PDA

View Full Version : Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ


Pages : 1 2 3 [4] 5 6 7 8 9 10

bluemonster
11-15-2007, 02:27 AM
mình không biết quỳ tím là chất gì và cơ chế tác dụng của nó ra sao.bạn nào có thể giải thích cho mình không?

Hi niteo4_xp !
Cơ chế tác dụng của quỳ tím phức tạp nhưng đơn giản ! Nhìn chung nó cũng tuân theo qui tắc dịch chuyển cấu hình electron của dye, hoặc biến dạng thành isomer khác của dye.

Phức tạp ở chỗ rất khó nhận biết của dye nào, vì quì tím là hỗn hợp của rất nhiều dye chiết suất từ thiên nhiên.

Bạn có thể tham khảo thêm ở các link sau để hiểu vấn đề:
Quỳ tím:
http://en.wikipedia.org/wiki/Litmus_paper

Chất chỉ thị pH, giới thiệu cơ chế chung:
http://en.wikipedia.org/wiki/PH_indicator

Ví dụ phenolphthalein:
http://en.wikipedia.org/wiki/Phenolphthalein

Thân !

Băng Sương
11-15-2007, 04:13 AM
mình đang cần tìm các bài tập xác định cấu trúc của các tecpen và dẫn xuất dựa vào quy tắc isopren.bạn nào có bài tập gửi đến cho mình với nhé. Thanhks!

Tiểu vy
11-15-2007, 08:19 AM
Biểu diễn các đồng phân lập thể của hợp chất có CTCT: C3H4BrCl

clovit
11-19-2007, 01:15 AM
Hợp chất có độ bất bão hòa là 1 => có 1 LK đôi hay vòng no .ĐP lập thể là ĐP cis trans ....

clovit
11-19-2007, 01:23 AM
công thức cộng hưởng của vòng thơm phải thể hiện = hình vẽ mới thấy

Tiểu vy
11-19-2007, 10:47 AM
zậy có bao nhiêu đoòng phân cis, trans

Ken
11-19-2007, 11:57 AM
Bạn có hình ảnh cấu trúc của phân tử "quỳ tím" không? Mình tìm trên google không thấy, ngoài ra mình còn nghe một số người gọi nó là rượu quỳ, nghĩ là nó có nhóm OH?

bluemonster
11-19-2007, 02:36 PM
Bạn có hình ảnh cấu trúc của phân tử "quỳ tím" không? Mình tìm trên google không thấy, ngoài ra mình còn nghe một số người gọi nó là rượu quỳ, nghĩ là nó có nhóm OH?

hix, bạn đọc kĩ bài post của mình ở trên lại đi ! làm gì có phân tử quỳ tím !???

quanghuy_hạnhhoa
11-19-2007, 11:44 PM
em thấy ông thầy bảo là nghiền hoa dâm bụt lấy dung dịch nhúng vào giấy thấy thấm là thành quỳ tím có phải ko ạ !

bluemonster
11-20-2007, 01:30 AM
em thấy ông thầy bảo là nghiền hoa dâm bụt lấy dung dịch nhúng vào giấy thấy thấm là thành quỳ tím có phải ko ạ !

Hi !
Thực nghiệm trên tạo ra một indicator khác, ko phải quì tím !
Thân !

clovit
11-20-2007, 02:08 AM
Hợp chất chỉ có các công thức sau là có ĐP cis , trans (mỗi công thức có 2 ĐP cis trans)
CHCl=CH-CH2Br CHCl=CBr-CH3 CHBr=CH-CH2Cl CHBr=CCl-CH3 CBrCl=CH-CH3
-CHBr-CHCl-CH2-(vòng no xicloankan)
Vậy có tổng cộng 10 ĐP Cis Trans

khanh
11-20-2007, 11:10 PM
Hix, hình như còn đồng phân quang nữa, thêm 2 cái nữa là 12

Naru Segawa
11-20-2007, 11:39 PM
Từ năm ngoái đã thấy bài này trên Olympia. Mày mò mãi mà ko ra . Hôm nay nhìn lại thấy vẫn uất quá :uat: mọi người giúp em bài nì với :
http://img247.imageshack.us/img247/1737/untitleddc4.gif

nhuto
11-21-2007, 06:52 AM
mình tưởng đồng lập thể là cấu trúc trong ko gian chứ

Bo_2Q
11-22-2007, 08:44 AM
mình tưởng đồng lập thể là cấu trúc trong ko gian chứ
Thì nó gồm cả đồng phân quang học mà :noel4 (

clovit
11-25-2007, 03:16 AM
Hix, hình như còn đồng phân quang nữa, thêm 2 cái nữa là 12
Đúng là thiếu 2ĐP quang học của CT CHBrCl-CH=CH2 ... Thanks !!!

Ken
11-25-2007, 11:29 PM
Mình đọc rồi, quỳ là hỗn hợp của các 'dye', nhưng chắc là trong đó cũng phải có một loại nào là chủ yếu chứ nhỉ, và đã là một chất thì nó phải có công thức biểu diễn (như phenolphtalein vậy đó). Sách chỉ nói nó là acid HQ, chuyển màu do dạng base Q- và dạng acid HQ của chúng nên mình mới nghĩ nó có công thức. (nhưng tìm hoài không thấy ^^!)

Bo_2Q
11-26-2007, 01:23 AM
Mình đọc rồi, quỳ là hỗn hợp của các 'dye', nhưng chắc là trong đó cũng phải có một loại nào là chủ yếu chứ nhỉ, và đã là một chất thì nó phải có công thức biểu diễn (như phenolphtalein vậy đó). Sách chỉ nói nó là acid HQ, chuyển màu do dạng base Q- và dạng acid HQ của chúng nên mình mới nghĩ nó có công thức. (nhưng tìm hoài không thấy ^^!)
Người ta ghi thế là đại khái cho ta biết qua thôi chứ có phải CT nó thế đâu.

hellboy0308
11-26-2007, 05:10 AM
cho em hỏi khi cộng HBr vào isopren (cộng 3,4) thì tạo ra những sản phẩm gì và sản phẩm nào là chính?

Ken
11-26-2007, 05:43 AM
Thì công thức nó không phải thế mà người ta chỉ ghi biểu trưng là HQ, vậy mình mới cố tìm công thức thật của nó nè ^~^.

hellboy0308
11-27-2007, 05:44 AM
có bạn nào biết tại sao rượu không no (có OH gắn vào liên kết đôi ) lại chuyển hóa
thành andehit hoặc xeton không ? cám ơn nhiều

HoahocPro
11-28-2007, 06:00 AM
Sao lại chỉ là cộng 3, 4 thôi nhỉ?Cái này cho cộng thì tạo ra CH2=C(CH3)-CHBr-CH3.
Thực tế thì khi cho pứ xảy ra thì luôn có cả sp 1,2 ; 1,4 và 3,4 trong đó hình như 1,2 là nhìu nhất.

HoahocPro
11-28-2007, 06:04 AM
Hic cái này xét theo nhiệt động học thì ta có:
>C=CH-OH có tổng năng lượng lk C=C + C-O + O-H + C-H bé hơn >CH-CH=O có tổng C=O + 2C-H + C-C

hellboy0308
11-29-2007, 06:43 AM
cám ơn bạn nhiều. Vâỵ bạn có biết cách giải thích điều này theo cơ chế không ?

maihoanghac5
11-29-2007, 06:57 AM
cái này bạn coi trong sách đó
coi bộ sách của thầy thái doãn tĩnh đó
đảm bảo có đủ mọi thứ

ngvd
12-04-2007, 04:20 AM
Có thể nhận biết Glixêrin và Axit axêtic bằng Cu(OH)2 được không ?

Nhắc nhở thành viên: Lưu ý đặt tên đúng chủ đề ! post đúng box ! Nếu tái phạm bài viết sẽ bị del ko lý do ! Bluemonster

napoleon9
12-04-2007, 04:58 AM
mình nghĩ có thể nhận glyxerin bằng Cu(OH)2. mà cho hỏi mà bạn dùng thuốc thử Felbling hả gì vậy? nếu là Cu(OH)2 kết tủa thì có thể nhận bằng acid acetic, còn nếu thuốc thử Felbling thì mình nghĩ ko nhận được bằng acid acetic.
thân

Ken
12-04-2007, 06:13 AM
Mình biết glixerin tác dụng được với KMnO4.
Không biết CH3COOH có tác dụng được không nhỉ (mình nghĩ là có).
Còn phân biệt hai chất trên bằng Cu(OH)2 thì có thể là được. (Cu(OH)2 có tác dụng CH3COOH cho muối axetat không nhỉ? và muối này liệu có kết tủa? Kết tủa đó có xanh như kết tủa của đồng glixerat?)

tigerchem
12-04-2007, 10:09 AM
phức đồng (II) với glycerine có màu xanh thẫm còn dung dịch muối đồng (II) acetate có màu xanh dương khác nhau nên có thể nhận 2 chất này bằng Cu(OH)2.

minhtruc
12-04-2007, 09:44 PM
Mấy bạn trả lời trật lất cho phần nhận biết acid acetic vì muối Cu(II) nào mà chẳng có màu xanh dương đâu có riêng gì Cu(II) acetat (trừ CuCl2 màu lục). Nhận biết ra acid acetic bằng cách tạo ester mùi dầu chuối với alcol amylic, hoặc nhận ra mùi của giấm qua phản ứng đun nóng dung dịch với acid sulfuric đặc.
acid acetic cũng như một số chất hữu cơ khác bị KMnO4 oixid hóa, làm mất màu dung dịch KMnO4, nên không thể dùng cách này để nhận biết.

dye
12-04-2007, 10:47 PM
Mấy bạn trả lời trật lất cho phần nhận biết acid acetic vì muối Cu(II) nào mà chẳng có màu xanh dương đâu có riêng gì Cu(II) acetat (trừ CuCl2 màu lục). Nhận biết ra acid acetic bằng cách tạo ester mùi dầu chuối với alcol amylic, hoặc nhận ra mùi của giấm qua phản ứng đun nóng dung dịch với acid sulfuric đặc.
acid acetic cũng như một số chất hữu cơ khác bị KMnO4 oixid hóa, làm mất màu dung dịch KMnO4, nên không thể dùng cách này để nhận biết.
Nhưng đề bài là nhận biết acid acetic và glyxerin mà bạn, đúng như Tiger nói, dd Glyxerin trong Cu(OH)2 có màu xanh thẩm khác với màu xanh dương của Cu+2 trong dd acid axetic vậy là nhận biêt được thôi.
Tiện đây mình hỏi 1 câu. là khi mình trộn NaNO2 (ko màu) CuSO4.5H2O xanh dương vào nhau. cho ít nước thì dd chuyển sang màu xanh mạ (xanh lá) tại sao vậy, chắc nó giống màu CuCl2 như Minhtruc nói/

chemlife90
12-13-2007, 11:44 AM
Cùng chủ đề nhận biết, các bác cho em hỏi:
Khi em làm thí nghiệm cho dung dịch glucose và fructose tác dụng với thuốc thử Fehling, thấy rằng fructose rất nhanh chóng chuyển sang màu xanh- vàng cuối cùng là đỏ nâu, còn glucose ở màu vàng khá lâu mới chuyển sang đỏ(hiện tương như fructose). Em biết có quá trình chuyển từ fructose sang glucose(và mannose) trong môi trường kiềm nhưng nếu như vậy thì glucose phải phản ứng nhanh hơn chứ. Em học Hóa khá kém nên không biết giải thích thế nào, mong các bác chỉ giúp. Cám ơn các bác rất nhiều.
To ngvd :rất xin lỗi vì đã hỏi linh tinh nhưng mong bác thông cảm. :noel2 (

minhtruc
12-13-2007, 11:16 PM
Nhưng đề bài là nhận biết acid acetic và glyxerin mà bạn, đúng như Tiger nói, dd Glyxerin trong Cu(OH)2 có màu xanh thẩm khác với màu xanh dương của Cu+2 trong dd acid axetic vậy là nhận biêt được thôi.
Tiện đây mình hỏi 1 câu. là khi mình trộn NaNO2 (ko màu) CuSO4.5H2O xanh dương vào nhau. cho ít nước thì dd chuyển sang màu xanh mạ (xanh lá) tại sao vậy, chắc nó giống màu CuCl2 như Minhtruc nói/
Nếu thế thì các cậu phải nói là phân biệt hai loại hóa chất đã mất nhãn. Chứ nếu hiểu bài toán nhận biết mà làm như thế thì người ta cười chết. Mà nếu là phân biệt thì chỉ cần nghe mùi thôi cũng biết đâu là acid acetic đâu là glycerin rồi. Đây cũng là một nhầm lẫn trong cách nói của chương trình hóa học phổ thông, gây ra những sự hiểu nhầm giữa bản chất của phản ứng nhận biết và phản ứng phân biệt. Vì các bài toán này cứ nói: "bằng hóa chất và thuốc thử thích hợp hãy nhận biết các hóa chất...." Thực ra nhận biết là cách thức thực hiện những phản ứng hóa học với những thuốc thử đặc hiệu chỉ cho phản ứng đặc trưng với chất cần nhận biết và dựa vào phản ứng đặc hiệu đó ta sẽ biết được chất đó là chất gì. Lấy ví dụ như thế này: Một lọ hóa chất không biết tên, không biết trong đó chứa chất gì. Nếu cho vài giọt dung dịch Pb2+ vào, nếu thấy kết tủa lấp lánh ánh vàng thì có thể kết luận trong lọ dung dịch đó có chứa I- vì kết tủa PbI2 màu vảy vàng không lẫn vào đâu được. Một ví dụ khác: Một lọ hóa chất không biết tên là gì, nếu cho KMnO4 vào làm mất màu tím thì không thể kết luận được trong lọ đó có chứa chất gì. Nếu giữa hai lọ hóa chất không màu đều mất nhãn, nhưng ta biết chắc chắn trong đó một lọ chứa dung dịch FeSO4, một lọ chứa dung dịch Ca(NO3)2. Nếu ta cho dung dịch KMnO4 vào, lọ nào làm mất màu KMnO4 thì có thể kết luận đó là lọ chứa FeSO4, lọ còn lại không cho hiện tượng gì là lọ Ca(NO3)2. Đó là nội dung bài toán nhận phân biệt. Nhưng thôi, các bạn học hóa ở bậc phổ thông thì cứ tạm thời chấp nhận dùng từ "nhận biết" cho bài toán phân biệt nhá, sau này có dịp học hóa học ở bậc đại học, mình hiểu lại cũng được. :ho (

