thị là orange-methyl, để nhận acetic acid và glutaric acid "

Cách này có được dùng trong phổ thông không vậy?
Dù sao cũng rất cảm ơn bạn !

F91
06-11-2008, 08:55 AM
Theo tui nghĩ thì ko có một quy tắc nào cho phép kết luận moment lưỡng cực càng thấp thì phân tử càng bền cả.
Còn vấn đề 2-clo THPyran ở a bền hơn ở e là do hiệu ứng anomer (anomeric effect) chứ ko liên quan gì đến moment lưỡng cực cả. Bạn có thể xem ở link sau
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=635

khanh
06-11-2008, 10:40 AM
Câu mới : Từ 3-metylbutan-2-on điều chế isopentan bằng 4 cách khác nhau?

-Khử Kisnher-Wolf
-Khử Clemmensen
-Chuyển thành ancol, khử thành H-C

Dinh Tien Dung
06-12-2008, 01:51 PM
Mọi người cho em hỏi phản ứng Rojalin là gì. Em thấy họ nói aspirin dương tính với phản ứng này. Nhờ mọi người giải thích hộ em cái.

thu anh
06-12-2008, 04:16 PM
Mọi người ơi, tại sao các axit amin có số nhóm NH2 bằng số nhóm cacboxyl thì lại có phản ứng trung tính và thường có hiện tượng khi cho vào quỳ tím??

suoihoadao
06-12-2008, 07:00 PM
em mới học về hóa hữu cơ, bài đầu tiên về tên gọi danh pháp.Em thắc mắc 1 điều là sách giáo khoa chỉ cho bảng gọi tên theo số cacbon từ 1-10. Nếu lớn hơn 10 thì mình đọc như thế nào ạ?? Xin mọi người chỉ giáo dùm.

met(mẹ) , et(em) , prop(phải) , but(bón) , pent(phân) , hex(hóa) , hept(học) , oct(ở) , non(ngoài) , dec(đồng) . 11 là undec,12 là dodec,20 là icos (mình chỉ biết thế thôi SR nhá)

New_P
06-12-2008, 07:56 PM
CT THPT thì không cho viết đồng phân và đọc tên các Hidrocacbon có số C > 7 đâu em. Bởi vậy em đừng lo lắng quá. Còn nếu muốn tìm hiểu thêm thì kiếm quyển sách Hóa Hữu Cơ 1 của tác giả nào cũng đc :)

thu anh
06-12-2008, 11:33 PM
Chúng ta tách rượu từ hỗn hợp bằng cách cho tác dụng với Na rồi lấy muối ancolat cho tác dụng với nước. Nhưng mình có đề bài yêu cấu tách các chất trong hỗn hợp sau : C5H10, C2H5ONa, phenol, NaCl.

Lúc đầu mình chưng cất để thành 2 nhóm: 1 là C5H10 và phenol , 2 là NaCl với etylat natri

CÁi nhóm đầu tiên tách như bình thường nhưng mình ko biết tách nhóm thứ 2 thế nào. Cho nước vào để thành rượu rồi cho Na dư vào à, nhưng rồi tách etylat natri khỏi Na dư( có thể thành NaOH khi Na + nc') thế nào?? HIc, mình ngu phần tách lắm

Luvi
06-13-2008, 01:40 PM
Linh mách cho bạn một kiểu học thuộc 10 tên đầu danh pháp nhá (^^) ( Mới học mót được hehe)
Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng!!!
Chúc bạn học tốt
câu này cũng hay, Long còn có 1 câu khác nữa nè:
"Mẹ em phải bỏ phí học hành, ôi nợ đời"

CHúc vui::

nguyen tien chuong
06-13-2008, 02:48 PM
Câu ni cũng được''Mê em phải bỏ phí học hành ôi người đẹp''

HoahocPro
06-13-2008, 08:25 PM
Như bác Khánh mới chỉ có 3 cách thui!
Từ benzen và diclometan, các hợp chất vô cơ cần thiết, hãy tổng hợp fluoren?

chuasonlam
06-14-2008, 09:46 AM
Vấn đề đồng phân thì bạn nên tự viết ra. Nếu bạn nắm chắc cách viết rồi thì không bao giờ bạn sợ viết thiếu hoặc thừa.

divangcuoctinh
06-16-2008, 09:36 AM
Mọi người ơi, tại sao các axit amin có số nhóm NH2 bằng số nhóm cacboxyl thì lại có phản ứng trung tính và thường có hiện tượng khi cho vào quỳ tím??

em nghĩ là do giữa 2 chức -NH2 và -COOH ở 2 ptử khác nhau có pứ trùng ngưng để tạo peptit http://chemvn.net/chemvn/images/smilies/largesmilies/03.gif

HoahocPro
06-17-2008, 07:03 PM
Em đặt ra câu hỏi này không phải để nhận định rộng trong tất cả các hợp chất mà là từng trường hợp cụ thể của các đồng phân, chẳng hạn như 1 số có dạng trans bền hơn cis.Và em đang hỏi về độ bền nhiệt động chứ không phải độ bền động học.

New_P
06-18-2008, 03:13 PM
Cho em hỏi cái, công thức của đá bọt là j? Và tại sao nó lại làm cho dd sôi đều ??

hovietduchcm
06-19-2008, 08:38 AM
Chúng ta đã biết nhiều về pttt của khí. Tôi đã đọc cuốn "Nhiệt động lực học " của GS Nguyễn Đình Huề, trong đó nói chưa có pttt của chất lỏng và chất rắn nói chung. Tôi thắc mắc liệu không có ở đây là về mặt nguyên tắc hay do hạn chế chủ quan của khoa học ? Ai có thông tin nào liên quan đến những vấn đề này làm ơn cung cấp cho tôi với!

F91
06-19-2008, 12:41 PM
Phương trình trạng thái của khí thực hiện nay có rất nhiều, tiêu biểu là ptrình van der Waals được modified từ ptrình khí lý tưởng nhưng cũng chỉ là gần đúng. Hiện tại ko có 1 phương trình nào có thể mô tả đúng trạng thái của một hệ khí. Nguyên nhân là do các tương tác của các phân tử khí tuy ko lớn nhưng cũng đủ làm nhiễu loạn hệ và làm cho bài toán ko thể giải được. Một điều bạn cũng cần nhớ, "bài toán 3 vật", tức là bài toán xem xét chuyển động của 3 vật tự do hiện nay còn chưa có lời giải, nói gì đến một hệ gồm rất nhiều phân tử.
Còn đối với hệ lỏng và rắn, khoảng cách giữa các phân tử còn nhỏ hơn nữa, tương tác của chúng lúc này ko đóng vai trò nhiễu loạn nữa mà chính là tương tác chính. Do đó việc lập được 1 ptrình trạng thái đúng nghĩa nằm ngoài khả năng của khoa học hiện nay.
Hi vọng trong tương lai ko xa, toán học sẽ giải được bài toán 3 vật, và từ đó các nhà hóa học có thể áp dụng để lập các ptrình trạng thái khí.

thanhatbu_13
06-20-2008, 10:51 PM
nhưng mà trong hợp chất 2-clo tetrahidropiran thì Cl ở vị trí a bền hơn e, nếu mà giải thích đơn giản thì do mômen của liên kết C-Cl và các e không liên kết của O ngược nhau nên triệt tiêu.Vì thế em mới nghĩ đến câu hỏi này.
Trích F91
Còn vấn đề 2-clo THPyran ở a bền hơn ở e là do hiệu ứng anomer (anomeric effect) chứ ko liên quan gì đến moment lưỡng cực cả. Bạn có thể xem ở link sau
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=635
BÀi toán đồng phân a và e của 2-clo THP thì dạng a bền hơn e có thể giải thích theo 2 cách theo từng mức độ, dựa vào momen lưỡng cực hoặc bằng thuyết obitan biên đều không có gì mau thuẫn .Ngay cả ảnh hưởng của dung môi đến trạng thái bền cũng thế, đúng là phân tử có momen phân cực càng lớn càng kém bền, tuy nhiên còn tùy dung môi và độ phân cực của dung môi mà ảnh hưởng nhất định đến độ bền của chúng.
Chúng ta không nên đưa ra 1 quy luật nhất định ở đây.:24h_067:

halogen1992
06-24-2008, 05:26 PM
Ưu tiên pứ cộng vào vị trí nối đôi do ở nối ba Csp có độ âm điện lớn sẽ giữ chặt cặp e chung nên pứ khó xảy ra

Cho mình có ý kiến chút ,trong tài liệu of mình nói là ,cách giải thích đó chỉ là tạm được trong nhiều cách giải thích thui ,nó chưa đc chứng thực hoàn toàn !

:welcome (

Zero
06-25-2008, 09:12 AM
Cho hỏi 1 câu là có khi nào phản ứng thế electrophin vào nhân benzen mà tạo ra sản phẩm ortho, meta và para với tỉ lệ gần như nhau ko?

Câu này rất vớ vẩn, vì một khi đã thế o và p thì sản phẩm m rất ít (nhóm hoạt hóa), còn khi để nhóm phản hoạt định hướng vị trí thế thì lượng sản phẩm m cao nhất. Nếu có trường hợp thế vào ba vị trí như nhau tức ba vị trí có hoạt tính ngang nhau ==> điều này không thể xảy ra

Zero
06-25-2008, 09:16 AM
Về cơ chế phản ứng giữa styren với brom chẳng dính gì tới nhóm CHBr - CH2Br cả (mà bản chất nhóm này là phản hoạt ^^)
Nguồn của hình vẽ: Topic cơ chế - box Hóa hữu cơ - Diễn đàn Olympiavn
http://img112.imageshack.us/img112/4166/47745503pm9.gif (http://imageshack.us)

HoahocPro
06-25-2008, 04:44 PM
Câu này rất vớ vẩn, vì một khi đã thế o và p thì sản phẩm m rất ít (nhóm hoạt hóa), còn khi để nhóm phản hoạt định hướng vị trí thế thì lượng sản phẩm m cao nhất. Nếu có trường hợp thế vào ba vị trí như nhau tức ba vị trí có hoạt tính ngang nhau ==> điều này không thể xảy ra
Em cũng không thấy nó có tỉ lệ gần nhau lắm, nhưng mà hình như là o : m : p = 2 : 3 : 4 thì phải, thế thì có coi là gần nhau không? Điều này đã xảy ra theo những gì em được học.

HoahocPro
06-25-2008, 05:34 PM
Để tổng hợp lý thuyết C2H5Na, người ta cho C2H5Br vào trong bình phản ứng chứa Na và dietylete, thu được sản phẩm không mong muốn: hỗn hợp khí làm mất màu nước Br2, có tỉ khối so với không khí là 1, chất còn lại trong bình phản ứng thủy phân trong nước cho C2H5OH. Giải thích kết quả?

hovietduchcm
06-25-2008, 10:07 PM
Phương trình trạng thái của khí thực hiện nay có rất nhiều, tiêu biểu là ptrình van der Waals được modified từ ptrình khí lý tưởng nhưng cũng chỉ là gần đúng. Hiện tại ko có 1 phương trình nào có thể mô tả đúng trạng thái của một hệ khí. Nguyên nhân là do các tương tác của các phân tử khí tuy ko lớn nhưng cũng đủ làm nhiễu loạn hệ và làm cho bài toán ko thể giải được. Một điều bạn cũng cần nhớ, "bài toán 3 vật", tức là bài toán xem xét chuyển động của 3 vật tự do hiện nay còn chưa có lời giải, nói gì đến một hệ gồm rất nhiều phân tử.
Còn đối với hệ lỏng và rắn, khoảng cách giữa các phân tử còn nhỏ hơn nữa, tương tác của chúng lúc này ko đóng vai trò nhiễu loạn nữa mà chính là tương tác chính. Do đó việc lập được 1 ptrình trạng thái đúng nghĩa nằm ngoài khả năng của khoa học hiện nay.
Hi vọng trong tương lai ko xa, toán học sẽ giải được bài toán 3 vật, và từ đó các nhà hóa học có thể áp dụng để lập các ptrình trạng thái khí.