dye
12-14-2007, 01:06 PM
Mấy bạn trả lời trật lất cho phần nhận biết acid acetic vì muối Cu(II) nào mà chẳng có màu xanh dương đâu có riêng gì Cu(II) acetat (trừ CuCl2 màu lục). Nhận biết ra acid acetic bằng cách tạo ester mùi dầu chuối với alcol amylic, hoặc nhận ra mùi của giấm qua phản ứng đun nóng dung dịch với acid sulfuric đặc.
acid acetic cũng như một số chất hữu cơ khác bị KMnO4 oixid hóa, làm mất màu dung dịch KMnO4, nên không thể dùng cách này để nhận biết.
Cảm ơn MinhTruc đã làm rõ khái niệm về "phân biệt và "nhận biết" mà chắc chắn nhiều bạn còn chưa rõ,
vậy khái niệm nhận biết một chất nguyên chất mà mình chưa có 1 thông tin gì về nó quả thật là không dễ chút nào,
Tuy nhiên bạn dùng phản ứng este hóa bằng rượu amylic cho sp có mùi thơm dầu chuối để khẳng đị đấy là acid acetic thì cũng ko ổn chút nào, nếu nó là dẫn xuất của acid acetic hay chẳng may nó là este của CD3COOD thì cũng có mùi dầu chuối y chan vậy,vậy nên theo suy nghĩ ấy để khái niệm "nhận biết" một chất nguyên chất quả thật là ko đon giản, ngay cả khái niệm cấp Đại Học.
Vậy nên chủ yếu ở cấp học phổ thông thì đúng chỉ là phân biệt hay nếu dùng khái niệm nhận biết thì dùng "nhận biết giữa các chất sau , đâu là A đâu là B" chắc vậy học sinh sẽ rõ ràng và dễ dàng sau này.
Mà trong chương trình mình cũng nhớ là Acid acetic ko làm mất màu dd thuốc tím dù trong môi trường acid, nhưng glycerin thì có. vậy cũng phân biệt 2 thằng này rồi

bommer_champion
12-16-2007, 08:29 PM
thế còn hex-1 3 5 trien cộng Br2 thì sao

HoahocPro
12-17-2007, 12:29 AM
thế còn hex-1 3 5 trien cộng Br2 thì sao
Có thể là cộng 1,2 ; 1,4 và 1,6 nữa trong đó sp 1,6 hình như là chính? :cool (

jerry000
12-18-2007, 02:59 AM
Cho em hỏi, trong dung dịch nước và rượu thì liên kết Hidro nào bền nhất trong bốn loại liên kết. Theo em nghĩ thì liên kết Hidro giữa H của nước và O của C2H5OH là bền nhất (Em thấy trong đa số sách đều đề cập như vậy). Nhưng mà nếu thực sự như vậy thì làm sao có thể thực hiện chưng cất phân đoạn để tách riêng rượu và nước (ứng dụng trong nấu rượu) vì sẽ không thể tách ra rượu nguyên chất được. Ai có khả năng giải quyết nhanh giùm em với.

Ken
12-18-2007, 09:30 AM
Chưng cất là dựa vào nhiệt độ sôi của rượu (khoảng đâu ~70 hay 80 độ C) để tách riêng nó ra, sau đó làm lạnh để có rượu nguyên chất. Nhưng mình nhớ hình như người ta còn dùng thêm cái gì để hút ẩm nữa (nếu nhớ không nhầm là CaCl2 khan), vì trong hơi rượu đó vẫn còn lẫn một lượng ít hơi nước.

HoahocPro
12-18-2007, 11:59 PM
Ko thể tách rượu nguyên chất bằng chưng cất đc, vì tại 1 nhiệt độ nào đó thì rượu và nước sẽ tạo hỗn hợp đẳng phí.Phải dùng chất hút ẩm như Ken đã nói.

bluemonster
12-19-2007, 06:36 PM
Ko thể tách rượu nguyên chất bằng chưng cất đc, vì tại 1 nhiệt độ nào đó thì rượu và nước sẽ tạo hỗn hợp đẳng phí.Phải dùng chất hút ẩm như Ken đã nói.

Chỉ tách tối đa 96.5% rượu, tham khảo tài liệu sau, khá hay !

http://www.chemguide.co.uk/physical/phaseeqia/nonideal.html#top

Thân !

Lu_Qui_Doi
12-21-2007, 04:58 AM
mình xin hỏi: vì sao rượu đế vẫn dùng để ngâm thuốc trong thời gian dài được trong khi vodka Hà Nội chỉ 2 tuần sau khi mở nắp đã bắt đầu có hiện tượng lên men chua?

khoanp
12-22-2007, 09:24 AM
Chỉ tách tối đa 96.5% rượu, tham khảo tài liệu sau, khá hay !

http://www.chemguide.co.uk/physical/phaseeqia/nonideal.html#top

Thân !

Hình như tách được tối đa đến 99.5% lận mà :cuoimim (
tui thấy trong phòng TTHLHC2 có bình cồn tuyệt đối 99.5 độ đó :cuoi (
:noel2 ( :noel2 ( :noel2 ( :noel2 ( :noel2 ( :noel2 ( :noel2 ( :noel2 ( :noel2 ( :noel2 (

HoahocPro
12-23-2007, 05:53 AM
Anh ơi có bình cồn 99.5% nhưng có chắc chắn là cồn tách từ dd rượ trong nước bằng chưng cất ko? Nhỡ là phương pháp khác thì sao ạ?

langtuvodanh
12-24-2007, 04:30 AM
Không fải 3 sp mà là 4 sp, còn có sp đối xứng cộng 3,4 nữa nhưng chiếm thành phần ít

bommer_champion
12-25-2007, 01:30 AM
cho hoi màu của p- nitrophenol có khác màu của đồng phân m ko why
2 cho hoi OH tham ja lk H nội pt có tạo phức với Fe3+ko
(OH trong phenol í
làm thế nào bít được hệ đệm chống lại sự kiềm hóa hay axit hóa tốt hơn
các số liệu có đủ :cuoi (
hì hì sai tí

bicycle2007
12-25-2007, 01:34 AM
bi nghĩ là khác đó. Ở vị trí p mạch liên hợp dài hơn nên màu phải dịch về phía đỏ nhiều hơn? Câu 2 BC viết đọc hổng được?

HoahocPro
12-25-2007, 05:33 AM
cho hoi màu của p- nitrobenzen có khác màu của đồng phân m ko why
2 cho hoi OH tham ja lk H nội pt có tạo phức với Fe3+ko
(OH trong phenol í
làm thế nào bít được hệ đệm chống lại sự kiềm hóa hay axit hóa tốt hơn
các số liệu có đủ :cuoi (
Câu 1 : 2 cái nì có màu đâu nhỉ?
Câu2 : có chứ sao ko, phức vòng càng hơi bền đó, lk H chả ăn nhằm gì
Câu3 : tuỳ từng TH mà tính chứ, hỏi thế thì = hỏi chúa! :batthan (

tieulytamhoan
12-25-2007, 10:28 AM
Câu 1: hình như bạn bommer_champion viết thiếu thiếu cái gì đó ở sau cụm từ "p-nitrobenzen" thì phải?! Mình chỉ nghe nitrobenzen thôi àh. Bạn check lại nhé! Nitrobenzen thì ko màu. http://en.wikipedia.org/wiki/Nitrobenzene

Câu 2: mình xin mạn phép bổ sung hoahocpro nhé: phức chelate bền với vòng 5 thôi (vì yếu tố lập thể).

Câu 3: có 2 loại hệ đệm (đệm acid: CH3COOH / CH3COONa; đệm base: NH3.H2O/ NH4Cl) và sự chống lại việc thay đổi pH dung dịch càng tốt khi đệm năng (khả năng duy trì pH của dung dịch) càng lớn. Bạn tự suy ra trong trường hợp của bản thân nhé bommer_champion.
Thân!

luonghung
12-30-2007, 09:31 AM
cho tui hỏi có công thức nào để tính số đồng phân của các hidrocacbon không? và
làm thế nào để để biết có bao nhiêu đồng phân của một chất



thank!!!!!!!!


trả lời sớm giùm tôi

SweetLoveFC
01-06-2008, 06:17 AM
Giúp em với các bác!!! Em hok bít chỗ này:
*Nếu mình có ankađien mạch hở, và mình dùng dư tác nhân không đối xứng (VD: HBr) với tỉ lệ là 1:2 thì nó có phản ứng cộng vào liên kết đôi như thế nào? Mong các bác chỉ bảo em!
Lấy cho em một số VD được ko? Em cảm ơn các bác nhìu?

khanh
01-06-2008, 08:16 AM
Nếu mà 1:2 thì nó cộng hết vào 2 cái nối đôi luôn, tuân theo Markovnikov

HoahocPro
01-08-2008, 06:00 AM
Hic, em có bài này mong các bác giải giúp:
Thế Cl2/as vào CH2Cl-CH2-CH2-CH3 thì tỉ lệ thế vào C3 là cao nhất, C1 là thấp nhất.Giải thích?
Tính bền của gốc tự do phụ thuộc vào bản chất nhóm thế như thế nào?

HoahocPro
01-08-2008, 06:10 AM
Ai có thể tổng hợp giúp em đc ko:
Tổng hợp papaverin từ 3,4-(CH3O)2-C6H3-CH2Cl
bài này em đánh 1 lần rùi ko ai giải cả, mong các bác trợ giúp!

Mikhail_Kalashnikov
01-08-2008, 06:38 AM
Ai có thể tổng hợp giúp em đc ko:
Tổng hợp papaverin từ 3,4-(CH3O)2-C6H3-CH2Cl
bài này em đánh 1 lần rùi ko ai giải cả, mong các bác trợ giúp!
tưởng chú đố :biggrin:
chất ban đầu theo 2 hướng:
1/ cho td với CN- sau đó khử H2-Ni cho amin tăng 1 cacbon
2/cũng cho td với CN- thủy phân H3O+ sau đó cho td với SOCl2
cho 2 cái td với nhau tạo amit
cho amit này td với POCl3, P2O5, hay PCl3 cũng được, đóng vòng
đun với Pd, thơm hóa

napoleon9
01-08-2008, 06:39 AM
sự thế này theo cơ chế gốc tự do.
gốc tự do có bậc càng cao thì càng bền, và còn do ảnh hưởng của nhóm thế ( rút hay đẩy điện tử nữa)
- nhóm đẩy điện tử hoặc cộng hưởng làm bền gốc tự do.
bài trên do Cl là nhóm rút điện tử ( hư cảm) nên sẽ làm lan truyền theo liên kêt sigma làm cho C2 kém bền hơn ở C3, hiệu ứng cảm càng giảm theo chiều dài mạch carbon.
có gì thảo luận nha !

tigerchem
01-08-2008, 07:14 AM
Qui trình điều chế sử dụng phản ứng Bischler-Napieralski.

Tài liệu tham khảo

In the Bischler-Napieralski reaction an β-phenylethylamine is acylated and cyclodehydrated by a Lewis acid, such as phosphoryl chloride or phosphorus pentoxide. The resulting 1-substituted-3,4-dihydroisoquinoline can then be dehydrogenated using palladium. The following Bischler-Napieralski reaction produces papaverine.

Link:
http://www.answers.com/topic/isoquinoline?cat=technology
http://www.answers.com/topic/bischler-napieralski-reaction
http://en.wikipedia.org/wiki/Papaverine

SweetLoveFC
01-08-2008, 08:08 AM
Cộng vào cả hai nối đôi luôn là sao hả bạn!!! Mình chỉ thắc mắc ngay chỗ đó thôi!!! Mong bạn có thể lấy dùm mình một VD nào đó là phân tử C từ (hex) trở lên không!!! Cộng cho mình xem thử nhen!! Cám ơn bạn nhiều!!![QUOTE]

tigerchem
01-08-2008, 02:07 PM
Dien có 3 loại, loại -C=C=C- (dien kế cận, alen, cumulen), loại -C=C-C=C-( dien tiếp cách, butadien), loại -C=C-C-C=C- (dien cô lập, xem như alken).

Ở đây ta chỉ xét dien tiếp cách với ví dụ 2,4-hexadien.

Khi phản ứng với tác nhân phi đối xứng như HBr có tạo thành carbocation (phản ứng cộng thân điện tử)

Me-CH=CH-CH=CH-Me + H(+) -> Me-CH2-CH(+)-CH=CH-CH3

thì độ bền của carbocation này rất quan trọng, nó sẽ quyết định sản phẩm cuối cùng. Độ bền này xét trên 2 phương diện là cấu trúc phân tử (làm an định carbocation) và nhiệt độ, xúc tác.

Ở đây ta cũng chỉ xét yếu tố cấu trúc do chỉ khảo sát ở lượng thừa HBr (khảo sát động học chứ không khảo sát nhiệt động học).

Ta thấy proton H(+) có thể gắn vào C2 và C3 của hexadien trên và đều cho ra carbocation nhị cấp, nhưng nếu gắn C2 thì carbocation không bền bằng gắn ở C3 (nhóm ethyl và allyl cho hiệu ứng cảm tốt hơn so với nhóm methyl và 2-butenil).
Như vậy sản phẩm theo qui tắc Marconhicop sẽ là
Me-CH2-CHBr-CH2-CHBr-Me.

tieulytamhoan
01-08-2008, 07:39 PM
Mình nghĩ phân biệt glicerin với acetic acid thì các bạn chỉ cần cho quỳ tím vào là được rồi ko cần dùng đến CưOH)2 mần chi cho rắc rối sinh chuyên. Ở cấp độ phổ thông như vậy là OK.Ý của mình là vậy, có gì sai sót a e bổ sung cho mình với nhé (minhtruc là giảng viên bộ môn hóa phân tích của trường ĐH KHTN đấy! Bạn dye nhớ để xưng hô với thầy cho đúng nhé! Thân!)

minhtruc
01-08-2008, 10:47 PM
Mình nghĩ phân biệt glicerin với acetic acid thì các bạn chỉ cần cho quỳ tím vào là được rồi ko cần dùng đến CưOH)2 mần chi cho rắc rối sinh chuyên. Ở cấp độ phổ thông như vậy là OK.Ý của mình là vậy, có gì sai sót a e bổ sung cho mình với nhé (minhtruc là giảng viên bộ môn hóa phân tích lừng danh của trường ĐH KHTN đấy! Bạn dye nhớ nhé!)
Hix, sửa lại chữ lừng danh dùm đi tieulytamhoan :nghi (

Scooby-Doo
01-09-2008, 12:55 AM
Lưu ý trong phản ứng cộng vào hệ thống nối đôi tiếp cách C=C-C=C (cộng thân điện tử) hoặc C=C-C=O (cộng thân hạch) thường luôn có sự cạnh tranh giữa cộng 1,2 và cộng 1,4, và có ảnh hưởng bởi yếu tố điện tử và yếu tố lập thể. Sản phẩm chính sẽ tùy thuộc vào tác chất (reagent) và chất nền (substrate) theo yếu tố nổi trội.

Ở đây ta chỉ xét phản cộng thân điện tử vào diene tiếp cách (conjugated diene). Việc tiên đoán tỉ lệ sản phẩm cộng là điều hết sức khó khăn, thường phải dựa trên kết quả thực nghiệm mới biết được chính xác tỉ lể sản phẩm nhất là khi cộng hai đương lượng tác nhân bất đối xứng.
http://img146.imageshack.us/img146/5295/cong1214jo3.png

Tuy nhiên, chúng ta có thể tiên đoán được sản phẩm chính và sản phẩm phụ dựa trên độ bền của carbocation trung gian. Sản phẩm chính sẽ sinh ra từ carbocation bền nhất và nếu cản trở lập thể cho việc cộng tác nhân thân hạch vào carbocation là không đáng kể.
http://img186.imageshack.us/img186/3428/additionproductsmj3.png

Ngoài ra, Scooby-Doo cũng muốn lưu ý rằng: Trong thực tế phòng TN, nếu phải điều chế lượng lớn (vài gram hoặc hơn nữa) sản phẩm cộng HBr theo anti Markovnikov thì bạn sẽ không thể nào dùng được xúc tác peroxide ROOR và HBr (phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc tự do). Điều này chỉ thực hiện trên bài học, bài kiểm tra hoặc bài thi mà thôi!!! Vì quy tắc Kharasch (Morris Selig Kharasch 1895-1957) chỉ xảy ra với lượng tác chất phản ứng rất nhỏ cho khảo sát Hóa Lý.

Với lượng lớn HBr và alkene dù có ROOR, sản phẩm cộng chính sẽ vẫn theo quy tắc Markovnikov. Vậy làm thế nào để điều chế sản phẩm cộng HBr anti-Markovnikov? Trước tiên alkene R-CH=CH2 sẽ được chuyển thành alcohol R-CH2-CH2OH (anti-Markovnikov) bằng phản ứng với các hợp chất borane. Sau đó R-CH2CH2OH chuyển hóa thành R-CH2CH2Br với PBr3,…

HoahocPro
01-09-2008, 03:50 AM
Ủa em tưởng là hiệu ứng I ko ảnh hưởng gì đến gốc tự do chứ, như thế Cl2 vào CH4 thì đều có tạo ra CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3 và cả CCl4?

HoahocPro
01-09-2008, 04:36 AM
Cái bài papaverin này trong đề thi vòng 2 Huế năm 2007(khó thía ko biết ai làm đc!) :liduc (
Tiếp bài nữa: Tổng hợp 1,3,5-trihiđroxi benzen từ benzen?Chất này có thể thu đc với hiệu suất cao đc ko? :ngu (

tigerchem
01-09-2008, 07:54 AM
Tài liệu tham khảo
http://en.wikipedia.org/wiki/Phloroglucinol
Về hiệu suất thì thấy qui trình 3 bước này cho hiệu suất thấp, nhất là trinitrobenzene nhưng được kết luận là "very large scale", nghĩa là hiệu suất chắc cũng khả quan, trong khi biosyntheseshas been reported, although their yields are very low. Bio đã bó tay thì khó cải thiện tốt hơn.
Các bro có ý kiến thêm...

tieulytamhoan
01-09-2008, 07:48 PM
Vâng ạ. Em sửa ngay đây thầy ạ. hì hì....

HoahocPro
01-10-2008, 08:53 AM
Em nghĩ là tổng hợp thế này khó lém, em có cách khác ko biết đc ko:
C6H6 ----> C6H5NO2 -----> C6H5NH2 -----> C6H2NH2(NO2)3 ----> C6H3(NO2) -----> C6H3(NH2)3 -----> C6H3(OH)3
Với lại cái hợp chất này bị đồng phân hoá qua dạng trixeto bền hơn nên em sợ hiệu suất ko cao lắm!
Mong mọi thêm ý kiến.

leductan
01-10-2008, 09:24 PM
tôi đang cần một số đề tài liên quan đến Anken và Ankin , ai có tài liệu nào tốt thì làm ơn gửi cho tui để tui ngiên cưu.Rất cảm ơn

Bluemonster: Mong bạn lần sau có thể post bài đúng box, topic này hoặc để trong box "Lý thuyết căng bản" của phổ thông, hoặc để trong "Tài liệu hữu cơ", chứ ai lại để trong "kiến thức vô cơ" bao giờ !
Mong bạn hợp tác !

khanh
01-10-2008, 11:27 PM
Em nghĩ là tổng hợp thế này khó lém, em có cách khác ko biết đc ko:
C6H6 ----> C6H5NO2 -----> C6H5NH2 -----> C6H2NH2(NO2)3 ----> C6H3(NO2) -----> C6H3(NH2)3 -----> C6H3(OH)3
Với lại cái hợp chất này bị đồng phân hoá qua dạng trixeto bền hơn nên em sợ hiệu suất ko cao lắm!
Mong mọi thêm ý kiến.
Ủa, thế cái bước đưa nitro vào nhân chả nhẽ nó kô oxh -NH2

chocolatenoir
01-12-2008, 08:16 AM
Các bài toán phổ thông mang tính rèn luyện lý thuyết là chính. Cũng do tính chất ra đề bài như vậy nên đôi khi các đề bài rất "xa rời thực tế" và hơi buồn cười. Trong thực tế (nếu giả sử thực sự có 2 lọ mất nhãn như vậy trong phòng thí nghiệm và ta biết chắc chỉ là hai chất đó) thì trước khi dùng đến Hóa học ta có thể dựa vào:

* Mùi là biết ngay vì axit acetic mùi giấm đặc trưng và cả dạng lỏng nguyên chất lẫn dạng dung dịch nước đều bay hơi rất mạnh (giấm mua ngoài chợ có nồng độ axit acetic khoảng 6%)

* Độ nhớt của glycerine cao nên chất lỏng hay dung dịch glycerine rất sánh so với axit acetic dù cả hai đều không màu

* Vị: glycerine ngọt nhẹ còn axit acetic chua. Cả hai đều là chất ăn được nên chỉ cần nếm thử là xong. Nếu sợ thì các bạn lấy 1 giọt cho vào nước khuấy lên...

Bla bla bla

Đó là cách 1 nhà Hóa học sẽ làm trong phòng thí nghiệm chứ không phải dùn hóa chất này nọ. Còn nếu thực sự cả hai lọ đều mất nhãn và cũng không biết chúng là cái gì thì người ta thường đem đổ bỏ đi.

Trong cuộc sống bài toán cần giải đơn giản và dễ hiểu (tiết kiệm chi phí nhất có thể )

Có câu chuyện là « để giải bài tóan thấm ướt mực nhằm mục đích để các phi hành gia có thể viết đuợc bút mực trong môi trường vũ trụ không trọng lượng NASA đã bỏ vô cùng nhiều công sức nghiên cứu. Cuối cùng họ cũng thành công và đưa vào áp dụng. Cho đến 1 ngày các nhà du hành MỸ gặp các nhà du hành Nga trên trạm quỹ đạo và thấy các nhà du hành Nga đang viết bằng … bút chì.

linsaylinh
01-14-2008, 12:43 AM
Các anh cho em hỏi chút: Ở hiệu ứng liên hợp dươg, Ngtử gây hiệu ứng liên hợp bằng cách dịch chuyển e về phía nối đôi, Vậy e chuyển dịch như thế nào ạh?
Còn Ví dụ như trong liên kết C= NH thì sao dấu mũi tên chỉ hiệu ứng lại lệch về NH mà ko lệch về C?

HoahocPro
01-14-2008, 05:19 AM
Hiệu ứng +C này theo em có phải là của C=C-X với X là O, Cl ko?Như vậy thì là sự xen phủ của AO không liên kết của nguyên tử đó với 2AO lk pi của nối đôi, chuyển e từ AO đó đến nối đôi thôi.
Vì N âm điện hơn nên phải lệch về N là đúng rồi còn gì!

HoahocPro
01-14-2008, 07:50 AM
Tại sao đã trong số các hợp chất cacbonyl halogenua COX2 thì chỉ điều chế đc COCl2,COF2 và COBr2 mà không có COI2?

longraihoney
01-16-2008, 07:02 AM
COI2 vừa tạo thành thì phân hủy gọy

HoahocPro
01-16-2008, 07:07 AM
Hứ, nói thế nói làm gì, thế sao mấy cái kia không phân hủy?Giải thích rõ ràng và dễ hiểu 1 chút chứ!

longraihoney
01-16-2008, 07:10 AM
do hiệu ứng lập thể, hai thằng I là quá cồng kềnh và hơn nữa lại nằm sát bên nhau, tương tác đẩy của nó đủ sức phá vỡ liên kết vốn đã kém bền của C và I

tamlehung
01-17-2008, 11:16 AM
cho mình hỏi :
làm sao nhìn vào công thức cấu tạo của polime ta có thể biết được polime đó có bền với axit hay bazo hay không? ( để trách nhớ nhiều )

bluemonster
01-17-2008, 12:30 PM
cho mình hỏi :
làm sao nhìn vào công thức cấu tạo của polime ta có thể biết được polime đó có bền với axit hay bazo hay không? ( để trách nhớ nhiều )
Cái này ko còn là kiến thức của polymer nữa, mà đơn thuần là về hữu cơ cơ sở ! Bạn sẽ xem xét cấu trúc của hợp chất hữu cơ đang xét, kèm theo các nhóm chức có bền trong điều kiện acid hay base ko !? Thông thường, acid và base rất thích attack vào những tâm, những liên kết phân cực, để tăng thêm sự phân cực liên kết, làm liên kết dễ đứt ra hơn !

Thế nhé ! Good luck !

HoahocPro
01-18-2008, 04:09 AM
Lâu lắm ko có bài tổng hợp Hữu cơ nào hay nhỉ? Mọi người làm thử bài này nhé:
Điều chế xicloheptatrien từ xiclopentanon.

becon
01-20-2008, 08:55 PM
em mới học về hóa hữu cơ, bài đầu tiên về tên gọi danh pháp.Em thắc mắc 1 điều là sách giáo khoa chỉ cho bảng gọi tên theo số cacbon từ 1-10. Nếu lớn hơn 10 thì mình đọc như thế nào ạ?? Xin mọi người chỉ giáo dùm.

Bo_2Q
01-20-2008, 09:13 PM
em mới học về hóa hữu cơ, bài đầu tiên về tên gọi danh pháp.Em thắc mắc 1 điều là sách giáo khoa chỉ cho bảng gọi tên theo số cacbon từ 1-10. Nếu lớn hơn 10 thì mình đọc như thế nào ạ?? Xin mọi người chỉ giáo dùm.
Chúng ta có thể đánh số mạch Cacbon mà :quyet (
Còn gọi thông thường met , et ,prop...thì có thể giới thiệu thêm với bạn 11 ,12,13 ứng với henđec , dođec , triđec... :nhau ( Còn sau nữa thì gần như ko gặp đâu :phuthuy (
Thân

linsaylinh
01-20-2008, 11:22 PM
Chúng ta có thể đánh số mạch Cacbon mà :quyet (
Còn gọi thông thường met , et ,prop...thì có thể giới thiệu thêm với bạn 11 ,12,13 ứng với henđec , dođec , triđec... :nhau ( Còn sau nữa thì gần như ko gặp đâu :phuthuy (
Thân

Linh mách cho bạn một kiểu học thuộc 10 tên đầu danh pháp nhá (^^) ( Mới học mót được hehe)
Mẹ em phải bón phân hoá học ở ngoài đồng!!!
Chúc bạn học tốt

Scooby-Doo
01-21-2008, 02:20 PM
Tại sao đã trong số các hợp chất cacbonyl halogenua COX2 thì chỉ điều chế đc COCl2,COF2 và COBr2 mà không có COI2?

Tổng hợp carbonyl iodide COI2 là một trong những thách thức của hóa học hiện đại. Mặc dù, I. Barnes, K. H. Becker and J. Starcke,( Chem. Phys. Lett., 1995, 246, 594.) cho rằng COI2 có thể điều chế ở thể khí (gas phase) bằng cách nung CI4 (tetraiodomethane) với oxygen. Tuy nhiên các tác giả khác cho rằng chứng minh sự hình thành của COI2 chỉ dùng phổ hồng ngoại IR là không đủ tin cậy. Cho tới nay vẫn chưa có tác giả nào chứng minh đầy đủ được việc tổng hợp thành công COI2.