CẢM ƠN (ANH?) RẤT NHIỀU. GIÁ NHƯ ANH CÓ THỂ CHO EM MỘT VÀI BÀI BÁO VỀ "BÀI TOÁN 3 VẬT" THÌ TỐT BIẾT MẤY ! ĐÂY LÀ EMAIL CỦA EM :VIETDUCPRO@GMAIL.COM
NẾU ANH THẤY BIẾT TIỆN THÌ CŨNG KHÔNG SAO Ạ VÌ EM CŨNG CHỈ MUỐN BIẾT THÊM THÔI CHỨ CÁI NÀY THÌ ĐÚNG LÀ ĐỈNH RỒI CHẮC GÌ WE HIỂU ĐƯỢC!

napoleon9
06-26-2008, 07:33 AM
hic sau tỉ lệ meta lại cao hon ortho thế nhỉ ? nếu được bạn có thể nêu ra cái ví dụ trường hợp cụ thể ko ? chứ tỉ lệ thế này thì mình chưa thấy bao giờ ?
thân

My_faint_hope
06-27-2008, 05:06 PM
Viết 2 phản ứng CM Axit axetic mạnh hơn axit cacbonic và yếu hơn axit sunfuric.
Các bạn giúp mình nhé! Thanks!:nghi (

tigerchem
06-27-2008, 09:55 PM
Acid acetic có thể phản ứng với kim loại sau Mg trong dãy điện hóa (ví dụ Al) tạo thành muối và sinh ra khí H2 còn acid carbonic không thể.
Hoặc acid acetic có thể phản ứng với natri phenolate PhONa tạo thành muối và phenol còn acid carbonic thì không.
Tương tự thì H2SO4 phản ứng với NaCl tạo thành Na2SO4 và HCl còn CH3COOH không phản ứng với NaCl (rắn).
Thân.

halogen1992
06-28-2008, 09:44 PM
hic sau tỉ lệ meta lại cao hon ortho thế nhỉ ? nếu được bạn có thể nêu ra cái ví dụ trường hợp cụ thể ko ? chứ tỉ lệ thế này thì mình chưa thấy bao giờ ?
thân

tùy theo nhom thế có sẵn trong benzen nữa! Nếu nhóm thế là nhóm đẩy e thì do điện + ở chỗ nối of nhóm thế với vòng đẩy đi lan toản khắp nguyên tử ( các vị trí khác do điện + ko nằm ở chỗ nối nên ko đc đẩy đi lan toản ) n:hun (ên vị trí meta đc ưu tiên hơn !

napoleon9
06-29-2008, 07:40 AM
mấy cái vụ nhóm thế giúp đinh hương ortho :meta : para thi em biết. Nhưng cái ví dụ trên sp có tỉ lên 3 :4 :5 đáng lẽ nếu có mặ ortho và para thì sản phẩm ở vị trí meta phải ít mới phải. đằng này nó lại nhiều hơn vị trí ortho mà nhỏ hơn vị trí para mới ghê.:018: nếu được cho mình 1 cái ví dụ cụ thể về trường hợp tỉ lệ như thế này cái ? chứ trường hợp này mình chưa từng gặp.:4:

napoleon9
06-29-2008, 07:47 AM
tùy theo nhom thế có sẵn trong benzen nữa! Nếu nhóm thế là nhóm đẩy e thì do điện + ở chỗ nối of nhóm thế với vòng đẩy đi lan toản khắp nguyên tử ( các vị trí khác do điện + ko nằm ở chỗ nối nên ko đc đẩy đi lan toản ) n:hun (ên vị trí meta đc ưu tiên hơn !

hic cái này thì po' chân pro luôn. ko phải nhóm đẩy định hướng ở meta đâu ? pro xem lại nhé

theo mình được biết
vd như nhóm -NH2 , -OH, CH3 ... chẳng hạn nó sẽ định hướng nhóm thế ở vị trí ortho ( trường hợp này gọi là nhóm tăng hoạt định hướng ở ortho, para)
- trường hợp nhóm giảm hoạt định hướng ở vị trí ortho, para như nhóm halogel -x : -F, - Cl ...
-trường hợp nhóm giảm hoạt định hướng ở vị trí ở vị trí meta như : -CHO ,- NO2 ..
:4:
:3:

Blue_sphere_90
06-29-2008, 10:10 AM
Cho em đính chính cái. Axit cacbonic vẫn td với Natriphenolat mà, tạo ra Phenol + NaHCO3

Công Hưng
06-29-2008, 08:47 PM
Mình nghiên cứu về vật liệu chitosan phủ lên cacbon. Có một số thắc mắc nhờ các bạn giúp.
Đọc tài liệu thấy trước khi phủ người ta xử lý qua H2SO4 2% ở nhiệt độ 110, trong 24 h, sau đo rửa qua nước, rửa trung tính bằng NaHCO3, bạn nào biết cơ chế, tác dụng của quá trình này giải thích giúp mình với.
than là chất hấp phụ, có tính anion- không biết đúng không, bạn nào có tài liệu nói về phần này giúp mình với.
Mình hỏi điều này mấy ngày rồi, bạn nào biết giúp mình với. Thật khổ vì mình không phải là dân hóa mà là dân thực phẩm.
Cám ơn các bạn

huy_hpt
06-29-2008, 10:07 PM
Mình nghiên cứu về vật liệu chitosan phủ lên cacbon. Có một số thắc mắc nhờ các bạn giúp.


Bạn làm về sensor nhạy khí à?

HoahocPro
06-30-2008, 09:12 PM
Cũng chẳng rõ là nó hoạt hóa hay không nữa, hợp chất em nói đến là C6H5-CHCl2, còn số liệu thì từ hôm đó đến giờ em vẫn chưa tra lại.Hic!

HoahocPro
06-30-2008, 09:27 PM
Chán nhỉ, bài em đưa lên chẳng ai làm. Đây là cách của em, chẳng biết có ổn không:
C6H6 ---> C6H5Cl ---Na---> C6H5-C6H5(biphenyl) ----CH2Cl2---> fluoren.
Bài tiếp theo: từ penta-3-on, hãy tổng hợp 3 amin : dietylmetanamin, etanamin và propanamin cùng đi qua một chất trung gian.

tigerchem
06-30-2008, 09:36 PM
Bài trên của bạn không ổn ở chỗ từ PhCl thành biphenyl bằng tổng hợp Wurzt, thực tế không ai điều chế biphenyl theo cách này.
Thân!

Zero
06-30-2008, 09:46 PM
Theo Carey - Sundberg thì nhóm CHCl2 tuy hút e mạnh nhưng lại có hiệu ứng siêu liên hợp làm ổn định phức sigma. Cụ thể khi nitro hóa C6H5CHCl2 cho sản phẩm meta với lượng 34%

Zero
06-30-2008, 09:50 PM
Chả ai dùng Wurtz với để tạo biphenyl từ Csp2 cả, vì hiệu suất rất kém. Nếu đi qua Csp2 thì dùng Suzuki lại ổn hơn nhiều :D . Hoặc dùng phản ứng Ullmann, nhiệt phân benzen với xúc tác Cu sẽ cho biphenyl, nhưng cá nhân mình ủng hộ Suzuki - Miyaura. Cách làm thì như sau:
C6H5Cl ----1/Li, 2/ B(OH)3, 3/ PhCl với xúc tác Pd(0)----> biphenyl ^^

HoahocPro
06-30-2008, 10:18 PM
Phản ứng tạo thành xeton từ ankyl liti (RLi) và amit thường không hiệu quả, trừ trường hợp những amit Weinreb và những N-metoxi-N-metylamit. Trong những trường hợp này, xeton được tạo thành với hiệu suất cao trong những điều kiện ôn hòa.
a/ Giải thích vì sao khi những amit thông thường phản ứng với RLi thì không tạo ra xeton? Những sản phẩm điển hình của những phản ứng này là gì?
b/ Vì sao những amit Weinreb lại tạo được xeton ( sau khi +H2O)? thử đề xuất sơ đồ tổng hợp các N-metoxi-N-metylamin từ axit cacbonic.
Bài này em tạm đưa vào đây, mấy anh giúp em với, có thể sau này em sẽ chuyển bài này qua phần ĐH để tiếp thu thêm. Thanks.

Zero
07-01-2008, 12:19 AM
1) Do RLi hoạt tính quá mạnh nên cho sản phẩm là ancol bậc ba luôn
2) Cái amit này có sự cản trở không gian lớn nên dừng lại ở giai đoạn chính tạo xeton ^^

Công Hưng
07-01-2008, 07:30 AM
Chào Huy !
Mình làm hấp phụ kim loại của chitosan.

waiting
07-01-2008, 11:37 AM
Ai có cách nào hay chỉ cho mình với.Mình muốn tự học môn hóa nhưng mà không biết phải bắt đầu như thế nào nữa.

123W
07-01-2008, 03:46 PM
khi vào phong thí nghiệm em đọc thấy rằng
khi làm thí nghiệm, có mấy cái khí độc bay ra, gặp protein trong sữa thì tủa xuống, đỡ độc hơn
có phải vậy không?
mấy anh chị giúp em ^^!
nếu có thì kjhi1 đó là khí gì
còn một câu nữa

bỏ dây đồng vào nước, sẽ tan 1 phần rất nhỏ tạo Cu2+ có khả năng diệt khuẩn tốt nên hoa lâu tan
có phải không?
giúp em với T__T

bluenight
07-01-2008, 10:39 PM
Bạn đag học dh hay phổ thôg? trước hết theo mình nghĩ bạn nên đọc một vài ứng dụng của hóa học trong thực tiễn hay những vd hóa học bạn sẽ cảm thấy iu thix môn học của mình. Bạn tụ học nghĩa là bạn sẽ học với sách là chính do đó nên lựa những cuốn sách hóa tốt, cái này hỏi bạn bè anh chị j đó, nên nhớ là phải học cái căn bản trước. Hóa học là môn học thực nghiệm nên nó rất gần với cuộc sống. thật ra tự học sẽ co hiệu wả học rất tốt do tập trung học cao độ mà, theo mình thấy thì như vậy. Hãy bắt đầu từ cái cơ bản, đọc hiểu và pải học cách lí luận chặt chẽ, sau đó mới làm bài tập. Bạn nên nói rõ mình đag học hệ j để mọi ng cùg đóg góp kinh nghiệm heng!
Chúc bạn học tốt! Thân:24h_115:

HanhNhanLove
07-03-2008, 09:09 AM
Mấy anh chi oi em đang học đến phần nhiệt độ sôi tùy thuộc theo mạch cacbon. Thầy noi mạch cacbon cang dài thì chất hc đó càng khó sôi ( đối với các chất cùng la mạch thẳng ). Cách giải thích là càng dài càng nặng thi càng khó sôi ??? Hỏi thêm một số bạn thì mấy bạn bảo là dải thì vướng víu khó "bay lên".. Em lại không được đồng ý lắm với cách nói trên , liệu còn các giải thích nào tận gốc hơn hok?? Xin mấy anh chị giúp đỡ. :24h_067:

tieulytamhoan
07-03-2008, 09:48 AM
Mấy anh chi oi em đang học đến phần nhiệt độ sôi tùy thuộc theo mạch cacbon. Thầy noi mạch cacbon cang dài thì chất hc đó càng khó sôi ( đối với các chất cùng la mạch thẳng ). Cách giải thích là càng dài càng nặng thi càng khó sôi ??? Hỏi thêm một số bạn thì mấy bạn bảo là dải thì vướng víu khó "bay lên".. Em lại không được đồng ý lắm với cách nói trên , liệu còn các giải thích nào tận gốc hơn hok?? Xin mấy anh chị giúp đỡ. :24h_067:
Cách giải thích trên là cách dân dã nhất cho dễ tiếp thu đấy bạn ah. Tuy nhiên, đôi khi cách giải thích này lại làm cho người nghe cảm thấy.....:D

Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào phân tử lượng và thể tích phân tử ---> nhiệt độ sôi của các hydrocarbon (parafin cùng mạch thẳng, olefin thì mình ko có số liệu nên ko chắc lắm, anh em tra cứu thử nhé) tăng dần khi số carbon tăng dần là do phân tử lượng tăng và thể tích phân tử tăng

Cấu trúc mạch carbon cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của chất (parafin)

VD: nhiệt độ sôi của 1 số parafin:
+ n-butane: -0.5 oC; i-butane: -11.7oC
+ n-pentane: 36.1oC; i-pentane: 28oC

tigerchem
07-03-2008, 11:25 AM
Một cách giải thích khác:
Dây carbon (mạch thẳng, no) có cấu trúc gấp khúc /\/\/\/\/\/\/\/\ nên những dây này có thể chồng khít lên nhau như thế này /\/\/\/\/\/\/\/\/\/\/\/\/\/\/\ tức là phần "lồi" sẽ chồng lên phần "lõm" của dây trên, cách sắp xếp đặc khít như thế làm cho dây càng dài thì càng chặt và nhiêt độ sôi lớn.
Đối với dây không no (olefin) thì có cầu hình cí, trán nữa nên nó có thể không xếp thẳng mà xếp lệch xuống thành như bậc thang (bạn thử tưởng tượng rồi vẽ ra) như thế này
~\/\/\/\=
\/\/\/\/\/\/\~
Cho nên olefin không có cấu trúc đặc khít như parafin được nên nhiệt độ sôi thấp hơn. Nếu cùng C thì parafin sẽ rắn còn olefin lỏng, điều này nhận thấy nếu hydrogen hóa dầu (thực vật, lỏng) thì sẽ tạo thành bơ (rắn).
Thân!