Kenneth R. Seddon và cộng sự (J. Chem. Soc., Dalton Trans., 1997, Pages 251–256) đã cố gắng thử nghiệm những phương pháp được dùng để tổng hợp thành công COF2, COCl2 và COBr2 để điều chề COI2 như ở dưới.
Tuy nhiên họ vẫn không thể tổng hợp được COI2 với các phương pháp trên. Sản phẩm sinh ra trong phản ứng (1), (2) và (3) là I2 và CO. Phản ứng (4) hoàn toàn không có biến đổi gì. Tác giả đã lý giải sự thất bại trong tổng hợp COI2 bằng cách tính toán nhiệt động học. Kết quả cho thấy phản ứng (5) tạo ra I2 và CO xảy ra dễ dàng hơn nhiều so với phản ứng (6) hình thành COI2 ở nhiệt độ phòng.

http://img237.imageshack.us/img237/1743/coi2al4.png

Và COI2 là chất rất kém bền ngay cả khi ở - 78 oC. Hằng số phân hủy ước tính của COI2 [phản ứng (7)]vào khoảng 9.2 x e-11

Tại sao COI2 kém bền vẫn chưa được giải thích cụ thể.

Ghi chú: Trong tổng hợp hữu cơ có một cuốn rất hay bằng tiếng Anh nói về những tổng hợp chưa bao giờ thành công. Lâu quá mình tên mất tên cuốn sách đó rồi. Ai biết thì giới thiệu dùm để mọi người cùng đọc.

nanoman
01-22-2008, 04:49 PM
Tổng hợp carbonyl iodide COI2 là một trong những thách thức của hóa học hiện đại. Mặc dù, I. Barnes, K. H. Becker and J. Starcke,( Chem. Phys. Lett., 1995, 246, 594.) cho rằng COI2 có thể điều chế ở thể khí (gas phase) bằng cách nung CI4 (tetraiodomethane) với oxygen. Tuy nhiên các tác giả khác cho rằng chứng minh sự hình thành của COI2 chỉ dùng phổ hồng ngoại IR là không đủ tin cậy. Cho tới nay vẫn chưa có tác giả nào chứng minh đầy đủ được việc tổng hợp thành công COI2.

Kenneth R. Seddon và cộng sự (J. Chem. Soc., Dalton Trans., 1997, Pages 251–256) đã cố gắng thử nghiệm những phương pháp được dùng để tổng hợp thành công COF2, COCl2 và COBr2 để điều chề COI2 như ở dưới.
Tuy nhiên họ vẫn không thể tổng hợp được COI2 với các phương pháp trên. Sản phẩm sinh ra trong phản ứng (1), (2) và (3) là I2 và CO. Phản ứng (4) hoàn toàn không có biến đổi gì. Tác giả đã lý giải sự thất bại trong tổng hợp COI2 bằng cách tính toán nhiệt động học. Kết quả cho thấy phản ứng (5) tạo ra I2 và CO xảy ra dễ dàng hơn nhiều so với phản ứng (6) hình thành COI2 ở nhiệt độ phòng.

http://img237.imageshack.us/img237/1743/coi2al4.png

Và COI2 là chất rất kém bền ngay cả khi ở - 78 oC. Hằng số phân hủy ước tính của COI2 [phản ứng (7)]vào khoảng 9.2 x e-11

Tại sao COI2 kém bền vẫn chưa được giải thích cụ thể.

Ghi chú: Trong tổng hợp hữu cơ có một cuốn rất hay bằng tiếng Anh nói về những tổng hợp chưa bao giờ thành công. Lâu quá mình tên mất tên cuốn sách đó rồi. Ai biết thì giới thiệu dùm để mọi người cùng đọc.
giải thích rùi mà.
1. hai nguyên tử I có kích thước lớn nằm cạnh nhau ----> đẩy nhau ----> làm đứt liên kết vốn đã kém bền (do độ dài liên kết lớn) giữa C và I (theo bạn honey)
2. Năng lượng cần dùng để làm đứt liên kết C-I còn được bù trừ bởi năng lượng sinh ra do sự hình thành I2
3. theo nhiệt động học: delta G = delta H- T delta S
trong đó: delta H < O: hình thành liên kết bền, đứt liên kết yếu ----> tỏa nhiệt
delta S > O: tạo thành khí ----> độ mất trật tự tăng
do đó delta G < O, và cân bằng xảy ra theo chiều tao ra I2

linsaylinh
01-23-2008, 05:15 AM
Ai rảnh làm giùm em bài nài với:
1) Viết phản ứng cộng HBr vào hc có ct: R - CH= CH2
với R lần lượt là CH3, CF3, Cl, COOH
Cho biết trường hợp nào tuân theo Maccopnhicop?TH nào ko?

2) trong Cl- CH= CH2 có hiệu ứng liên hợp thì khi đứt liên kết đôi để tạo Cl - CH+ - CH3 và Cl - CH2 - CH2+ thì hiệu ứng văng luôn hay là vẫn còn ạh?
trong hai chất trên tên nào bền hơn? Giải thích rõ giùm em luôn nhá ^^
Thanks mọi người nhìu

nanoman
01-23-2008, 06:20 AM
Ai rảnh làm giùm em bài nài với:
1) Viết phản ứng cộng HBr vào hc có ct: R - CH= CH2
với R lần lượt là CH3, CF3, Cl, COOH
Cho biết trường hợp nào tuân theo Maccopnhicop?TH nào ko?

2) trong Cl- CH= CH2 có hiệu ứng liên hợp thì khi đứt liên kết đôi để tạo Cl - CH+ - CH3 và Cl - CH2 - CH2+ thì hiệu ứng văng luôn hay là vẫn còn ạh?
trong hai chất trên tên nào bền hơn? Giải thích rõ giùm em luôn nhá ^^
Thanks mọi người nhìu
1) phản ứng cộng HBr vào nối đôi, đồng chỉ phải nói xúc tác chứ: biết xúc tác ----> biết cơ chế (cơ chế cộng gốc hay cộng electrophin) ----> biết sản phẩm
phần còn lại sử dụng hiệu ứng liên hợp, hiệu ứng cảm ứng rồi... tự làm nhé :chaomung
2) Cl-CH+ - CH3 vẫn còn hiệu ứng liên hợp do đó nó bền hơn

linsaylinh
01-23-2008, 10:12 AM
1)
2) Cl-CH+ - CH3 vẫn còn hiệu ứng liên hợp do đó nó bền hơn

Ý anh tức là nếu đứt lk đôi, ko còn hệ liên hợp thì vẫn trong TH này vẫn có hiệu ứng lh ạh?
Trong Cl - CH+ - CH3 có nhóm CH3 đẩy e vào và Cl lại hút e còn cả +C nữa. Nếu vậy thì
-C sẽ mạnh hơn việc Cl hút e ah?

HoahocPro
01-23-2008, 10:17 AM
Ngoài CH3 đẩy e siêu liên hợp ra thì Cl cũng có hiệu ứng liên hợp p-p đấy chứ em! Còn trong Cl-CH2-CH2+ thì Cl chỉ có -I thui.

linsaylinh
01-23-2008, 10:42 AM
Ngoài CH3 đẩy e siêu liên hợp ra thì Cl cũng có hiệu ứng liên hợp p-p đấy chứ em! Còn trong Cl-CH2-CH2+ thì Cl chỉ có -I thui.
em ko phản đối ^^ nhưng em muốn hỏi là cái +C nó mạnh hơn so với việc hút e?

HoahocPro
01-23-2008, 10:44 AM
Anh ko đảm bảo nó có mạnh hơn ko, nhưng mà trong trường hợ này là Cl +C chứ, anh cứ theo đúng câu hỏi là so sánh độ bền 2 chất chứ có cần xét đến 2 hiệu ứng này cái nào mạnh hơn đâu!

linsaylinh
01-23-2008, 10:50 AM
Em ko quan tâm đến bài trên nữa > ^^ H chuyển sang so sánh xem cái nào mạnh hơn ^^
ờ há em nhầm** Hic thêm một cái ngu nữa ack
Cho em hỏi luôn cái nữa, có bao nhiêu cách đọc tên hữu cơ sao mà em thấy SGK đọc khác, tài liệu chuyên đọc khác, oài thầy em đọc khác
Kiểu như CH3 - CH = CH - CH3 trong sách nó đọc But-2-en, tài liệu chuyên là 2-buten
còn thầy em Buten-2 Vậy nên đọc theo cái nào đây?

clovit
01-23-2008, 11:23 AM
1. Cho etylphenylxeton phản ứng với CH3I trong MT kiềm mạnh , người ta cô lập được chất A [C11H14O] Cho biết cơ chế phản ứng , tên và CTCT của A ...
2. A [C6H12N2O2] ko tan trong axit hay bazo loãng , phản ứng HNO2 trong H2O tạo B [C6H10O4] . Đun nóng B dễ dàng mất nước chuyển thành C [C6H8O3]
A phản ứng dd Br2 và NaOH trong nước tạo D [C4H12N2] , D phản ứng HNO2 khi có HCl cho metyletylxeton
XĐ CTCT A,B,C,D . Dùng CT Fisher mô tả các cấu trúc có thể có của A


Huynh nào có TG tiếp dùm đệ 2 CH trên ... Rất cảm ơn !!!!

nanoman
01-23-2008, 01:28 PM
Em ko quan tâm đến bài trên nữa > ^^ H chuyển sang so sánh xem cái nào mạnh hơn ^^
ờ há em nhầm** Hic thêm một cái ngu nữa ack
Cho em hỏi luôn cái nữa, có bao nhiêu cách đọc tên hữu cơ sao mà em thấy SGK đọc khác, tài liệu chuyên đọc khác, oài thầy em đọc khác
Kiểu như CH3 - CH = CH - CH3 trong sách nó đọc But-2-en, tài liệu chuyên là 2-buten
còn thầy em Buten-2 Vậy nên đọc theo cái nào đây?
nếu tài liệu chuyên đọc là 2-buten thì chắc là năm xuất bản cũ rùi, còn thầy em mà gặp cô Thuận thì bị chửi chết :)
But-2-en mới chính xác (thi ĐH thì đọc kiểu gì chắc cũng được, nhưng nếu thi QT thì chắc chắn mất điểm - nếu như có câu hỏi đọc tên :sangkhoai )

linsaylinh
01-24-2008, 11:55 PM
há trong tất cả các bài tập thầy ra cho bọn em ( thầy lấy ở đâu ko rõ) đều theo kiểu Buten-2 ^^
Vậy bây h là theo cải cách hén

tigerchem
01-25-2008, 12:19 AM
Theo IUPAC là but-2-ene, hoặc 2-butene nếu không còn nhóm chức nào khác, còn buten-2 thì chưa thấy vì số định vị lại nằm sau cùng trong khi đáng lẽ phải nằm trước!

thongminh123
01-25-2008, 02:36 AM
:mohoi ( Cho em biết cách xác định đồng phân và số lượng đồng phân của các chất hóa học như thế nào? Cách ghi mạch cacsbon, cách đọc? Em xin cảm ơn :chaomung

thongminh123
01-25-2008, 02:45 AM
Em chưa hiểu rõ cách viết và đọc các HCHC, xác định số lượng và cách viết các đồng phận Giúp em với! :mohoi (

tieulytamhoan
01-25-2008, 03:51 AM
Cái này thì bạn chịu khó đọc trong sách giáo khoa 11; 12, sách giải toán hóa học 11; 12 của thầy Nguyễn Trong Thọ - trường Lê Hồng Phong Tp.HCM....v.v..... và các sách tham khảo viết về chuyên đề hữu cơ dành cho học sinh phổ thông nhé. Chúc bạn học tốt! Thân!

tieulytamhoan
01-25-2008, 04:05 AM
Theo moi được bít thì 1 số các thầy cô dạy phổ thông theo 1 thói quen nào đó vẫn đọc buten-2 chứ ko đọc 2-buten. Năm xưa lúc moi còn học phổ thông cũng từng bị tình trạng như bạn linsaylinh nhưng thi kiểm tra trong trường, thi tốt nghiệp THPT, thi ĐH thì vẫn OK, ko thấy bị bắt bẻ.
Lên trên ĐH được các thầy cô hữu cơ bảo rằng danh pháp dưới phổ thông được học chỉ là danh pháp "made in VN" thui, nếu mang đi quốc tế thì...thua. Theo moi để tránh lãng phí thời gian thì các bạn nên học cách viết danh pháp theo quốc tế ngay từ bi giờ để tránh tình trạng sau này fải delete cái cũ và học lại cái mới uổng lắm! Chúc các bạn học tốt! Thân!

nguyen ngoc huy
01-25-2008, 06:07 AM
Hiệu ứng +C này theo em có phải là của C=C-X với X là O, Cl ko
Cho hỏi chút nhé minhchua thấy chất nào có cấu tạo vậy bạn cho ví dụ được ko

bluemonster
01-25-2008, 08:43 AM
Cho hỏi chút nhé minhchua thấy chất nào có cấu tạo vậy bạn cho ví dụ được ko

Các vinyl ether, và vinyl chloride thoai ! Sao lại khó thấy nhỉ, chẳng lẽ bạn đang spam.
:treoco (

Ken
01-26-2008, 09:14 AM
Mình chỉ biết cách tính đồng phân đối quang thôi: 2^(n-x) +x với n là số carbon bất đối, x là số mặt phẳng đối xứng mà HCHC có. Ngoài ra, đối với các dạng đồng phân khác thì hiện thời chưa có cách tính.
Mình tin là sẽ có công thức, ít nhất cũng cho cách tính đồng phân mạch carbon, vì nó dựa trên những nguyên lí toán học xác định, nhưng khá phức tạp (phải chừa số carbon đầu mạch nhiều hơn số mạch gắn, loại bỏ đối xứng,...) nên hiện thời công thức chưa được tìm ra thôi

HoahocPro
01-27-2008, 11:16 PM
Bài 1 tạm thời là giải đc, bài 2 ko có thời gian thì bác nào giải giúp em với!
A là (CH3)3C-CO-C6H5, tên là tert-butyl phenyl xeton, cơ chế thế SE thì phải.