giotnuoctrongbienca
07-03-2008, 11:39 AM
Mấy anh chi oi em đang học đến phần nhiệt độ sôi tùy thuộc theo mạch cacbon. Thầy noi mạch cacbon cang dài thì chất hc đó càng khó sôi ( đối với các chất cùng la mạch thẳng ). Cách giải thích là càng dài càng nặng thi càng khó sôi ??? Hỏi thêm một số bạn thì mấy bạn bảo là dải thì vướng víu khó "bay lên".. Em lại không được đồng ý lắm với cách nói trên , liệu còn các giải thích nào tận gốc hơn hok?? Xin mấy anh chị giúp đỡ. :24h_067:

Tôi có vài ý kiến về câu hỏi này.
Trước hết chúng ta nên nhìn vào bản chất của hiện tượng: sôi là gì?
Tôi hiểu như thế này: sôi là bước chuyển tiếp của vật chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Ở trạng thái hơi này, các phân tử phần lớn tồn tại ở dạng tự do (đơn phân tử) và một số ít tồn tại ở dạng đa phân tử. Ở trạng thái lỏng, các phân tử của vật chất có liên kết với nhau tương đối chặt chẽ (trạng thái rắn thì sự liên kết này càng chặt chẽ hơn nữa). Bình thường thì các phân tử ở trang thái liên kết với nhau nên gắn kết cùng nhau, nhưng do chuyển động nhiệt (VanderWaals), các phân tử có xu hướng dao động quang một vị trí nào đó. Có thể hình dung như một đàn ngựa bị buộc chung với nhau, con này buộc với con kia tạo thành 1 mạng, nhưng mỗi con ngựa có chuyển động riêng của nó, nếu ta cầm roi quất vào mỗi con của đàn ngựa đó thì đó thì do bị đau, mỗi con ngựa sẽ lồng nhảy theo nhiều hướng khác nhau, nếu đánh càng mạnh thì đàn ngựa nhảy càng dữ và tới một mức nào đó sẽ bứt dây để mỗi con chạy một ngã. Các con ngựa bị buộc thành khối với nhau bởi dây buộc. Cũng vậy, các phân tử bị "buộc" vào nhau bởi liên kết giữa chúng, các liên kết có thể là ion-ion, hydrogen, vanderwaals...., khi cấp nhiệt cho tập hợp phân tử, các phân tử sẽ nhận năng lượng, mỗi phân tử có hướng chuyển động riêng và nếu chuyển động mạnh đến một mức nào đó thì sẽ cắt đứt liên kết giữa chúng với nhau và thoát ra, đây là hiện tượng sôi.
Nếu hiểu đuợc điểm này và quay trở lại bản chất các liên kết giữa các phân tử thì ta sẽ biết được xu hướng bay hơi của chúng, và có thể ước lượng nhiệt độ sôi của chúng.
Các loại liên kết chủ yếu ảnh hưởng tới nhiệt độ sôi của một chất là:
+ Liên kết hydrogen phụ thuộc vào độ phân cực của liên kết X-H và độ âm điện của nguyên tố X'.
+Tương tác lưỡng cực - lưỡng cực phụ thuộc vào độ phân cực của phân tử.
+ Lực vanderwaals phụ thuộc vào kích thuớc phân tử và hình học của nó.
Khi xem xét tương tác giữa các phân tử, ta nên xem xét mức độ đóng góp của mỗi một trong các tương tác trên.
ví dụ:
- cùng một số carbon như nhau thì rượu dễ bay hơi hơn ether
- Ester dễ bay hơi hơn acid.
Trong hai ví dụ trên, liên kết liên phân tử là hydrogen cũng có, lưỡng cực lưỡng cực cũng có, vanderwaals cũng có.
+ Một rượu mạnh ngắn như methanol có thể có nhiệt độ sôi thấp hơn một ether mạch dài (lúc này lực vanderwaals > lực liên kết hydrogen).
+ Hai hydrocarbon (liên kết vanderwaals thắng thế tất cả các liên kết khác) cùng công thức phân tử thì mạch nhánh dễ sôi hơn mạch thẳng vì mạch nhánh có kích thuớc nhỏ hơn, diện tích riêng của phân tử nhỏ hơn --> liên kết kém chặt chẽ hơn --> dễ cắt đứt liên kếtliên phân tử hơn --> dễ sôi hơn.

(TRƯỜNG HỢP SO SÁNH NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY GIỮA CÁC CHẤT VỚI NHAU CŨNG TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY).
Vài ý kiến
Thân ái

HoahocPro
07-03-2008, 06:10 PM
Ở phần 2 nếu cho rằng do yếu tố không gian nhưng mà thực tế là cái gốc CH3- và CH3O- em nghĩ là chưa đủ độ lớn. Nếu ta thay đây là -CONHC4H9-tert thì sao? Hoạt tính của R-Li và R-MgX thì cái nào hơn, vì cơ magie vẫn có khả năng tạo xeton. Mà em vẽ cơ chế thì xeton chỉ có thể tạo ra sau khi thủy phân(nếu em vẽ đúng!).

Zero
07-03-2008, 06:20 PM
RLi cao hơn RMgX, cái này đã hẳn, và RLi hay dùng để khử hóa các chất có cản trở không gian lớn, còn cơ Mg không được như thế. Tất nhiên bước cuối cùng của tất cả các phản ứng tiến hành bằng cơ luôn là thủy phân trong axit rồi còn gì.

HoahocPro
07-03-2008, 06:36 PM
http://en.wikipedia.org/wiki/Weinreb_amide
Đây là cơ chế của cái amit Weinreb, em mới tìm được trên wiki.Cứ theo cái cơ chế này thì sau khi cộng RLi, cho rằng không có phần lk ... như M...O thì em nghĩ cái hợp chất trung gian cũng chẳng có thể làm gì được nữa, ngòai chờ thủy phân.

My_faint_hope
07-05-2008, 07:54 PM
Các Bác giảm giùm em bài này:
Đun nóng 1 rượu đơn chức A với H2SO4 đặc, xúc tác thu được chất B. Tỉ khối của B so với A la 0.7. Tìm CTPT A?

Richard
07-06-2008, 10:17 AM
Do tỉ khối của B/A=0.7 nênta có Th sau:
Đặt A :CxHyOH
2CxHyOH -> CxHyOCxHy + H2O

B/A=0.7 <=> (24x+2y+16)/(12x+y+17)=0.7
giải ra được x=3, y=7
---> A là C3H7OH
----------------------------------
Hoặc nếu thấy cách trên lu bu thi giai như sau:
B/A=0.7
B=A-18
=>(A-18)/A=0.7
=>A=60 đvC

Trần Hiền Thương
07-10-2008, 11:17 AM
3 dan xuat halogencung cong thuc C6H13Br.Đun với kiềm rượu thì được 2 olephin CTCT khac nhau có cùng công thức phân tử C6H12,hai olephin này tác dụng với HI thì được 2_iot_3_metỵpentan Và 3_iot_3_metyl_pentan
tim CTCT dẫn xuất
sách cho 1 đáp án
mà theo em làm thì được hai
vậy có chuyện brôm ở nhánh C-CH2Br không?
có trường hợp tách Hoffman vì án ngữ ko gian:24h_125: ko?

HoahocPro
07-10-2008, 07:16 PM
Bài này ở đâu vậy bạn? Mình làm cũng chỉ ra có 3 dẫn xuất thôi, trường hợp này án ngữ không gian chưa đủ để tách Hoffman.
Xảy ra sự chuyển vị : (C2H5)2CH-CH2Br ---> (C2H5)2CH-CH2(+) ---chuyển vị--> (C2H5)2-C(+)-CH3, sau đó tách theo Zaixep.
Chắc 2 dẫn xuất kia bạn biết rồi.

truyenonline1803
07-12-2008, 03:07 PM
Cho em hỏi về các loại đường có bản chất là peptit, một vài tên gọi, nguồn góc và những tác dụng phụ có thể có, cũng như cách bảo quản (vì thường nó dễ hư mà)

Trần Hiền Thương
07-14-2008, 04:17 PM
limonen
ai đó cứu giùm cho cái công thức đi
:24h_125:

tieulytamhoan
07-14-2008, 04:32 PM
limonen
ai đó cứu giùm cho cái công thức đi
:24h_125:
Bạn tham khảo thêm link sau nhé. Chúc học tốt. Thân.
http://en.wikipedia.org/wiki/Limonene
http://images.google.com.vn/images?q=limonen&hl=vi&pwst=1&lr=lang_vi&um=1&ie=UTF-8&sa=N&tab=wi

thanhchau114
07-15-2008, 07:24 PM
trong sach ko viet ve hieu ung hoa hoc:nghe ( nhung phan do rat quan trong giup hieu ro ban chat lien ket trong hoa huu co :24h_125: ban nao co long tot gui minh duong link noi ve phan nay voi :24h_016:

Bo_2Q
07-16-2008, 06:57 AM
Trong các giáo trình hữu cơ thì ban đầu đều nói rất kĩ về phần này rồi bạn chịu khó đọc thêm và làm bài tập sẽ hiểu thôi

HoahocPro
07-16-2008, 05:45 PM
Nhóm thứ 2 bạn có thể tách bằng cách cho vào nước, sau đó cô cạn thu được NaCl rắn. Thu lấy phần hơi, ngưng tụ, sử dụng các chất hút nước mạnh để thu C2H5OH nguyên chất rồi thêm Na vào.

divangcuoctinh
07-17-2008, 09:17 AM
cái phần 2 khi cô cạn xong còn có lẫn cả NaOH nữa nên cho thêm HCl dư , đun bay hết hơi nước mới lấy được NaCl khan :hutthuoc(

kuxjnh
07-17-2008, 03:35 PM
Chào các anh chị và các bạn trong diễn đàn!
Em có 1 bài tập muốn hỏi liên quan đến phần este của phenol mong mấy anh chị hướng dẫn giúp ạ
Đề: 2,76g chất A gồm (C,H,O) có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất tác dụng đủ với NaOH sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước, phần rắn chứa 2 muối Na có khối lượng 4,44 g. Đốt hoàn toàn 2 muối này thì được 3,18 g Na2CO3, 2,464 lít CO2(đkc) và 0,9 g H2O. Xác định CTPT, CTCT có thể có của A. Dùng 1 CT để viết các p/ứ xảy ra
p/s: vì là thành viên mới nên có gì sai sót mong mấy anh mấy chị chỉ giáo ạ. Thanks all !

divangcuoctinh
07-19-2008, 09:44 AM
bài này bác cứ tính bình thường , chất sản phẩm ko hẳn là este của phenol do bản thân phenol được coi là 1 acid yếu nên nó pứ dễ dàng với NaOH cho muối natri phenolat :welcome (

chemistrydhv
07-19-2008, 10:01 AM
Chào các anh chị và các bạn trong diễn đàn!
Em có 1 bài tập muốn hỏi liên quan đến phần este của phenol mong mấy anh chị hướng dẫn giúp ạ
Đề: 2,76g chất A gồm (C,H,O) có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất tác dụng đủ với NaOH sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước, phần rắn chứa 2 muối Na có khối lượng 4,44 g. Đốt hoàn toàn 2 muối này thì được 3,18 g Na2CO3, 2,464 lít CO2(đkc) và 0,9 g H2O. Xác định CTPT, CTCT có thể có của A. Dùng 1 CT để viết các p/ứ xảy ra
p/s: vì là thành viên mới nên có gì sai sót mong mấy anh mấy chị chỉ giáo ạ. Thanks all !