bommer_champion
01-28-2008, 01:06 AM
Bài 1 tạm thời là giải đc, bài 2 ko có thời gian thì bác nào giải giúp em với!
A là (CH3)3C-CO-C6H5, tên là tert-butyl phenyl xeton, cơ chế thế SE thì phải.
ha ha sai bet cơ chế là Sn2 vì xuất hiên cacbanion pứ với CH3I :chui (

amour de chimie
01-28-2008, 01:44 AM
Bài 1 tạm thời là giải đc, bài 2 ko có thời gian thì bác nào giải giúp em với!
A là (CH3)3C-CO-C6H5, tên là tert-butyl phenyl xeton, cơ chế thế SE thì phải.
bạn có thể nói rõ hơn về phản ứng này được không,vì lý do gì mà nhóm CH3 lại thế được H trong C2H5.
cảm ơn nhé

bommer_champion
01-28-2008, 01:52 AM
có bạn nào bít về cái pứ nhận chức gluco bàng K4[Fe(CN)6] ko cho mình bít

à có cái rất hay
tại sao lk O-O trong H2O2 dài hơn rất nhiêu so với O2F2
giải thích lk (NO)2 dime ấy mà
có bao MO liên kết và phản lkết trong piron(dị vòng 5 cạnh 1 dị tử N) nhớ là chỉ xét MO do các AO p tổ hợp lên

amour de chimie
01-28-2008, 02:01 AM
1. Cho etylphenylxeton phản ứng với CH3I trong MT kiềm mạnh , người ta cô lập được chất A [C11H14O] Cho biết cơ chế phản ứng , tên và CTCT của A ...
2. A [C6H12N2O2] ko tan trong axit hay bazo loãng , phản ứng HNO2 trong H2O tạo B [C6H10O4] . Đun nóng B dễ dàng mất nước chuyển thành C [C6H8O3]
A phản ứng dd Br2 và NaOH trong nước tạo D [C4H12N2] , D phản ứng HNO2 khi có HCl cho metyletylxeton
XĐ CTCT A,B,C,D . Dùng CT Fisher mô tả các cấu trúc có thể có của A


Huynh nào có TG tiếp dùm đệ 2 CH trên ... Rất cảm ơn !!!!
bài 2 ,chất A là 2,3 điamit butan
chất B là axit maleic,C là anhidrit của nó
(mình xem qua mấy đề thi olympic,hì)
ah, nhân tiện đây hỏi các huynh luôn, tại sao axit maleic(trans-2,3-đi cacbonxilic butan) lại có khả năng mất nước , còn dạng cis (axit fumaric) lại không thể ?đệ không có tài liệu j cả, giúp đệ với nhé

bommer_champion
01-29-2008, 01:26 AM
bạn có thể nói rõ hơn về phản ứng này được không,vì lý do gì mà nhóm CH3 lại thế được H trong C2H5.
cảm ơn nhé
à do H gan nhóm c=o co thính axit vi vay trong kiem tạo anion gây pứ Sn2 :ungho (

bommer_champion
01-29-2008, 01:29 AM
bài 2 ,chất A là 2,3 điamit butan
chất B là axit maleic,C là anhidrit của nó
(mình xem qua mấy đề thi olympic,hì)
ah, nhân tiện đây hỏi các huynh luôn, tại sao axit maleic(trans-2,3-đi cacbonxilic butan) lại có khả năng mất nước , còn dạng cis (axit fumaric) lại không thể ?đệ không có tài liệu j cả, giúp đệ với nhé
wá trình tách H2O là sự An(cộng nucleophin) vào nhóm C=O của COOH do dó chỉ có chất có cấu hình ko jan thuẩn lợi mới pu :nghimat (

amour de chimie
01-29-2008, 05:15 AM
oh, cảm ơn bạn nhé,mình cũng có biết về độ linh động của các hidro alpha,nhưng không được biết về phản ứng thế với CH3I
theo mình nghĩ trong môi trường kiềm , phản ứng cộng electrophin ở nhóm C=O sảy ra dễ dàng hơn

HoahocPro
01-29-2008, 11:51 PM
À, thằng ku bommer, cái hợp chất O2F2 kia thì nó chuyển qua dạng như thế nào mày biết rồi, nhưng phải lấy 2-0,25 = 1,75 nên lk gần như ko đổi, hiểu chưa.Mày lại lấy 1+0,25 thì làm sao đúng được!

tuvithu
01-30-2008, 10:56 AM
hic. em ko giỏi tiếng anh. nên tài liệu này em ko biết đọc thế nào. anh BM co`n tài liệu nào = tiếng việt ko???

tieulytamhoan
01-30-2008, 11:09 AM
có bạn nào biết về đồng phân quang học không chỉ tui với , cám ơn nhiều
Nếu ở mức độ đại cương thì theo tui bạn có thể tham khảo sách "hóa học hữu cơ" của tác giả Lê Ngọc Thạch + Trần Hữu Anh - ĐH KHTN Tp.HCM hoặc "cơ sở lý thuyết hữu cơ 1" của tác giả Nguyễn Kim Phi Phụng - ĐH KHTN Tp.HCM. Chúc bạn vui! Thân!

tigerchem
01-30-2008, 11:24 AM
Bạn tham khảo cuốn Hoá học lập thể của thầy Lê Ngọc Thạch
Về đồng phân thì mình giới thiệu ngắn gọn như sau:

Đồng phân là những chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau cấu tạo (constitution). Đồng phân gồm:

Đồng phân phẳng khác nhau về cấu trúc (structure).
Đồng phân vị trí, nhóm chức, hỗ biến.


Đồng phân lập thể (stereoisomer) khác nhau về sự sắp xếp các nối trong không gian.

Bao gồm khác nhau cấu trạng (conformation) và cấu hình (configuration).

Khác nhau cấu trạng do sự quay tự do quanh nối đơn, như trong phân tử etan và các parafin khác. Sự khác biệt năng lượng giữa các cấu trạng là nhỏ nên khó cô lập và chúng có cùng tính chất hoá lý.

Khác nhau cấu hình, bao gồm đồng phân quang học (E-Z hay cis-trans), đối phân (enantiomer) và xuyên lập thể phân (diasteromer).

Thảo luận: endo và exo, dạng ghế, tàu và tàu xoắn của ciclohexan thì xếp vào đồng phân nào?
Đồng phân hình học xếp vào đồng phân phẳng được không? Tại sao?

goose
01-31-2008, 04:24 AM
Cho mình hỏi có bao nhiêu đồng phân cuả C6H10 là ankadien? Trong đó có bao nhiêu đồng phân cis _trans? Mình viết thử thì hình như có 12 Đồng phân không biết có đúng không, các bạn góp ý nha: C=C=C-C-C-C, C=C-C=C-C-C , C=C-C-C=C-C , C=C-C-C-C=C , C-C=C=C-C-C , C-C=C-C=C-C , C-C=C=C-C (Có 1 nhánh ở C số 4), C=C-C=C-C (Có 1 nhánh ở C số 2), C=C-C-C=C (Có 1 nhánh ở C số 2), C-C-C=C=C (Có 1 nhánh ở C số 2) , C=C-C=C (Có 2 nhánh ở C số 2,3).

maomao_vt89
02-05-2008, 11:01 PM
cho mình hỏi trong 1 phân tử hữu cơ có cả nối đôi và nối ba thì cộng brom, hidro ưu tiên nối nào?tại sao? :danhmay (

khanh
02-05-2008, 11:37 PM
Ưu tiên pứ cộng vào vị trí nối đôi do ở nối ba Csp có độ âm điện lớn sẽ giữ chặt cặp e chung nên pứ khó xảy ra

wonderland_232000
02-06-2008, 09:44 AM
Theo SGK 11 Nâng cao (cải cách) mà tụi em đang học thì isopren đc điều chế trong CN bằng cách tách hidro từ ankan tương ứng ( THông cảm nha, em có PTPU nhưng do mới vào web này hok bít sử dụng sao nên đành thôi vây, tạm thời cứ thế nhé)
=> Ứng dụng : Isopren là 1 monome wan trọng , khi trùng hợp hoặc đồng trùng hợp chúng với các monome thix hợp khác sẽ thu đc những polime có tính đàn hồi như cao su thiên nhiên , lại có thể có tính bền nhiệt, chịu dầu mỡ nên đáp ứng đc nhu cầu đa dạng ò kĩ thuật

HPchem
02-11-2008, 04:07 AM
Cái này thì bạn chịu khó đọc trong sách giáo khoa 11; 12, sách giải toán hóa học 11; 12 của thầy Nguyễn Trong Thọ - trường Lê Hồng Phong Tp.HCM....v.v..... và các sách tham khảo viết về chuyên đề hữu cơ dành cho học sinh phổ thông nhé. Chúc bạn học tốt! Thân!

Nếu thực sự là có công thức chung để tính số đồng phân hữu cơ, chẳng hạn cho alkane thì mong tieulytamhoan dẫn ra giúp, mình mới được một người bạn hỏi, nhưng cũng ko biết trả lời ! Đọc qua các sách hữu cơ như Carey, hay search trên google với từ khóa "how to calculate the number of isomers" đều ra những chương trình, và theo mình đọc hiểu thì khôg có công thức chung cho tòan bộ !

Nếu thực sự bạn đã đọc sách và đã thấy thì giúp mình công thức với nhé ! Mình cũng từng đọc các sách trên nhưng hình như liệt kê là chính, ko đưa ra công thức !

:ngu (

2luaqn
02-13-2008, 08:35 AM
Cái này thì bạn chịu khó đọc trong sách giáo khoa 11; 12, sách giải toán hóa học 11; 12 của thầy Nguyễn Trong Thọ - trường Lê Hồng Phong Tp.HCM....v.v..... và các sách tham khảo viết về chuyên đề hữu cơ dành cho học sinh phổ thông nhé. Chúc bạn học tốt! Thân!
nếu coá cuốn sách chỉ cách hướng dẫn cách xác định số đồng fân thật thì mong bạn coa thể nói rõ tên cuốn sách đoá được ko,vì theo mình được biết thì ko coá cách xđ số đồng fân của 1 chất
:liduc (

nguyen ngoc huy
02-13-2008, 12:01 PM
có đấy bạn à tieulytamhoan nói chính xác đấy bạnchưa đọc kỹ thôi!

bluemonster
02-13-2008, 12:28 PM
có đấy bạn à tieulytamhoan nói chính xác đấy bạnchưa đọc kỹ thôi!

oh, good job ! Mình cũng đang cần, vì hôm trước mama có hỏi nhưng chả biết, và chưa từng gặp công thức này bao giờ ! Nếu có bạn làm ơn cho mình thẳng, cụ thể công thức được ko, quả thực mình đã search trên cả google cũng ko thấy, trong mấy dàn ebook mình pó tay. :mohoi (

Công thức tính số đồng phân của một hợp chất alkane nhé ! Mấy họ khác mình tự suy ra được nếu biết alkane. :matkinh (

Thanks much !

Scooby-Doo
02-14-2008, 02:25 AM
Cái này thì bạn chịu khó đọc trong sách giáo khoa 11; 12, sách giải toán hóa học 11; 12 của thầy Nguyễn Trong Thọ - trường Lê Hồng Phong Tp.HCM....v.v..... và các sách tham khảo viết về chuyên đề hữu cơ dành cho học sinh phổ thông nhé. Chúc bạn học tốt! Thân!
Đã có nhiều nỗ lực trong giới khoa học để tìm một công thức để tính số đồng phân của alkane. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công thức nào đúng trong mọi trường hợp. Các bạn tự đọc và tìm hiểu thêm trong những tài liệu đính kèm.

Công thức trong sách Hóa Hữu cơ của tác giả Nguyễn Trọng Thọ hay các sách tham khảo khác chỉ tính đúng được đến số nguyên tử carbon nhỏ hơn 10 (mình không nhớ chính xác là bao nhiêu, có thể chỉ là 7-8 carbon). Lâu quá không đụng tới công thức này nên mình quên mất. Bạn nào có sách Hóa của tác giả Nguyễn Trọng Thọ thì post công thức này lên dùm (nằm ngay trong chương alkane!) để mọi người khỏi xôn xao tưởng rằng đó là công thức đó dùng được cho mọi trường hợp. Cuốn cho lớp 11, bìa màu xanh dương, còn cuốn cho lớp 12 bìa màu xanh lá cây. Trước đây có bán ngay nhà sách xuất bản giáo dục (nằm giữa trường ĐH KH TN và trường Lê Hồng Phong) và hầu hết các nhà sách khác.
Các bạn muốn đọc thêm về alkan có thể xem trong Wikipedia tiếng Việt sau:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ankan

Với alkene và alkyne thì khỏi phải nói chúng ta cũng biết sẽ không có công thức để tính số đồng phân vì phát sinh thêm các đồng phân hình học khác như: E-Z, cis-trans cho alkene hay đồng phân quang học ứng với allene có cùng công thức chung với alkyene.

maomao_vt89
02-14-2008, 08:01 AM
Khi cho stiren td với brom co mặt bột Fe người ta thu dc hỗn hợp 3 chất có CTPT C8H7Br3.
Nhóm -CHBr-CH2Br là nhóm gì mà Br lại thế vào cả 3 vị trí ortho, para, meta vây.Cái này dính đến hiệu ứng tùm lum, có bác nào giải thích hộ em với :mohoi (

khanh
02-15-2008, 06:07 AM
Thì sp ortho và para là sp chính, còn sp ở meta là sp phụ ( rất ít nhưng mà vẫn có)

HoahocPro
02-15-2008, 08:01 AM
Cho hỏi 1 câu là có khi nào phản ứng thế electrophin vào nhân benzen mà tạo ra sản phẩm ortho, meta và para với tỉ lệ gần như nhau ko?

maomao_vt89
02-15-2008, 09:47 AM
vậy cuối cùng nhóm -CHBr-CH2Br là nhóm gì?

Thanh_trung
02-18-2008, 05:04 AM
Đồng phân quang học:
Nói dài dòng lắm
Bạn có thể tham khảo" Hóa Học Lập Thể" tại :http://www.agu.edu.vn/courseware/index.php?cid=HC1-HH-4&mid=1&pid=4 :ho (

NGUYENTHIQUYEN
02-27-2008, 10:11 PM
mình thấy nếu câu trả lời là tạo liên kêt hidro nội phân tử của a liệu có bền được không?

trannguyen
02-27-2008, 11:08 PM
à có cái rất hay
tại sao lk O-O trong H2O2 dài hơn rất nhiêu so với O2F2
F có độ am điện cao hơn nên rút đôi điện tử về F làm O thiếu điện tử. mật độ xen phủ giữa 2 vùng xen phủ của 2 AO 2p giảm => độ bền kém -> độ dài liên kết dài hơn
có bạn nào bít về cái pứ nhận chức gluco bàng K4[Fe(CN)6] ko cho mình bít
cái này thì ai biết nói giùm bạn ấy nhé

trannguyen
02-27-2008, 11:15 PM
mình thấy nếu câu trả lời là tạo liên kêt hidro nội phân tử của a liệu có bền được không?
liên kết H thì ảnh hưởng lên nhiệt độ nóng chảy thôi, và làm cho tính acid H2O2 kém đi thôi không ảnh hưởng đến độ bền O-O
độ bền phải dựa vào bản chất liên kết. là các yếu tố đồng năng, mật độ và hướng xen phủ trong liên kết cộng hóa trị .mà ở đây xét tới mật độ xen phủ của 2 vân đạo hóa trị :tuongquan

thaou
02-29-2008, 09:05 AM
các bạn cho mình hỏi
tại sao xicloankan co 5 cacbon tro len khong co phan ung cong mo vong
cac ban lam on giup dum minh!cam on nhieu lam

trannguyen
02-29-2008, 09:53 AM
thứ tự độ bền của cicloalkan là :
vòng ba<vòng 4< vòng năm< vòng 6>vòng 7>vòng tám
cho nên là vòng 5,6,7 khó có phản ứng cộng mở vòng thì mình đồng ý chứ nói vòng 5 trở thì không có đâu nha.
vòng ba , 4 vì trong vòng căng nên khó bền và vòng 7,8 trở lên thì vòng quá to và cũng khôgn bền

thu ha_7_6_4
02-29-2008, 10:16 AM
ankan y có công thức phân tử là c6H14. số đồng phân dẫn xuất mônclo lớn nhất có thể thu được khi thực hiện phản ứng thế halogen vào y la bao nhiêu

thu ha_7_6_4
02-29-2008, 10:22 AM
đốt cháy hoàn toàn 1 mol metan và etan thu được a g CO2 giá tri của a là bao nhiêu

trannguyen
02-29-2008, 10:30 AM
19 đồng phân
3 cho mạch thẳg không phân nhánh
5 cho 2metilpentan
4 cho 3-metilpentan
3 cho 2,2-dimetilbutan
và4 cho 2,3dimetilbutan:tuongquan

thu ha_7_6_4
02-29-2008, 10:31 AM
đốt cháy hoàn toàn 1 mol metan và etan thu được a g CO2 giá tri của a là bao nhiêu
gọi CTPT trung bình của hai ankan là CnH2n+2 có:
CnH2n+2 +(3n+1)/2O2 =nCo2 +n+1H2O
số mol CO2=n mol
vậy a=44n, mà 1<n<2 nên 44<a<88

anh
03-02-2008, 05:19 AM
vì sao khi làm thí nghiệm đốt axetilen lại có khói còn dùng bật lửa ga (cũng có khí axetilen) thì lại không có khói,khói đó là gì

tigerchem
03-02-2008, 10:33 AM
Thí nghiệm đốt acetylen là đốt cùng lúc 1 lượng lớn acetylen nên oxi trong không khí không đủ cung cấp (cục bộ ngay tại điểm xảy ra phản ứng), nên phản ứng cháy xảy ra không hoàn toàn và có muội than (khói), còn hột quẹt gas thì mỗi lần chỉ thoát ra lượng nhỏ khí nên oxi đủ cung cấp kịp thời.
Thân!

thu anh
03-03-2008, 09:20 AM
Mình thấy dạng bài tập Hoàn thành dãy biến hoá khó quá đi mất. Có ai có kinh nghiệm gì bảo mình với.
Giả dụ bài tập này nhé
A-->B--(+X)-->C--(+Y)-->E: C2H5OH
B--(+Y)-->C--(+X)-->E: C2H5OH
thật khó quá; nhất là những bài nhiều ẩn như thế này nhé
CnH2n+2-->CnH2n-->A-->B-->C6H6
B-->C--> D-->E--(+Naoh)-->G-->CH4
B-(+E)->H-(trùng hợp)-->polime-(Naoh,t,p,xt)>r.polyvinylic
B-->Z-->(-CH2-CHO-C2H5-)n
B-->I-->K--> cao su buna
I-->L--> cao su clopren

Giúp mình với, thanks nhìu!!

ChemistryVN
03-05-2008, 01:28 AM
các bạn cho mình hỏi
tại sao xicloankan co 5 cacbon tro len khong co phan ung cong mo vong
cac ban lam on giup dum minh!cam on nhieu lam

Xicloankan là những hidrocacbon no mạch vòng

Vòng có cạnh càng nhỏ (3,4 vòng) thì càng kém bền hơn - Vòng càng lớn (5,6 cạnh) thì càng bền vững hơn. [Xiclopropan tham gia phản ứng CỘNG MỞ VÒNG với hidro, halogen, hidro halogenua] [Xiclobutan chỉ tham gia cộng mở vòng với hidro ở điều kiện có xúc tác và nhiệt độ 120oC] [Xicloankan có vòng 5,6 cạnh thì chỉ tham gia phản ứng thế với Halogen...t/d Clo thì đk là A'S' và Brom là nhiệt độ]

bommer_champion
03-07-2008, 01:28 AM
1 hẳn các bạn say mê hoa cũng như mình đều wen với pứ R-COOH>t*>>>RH đúng ko vậy có bạn nào biết tại sao R hút e càng mạnh thì pứ càng dễ xảy ra? :pocolo ( đè xuất cơ chế
2 pứ PhO- + PhCl>>>> diphenylete +Cl- lại xảy ra trong khi liêb kết Ph-Cl rất bền vì có sự liên hợp :cuoi (

hellboy0308
03-07-2008, 04:22 AM
xin các bạn tìm giúp mình chu trình tổng hợp 2,4-T và 2,4,5-T giúp mình xin cám ơn rất nhiều
(càng sớm càng tốt)

amour de chimie
03-07-2008, 09:16 AM
bạn có thể xem qua ở đây
http://en.wikipedia.org/wiki/2%2C4-D

vandat07
03-12-2008, 10:46 PM
Có ai cho tôi bảng số đồng phân của: Ankan, Anken, Ankadien, Ankin, Xicloankan...

Thanks!

thu anh
03-14-2008, 02:40 AM
Có ai giảng cho mình khi nào thì trong phản ứng cộng của chất hữu cơ ý, khi nào thì cộng theo quy tắc Mác cốp; khi nào thì cộng ngược quy tắc Mác cốp ko?
Cám ơn.

hellboy0308
03-15-2008, 06:59 AM
có bạn ơi đó là quy tắc Kharat (phản Mac cop) xảy ra theo cơ chế gốc (có mặt xúc tác H2O2)
còn cơ chế cụ thể thì để bữa khác mình post lên (hôm nay bận quá)

Scooby-Doo
03-15-2008, 07:02 AM
Có ai giảng cho mình khi nào thì trong phản ứng cộng của chất hữu cơ ý, khi nào thì cộng theo quy tắc Mác cốp; khi nào thì cộng ngược quy tắc Mác cốp ko? Cám ơn.
Quy tắc Markovnikov được trình bày trong rất nhiều sách GK hoặc tài liệu dành cho các lớp chuyên bậc phổ thông, hoặc các giáo trình Hóa Hữu cơ ở bậc đại học. Nếu muốn tham khảo nhanh quy tắc này thay vì đi thư viện, em có thể ra nhà sách lật mấy trang của sách Hóa Hữu cơ, phần phản ứng cộng vào nối đôi của alkene, alkadiene và akyne, nói về quy tắc Markovnikov ra để đọc là xong. Nếu cần thi ghi chép lại!

Em có thể đọc về quy tắc Markovnikov trong link wikipedia tiếng Việt sau http://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_t%E1%BA%AFc_Markovnikov
Tuy nhiên, bài viết trong wikipedia không được rõ và hay. Tốt nhất là em nhờ thầy cô hay các anh chị giảng trực tiếp thêm.

Trong diễn đàn cũng có bài liên quan chút ít đến quy tắc trên.
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=3156&highlight=Markovnikov

Nếu em có thể đọc được tiếng Anh, thì hãy search theo từ khóa "Markovnokov's rule" sẽ ra rất nhiều bài viết hay hơn nhưng có lẽ hơi khó đọc đối với em như bài dưới đây.
http://www.chem.queensu.ca/people/faculty/mombourquette/FirstYrChem/organic/markovnikov.htm

duc_anbinh
03-15-2008, 07:58 PM
Các anh các chị ơi ! có có ai cho em biết cho em biết công thức của amin có chứa % N là 27,3 % được không?

bicycle2007
03-16-2008, 12:59 AM
Thầy giáo của Bi cho biết tỉ lệ cộng 1-2 và 1-4 của buta-1,3-diene theo nhiệt độ: 1) -40C là 80%:20%
2) nhiệt độ thường thì ngược lại. Anh Scooby và các mems giải thích giúp bi với

Richard
03-20-2008, 09:11 PM
Anh em ơi Xicloankan có phản ứng với Brom ko nếu có thì là phản ứng gì vậy?

Bo_2Q
03-21-2008, 09:08 AM
Xicloankan với vòng nhỏ có Pư cộng mở vòng với Br2 mà

meomapmap86
03-24-2008, 11:02 PM
Cong thuc thi bit ròi nhung ma co the cho biet cơ chế phan ung giua Ampicillin voi thuoc thu Fehling ko? :mohoi (

ptd
03-26-2008, 09:56 AM
Theo như sách giáo khoa hiện thời có nói:
benzen tác dụng với Br khan có xúc tác là bột sắt sẽ cho ra sản phẩm là :C6H6Br6
Nhưng lại có cách giải thích khác là xúc tác ở đây là FeBr3 chớ không phải là Fe. Nó xảy ra theo cơ chế:
Fe + Br2-----> FeBr3
FeBr3 + Br2 -----> [FeBr4]- +Br-
Rồi sau đó ion Br- lại thế vào các vị trí trên vòng benzen??
Vậy thì cái nào mới đúng???

Bo_2Q
03-26-2008, 11:41 AM
FeBr3 mới là xúc tác của phản ứng. SGK ko cần thiết phải dạy h/s quá chuyên sâu về cái này nên nói chung chung thế thôi.

amour de chimie
03-26-2008, 05:22 PM
Các bạn ơi , lâu mình không xem phần peptit , các bạn giải bài này giúp mình nhé , cảm ơn mọi người rất nhiều
TRF là tên viết tắt của một hormon điều khiển hoạt động của tuyến giáp, thủy phân hoàn toàn 1 mol TRF thu được một mol mỗi chất sau
http://img213.imageshack.us/img213/5391/amigj8.png
Trong hỗn hợp thủy phân không hoàn toàn TRF có dipeptit His - Pro.Phổ khối lượng cho biết phân tử khối của TRF là 362 dvC , Phân tử TRF không chứa vòng lớn hơn 5 cạnh.

1.hãy xác định công thức cấu tạo và công thức fise của TRF

2.Đối với His người ta cho pKa 1,2,3 lần lượt là 1,8 ; 6,0 và 9,2.hãy viết các cân bằng điện ly và ghi cho mỗi cân bằng đó một giá trị pKa thích hợp.Cho 3 biểu thức pHi =(pKa1+pKa2+pKa3) ,pHi= (pKa1+pKa2) và pHi =(pka2+pka3).biểu thức nào đúng với His, vì sao

3. hãy đề nghị sơ đồ phản ứng với đầy đủ điều kiện để tổng hợp axit (D,L)-glutamic từ hidrocacbon chứa không quá 2 nguyên tử cacbon trong phân tử

hoi_mama_tui_do
03-26-2008, 11:20 PM
Minh` go~ tie^ng' viet hok dc nen ban thong cam nha
Do sp thuy phan la Pro,His,Glu nen TRF la` tri peptit co nhom CONH2.
Thuy phan hok hoan toan duoc His-Pro do do co 2 t/h His-pro-Glu-CONH2 hay Glu-His-Pro-CONH2
Ban ghi CT ra thay M=380 > 362 do do' da co su tao thanh lactam o Glu.
Vi chi co vong 5 nen chon T/h 2.
Con` cau 2 ban so sanh tinh axit cai nao manh nhat, nhi, ba sau co ghi pt phan li tung nac 1 bat dau tu cation . Luc nao tong dien tich=0 thi pH= pka cua 2 ben cong lai chia 2.
Theo minh tinh toan thi pHI=(pKa2+pKa3)/2 Do tinh axit cua COOH>NH+>NH3+
^^

trannguyen
03-27-2008, 06:44 AM
FeBr3 đóng vai trò là acid lewis làm phân cực nối Br-Br
đầu Br phân c­ực đương làm vai trò tác nhân thân điện tử vào nối đôi Benzen
nên theo mình nghĩ ptd khong nên đểlà tạo phức [FeBr­]- và Br+
phản ứng trên theo cơ chế thế thân điện tử lên nhân hương phương.
mình đồng ý quan điểm của Bo và hiển nhiên sách giáo khoa vẫn luôn làm cho học sinh có vài nhận định phải thay đổi khi học lên cao nhưng có lẽ là không sao vì cũng chẳng thể nào nói khác!