Chất rắn là muối Natri của phenol và muối natri của axit trong este ban đầu .Dùng pp bảo toàn nguyên tố là OK!
thân!!

chemistry2802
07-24-2008, 04:43 PM
Nếu mà bạn đang học chương trình phổ thông mới ấy thì có vài đồng phân từ C1 tới C10

chemistry2802
07-25-2008, 07:57 PM
Khi viết đồng phân của Triglixerit, có phải là đổi chỗ các gốc axit cho nhau không? Các anh chị chỉ giúp em với, vì em không có phần mềm viết công thức Hóa nên anh chị nào có thể cho vài ví dụ càng tốt!!!:welcome (

HoahocPro
07-25-2008, 09:06 PM
Nếu các gốc axit khác nhau thì phải đổi chỗ, nên mới tạo ra các đồng phân Triglixerit khác nhau.

sir_minh_mtk
07-27-2008, 07:16 AM
1 ancol đơn chức A cho tác dụng vừa đủ với dd HCl.Thu được sản phẩm X có: 60,68376% Cl về khối lượng.Tìm CTPT ancol A.

divangcuoctinh
07-27-2008, 09:09 AM
gọi CT của ancol là ROH ---> sản phẩm sau pứ với HCl là RCl
---> %Cl = (35,5.100):(35,5+R) = 60,68376
---> R = 23
---> hèm biết chất chi nữa :nghi (

khanh
07-27-2008, 09:28 AM
Thèng ku quên mất là ancol có thể no hoặc không no nên sp cộng với HCl không chỉ là thế nhóm OH mà còn có thể cộng vào LK pi nữa
CTCT: C5H7OH

chemistry2802
07-27-2008, 09:59 AM
Theo như công thức R-COO-R1 thì gốc Axit nằm ở R
R-OOC-R1 thì gốc Axit nằm ở R1
Thế còn công thức R-OCO-R1 thì gốc Axit nằm ở đâu?:015:

trungndnamdinh
07-27-2008, 10:07 AM
công thức trên chỉ sử dụng trong tính toán thôi .không dùng để thể hiện cấu tạo phân tử đâu

chemistry2802
07-27-2008, 10:12 AM
Theo như cách đọc của chất CH3-COOC2H5: Etyl axetat.
Nhưng đọc tên Este phải theo IUPAC, nhưng axetat là tên thông thường của Axit Axetic, thế có nghĩa là sao?
Vậy với chất trên có thể đọc là Etyl Etanoat có được không?:welcome (:24h_125:

chemistry2802
07-27-2008, 10:15 AM
Nhưng công thức ấy vẫn dùng để vik phương trình phản ứng, nếu mình không phân biệt được đâu là gốc axit thì dẫn đến vik sai công thức của muối và rượu ----> bài toán có thể sai đấy!!!

divangcuoctinh
07-27-2008, 10:13 PM
cái CT R-OCO-R' thì cho pứ với NaOH ta được sp :

R-OCO-R' + NaOH = R-OH + NaOCOR'

ngtử O viết trước C tức là O này lk với R và C ; còn ngtử O viết ở sau thì tức là O này chỉ lk với C thôi :24h_057:

New_P
07-28-2008, 08:49 AM
Công thức R-OCO-R1 thì acid và rượu tương ứng là R1-COOH và R-OH. Bạn viết CTCT ra là thấy thôi.

cuhieu
07-30-2008, 02:30 AM
2 ancol khác nhau ROH và R1OH tạo ra ete ROR1 thì nguyên tử O của ete đó là nguyên tử O của ancol nào

yukiheart
08-04-2008, 11:27 AM
theo mình sữa chỉ giúp đào thải được kim loại nặng thôi, còn khí độc chắc là không ổn rồi. Bố của mình ngày xưa ở trong phòng phân tích nhiều cũng thường được uống sữa sau khi tan ca.

yukiheart
08-06-2008, 11:38 PM
cái này phụ thuộc vào năng lượng liên kết R----OH
và RO-----H
theo mình rượu nào có gốc R đẩy điện tử mạnh hơn thì khả năng tách gốc OH yếu hơn, do vậy O của rượu có R mạch lớn hơn sẽ đựoc giữ lại (giống như trong este hóa thì nhóm OH của axit ra đi)

huongngoclan84
08-08-2008, 06:41 PM
Các anh chị và các bạn ơi! Mình có bài toán hoá hữu cơ như sau:
Đun nóng V lít hơi anđehit với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích là 2V lít (Các thể tích khí đều đo ở cùng to,p). Ngưng tu chất Y thì thu được chất Z, cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit:
A. không no(chứa 1 nối đôi C=C), hai chức B. no, hai chức
C. no, đơn chức D. không no(chứa 1 nối đôi C=C), đơn chức
Cách làm bài này của mình hơi dài. Bạn nào có cách giải nào hay, nhanh thì up len giúp mình nhé! Cảm ơn tất cả mọi người!Thân ái!

HoahocPro
08-08-2008, 09:34 PM
Đáp án là B. Adehit này no 2 chức. Giải thích:Y tác dụng với Na tạo cùng số mol H2 với Y => 2 chức -OH. KIểm tra xem có nối đôi bằng cách xét phản ứng: R(CHO)2 + H2. R ko có nối đôi nên sản phẩm là V lit R(CH2OH)2 và dư V lít H2, tổng là 2V lít.

hypericum
08-13-2008, 12:48 PM
PE chia ra LDPE,HDPE,LLDPE,mLDPE...có thể người ta chia LDPE,HDPE và MDPE (tỷ trọng trung bình 0.930-0.942 g/cm3).
Chúng ta không cần quan tâm sâu đến cách người ta tạo ra nó như thế nào .Mà nên bết cách ứng dụng những sản phẩm này vào mục đích như thế nào.
Khi dùng một sản phẩm thuộc PE,nên đọc datasheet.Chú ý 2 thông số quan trọng là MI hay MFR và tỷ trọng.Từ 2 thông số này có thể suy ra được một số đặc tính như có dễ gia công hay không,phối trộn được với loại PE (resin) nào.Vì đa số các sản phẩm của PE điều bao gồm :LDPE,LLDPE,phụ gia...Từ tỷ trọng suy ra được độ trong sản phẩm và một số tính chất cơ lý khác như độ bền xé,va đập,hàn dán (seal)...
Lần sau mình sẽ nói chi tiết hơn,chủ yếu là ứng dung trong sản xuất bao bì.Nếu bạn nào biết sâu hơn thì chúng ta cùng thảo luận.
:hun (

kuxjnh
08-18-2008, 03:06 PM
Hỗn hợp X gồm 2 acid amin cùng số mol.
_ m (g) X p/ứ với H2SO4 —> 2 muối có khối lượng bằng (m+9,8)g
_ CŨng m (g) X p/ứ hết với NaOH —> 2 muối có khối lượng (m+6,6)g.
Xác định sỗ mol của mỗi acid amin, 2 acid amin này thuộc loại acid amin gì (trung tính, acid, hay bazơ )?
Bài này giải sao vậy mọi người. Mình giải ra tỉ lệ nhóm acid và nhóm amin của 2 acid amin này là 3/2 rồi bí lun hông biết giải sao nữa :021:

khanh
08-18-2008, 03:53 PM
Hỗn hợp X gồm 2 acid amin cùng số mol.
_ m (g) X p/ứ với H2SO4 —> 2 muối có khối lượng bằng (m+9,8)g
_ CŨng m (g) X p/ứ hết với NaOH —> 2 muối có khối lượng (m+6,6)g.
Xác định sỗ mol của mỗi acid amin, 2 acid amin này thuộc loại acid amin gì (trung tính, acid, hay bazơ )?
Bài này giải sao vậy mọi người. Mình giải ra tỉ lệ nhóm acid và nhóm amin của 2 acid amin này là 3/2 rồi bí lun hông biết giải sao nữa :021:
Khi cho tác dụng với H2SO4, 1mol X khối lượng tăng lên 9,8g .
khi cho tác dụng với NaOH, 1 mol X khối lượng tăng lên 6,6g.
Cứ 1 nhóm NH2 pứ với H2SO4 thì khối lượng tăng lên 98g.
Cứ 1 nhóm COOH pứ với NaOH thì khối lượng tăng lên 22g
=> tỉ lệ nhóm NH2/COOH = 1:3 => có tính axit

chemistry2802
08-22-2008, 08:14 AM
Giúp em cái sơ đồ phản ứng này với mấy anh ơi !!!
:021_002:Tinh bột --> C6H12O6 --> C2H5OH --> C4H6 --> C4H6Br2 --> C4H8O2 --> C4H10O2 --> C4H12O2N2 --> C4H8O2Na2:018:

HoahocPro
08-22-2008, 05:41 PM
Hì hì, cái này trong sách bài tập Hóa 12 nâng cao thì phải?
1) +H2O/H+ ; 2) men rượu ; 3) -H2 và -H2O bằng xt Al2O3 hoặc ZnO, 450 độ
4) +Br2, tạo ra Br-CH2-CH=CH-CH2-Br ; 5) +NaOH ; 6)+H2
Đoạn sau đợi về sẽ giải! (hình như đoạn này bạn viết nhầm?)

chemistry2802
08-23-2008, 07:49 AM
Hì hì, cái này trong sách bài tập Hóa 12 nâng cao thì phải?
1) +H2O/H+ ; 2) men rượu ; 3) -H2 và -H2O bằng xt Al2O3 hoặc ZnO, 450 độ
4) +Br2, tạo ra Br-CH2-CH=CH-CH2-Br ; 5) +NaOH ; 6)+H2
Đoạn sau đợi về sẽ giải! (hình như đoạn này bạn viết nhầm?)

Em nhầm chất kia là C4H12O4N2, anh giải nốt đi nha!!! :hutthuoc(:danhmay (

HoahocPro
08-24-2008, 07:56 PM
Giúp em cái sơ đồ phản ứng này với mấy anh ơi !!!
:021_002:Tinh bột --> C6H12O6 --> C2H5OH --> C4H6 --> C4H6Br2 --> C4H8O2 --> C4H10O2 --> C4H12O4N2 --> C4H8O2Na2:018:

Nhầm và thiếu nữa, từ C4H10O2 ---> C4H6O2 (diandehit) rồi mới ra C4H12O4N2!
Giải tiếp nè:
7) +CuO/nhiệt 8) +AgNO3/NH3, chính xác hơn là phức Ag, tạo ra muối amoni NH4OOC-CH2-CH2-COONH4. cuối cùng là thêm NaOH vào thôi (đơn giản nhỉ?)

clay_quinhon
08-26-2008, 07:05 PM
HI, EVERYBODY
'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' '''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' '''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' ''''''

EM NÈ ;
THEO ANH NGHĨ NÓ NHƯ THẾ NÀY ;
C6H5OH + NaOH ----> C6H5ONa + H20
MÀ C6H5ONa tạo ion C6H5O- mà o- là một nhóm đẩy e- rất mạnh nên theo qui luật thế trên nhân benzen thì nhóm thế tiếp theo luôn định trên vị trí octo .
THẾ NHÉ CƯNG !

{ TRÌNH ĐỘ CỦA clay_quinhon CÓ HẠN MONG NHẬN NHIẾU SƯ GIÚO ĐỠ CỦA MỌI NGƯỜI ĐỂ BÀI GIAI ĐƯỢC HOÀN THIỆN HƠN THANK YOU EVERYBODY }

truyenonline1803
08-27-2008, 03:23 PM
HI, EVERYBODY
'''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' '''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' '''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''''' ''''''

EM NÈ ;
THEO ANH NGHĨ NÓ NHƯ THẾ NÀY ;
C6H5OH + NaOH ----> C6H5ONa + H20
MÀ C6H5ONa tạo ion C6H5O- mà o- là một nhóm đẩy e- rất mạnh nên theo qui luật thế trên nhân benzen thì nhóm thế tiếp theo luôn định trên vị trí octo .
THẾ NHÉ CƯNG !

{ TRÌNH ĐỘ CỦA clay_quinhon CÓ HẠN MONG NHẬN NHIẾU SƯ GIÚO ĐỠ CỦA MỌI NGƯỜI ĐỂ BÀI GIAI ĐƯỢC HOÀN THIỆN HƠN THANK YOU EVERYBODY }


Anh giải thích thế này thì chết thằng em nó mất. Vì không phải vấn đề đơn giản như vậy đâu anh à.
Ku bommer, lâu không gặp :D Longraihoney nè.
Cái pứ của ku là sp của một quá trình chuyển vị mà ;)) nó bay vào ortho dễ dàng hơn là para xa xôi còn gì. (cv gì thì chắc ku thừa biết)
sp là o-CHO-C6H4-OH

truyenonline1803
08-27-2008, 03:28 PM
Ý đầu. Sữa tạo hợp chất bộc nó bao lấy các kl nặng (như Chì chẳng hạn) và đào thải qua quá trình bài tiết.
Ý sau, Cu2+ dùng với qui mô lớn hơn bạn à. Thường hay dùng Ag hơn. Ngày nay có cả một quá trình công nghệ bạc nano để làm vật đựng nước uống, nó đảm bảo sức khoẻ. Nhất là với cái lượng clo trong nước máy hiện nay :))

truyenonline1803
08-27-2008, 03:30 PM
Quá trình trùng hợp polimer quả là phức tạp. Hãy làm sáng tỏ thêm một vấn đề thú vị sau:
Lưu hóa cao su là để làm cho nó thêm các tính bền cơ học, vậy nếu cho tỉ lệ không thích hợp kết quả thu được sẽ ra sao? Cách khắc phục. Nếu có thể cho em số liệu về một số chất hay gặp luôn ạ.

Bluemonster: Lâu ngày ku Long trở lại Diễn Đàn, vẫn cái mùi đánh đố thuở nào qua từng bài post của nó, hix.

Teppi
08-27-2008, 05:31 PM
Hi Long,

Câu hỏi nêu ra sẽ đưa đến rất nhiều trường hợp làm thí dụ và không kết luận tốt và đầy đủ được. Cụ thể có 2247 thí dụ qua hơn 20 cuốn sách và 10232 bài báo. ( Nói nhỏ, mình chỉ đủ sức đọc hiểu toàn văn của của 100 bài báo/tháng và 1 cuốn sách/ năm, nên điều này khi bàn tới là như bộ phim " Nhiệm vụ bất khả thi ..tập N!)