amour de chimie
03-27-2008, 11:38 AM
Minh` go~ tie^ng' viet hok dc nen ban thong cam nha
Do sp thuy phan la Pro,His,Glu nen TRF la` tri peptit co nhom CONH2.
Thuy phan hok hoan toan duoc His-Pro do do co 2 t/h His-pro-Glu-CONH2 hay Glu-His-Pro-CONH2
Ban ghi CT ra thay M=380 > 362 do do' da co su tao thanh lactam o Glu.
Vi chi co vong 5 nen chon T/h 2.
Con` cau 2 ban so sanh tinh axit cai nao manh nhat, nhi, ba sau co ghi pt phan li tung nac 1 bat dau tu cation . Luc nao tong dien tich=0 thi pH= pka cua 2 ben cong lai chia 2.
Theo minh tinh toan thi pHI=(pKa2+pKa3)/2 Do tinh axit cua COOH>NH+>NH3+
^^
cảm ơn bạn nhiều , bạn cho mình hỏi một tẹo nữa nhé,trường hợp HIs - pro - glu thì vòng sẽ là như thế nào.
Mình đã viết công thức cấu tạo nhưng chưa bao giờ viết công thức FiSe của amino acid , bạn có thể hướng dẫn mình cách viết được không
Con` cau 2 ban so sanh tinh axit cai nao manh nhat, nhi, ba sau co ghi pt phan li tung nac 1 bat dau tu cation . Luc nao tong dien tich=0 thi pH= pka cua 2 ben cong lai chia 2.
Theo minh tinh toan thi pHI=(pKa2+pKa3)/2 Do tinh axit cua COOH>NH+>NH3+
^^
chỗ này thực sự mình chưa hiểu, bạn có thể giải thích giúp mình được không, hoặc cho mình địa chỉ web nói về vấn đề này cũng được.
CÁC HUYNH AI BIẾT THÌ CHỈ BẢO CHO ĐỆ NHÉ
thanhk a lot :cool (

hoi_mama_tui_do
03-28-2008, 11:11 PM
Truong hop tao vong la do nhom COOH cuar Glu chua lien ket se tao lk peptit voi nhom NH2 o lk CONH2. Con cong thuc Fiso ban tim C* roi ve ra thoi, mien sao nhom NH o ben trai la dc (do trong thien nhien cac amino ton tai o dong phan dang L). Con ban muon biet them thi ra hieu sach mua quyen cua Cao Cu Giac - Bai tap ly thuyet va thuc nghiem hoa hoc huu co. Trong do co nhiu bai amino kha hay day!

amour de chimie
03-29-2008, 07:25 AM
mình viết công thức TRF , bạn xem có đúng không nhé
http://img208.imageshack.us/img208/228/trfok6.png
ah, bạn nói rõ hơn cách xác định biểu thức pHI của His được không
cảm ơn bạn nhiều

Scooby-Doo
03-30-2008, 01:09 PM
Đúng như trannguyen đề nghị: FeBr3 là xúc tác Lewis làm phân cực nối phân trong phân tử brom. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới chưa chứng minh được là phân tử brom sẽ tạo phức thông qua nối phối trí với ion sắt (phương trình ở trên) hay bị phân tách theo kiểu dị ly để tạo ion bromonium (phương trình ở dưới). Nên cả hai cách giải thích đều được chấp nhận.http://img237.imageshack.us/img237/6335/brominationdp4.png

Scooby-Doo
03-30-2008, 01:53 PM
Thầy giáo của Bi cho biết tỉ lệ cộng 1-2 và 1-4 của buta-1,3-diene theo nhiệt độ: 1) -40C là 80%:20%
2) nhiệt độ thường thì ngược lại. Anh Scooby và các mems giải thích giúp bi với
Em có thể hỏi cho ví dụ cụ thể là cộng với tác nhân nào không? HX hay X2, v.v.v? Kích thước của anion lớn hay nhỏ? Khi thay đổi tác nhân và chất nền, tỉ lệ sản phẩm sinh ra luôn khác nhau!

Ở nhiệt độ thấp sản phẩm cộng 1,2 nhiều hơn cộng 1,4 có lẽ là do cạnh tranh về động học, sản phẩm chính sẽ là sản phẩm động học (kinetic product)- tức sản phẩm tạo thành nhanh chóng-tạo ra từ hai tâm phản ứng liền kề.

Ở nhiệt độ thường nếu có chướng ngại lập thể đáng kể thì sản phẩm chính là sản phẩm nhiệt động học (thermodynamic product)-tức sản phẩm bền- tạo ra từ hai tâm phản ứng nằm cách xa nhau.
Lưu ý: theo qui tắc IUPAC tách biệt giữa số 1 và 2, hay 1 và 4 bằng dấu phẩy chứ không phải dấu gạch!

bommer_champion
04-01-2008, 02:34 AM
cho em hỏi về cơ chế pứ decacboxihoa theo em nghĩ nó giống với pứ cho muối axit cacboxilic vào NaOH nung nóng

Scooby-Doo
04-01-2008, 02:50 AM
cho em hỏi về cơ chế pứ decacboxihoa theo em nghĩ nó giống với pứ cho muối axit cacboxilic vào NaOH nung nóng
Em muốn hỏi về decarboxylation của loại hợp chất nào? Nếu của acid 1,3-dicarboxylic hay acid beta-ketocarboxylic thì tui đã post trong đây
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=3421&highlight=decarboxylation

khanh
04-01-2008, 06:10 AM
Mình thấy dạng bài tập Hoàn thành dãy biến hoá khó quá đi mất. Có ai có kinh nghiệm gì bảo mình với.
Giả dụ bài tập này nhé
A-->B--(+X)-->C--(+Y)-->E: C2H5OH
B--(+Y)-->C--(+X)-->E: C2H5OH
thật khó quá; nhất là những bài nhiều ẩn như thế này nhé
CnH2n+2-->CnH2n-->A-->B-->C6H6
B-->C--> D-->E--(+Naoh)-->G-->CH4
B-(+E)->H-(trùng hợp)-->polime-(Naoh,t,p,xt)>r.polyvinylic
B-->Z-->(-CH2-CHO-C2H5-)n
B-->I-->K--> cao su buna
I-->L--> cao su clopren

Giúp mình với, thanks nhìu!!
1/CH4 -> C2H2 -> C2H4 -> C2H5OH
C2H2 -> CH3CHO -> C2H5OH
2/C2H6 -> C2H4 -> C2H4Cl2 -> C2H2 -> C6H6
C2H2 -> CH3CHO -> C2H5OH -> CH3COOH -> CH3COONa -> CH4
C2H2-> CH3COOCH=CH2 -> polime -> poly vinyl ancol
C2H2 -> CH2=CHCl -> C2H5OCH=CH2 -> polime
C2H2-> C4H4 -> butadien -> Buna
butadien -> CH2=CClCH=CH2 -> clopren

phamthanhtunglc
04-01-2008, 09:29 AM
ankan y có công thức phân tử là c6H14. số đồng phân dẫn xuất mônclo lớn nhất có thể thu được khi thực hiện phản ứng thế halogen vào y la bao nhiêu
5 dẫn xuất
an kan đó là isohexan

phamthanhtunglc
04-01-2008, 09:38 AM
Thực tế là phản ứng của ankan và CoF3 xảy ra sau dó dùng F2 tái tạo CoF3
Nói chi cùng thì CoF3 là chất xúc tác êm cho phản ứng của ankan và flo
đâu cọ
pứ như sau
F2+ankan----->CF4 + HF

amour de chimie
04-01-2008, 11:12 AM
Lâu lắm ko có bài tổng hợp Hữu cơ nào hay nhỉ? Mọi người làm thử bài này nhé:
Điều chế xicloheptatrien từ xiclopentanon.
theo các bước này được không bạn
http://img385.imageshack.us/img385/147/dchhth5.png

amour de chimie
04-01-2008, 02:01 PM
Mình có bài tập này, các bạn thử làm xem nhé
xếp các giá trị pKa (=3,1 ; 4,8 ; 6,4 ) lần lượt vào các nhóm COOH của axit sau
http://img143.imageshack.us/img143/4509/hooef6.png

bommer_champion
04-01-2008, 08:47 PM
Em muốn hỏi về decarboxylation của loại hợp chất nào? Nếu của acid 1,3-dicarboxylic hay acid beta-ketocarboxylic thì tui đã post trong đây
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=3421&highlight=decarboxylation
các nhóm R hút e càng mạnh thì điện tích trên O càng dương > sự cộng vào O càng khó ( khả nảng tạo lk H càng khó mà thế thì tại sao pứ lại sễ hơn :kham ( :kham (
1 thaoem suy nghĩ thì cơ chế pứ gần như là sự thế nycleophin nghĩa là nguyên tử O mang điện âm tấn công vào C mà có nhóm COOH dính vào và đẩy CO2 ra ngoài (thế nên các nhóm hút e làm C này càng dương điện và pứ xảy ra dễ dàng
2 nhưng cơ chế này cũng có hạn chế C ở COOH mang + >>> hơi vô lí khi tham ja pứ Sn
hihi thày thấy sao :yeah (

khanh
04-02-2008, 06:37 AM
Mình có bài tập này, các bạn thử làm xem nhé
xếp các giá trị pKa (=3,1 ; 4,8 ; 6,4 ) lần lượt vào các nhóm COOH của axit sau
http://img143.imageshack.us/img143/4509/hooef6.png
Em nghĩ là 2 cái ở 2 bên có giá trị là 3,1 và 4,8, còn cái ở giữa có giá trị lớn nhất do -COOH ở đây hút e từ -OH

amour de chimie
04-02-2008, 08:01 AM
Em nghĩ là 2 cái ở 2 bên có giá trị là 3,1 và 4,8, còn cái ở giữa có giá trị lớn nhất do -COOH ở đây hút e từ -OH
hehe, cái ở giữa có liên k ết H đúng không , mình cũng nghĩ thế, không hiểu sao thầy mình lại bảo cái ở giữa có tính axits lớn nhất,hay mình nghe nhầm :bidanh(

TNT_TNT
04-02-2008, 10:10 AM
Nếu Flo hóa trực tiếp alkane thì sp thu được sẽ là hỗn hơph HF, CF4 và C do pư này xảy ra quá mãnh liệt sẽ làm đứt các lk C- H và C - C (mãnh liệt ấy là do quá trình ply F2 --> 2F tỏa ra lượng nhiệt rất lớn nên gây nổ và phá hủy cac lk)
Chính vì thế mà người ta dùng tác nhân yếu hơn CoF3 có được từ 2CoF2 + F2 --> 2CoF3, rồi CoF3 tác dụng với alkane tái sinh CoF2 và cái vòng lần quẩn ấy cứ tiếp tục

TNT_TNT
04-02-2008, 10:18 AM
Phản ứng Wurts dùng để tổng hợp hexan sẽ cho sản phẩm chính là đồng phân nào của hexan? tại sao ko dùng phản ứng này để điều chế các đồng phân khác???

TNT_TNT
04-02-2008, 10:33 AM
Mình có bài tập này, các bạn thử làm xem nhé
xếp các giá trị pKa (=3,1 ; 4,8 ; 6,4 ) lần lượt vào các nhóm COOH của axit sau
http://img143.imageshack.us/img143/4509/hooef6.png
Theo mình thì pKa của nhóm COOH (3) là 3,1 tức tính axit mạnh nhất. Ta xét ảnh hưởng của hiệu ứng -I do nhóm -OH gây ra thì sẽ thấy rõ điều đó

longraihoney
04-03-2008, 02:51 AM
Thấy mọi người thắc mắc mãi ^^ nên quyết định cmt vậy ^^
Đáp án chính thức là pKa của gốc COOH chính giữa là thấp nhất, khoảng 3.2 thì phải và sau đó hai gốc COOH còn lại có thể nhận giá trị pKa tùy ý ^^ vì quan cái quyết định là thằng nào phân ly trước, thằng nào phân ly sau thôi.
Nếu để ý ta sẽ thấy ngay COOH chính giữa bị ba lực hút e và cũng là gốc bị ảnh hưởng nhiều nhất ^^<mức độ cao> đó là cách giải thích ở trạng thái tịnh
Nếu anh em nào cao thủ hơn hãy thử giải thích bằng trạng thái động, xoay và quá trình phá vỡ lk hidro nội ngoại phân tử...
Chúc vui ^^ :hun (

thu anh
04-04-2008, 12:23 PM
Mình có bài tập là viết các phương trình điều chế propandiol 1,2 và propandiol 1,2,3 từ pentan. Theo tớ, sau khi điều chế ra dc C3H8 nhờ CRK thì chắc phải dùng pứ thế với Cl2 ánh sáng rồi td kiềm. Nhưng cái phản ứng thế Cl lại có sản phẩm chính, phụ. Vậy làm thế nào để mình thu được các loại rượu như mong muốn tinh khiết.

Bo_2Q
04-04-2008, 12:45 PM
propan -> 2-brom propan -> propen -> 1,2-đibrom propan -> propan-1,2-điol
Cái kia ý bạn là điều chế glixerin chứ gì , coi trong sách nhá cái này phổ biến mà :liemkem (

Noel
04-05-2008, 11:31 AM
em cũng cần tài liệu tổng hợp hóa dược anh có thể cho em xin cai link được kô ạ

hellboy0308
04-07-2008, 11:56 PM
Các anh, chị cho em hỏi tại sao khi đọc dẫn xuất halogen thì có sách lại đánh số từ nhánh trước nhưng lại có sách lại đánh số từ halogen trước, em thật không biết phải làm sao, mong các anh, chị giúp đỡ em xin cám ơn rất nhiều

hellboy0308
04-08-2008, 12:03 AM
Các anh, chị cho em hỏi polime cis polime trans là gì vậy? cách xác định nó? và cho em hỏi
but-2-en có polime cis polime trans không vậy, mong các anh, chị giúp giùm. Em xin cám ơn rất nhiều.

Mr.WhiteHack
04-15-2008, 10:04 AM
Mình có mấy câu hỏi nhờ các bạn giải đáp giúp, đang cần
Tại sao không nên dùng xăng để rửa tay(như rửa sơn hay mủ)?
Tại sao glyxeryl và etanol có tác dụng giữ ấm?
:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (

tieulytamhoan
04-15-2008, 10:08 AM
Mình có mấy câu hỏi nhờ các bạn giải đáp giúp, đang cần
Tại sao không nên dùng xăng để rửa tay(như rửa sơn hay mủ)?
Tại sao glyxeryl và etanol có tác dụng giữ ấm?
:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (
Không biết bạn ref các vấn đề thú vị trên ở đâu nhỉ? Có thể cho mình mục kích với được chăng?