Tuy nhiên, có một quy luật chung trong vấn đề lưu hóa để suy ra các ví dụ nói trên khi có câu hỏi cụ thể. Lúc đó, mọi ngưới sẽ cùng đóng góp dần dần trong thảo luận.

- Cao su thiên nhiên /Cao su nhân tạo ( A)
- Chất xúc tiến/ Chất trợ xúc tiến ( B)
- Chất lưu hóa/ Chất ổn định (C)
- Chất độn/ Màu ( D)
- Tỷ lệ trục / Vận tốc cán trộn (E)
- Nhiệt độ/ Thời gian (F)
- So sánh tỷ lệ A với B
- So sánh tỷ lệ A với C
- So sánh tỷ lệ B,C và D
- So sánh tỷ lệ D và E
- So sánh tỷ lệ B, C và F

với độ bền kéo đứt, tỷ lệ dãn dài.

Thế thì, cái nào bạn quan tâm đến trước tiên?

HoahocPro
08-27-2008, 07:24 PM
Tưởng không học hóa nữa rồi hả bommer?
Hình như là chuyển vị qua trạng thái vòng hả Long?
Có phản ứng nào đưa nhóm -CH2OH chỉ vào ortho của phenol không?

MrBoC
08-27-2008, 08:44 PM
1/ cho hỗn hợp ancol metylic and etyic từ từ đi qua ống chứa đồng oxit nóng đỏ. toàn bộ sp khí của pứ đc đưa vào 1 dãy ống chữ U lần lượt chứa H2SO4 đặc và đ KOH dư. Sau thí nghiệm, khói lượng ống chưa H2SO4 tăng 54 gam và ống chứa KOH tăng 73.33 g. Khối lượng mỗi rượu than gia phản ứng tương ứng là bao nhiêu???

2/ Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp gồm đimetylamin và 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp thu đc 140ml CO2 và 250ml hơi nước(các thể tích đo ở điều kiện chuẩn). Công Thức phân tử của 2 Hidrocacbon???
xin chỉ giáo!

Xin mọi người giúp giải bài chi tiết. thanks

bluemonster
08-27-2008, 11:43 PM
[B][I][COLOR="SeaGreen"]khi vào phong thí nghiệm em đọc thấy rằng
khi làm thí nghiệm, có mấy cái khí độc bay ra, gặp protein trong sữa thì tủa xuống, đỡ độc hơn
có phải vậy không?
mấy anh chị giúp em ^^!

Mình cũng được học là sữa có tác dụng với kim loại nặng nhiễm vào cơ thể. Thế nhưng trong thực tế khi vào lab, mình làm việc với các chất độc hữu cơ (như hydrazine, toluene, ...), mình vẫn uống sữa.

Qua trải nghiệm, một hai ngày không uống sữa đều có thể bị nhiễm độc trên da (ngứa, nổi mũ, lột da ...), tất cả các ngày còn lại có sữa ngay sau khi rời lab thì chả vấn đề gì cả.

Vài lời góp vui :hutthuoc(

napoleon9
08-28-2008, 08:15 AM
Ý đầu. Sữa tạo hợp chất bộc nó bao lấy các kl nặng (như Chì chẳng hạn) và đào thải qua quá trình bài tiết.
Ý sau, Cu2+ dùng với qui mô lớn hơn bạn à. Thường hay dùng Ag hơn. Ngày nay có cả một quá trình công nghệ bạc nano để làm vật đựng nước uống, nó đảm bảo sức khoẻ. Nhất là với cái lượng clo trong nước máy hiện nay :))
- ý thứ 2 của truyenoline1803 lạc đề thì phải :24h_016:
theo mình được biết thì khi uống sữa thì protein trong sữa sẽ tạo phức với kim loại nặng và các khí độc chẳng hạn như CO (phức bền ). Nên nó sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể.
(mình đã làm làm báo cáo về myoglobin trong thit )

còn về cu2+ có khả năng diệt khuẩn đấy ? chẳng hạn người ta dùng làm thuốc trừ sâu đấy thôi. Nên bỏ vào chậu hoa thì có thể giữ hoa tươi lâu hơn . Mà bạn tham khảo các bước đầu của việc xử lý hoa cho vào chậu nữa đấy , nếu xử lý hok tốt thì cũng vậy thôi "tàn đời hoa ". Vấn đề này đã thảo luận trong mục " hóa ứng dụng" cách để giữ hoa tươi lâu.
đây và vài lời mình góp ý tí.
thân

Vũ Kiều
08-28-2008, 09:14 AM
Ý đầu ấy...
theo tôi bít í (dỉ nhiên k sâu mấy, cũng k gọi là rõ ràng) thì khi TN mà lỡ bị í thì uống càng nhiều sữa càng tốt (nôn đc càng tốt), vì sữa sẽ tráng một lớp quanh thành dạ dày k để dạ dày hấp thu chất j cả (kể cả dinh dưỡng).
Hổng bít có giúp đc j k ta.

amour de chimie
08-28-2008, 11:46 AM
1/ cho hỗn hợp ancol metylic and etyic từ từ đi qua ống chứa đồng oxit nóng đỏ. toàn bộ sp khí của pứ đc đưa vào 1 dãy ống chữ U lần lượt chứa H2SO4 đặc và đ KOH dư. Sau thí nghiệm, khói lượng ống chưa H2SO4 tăng 54 gam và ống chứa KOH tăng 73.33 g. Khối lượng mỗi rượu than gia phản ứng tương ứng là bao nhiêu???

2/ Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp gồm đimetylamin và 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp thu đc 140ml CO2 và 250ml hơi nước(các thể tích đo ở điều kiện chuẩn). Công Thức phân tử của 2 Hidrocacbon???
xin chỉ giáo!

Xin mọi người giúp giải bài chi tiết. thanks

bài 1:cho vào CuO giống như đốt cháy, tạo CO2,H2O,cho vào H2SO4->H20,KOH->CO2,bạn đặt ẩn x,y là số mol của 2 rượu, viết pt ->hệ,giải là xong
Bài 2
đặt Cx/Hy/ là công thức trung bình của 2 hidro các bon
giải hệ ta có x/ , y/,chú ý rằng đây là giá trị trung gian giữa 2 số nguyên tử C và H của 2 chất ,ta sẽ suy ra được 2 chất đấy
bài này rất nhiều người biết làm ,bạn có thể hỏi các bạn trong lớp,sẽ hiểu hơn

westlife_2107
08-28-2008, 07:45 PM
ủa, e nghe đồn oxh hữu hạn acol bậc 1 cho ra anđehyt + H20 + Cu mà a? e cũng hem giỏi hóa lém, có j` ko đúng xin a chỉ giáo!

cho ancol metylic td CuO tạo anđehyt fomic + Cu + H20, tương tự, ancol etylic tạo anđehyt axetic... Cho cái nóng đỏ làm j` thì e hok biết ^^

vinh_hoa
08-29-2008, 06:58 PM
em không biết công thức R'OOCR có đúng không chỉ em, nếu đúng là vì sao, nếu sai là vì sao. Cảm ơn nhiều lắm

tigerchem
08-29-2008, 07:17 PM
Có 2 cách gọi tên là theo danh pháp (học thuộc lòng, đây là những tên thông thường) và hệ thống (có qui tắc).
Ester la dẫn xuất từ acid nên đọc theo tên acid.
CH3COOH: ethanoic acid (tên hệ thống IUPAC)
acetic acid
Do đó có 2 tên gọi CH3COOC2H5 là ethyl ethanoate (tên hệ thống) hoặc ethyl acetate (tên thông thường).
Cả 2 cách đọc đều được chấp nhận .
Thân .

westlife_2107
08-29-2008, 08:59 PM
bạn ơi, west thấy người ta thường đặt công thức là R-COO-R' giải những bài toán với NaOH, còn bài đốt cháy thì đa phần dựa vào số mol CO2 và H2O. west cũng học dở hóa lắm, có j` nhờ mấy a c giúp đỡ ^^.

unin_uno_08
09-02-2008, 09:10 AM
em mạn phép hỏi các anh chị: chất béo ko tan trong nước là do nó là HCHC ko phân cực nên chỉ tan trong các chất ko phân cực mà ko tan trong nước( nước là HCHC phân cực mạnh) .liệu liên kết H có ảnh hưởng j` đến việc ko tan này ko???????

truyenonline1803
09-02-2008, 09:49 AM
Liên kết hidro ảnh hưởng mạnh đến độ tan của các hợp chất hữu cơ nói riêng và cả giới hợp chất nói chung bạn à.
Lưu ý nhé : nước là dung môi phân cực thôi (Đừng dùng từ mạnh).
Sự dễ tan của các chất được giải thích là việc tạo được lk hidro với nước nói chung và lk hidro giữa các phân tử của chúng nói riêng.

unin_uno_08
09-02-2008, 09:54 AM
Liên kết hidro ảnh hưởng mạnh đến độ tan của các hợp chất hữu cơ nói riêng và cả giới hợp chất nói chung bạn à.
Lưu ý nhé : nước là dung môi phân cực thôi (Đừng dùng từ mạnh).
Sự dễ tan của các chất được giải thích là việc tạo được lk hidro với nước nói chung và lk hidro giữa các phân tử của chúng nói riêng.

nghĩa là độ phân cực của chất béo là ko ảnh hưởng đến độ tan mà chỉ là do chất béo ko có liên kết H thui à bạn

unin_uno_08
09-02-2008, 09:58 AM
mình nghĩ là vẫn có ảnh hưởng của sự phân cực vì thế mới giải thik dc sự tan của chất béo trong HCHC

huyngoc
09-02-2008, 12:15 PM
mình nghĩ là vẫn có ảnh hưởng của sự phân cực vì thế mới giải thik dc sự tan của chất béo trong HCHC

quy tắc chất phân cực tan trong chất phân cực và ngược lại là một quy tắc hoàn toàn mang tính kinh nghiệm. vì vậy ko thể mang khoa học chính sác ra để nói là hoàn toàn có hay hoàn toàn ko được bạn ạ.:021_002:

unin_uno_08
09-02-2008, 02:38 PM
quy tắc chất phân cực tan trong chất phân cực và ngược lại là một quy tắc hoàn toàn mang tính kinh nghiệm. vì vậy ko thể mang khoa học chính sác ra để nói là hoàn toàn có hay hoàn toàn ko được bạn ạ.:021_002:

vậy để lí giải chính xác vì sao chất béo ko tan trong nước ta dựa vào cái j`

Arsenal™
09-02-2008, 04:00 PM
Cho mình hỏi bài tập này:
Viết các đồng phân este được tạo từ axit và acol của C4H6O2. Cho tác dụng với Na, Br2
Thanks :D

tieulytamhoan
09-02-2008, 04:18 PM
Theo mình, chất béo không tan trong nước có thể giải thích bằng tính "kị nước" của gốc R có trong nó.

Teppi
09-02-2008, 04:21 PM
Đây là một bài toán dạng "lắp ghép". Để có thể suy luận tốt và tích cực cho chính mình, trước tiên tôi đề nghị bạn thực hiện việc viết các phương trình phản ứng có thể có , nghĩa là đưa ra các sản phẩm ester có thể có. Như vậy mọi người sẽ có thời gian xem đến và giúp bạn tìm ra những phần còn sót nhanh hơn.

Thân,

conghau
09-03-2008, 11:09 PM
các đồng phân của C4H602
HCOOCH2CH=CH2
HCOOCH=CH-CH3
HCOOC(CH3)CH2
CH3COOCH=CH2
CH2=CHCOOCH3
ESTE ko tác dụng với Na,
còn với Br2 Este không no tham gia p/ư cộng vậy thôi
tui nghĩ bạn có thể viết đc p /ứ cộng của Br2 với este C4H6O2(dễ mà)

tigerchem
09-06-2008, 06:43 PM
Đúng như unin-uno nói, muốn giải thích tính tan của hợp chất hữu cơ, ta dựa vào tính phân cực của chúng .
Đối với hợp chất có cực thì giữa các phân tử xuất hiện lực lưỡng cực - lưỡng cực, lực này hút các phân tử lại gần nhau và định hướng đầu dương của phân tử này hướng vào đầu âm của phân tử kia . Chính lực hút các phân tử lại gần nhau giải thích hiện tượng các phân tử tan vào nhau .
Đối với các hợp chất không cực thì giữa các phân tử có lực van der Waals (lực London). Lực này xuất hiện do trong quá trình các điện tử di chuyển, có một lúc nào đó các điện tử phân bố không đồng đều trong phân tử và dồn nhẹ về 1 phần phân tử, gây ra 1 lưỡng cực nhỏ . Lưỡng cực này lại gây ra lưỡng cực ngược dấu với phân tử xung quanh . Những lưỡng cực này thường xuyên thay đổi, kết quả là sinh ra lực hút giữa các phân tử không cực và giải thích tính tan của chúng .
Để đánh giá độ phân cực của hợp chất thì ta dùng moment lưỡng cực .
Tính phân cực của hợp chất do đóng góp tất cả các nối có tính phân cực trong phân tử gây ra .
Nói về chất béo là glicerid (ester của glicerine với acid béo) thì nó gồm 2 đầu là 1 đầu ưa nước (glicerid) và 1 đầu kị nước (dây alkan). Khi cho vào nước thì tù nồng độ mà nó sẽ quay các đầu kị nước lên trên và hướng đầy ưa nước (ái thuỷ) xuống dưới hoặc quay tất cả đầu ưa nước ra ngoài và hướng đầu kị nước vào trong tạo thành hình cầu .
Như vậy trong hệ glicerid - nước là hệ keo chứ không đơn thuần là tan hay không tan.
Thân!

nhoc_pro94
09-06-2008, 08:29 PM
Mọi người ới !
Mọi người mọi người có kinh nghiêm gì về việc xác định đồng phân quang học không( cụ thể là cách xác định danh pháp và phân loại độ hơn cấp) Ai có vốn liếng gì thì chia sẻ với cái phần này tui dốt wá đang rất cần chỉ giáo gấp:welcome (

Zero
09-06-2008, 08:42 PM
Mua cuốn danh pháp Hóa hữu cơ của thầy Trần Quốc Sơn hoặc sang topic danh pháp Hóa Hữu cơ bên box Hữu cơ down bộ IUPAC recommendations 2005 về mà đọc

nhoc_pro94
09-06-2008, 09:33 PM
Mua cuốn danh pháp Hóa hữu cơ của thầy Trần Quốc Sơn hoặc sang topic danh pháp Hóa Hữu cơ bên box Hữu cơ down bộ IUPAC recommendations 2005 về mà đọc

eo ơi nhưng cuốn danh pháp Hóa hữu cơ của thầy Trần Quốc Sơn thì khó kiếm lém mới lại cái bộ IUPAC recommendations 2005 thì toàn là tiếng Anh thui . Đọc mà hiểu là chít liền Hix:24h_083:liệu bạn còn cách nào không

Teppi
09-06-2008, 09:48 PM
Bạn đang cần hổ trợ gấp- Nghĩa là bạn đang có một trường hợp cụ thể. Bạn nên đưa trên diễn đàn này để có thể giúp bạn cái cụ thể và sau đó giúp bạn tự tìm hiểu những trường hợp tương tự. Để vận dụng tốt cách xác định danh pháp và phân định thì cần phải luyện tập thực hành nhiều, đi từ dễ đến khó rồi mới rút ra được quy luật cho chính mình.

Không thể xây thành Rome trong một ngày - hay không thể ăn một lúc trong 1 phút 10 chén cơm- phải không các bạn?

tieulytamhoan
09-06-2008, 10:28 PM
eo ơi nhưng cuốn danh pháp Hóa hữu cơ của thầy Trần Quốc Sơn thì khó kiếm lém mới lại cái bộ IUPAC recommendations 2005 thì toàn là tiếng Anh thui . Đọc mà hiểu là chít liền Hix:24h_083:liệu bạn còn cách nào không
Sách của thầy Sơn khó kiếm thì bạn có thể hỏi han các thầy cô, các anh chị hoặc các bạn của bạn. Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học mà! Đúng không nè?! ^.^

Đối với quyển "IUPAC recommendations 2005" thì mình nghĩ đây là cơ hội để bạn mở rộng vốn từ chuyên ngành hóa tiếng Anh :mohoi (, bạn nên tra từ điển để hiểu, chỗ nào chưa rõ thì post lên 4rum, mọi người sẽ giúp bạn đả thông mà ^.^

Vậy nhé. Chúc bạn học tốt. Thân ái.

nhoc_pro94
09-07-2008, 08:32 PM
Vậy hem!:hutthuoc( Xin cảm ơn ý kiến đóng góp của mọi người
Nếu vậy có chút khó hiểu mong mọi người giúp hem!
Đối với việc xác định độ hơn cấp của các nhóm thế đơn giản thì dễ rùi nhưng mà đối với chất có nhóm thế phức tạp hơn thì phải làm sao?Ví dụ như chất này chẳng hạn:
*C5H10-CH2-CO-C*CH3(Br)-CH2-CH=CCl-CH3 (Chỗ có * ấy là gốc xiclopentyl)
Đấy mọi người thử bình luận xem:hutthuoc(

Zero
09-07-2008, 09:06 PM
Ở đây nhóm C = Cl hơn câp hơn, vì xét đến các nhóm tiếp theo có Cl Z cao hơn

nhoc_pro94
09-07-2008, 09:24 PM
liệu có đúng không vậy!
Thế còn đồng phân quang thì sao, có C* mà

Zero
09-07-2008, 09:32 PM
Thì như trường hợp của bạn sẽ xét các nhóm tiếp theo là C = O và C - Cl, ở đây C = O thì có độ hơn cấp kém hơn (Z = 16 = 8x2) so với Cl (Z =17)

New_P
09-08-2008, 10:02 AM
Ở đây nhóm C = Cl hơn câp hơn, vì xét đến các nhóm tiếp theo có Cl Z cao hơn

*C5H10-CH2-CO-C*CH3(Br)-CH2-CH=CCl-CH3
Em nghĩ là nếu xét tại C*Ch3(Br) thì nhánh bên trái cấp cao hơn chứ anh, bởi vỉ C* nối với C và C, C nối với 2 O còn C nối với 2 H và 1 C nên nhánh có C phải cấp cao hơn, còn C-Cl nằm xa hơn nữa mà, chưa xét tới.

nhoc_pro94
09-10-2008, 09:15 PM
*C5H10-CH2-CO-C*CH3(Br)-CH2-CH=CCl-CH3
Em nghĩ là nếu xét tại C*Ch3(Br) thì nhánh bên trái cấp cao hơn chứ anh, bởi vỉ C* nối với C và C, C nối với 2 O còn C nối với 2 H và 1 C nên nhánh có C phải cấp cao hơn, còn C-Cl nằm xa hơn nữa mà, chưa xét tới.

Vậy thì tóm lại độ hơn cấp của 4 nhóm thế gắn với C* như thế nào. Liệu có qui luật tính toán gì không?

nhoc_pro94
09-10-2008, 09:28 PM
Làm phiền mọi người chút!
:welcome ( Ax đi-n-propyl axetic trong y học gọi là Ax Valproic dùng để chữa bệnh động kinh(cũng không chắc tên của nó lắm) .Hãy gọi tên IUPAC và giải thích tại sao khi chế thành dược phẩm người ta không dùng chính Ax mà dùng muối natri của nó

Zero
09-10-2008, 10:24 PM
Cứ dựa vào Z là ra tuốt. Nếu Z của nhóm thứ nhất bằng nhau thì ta xét Z của nguyên tố thứ hai kế cận, cứ thế mà làm là ra à

tigerchem
09-10-2008, 10:24 PM
Acid Valproic
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/22/Valproic-acid-2D-skeletal.png
Tên IUPAC: 2-propylpentanoic acid
Acid valproic có half-lìe biological (thời gian thuốc mất đi 1 nữa hoạt tính) là 9-16 giờ, rất ngắn nên không thể bảo quản được, người ta điều chế dưới dạng muối để khi vào bao tử thì acid trong dạ dày sẽ chuyển hóa muối thành acid và làm thuốc trị bệnh (những thuốc dạng này gọi là tiền dược, khi vào cơ thể được cơ thể chuyển hóa thành thuốc nhờ enzym, acid dạ dày, ....).
Chú ý là nếu muối Na thì ion Na+ có hại cho người tim mạch, huyết áp, những người cần cử ăn mặn nên thuốc có thể gây tác dụng phụ.
Thân!
More reference: http://en.wikipedia.org/wiki/Valproic_acid

tieulytamhoan
09-10-2008, 10:31 PM
Làm phiền mọi người chút!
:welcome ( Ax đi-n-propyl axetic trong y học gọi là Ax Valproic dùng để chữa bệnh động kinh(cũng không chắc tên của nó lắm) .Hãy gọi tên IUPAC và giải thích tại sao khi chế thành dược phẩm người ta không dùng chính Ax mà dùng muối natri của nó
+ Tên IUPAC của acid valproic là: 2-propylpentanoic acid. Bạn có thể tham khảo thêm ở link sau: http://en.wikipedia.org/wiki/Valproic_acid

+ Khi dùng trong dược phẩm không riêng gì trường hợp bạn nói, người ta đều sử dụng muối Na của acid - NaX chứ không dùng acid - HX (thông thường các acid hữu cơ là các acid trung bình yếu so với các acid vô cơ mạnh trong dung môi nước nên đều có sự thủy phân gốc acid ---> acid) vì khi uống vào thuốc sẽ phân rã từ từ đi vào cơ thể tránh sự thay đổi đột ngột không có lợi cho cơ thể, các quá trình thủy phân cũng diễn ra chậm. Khi ấy gốc acid sẽ thủy phân từ từ ra acid - tác nhân chữa bệnh:
NaX --H2O--> Na+ + X-
X- + H2O <---> HX + OH-

tigerchem
09-10-2008, 10:40 PM
Một câu hỏi gửi các bạn:
Topatepine, dược phẩm điều trị bệnh Parkinson, có bao nhiêu đồng phân, cho biết cơ cấu và danh pháp hóa học lập thể những đồng phân này .
http://img170.imageshack.us/img170/8425/67676881fg0.png
Thân!

minhduy2110
09-11-2008, 01:34 AM
NaX --H2O--> Na+ + X-
X- + H2O <---> HX + OH-
Trong dạ dày là HCl mà anh :24h_083::24h_083:

tieulytamhoan
09-11-2008, 07:05 AM
Bạn tieuly xem lại môn Hóa dược một chút chứ nói cơ chế tác dụng của thuốc như thế thì chết người mất!:hun (
Thân!
Cái điều ấy là mình được nghe 1 thầy ở đại cương giảng chứ không phải mình "phán" đâu tiger ah :mohoi (
Kì này mình mới học hóa dược. Nếu có sai sót mình sẽ sửa lại ngay :hun (
Trong dạ dày là HCl mà anh :24h_083::24h_083:
Đúng roài. Acid trong dạ dày là HCl nhưng bạn có nghĩ trong cơ thể người 70% là nước; mặt khác, khi uống thuốc vào bạn có uống nước nữa mà :mohoi (

chemistry2802
09-12-2008, 08:44 PM
Vì sao ko giặt đồ trong nước cứng, có phải là do nước cứng sẽ tạo ra ion Ca 2+ và Mg 2+ khi gặp xà phòng hay là do xà phòng có quá ít kiềm!!!
:welcome (

tieulytamhoan
09-12-2008, 09:04 PM
Vì sao ko giặt đồ trong nước cứng, có phải là do nước cứng sẽ tạo ra ion Ca 2+ và Mg 2+ khi gặp xà phòng hay là do xà phòng có quá ít kiềm!!!
:welcome (
Gửi bạn ít thông tin thu được từ...net :mohoi (
Nước tự nhiên chứa trên ba mili đương lượng gam cation canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) trong một lít. Nước nhiều Mg2+ có vị đắng. Tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ đặc trưng cho tính chất cứng của nước. Ngày nay, người ta còn tính cả ion Fe2+ và Na+ vào độ cứng. Độ cứng của nước thiên nhiên dao động rất nhiều và đặc trưng lớn ở nước ngầm. NC không được phép dùng trong nồi hơi vì khi đun sôi NC thì canxi cacbonat (CaCO3) và magie cacbonat (MgCO3) sẽ kết tủa bám vào phía trong thành nồi hơi supde (nồi cất, ấm nước, bình đựng...) tạo thành một màng cặn cách nhiệt, làm giảm hệ số cấp nhiệt, có khi còn làm nổ nồi hơi. NC không dùng để pha chế thuốc vì có thể gây kết tủa làm thay đổi thành phần của thuốc. Nấu bằng NC làm rau, thịt khó chín; làm mất vị của nước chè. Giặt bằng NC tốn xà phòng do Ca2+ làm kết tủa gốc axit trong xà phòng và làm xà phòng không lên bọt. Nhiều công nghệ hoá học cũng yêu cầu nước có độ cứng nhỏ. Nếu độ cứng vượt giới hạn cho phép (tuỳ mục đích sử dụng) thì phải làm NC hoá mềm bằng cách kết tủa Mg2+ và Ca2+ với sođa (Na2CO3), photphat hoặc tách chúng bằng nhựa trao đổi ion hoặc đun sôi
Thêm 1 link nữa để bạn đọc chơi ^.^
http://en.wikipedia.org/wiki/Hard_water

Chúc bạn học tốt. Thân ái.

nhoc_pro94
09-13-2008, 08:38 PM
:welcome (có câu này nhờ mọi người giúp
Hãy dùng một hóa chất để phân biệt: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH
xin cảm ơn trước

tigerchem
09-14-2008, 12:29 PM
Lấy 3 mẫu rượu có khối lượng bằng nhau, methanol có số mol nhiều nhất, pentanol có số mol ít nhất, cho phản ứng với Na, methanol cho số mol H2 nhiều nhất, pentanol cho số mol H2 ít nhất .
Thân!

bluenight
09-14-2008, 08:33 PM
:24h_057: Chào mọi người!
Cho mình hỏi phản ứng điều chế aceton từ natri acetat viết như thế nào vậy? Mình đag cần gấp! Thanks :hun (

Zero
09-14-2008, 08:50 PM
Thường người ta không điều chế từ natri axetat mà từ canxi axetat cơ. Quá trình nhiệt phân canxi axetat với xúc tác Thori dioxit sẽ thu được axeton và nước. Còn AcONa thú thật mình mới nghe lần đầu ^^

tigerchem
09-14-2008, 08:54 PM
Phản ứng nhiệt phân muối natri (canxi) axetat cho sản phẩm là aceton và muối carbonate tương ứng . 2 phản ứng này học hồi 12, chứ bây giờ search trên mạng cũng chẳng thấy ai làm!
2CH3COONa --> CH3COCH3 + Na2CO3

nhoc_pro94
09-16-2008, 04:03 PM
Lấy 3 mẫu rượu có khối lượng bằng nhau, methanol có số mol nhiều nhất, pentanol có số mol ít nhất, cho phản ứng với Na, methanol cho số mol H2 nhiều nhất, pentanol cho số mol H2 ít nhất .
Thân!
Anh ơi liệu có thể phân biệt được qua tốc độ phản ứng không

Teppi
09-16-2008, 04:27 PM
Em có thể không cần dùng hóa chất. Dùng phương pháp vật lý. --> Đỡ độc hại, nhanh chóng xác định.

Định mức chính xác 100,0ml rượu mỗi loại --> Dùng cân chính xác đến 0.001g để cân.

--> Tỷ trọng

methanol: 0.792g/ml
ethanol : 0.789g/ml
n-propanol : 0.803g/ml
isopropanol: 0.786g/ml

nhoc_pro94
09-20-2008, 09:03 PM
Nhân tiện xin hỏi anh luôn
Từ các chất có số C <= 3 hãy viết phương trình điều chế ax xiclobutancacboxilic, xiclopentanon
Cảm ơn nhiều

Bo_2Q
09-20-2008, 09:21 PM
axetilen => Benzen => xiclohexan => xiclohexanon ( pp dùng trong công nghiệp )
Sau đó chuyển xiclohexanon thành xiclopentanon bằng cách oxi hóa, tạo muối với Canxi rồi nhiệt phân.
Từ xiclopentanon sử dụng chuyển vị Farvorski sẽ tạo được axit xiclobutancacboxilic
Thân!

nhoc_pro94
09-20-2008, 09:27 PM
axetilen => Benzen => xiclohexan => xiclohexanon ( pp dùng trong công nghiệp )
Sau đó chuyển xiclohexanon thành xiclopentanon bằng cách oxi hóa, tạo muối với Canxi rồi nhiệt phân.
Từ xiclopentanon sử dụng chuyển vị Farvorski sẽ tạo được axit xiclobutancacboxilic
Thân!

liệu có còn cách nào đơn giản hơn không

Bo_2Q
09-20-2008, 09:42 PM
liệu có còn cách nào đơn giản hơn không

Theo mình nó khá gọn rồi vì việc tăng C được rút ngắn qua pư tạo benzen từ axetilen. :hutthuoc(

nhoc_pro94
09-20-2008, 09:48 PM
Tất nhiên như thế là gọn nhưng với yêu cầu trong chương trình phổ thông có nặng quá không,điều chế trong công nghiệp đâu phải ai cũng biết
Cái khoản điều chế này mình hơi dốt, nhờ bạn giúp đỡ thêm

hoanghai2
09-26-2008, 05:59 PM
Có ai biết tài liệu nào nói về các quy tắc trong hóa hữu có không vậy? Cụ thể là maccopnhicop hay zaisep ấy? sách giáo khoa nói ít quá trời!(ai biết tên nước ngoài của 2 ông này chỉ mình luôn thể hé!^^)À còn những ứng dụng của quy tắc này trong cuộc sống nữa! có ai đó biết chỉ dùm với

tigerchem
09-26-2008, 09:03 PM
Các qui tắc giống như các định lý trong toán, lý, nó được rút ra từ thực nghiệm và chứng minh thực tế, ta theo đó mà áp dụng thôi, chỉ cần hiểu là được chứ đâu cần nói ít hay nhiều, ứng dụng của nó ở bậc phổ thông chỉ là giải bài tập, hiểu lý thuyết chứ không ứng dụng trong cuộc sống! Ứng dụng cuộc sống là những sản phẩm của công nghệ chứ không phải qui tắc của lý thuyết .
Thân!

hoanghai2
09-27-2008, 07:24 PM
Biết là thế,(chẳng có gì khó hiểu ở mấy cái quy tắt ấy) nhưng bạn có thể nói thêm gì về nguồn gốc cũng như là về tác giả đã nghĩ ra mấy quy tắc đó không!?.
Thông tin về ông maccopnhicop hay zaisep ấy!. Chứ giáo viên yêu cầu mình tìm các tài liệu về những quy tắc lấy tên các nhà khoa học (như maccopnhicop, hay ai đó...) thì biết tìm ai bây giờ... Chẳng lẽ mấy cái quy tắc này chỉ để giải bài tập trong chương trình phổ thông mà không có ích gì trong thực tế cuộc sống sao?! Chán thật
Nếu vậy thì mình chỉ còn nhờ các bạn cho biết thông tin của ông maccopnhicop và zaispep thôi
Thân

New_P
09-27-2008, 08:30 PM
Biết là thế,(chẳng có gì khó hiểu ở mấy cái quy tắt ấy) nhưng bạn có thể nói thêm gì về nguồn gốc cũng như là về tác giả đã nghĩ ra mấy quy tắc đó không!?.
Thông tin về ông maccopnhicop hay zaisep ấy!. Chứ giáo viên yêu cầu mình tìm các tài liệu về những quy tắc lấy tên các nhà khoa học (như maccopnhicop, hay ai đó...) thì biết tìm ai bây giờ... Chẳng lẽ mấy cái quy tắc này chỉ để giải bài tập trong chương trình phổ thông mà không có ích gì trong thực tế cuộc sống sao?! Chán thật
Nếu vậy thì mình chỉ còn nhờ các bạn cho biết thông tin của ông maccopnhicop và zaispep thôi
Thân
Nè bạn:

http://en.wikipedia.org/wiki/Markovnikov
http://en.wikipedia.org/wiki/Markovnikov%27s_rule
http://en.wikipedia.org/wiki/Alexander_Mikhailovich_Zaitsev
http://en.wikipedia.org/wiki/Zaitsev%27s_Rule

chemno1
09-28-2008, 10:28 AM
từ acetilen, điều chế axit acetilen dicacboxilic..

tigerchem
09-28-2008, 01:17 PM
Hi,
HCCH -> ClCCCl -> NC-CC-CN -> HOOC - CC - COOH
Acetilene --> 1,2-dichloroacetilene --> 1,2-dicyanoacetylen --> 1,2-dicarboxylicacetylene
Thân!

mr_apolo
09-28-2008, 07:35 PM
cho hỏi những este có gốc axit là gốc hydrocacbon khônng no ví dụ: CH2=CH-COOC2H5; CH2=CH-CH2-COOCH3
Thì đọc như thế nào?

tigerchem
09-29-2008, 07:11 AM
Bạn đọc theo danh pháp ester thông thường .
CH2=CH-COOC2H5 : ethyl acrylate hay ethyl pro-2-enoate
CH2=CH-CH2-COOCH3: methyl but-3-enoate
Với đồng phân của chất thứ hai, CH3-CH=CH-COOCH3 thì có đồng phân cis-trans nên bạn phải đọc kèm thêm trong danh pháp .
Ví dụ: methyl (E)-2-butenoate
Thân!

daokieunhi
09-30-2008, 08:43 AM
Xin chào mọi người, mình là thành viên mới, mong mọi người giúp đỡ nhiều.
Mình có một số thắc mắc về phần hiệu ứng điện tử, mong các bạn giải đáp giúp.
Cảm ơn các bạn trước nhen!

Giải thích dùm mình vì sao hiệu ứng -C giảm dần theo dãy sau:
-ClC=O > -CH=O > CH3C=O > OR-C=O > OH-C=O > NH2-C=O

Các bạn dành chút thời gian giải đáp dùm mình nghen, mình thắc mắc lâu rồi mà chẳng tìm được đáp án. Cảm ơn các bạn!:24h_068:

tigerchem
09-30-2008, 09:06 AM
Mình hiểu hiệu ứng -C của bạn là hiệu ứng liên hợp âm (conjugation effect)
Những nhóm gây hiệu ứng -C là nhóm có liên kết đa với nguyên tử có độ âm điện lớn, hoặc nhóm có điện tích 1+ với opitan p trống .
Muốn có hiệu ứng liên hợp thì các nguyên tử tham gia hệ phải đồng phẳng, để các obitan p hoặc pi liên hợp với nhau .
Nhóm gây hiệu ứng -C xuất hiện các vị trí "nghèo" e xen kẻ không nghèo e, tác dụng này lan truyền toàn mạch .
Hi vọng giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình .
Thân!

Zero
09-30-2008, 09:42 AM
Em chú ý hơn vào nhóm bổ trợ cho nhóm CO. Ở đây ta sẽ có hai loại nhóm thế
- Nhóm -I mạnh, +C yếu: Đó là các nguyên tử Hal từ chu kỳ 3 trở đi, do các nguyên tố chu kỳ này bán kính lớn nên sự liên hợp n-pi của cặp e không liên kết của chúng với nhóm CO sẽ khó khăn hơn, trong nhiều trường hợp thì -I vượt trội, tăng ảnh hưởng -C của nhóm CO do làm giảm điện tích dương ở C trung tâm ==> -ClCO gây -C mạnh nhất

- Nhóm -I mạnh, +C mạnh: Đó là các nhóm OH, NH2, các nguyên tử O, N có độ âm điện lớn nhưng bán kính nhỏ nên sẽ gây chủ yếu +C đối với nhóm CO làm giảm hoạt tính của nhóm này, khả năng liên hợp tăng từ F > O > N ==> -CONH2 liên hợp tốt hơn COOH, tức là nhóm CONH2 thể hiện -I rất kém (do NH2 liên hợp quá tốt dồn e vào nhóm CO làm giảm mật độ e trên C trung tâm)

* Ở đây có thể giải thích thêm theo kiểu FMO như sau. Các nhóm của em gồm hai hợp phần là -X và nhóm -CO. Sẽ có tương tác chính giữa LUMO của CO và HOMO của X. Khả năng -C càng kém khi năng lượng HOMO giảm, mà năng lượng HOMO giảm khi X là nhóm thế có khả năng sẵn sàng cho ngay cặp e về nhóm CO. Ở đây nhóm NH2 cho tốt hơn OH (lý do tương tự trên) nên HOMO thấp nhất ==> -C kém nhất.
Có thể dựa vào những lý luận ở trên để làm rõ hơn luận điểm này ^^

mOnEy
09-30-2008, 07:54 PM
Cho hợp chất hữu cơ X gồm C,H,O tác dụng với nước tạo 2 hợp chất hữu cơ khác là P và Q . Cho
P + O2 >>> 0.09 mol CO2 + 0.09 mol H2O
Q + O2>>> 0.03mol CO2 + 0.045 mol H2O
X/d CT của M

Em mới học hóa hữu cơ ( lớp 9) ai giúp em với

HoahocPro
10-01-2008, 07:11 PM
Hình như anh đọc nhầm cái thứ 2 rồi, vì bạn ấy viết thì nối đôi ở đầu mạch chứ không phải giữa mạch.
Với lại đây là Box phổ thông, anh nên đọc tên Việt hóa chứ không thì rất nhiều người sẽ không hiểu? Thank.

HoahocPro
10-01-2008, 07:16 PM
Phản ứng 1 diễn ra kiểu gì vậy anh? Mà thế Nuclophin vào Csp liệu có ổn?
Theo em thì thế này:
C2H2 + 2HCHO ---> HOCH2-CC-CH2OH ---PCC---> andehit ---AgNO3/NH3---> axit.

ulun
10-01-2008, 07:35 PM
Cho hợp chất hữu cơ X gồm C,H,O tác dụng với nước tạo 2 hợp chất hữu cơ khác là P và Q . Cho
P + O2 >>> 0.09 mol CO2 + 0.09 mol H2O
Q + O2>>> 0.03mol CO2 + 0.045 mol H2O
X/d CT của M

Em mới học hóa hữu cơ ( lớp 9) ai giúp em với

Bài này thấy wen , nhưng hình như bác cho thíu dữ kiện :D :24h_125:
Bác check hộ em cái :24h_125: tại hình như xài ĐL bảo toàn , phải có V O_2 và m của X

cotto
10-01-2008, 08:35 PM
1:trinh bày phương pháp hóa học để nhân biết các chất sau C6H6;C2H6O;C2H4O2
2:để trung hòa 40ml dd axit A càn vừa đủ 100ml dd NaOH 0,2M cô cạn dd sau phản ưng được 2,2g muối khan
a)viết phương trình dang tổng quát
b)Tính Cm của dd axit Avà tìm CTPT của A (biết A là đồng đẳng của axit axetic)

nếu làm được xin ghi rõ từng bước,:021_002:

Zero
10-01-2008, 10:23 PM
Làm như sau
1) Dùng quỳ tím nhận biết axit axetic (C2H4O2), dùng Na nhận ra etanol (C2H6O), và benzen là chất còn lại
2) A là axit no (do là đồng đẳng của axit axetic) nên ta có phản ứng sau:
RCOOH + NaOH ----> RCOONa + H2O
số mol NaOH = 0,2 x 0,1 = 0,02 mol
Theo phương trình thì số mol NaOH = số mol muối ==> khối lượng muối = 2,2/0,02 = 111
Vậy ta có R + 67 (khối lượng gốc COONa = 67) = 44 ==> R là gốc C3H7
Vậy đáp án là C3H7COOH với CM = 0,02 / 0,04 = 0,5M

tigerchem
10-02-2008, 02:17 PM
Có thể dự đoán X là 1 ester bị thuỷ phân thành rượu và acid.
P có số mol CO2 = số mol H2O ==> có 1 nối đôi trong phân tử .
Q có số mol CO2 < số mol H2O ==> hợp chất no .
Từ đó dự đoán P là acid, Q là rượu .
2KMnO4 --> K2MnO4 + MnO2 + O2
số mol KMnO4 0.27 mol ==> số mol O2 = 0.135 mol = 0.27 mol O
Đốt cháy P, Q (X cộng 1 H2O) tạo 0.12 mol CO2, 0.135 mol H2O ==> 0.375 mol O ==> 0.105 mol O trong P,Q.
CxHyOz ==> C8H18O7 ==> X là C8H16O6 ==> C4H8O3
P có số C : số H = 1:2, Q có số C : số H = 1:3
P: CH3COOH
Q: C2H5OH
Thân !
(bài này mà cho lớp 9 thì đúng là "xương" thật! ^^)

vantam
10-10-2008, 08:09 AM
mọi người có thể xem giúp mình bài này với: điều chế i sopentan từ metyl isopropyl xeton : CH3COCH(CH3)2. với 3 cách khác nhau nha:welcome (:welcome (:welcome (

tigerchem
10-10-2008, 02:54 PM
Bạn thực hiện phản ứng hoàn nguyên nhóm carbonil thành metilen bằng phương pháp Clemmensen (Zn-Hg, HCl đặc) hay Wolff-Kíhner (NH2NH2 = hydrazin, KOH trong alcol hoặc DMSO).
Nếu ở phổ thông thì hydrohen hóa thành rượu, khử nước thành alken rồi hydrogen hóa lần nữa .
Thân!

tigerchem
10-10-2008, 04:15 PM
Hi,
2 chất bạn apolo đưa ra mình đã đọc hết danh pháp rồi (nối đôi đầu mạch), còn chất thứ hai, ý mình ám chỉ là đồng phân, Với đồng phân của chất thứ hai, CH3-CH=CH-COOCH3 mình đưa ra thêm vì bạn ấy hỏi este có gốc axit là gốc hydrocacbon khônng no nên phải chú ý thêm đồng phân hình học khi gọi tên .
Với lại đây là Box phổ thông, anh nên đọc tên Việt hóa chứ không thì rất nhiều người sẽ không hiểu Về lưu ý của Hoahocpro mình sẽ chú ý cho những bài viết sau .
Thân!

vantam
10-11-2008, 05:46 PM
làm phiền bạn có thể viết phản ứng bằng phương pháp wolff-kihner giúp mình được không. thank!

tigerchem
10-11-2008, 06:23 PM
Sự khử Wolff - Kishner khử ceton hay aldehid thành alkan
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/52/Wolff-Kishner_Reduction_Scheme.png
Phương pháp nguyên thủy là người ta đun hydrazone (chất trong ngoặc vuông) với natri ethoxid C2H5ONa (chất này có được bằng cách cho natri kim loại phản ứng với ethanol) trong 1 bình đậy kín và đun tới 200oC. Một số bazo khác cũng có thể được dùng thay thế cho natri ethoxid .
Đây là cơ chế phản ứng được chấp nhận nhiều nhất
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/21/Wolff-Kishner-Huang_Reduction.png
Sự khử Wolff Kishner được cải tiến bởi Huan Minlon (dược sĩ người Trung Quốc) bằng cách đun hợp chất carbonyl (ceton, aldehid) với KOH, hydrazin ngậm nước trong ethylen glycol HOCH2-CH2OH ở 240oC trong phản ứng 1 giai đoạn duy nhất . Phát minh này được Huan thực hiện khi ở Mỹ .
Ngày nay người ta còn cải tiến thêm bước nữa bằng cách thay ethylen glycol bằng dimethyl sulfoxide để giảm nhiệt độ phản ứng xuống gần nhiệt độ phòng .
Thân!

phuthuynho_kitty
10-12-2008, 07:59 PM
Hèn chi, trong truyện Conan, có 1 đoạn, nhân vật dùng thuốc độc để tự tử, người đó ngất đi, Conan liền lấy sữa đổ vào miệng. Giờ mới hiểu ra, thì ra là vậy?

fushina
10-12-2008, 10:58 PM
Sẵn đây cho mình hỏi trong truyện Conan thì người ta dùng dung dịch luminon để xét gnhiệm vết máu, có phảiđung dịch luminon đó là một hợp chất của AlO2 không, nếu phải thì cơ chế phản ứng của nó với máu là như thế nào.

trathanh
10-13-2008, 08:06 AM
mình không đưa file hình lên cho bạn tham khảo được. ban tự search công thức nhé.
Luminol phản ừng với phức của sắt có trong máu (hexacyanoferat) tạo vết sáng xanh. Conan nhận biết máu dính trong vật chứng bằng cách đó. sẵn nói về luminol, mình chia sẽ với các bạn là những vòng tròn ánh sáng mà là đồ chơi trẻ em cũng dc ứng dung từ phương phap này tùy vào kim loai người ta cho them vào sẽ làm ra những màu sáng khác nhau. chúc bạn vui.

fushina
10-13-2008, 01:26 PM
luminon có phải là hợp chất của AlO2 không bạn, tại mình thấy gốc này tên là alumin

trathanh
10-14-2008, 08:42 AM
http://en.wikipedia.org/wiki/Luminol
bạn vào đây xem nhé. tên gốc không phải là alumin như bạn nghĩ.

trathanh
10-14-2008, 09:50 AM
mình không biết cách đưa hình lên. bạn co thể vào google. gõ luminol wiki, khi đó sẽ có công thức cho bạn. good luck!

vantam
10-14-2008, 10:39 AM
Thanks! bác nhiều nhá. sao bác khủng quá vậy biết nhiều ghê. đúng là ban quản trị có khác. sau này nhờ giúp đỡ nhiều

Bo_2Q
10-17-2008, 07:59 PM
Pư cắt mạch điol bằng HIO4 ( Hay H5IO6) chỉ dùng với điol dạng cis phải không nhỉ ? Thế mà trong phần gluxit, em thấy sách cứ xài HIO4 là cắt tất chả quan tâm cis-trans luôn :nghe (

langtu-AQ
10-18-2008, 07:53 AM
Pư cắt mạch điol bằng HIO4 ( Hay H5IO6) chỉ dùng với điol dạng cis phải không nhỉ ? Thế mà trong phần gluxit, em thấy sách cứ xài HIO4 là cắt tất chả quan tâm cis-trans luôn :nghe (
có lẻ người ta không để ý đến cơ chế và hiệu ứng của các nhóm điol

anymous
10-23-2008, 02:37 PM
So sánh nhiệt độ sôi của anilin và phenol, giải thích. Nhờ mọi người giải dùm. Thanks a lot ^^

HoahocPro
10-23-2008, 10:04 PM
HIO4 cắt cis, nhưng lấy gì đảm bảo là trong phản ứng thì gluxit không cho Csp3 quay để tạo cis diol?

tungsten3110
10-23-2008, 11:21 PM
E là hỗn hợp 2 đồng phân mạch thẳng chứa C, H, O và chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng m gam hỗn hợp E với 1,5 ml dung dịch xút 0,2M đến phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng xút dư cần thêm vào hỗn hợp sau phản ứng 120ml dung dịch HCl 0,5M . Sau cô cạn hỗn hợp sau trung hòa thu được 22,7g hỗn hợp 2 muối khan và 11,04g hỗn hợp rượu đơn chức bậc 1 có khối lượng phân tử khác nhau.
a) Xác định CTCT 2 rượu trên
b) Xác định CTCT 2 chất trong E.

Thế là thế nào? mọi người giải đáp giúp em với!

tigerchem
10-24-2008, 08:35 AM
E là hợp chất hữu cơ phản ứng với xút dư cho ra rượu và muối thì đó là este .
Theo đề bài thì E gồm 2 este đơn chức, tính số mol axit HCl để biết số mol xút dư, rồi tính được số mol xút phản ứng .
Viết phương trình phản ứng este đơn chức phản ứng với xút ra muối và rượu.
Có khối lượng muối, rượu ta tính được M, từ đó biện luận ra CTPT.
PS: Thể tích dung dịch xút đề cho sai!
Thân!

chemistry2802
10-24-2008, 08:22 PM
Anh chị giúp em bài mấy bài này với, nhanh nhanh lên ah!!!


1
2 ancol Lenalool và nerol có trong tinh dầu hoa hồng.
a) So sánh đặc điểm cấu tạo của chúng.
b) Viết công thức cấu tạo đồng phân cis-trans (nếu có)
c) Viết ptpứ của 2 ancol trên với Br2/CCl4 và với HCl/ZnCl2.


2
Viết ptpứ xảy ra khi:
a) Cho từ từ H2SO4 đặc vào bình chứa ancol propylic ngậm trong H2O lạnh rồi nâng nhiệt độ lên 130*C-180*C
b) Cho khí HCl sục vào Glixerol rồi nâng dần nhiệt độ phản ứng
c) Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 tạo ra kết tủa thêm etylen glicol vào tạo dung dịch xanh lam.


3
Đốt cháy hoàn toàn m(g) amin (A) bằng không khí vừa đủ thu được 17,6(g) CO2 và 12,6(g) H2O, 69,44(l) N2 (đktc). Tìm m(g) và CTCT của amin (A)
:welcome (
:021_002:

Bo_2Q
10-24-2008, 09:22 PM
1/ Linalnool là 3,7-dimethylocta-1,6-dien-3-ol còn nerol là (Z)-3,7-dimethyl-2,6-octadien-1-ol. Cả 2 đều chung CTPT là C10H18O.
Cho chúng pư vớI Br2/CCl4 thì 2 lk đôi pư, còn vớI HCl/ZnCl2 ( thuốc thử Lindar) thì nhóm –OH bị thay bởI nhóm –Cl, đồng thời trong MT axit nên lk đôi cũng bị phá vỡ

2/ Cu(OH)2 có pư tạo phức đặc trưng vớI các rượu đa chức có ít nhất 2 nhóm –OH kề nhau, do đó dung dịch có màu xanh
Gilixerin pư vớI HCl thì thu được 2 đp chứa 1 nhóm –Cl đã thay vào vị trí 1 nhóm –OH. Nhưng khi tăng dần nhiệt độ (đk mạnh hơn) thì sẽ thu được điclohidrin ( 2 đp)
Còn cái ancol propylic thì chắc là đề bài hỏI về pư loạI H2O của rượu tạo ete (ở 130-140 độ) và pư loạI nước tạo anken ở 170-180 độ C ( nhiệt độ này có giá trị khác nhau nhiều khi xét rưọu bậc 1,2,3)

Thế nhé

tungsten3110
10-24-2008, 10:31 PM
Nhưng E là hỗn hợp 2 đồng phân, tức là đây sẽ có 2 este hoặc một este một axit, vậy thì khi cô cạn thì sẽ cho 3 muối chứ không phải 2( vì hai rượu khác CTPT do khối lượng phân tử khác nhau), vậy là thế nào đây? Mong xem lại dùm.