Mr.WhiteHack
04-15-2008, 10:17 AM
Đây là mấy câu hỏi đố vui thôi mà

tieulytamhoan
04-15-2008, 10:22 AM
Đây là mấy câu hỏi đố vui thôi mà
Ah, ra thế! Vậy mà tui tưởng...:cuoi (

Tui nghĩ glycerine & ethanol có tác dụng giữ ấm là vì được dùng làm nhiên liệu đốt ---> cung cấp nhiệt ---> ấm :cuoi (

Không nên dùng xăng để rửa tay vì giá xăng rất cao - 14.500 VNĐ/l (xăng 92) ---> giá tiền 1m3 xăng >>>>>>> giá tiền 1m3 nước ---> ko nên! ko nên! :cuoi (

Đúng ko bro? :cuoi (

Mr.WhiteHack
04-15-2008, 10:32 AM
Đang bàn về hóa học chứ đâu phải bàn về vấn đề nhiên liệu hay kinh tế
À mà nếu muốn tui gửi thêm mấy câu hỏi nữa rất thú vị về hóa học

whitefox:d
04-15-2008, 04:56 PM
vì sao cho muối Iốt vào rượu loãng (như rượu cúng đóa) đốt lại cháy? giải thích hộ w được ko?:smile:

tigerchem
04-15-2008, 10:32 PM
Mình xin trả lời các câu hỏi của bạn:
Sơn hay mủ trái cây đều là các chất không phân cực, xăng cũng là chất không phân cực nên theo nguyên tắc "like dissolve like", xăng sẽ hòa tan tốt các chất này nên dùng xăng để rửa khi bị sơn hay mủ vấy bẩn là điều nên làm.

Trái lại nước là chất rất phân cực nên sẽ không có tác dụng rửa các vết bẩn trên.

Sau khi rửa tay bằng xăng thì có thể rửa lại bằng nước thường cho sạch xăng bám trên tay, xăng cũng rất dễ bay hơi nên có thể chờ xăng bay hơi hết rồi rửa tay lại bằng xà phòng.

Điều chú ý ở đây là xăng dễ cháy nên tránh tiếp xúc nguồn lửa. Chỉ cần rửa tay với 1 ít xăng rồi rửa lại ngay với nước là được. (bro tieulytamhoan nói đến vấn đề kinh tế nghe nghiêm trọng quá, thực ra chúng ta dùng chưa đến 50 mL xăng để rửa mà)

Còn alcohol và glixerin dùng để giữ ấm thì mình không biết, chỉ biết rằng ethanol bay hơi rất nhanh nên khi đổ cồn lên tay thì cồn sẽ bay hơi kéo theo một phần nhiệt của bàn tay nên ta cảm thấy mát lạnh (chứ không ấm!), còn glixerin là chất chống đông dùng rong kem đánh răng, đổ kem đánh răng rồi xoa vào tay ta cũng có cảm giác mát lạnh chứ khôn hề nóng, cho nên mình không hiểu ý giữa ấm của bạn ở đây. Còn thực tế thì hiện nay nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển như Braxin, có sản lượng ngô, củ cải đường, mía cao nên họ tận dụng chúng để sản xuất ethanol dùng làm nhiên liệu đốt cháy cho xe, máy móc... nhưng không dùng sưởi ấm bao giờ vì như đã nói, ethanol bay hơi rất nhanh nên nếu dùng thay củi thì hơi ethanol bay khắp phòng có thể gây ra cháy lớn.

Thân!

tieulytamhoan
04-15-2008, 10:51 PM
Mình xin trả lời các câu hỏi của bạn:
Sơn hay mủ trái cây đều là các chất không phân cực, xăng cũng là chất không phân cực nên theo nguyên tắc "like dissolve like", xăng sẽ hòa tan tốt các chất này nên dùng xăng để rửa khi bị sơn hay mủ vấy bẩn là điều nên làm.

Trái lại nước là chất rất phân cực nên sẽ không có tác dụng rửa các vết bẩn trên.

Sau khi rửa tay bằng xăng thì có thể rửa lại bằng nước thường cho sạch xăng bám trên tay, xăng cũng rất dễ bay hơi nên có thể chờ xăng bay hơi hết rồi rửa tay lại bằng xà phòng.

Điều chú ý ở đây là xăng dễ cháy nên tránh tiếp xúc nguồn lửa. Chỉ cần rửa tay với 1 ít xăng rồi rửa lại ngay với nước là được. (bro tieulytamhoan nói đến vấn đề kinh tế nghe nghiêm trọng quá, thực ra chúng ta dùng chưa đến 50 mL xăng để rửa mà)

Còn alcohol và glixerin dùng để giữ ấm thì mình không biết, chỉ biết rằng ethanol bay hơi rất nhanh nên khi đổ cồn lên tay thì cồn sẽ bay hơi kéo theo một phần nhiệt của bàn tay nên ta cảm thấy mát lạnh (chứ không ấm!), còn glixerin là chất chống đông dùng rong kem đánh răng, đổ kem đánh răng rồi xoa vào tay ta cũng có cảm giác mát lạnh chứ khôn hề nóng, cho nên mình không hiểu ý giữa ấm của bạn ở đây. Còn thực tế thì hiện nay nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển như Braxin, có sản lượng ngô, củ cải đường, mía cao nên họ tận dụng chúng để sản xuất ethanol dùng làm nhiên liệu đốt cháy cho xe, máy móc... nhưng không dùng sưởi ấm bao giờ vì như đã nói, ethanol bay hơi rất nhanh nên nếu dùng thay củi thì hơi ethanol bay khắp phòng có thể gây ra cháy lớn.

Thân!
Bro tiger ơi, bro đọc kỹ lại câu hỏi đi. Hình như bro chưa trả lời đúng câu hỏi đó :mohoi (
Mr.WhiteHack hỏi tại sao không nên mừ :cuoi (
Mình có mấy câu hỏi nhờ các bạn giải đáp giúp, đang cần
Tại sao không nên dùng xăng để rửa tay(như rửa sơn hay mủ)?
Tại sao glyxeryl và etanol có tác dụng giữ ấm?
:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (
Cái yếu tố kinh tế tui nói chẳng qua là 1 cách giải thik thui. Giải thik thế nào nghe lọt lỗ tai là OK ah (mặc dù có khi nó ko đúng (ý người hỏi) :cuoi ()

TNT_TNT
04-16-2008, 10:32 PM
Các anh, chị cho em hỏi polime cis polime trans là gì vậy? cách xác định nó? và cho em hỏi
but-2-en có polime cis polime trans không vậy, mong các anh, chị giúp giùm. Em xin cám ơn rất nhiều.

đó là những dạng đồng phân hình học dạng polime thôi, vấn đề này đơn giản mà, em cố gắng đọc sách thêm là rõ, but-2-en có polime cis và trans đấy (có 4 dạng cis -cis, cis - trans, trans - trans và trans - cis) em viết ra sẽ thấy

hellboy0308
04-17-2008, 05:10 PM
chị có thể giải thích rõ hơn được ko, tại em đọc sách thì chỉ có những chất có nhiều liên kết đôi mới có polime cis trans còn but-2-en thì em thấy nó chỉ có 1 liên kết đôi thôi.

nanoman
04-17-2008, 10:23 PM
trong xăng có chứa các hydrocacbon thơm (có thể xuyên qua da tay đi vào cơ thể) nên không nên rửa tay bằng xăng

HoahocPro
04-18-2008, 04:44 PM
Theo mình thì cơ chế ở đây xảy ra là cơ chế gốc:R-COOH --> R* + *COOH ---> R-H + CO2
Còn việc đưa thêm R hút e vào mà làm cho pứ dễ hơn thì ... để nghĩ tiếp!

TNT_TNT
04-18-2008, 09:52 PM
chị có thể giải thích rõ hơn được ko, tại em đọc sách thì chỉ có những chất có nhiều liên kết đôi mới có polime cis trans còn but-2-en thì em thấy nó chỉ có 1 liên kết đôi thôi.

uh e đúng rồi đấy, mình nhầm cái đó với buta-1,3-dien, còn but-2-en thì ở dạng polime thì đã hết lk đôi rồi nên ko còn đòng phân hình học nữa
PS: đừng đổi giới tính của ngươì ta chứ boy not girl

Ken
04-18-2008, 10:06 PM
Ý bạn là lúc đầu có rượu loãng, đốt không cháy được, sau khi hòa tan muối iot vào thì rượu lại có thể cháy được, phải không?
Bạn có thể nói rõ muối đó là muối gì không? Nếu đó là muối dạng như KIO3 hay KIO4 thì có thể giải thích do tính õi hóa mạnh của nó làm rượu cháy được. Còn kiểu như muối KI (cho anion I-) thì mình không cho là nó làm cháy được rược loãng đâu. Anyway, đây chỉ là ý kiến riêng của mình thôi.

Ken
04-18-2008, 10:44 PM
À, theo mình biết thì trong xăng có chất làm tăng chỉ số occtan là tetra etyl chì, chất này rất độc cho cơ thể. Ngoàii ra, xăng dễ bay hơi và độc khi hít phải, dễ gây cháy nổ, v...v... đó là lý do vì sao xăng không được dùng để rửa tay là vậy. (thật ra hiện tượng nhiễm độc do xăng đã gặp, những người tài xế ăn cắp xăng của công, dùng miệng để hút xăng từ bình xăng xe công ra ngoài đã bị ngộ độc.)
Còn glyserine và ethanol có tác dụng giữ ấm thì mình mới biết đấy.

HoahocPro
04-19-2008, 06:27 PM
Em nghĩ như thế này, mọi người xem có đúng ko nha:
Cho hợp chất có dạng R-CH2-COOH, khi R hút e thì sẽ làm tăng độ âm điện của C anpha, mà C trong nhóm COOH cũng vốn đã có độ âm điện mạnh do lai hóa sp2 và lk với 2 O hút e mạnh. Do đó lk C-C lúc này sẽ kém bền hơn so với R=H, hoặc ankyl, làm cho sự phân cắt đồng ly dễ dàng xảy ra hơn nên sự đecacboxyl hóa cũng dễ dàng hơn.

HoahocPro
04-19-2008, 06:43 PM
So sánh khả năng phản ứng thế OH với HBr của các hợp chất sau:(đều là para nhé)
CH3O-C6H4-CH2-OH, CH3-C6H4-CH2-OH, Cl-C6H4-CH2-OH, CN-C6H4-CH2-OH.

whitefox:d
04-19-2008, 11:39 PM
mình ko biết...chỉ biết là mình cho muối ăn Iôt bình thưởng mua ở ngoài thôi

blueriver
04-19-2008, 11:49 PM
Blue dự đoán là do khi cho muối vào làm cho dung dịch trở nên phân cực hơn ,rượu là hợp chất ít phân cực nên có xu hướng tách pha ,hơn nữa lại nhẹ hôn nước nên có xu hướng nổi nên trên bề mặt thoáng khiến nồng độ rượu trên bề mặt thoáng tăng nên có thể cháy được.

hellboy0308
04-20-2008, 05:50 PM
cám ơn anh rất nhiều (sorry vì kêu lộn giới tính).À mà anh anh có thể giải thích giùm em câu hỏi ở topic
"Dẫn xuất halogen" (cũng của em ầ chẳng thấy ai vào cả) em xin cám ơn rất nhiều

chuasonlam
04-20-2008, 11:04 PM
Các anh chị ơi cho em hỏi tại sao nguyên tử H ở nhóm -OH trong rượu đa chức lại linh động hơn so với nguyên tử H trong rượu đơn chức ?

blueriver
04-21-2008, 12:46 AM
Theo blue nghĩ là do tác đông qua lại giữa các nhóm OH trong các phân tử rượu đa chức (hiệu ứng cảm ).

Scooby-Doo
04-21-2008, 12:42 PM
Các anh chị ơi cho em hỏi tại sao nguyên tử H ở nhóm -OH trong rượu đa chức lại linh động hơn so với nguyên tử H trong rượu đơn chức ?
Điều này cần phải xét cụ thể proton thuộc nhóm OH nào và cấu trúc chất nền ra sao? có tạo được liên kết hydrogen nội phân tử được hay không?

Do hiệu ứng cảm âm từ nhóm hydroxy (chính xác là nguyên tử õygen rút điện tử thông qua nối sigma) hay tác động rút điện tử của liên kết hydrogen thì pKa1 thường nhỏ hơn so với pKa của alcol đơn chức tức proton của alcol đa chức linh động hơn so với của alcol đơn chức.

Trái ngược lại, pKa2 của nấc hai của alcol đa chức lại thường lớn hơn pKa của alcol đơn chức vì khi này liên kết hydrogen lại có tác động cung cấp điện tử (từ oxide O-) nên nối O-H trở nên kém phân cực và làm giảm tính linh động của proton nấc hai.

Trong hóa học, một lý thuyết thường không giải thích được hết cho mọi trường hợp nên luôn có sự xuất hiện của lý thuyết mới là vậy. Vì vậy khi giải thích điều gì cần dựa trên ví dụ cụ thể, tránh nói chung chung dẫn đến hiểu lầm hoặc giải thích không chính xác.

Scooby-Doo
04-21-2008, 12:56 PM
Theo qui tắc IUPAC sẽ đánh số sao cho tổng số chỉ vị trí tất cả các nhóm thế trong phân tử sao cho nhỏ nhất nên muốn đánh nhóm halogen hay alkyl trước là nhằm để đạt tổng số nhỏ nhất nói trên.
Tuy nhiên dù đánh nhóm nào trước đi chăng nữa, khi gọi tên theo IUPAC phải gọi tên nhóm halogen truóc rồi mới đến nhóm alkyl (theo thứ tự alphabet) cho dù số chỉ vị trí của nhóm halogen lớn hơn hay nhỏ hơn hay bằng của nhóm alkyl.

hellboy0308
04-21-2008, 06:59 PM
cho em hỏi chất etyl metyl axetilen nếu đọc theo danh pháp gốc-chức thì đọc làm sao
em xin cám ơn rất nhiều.

trannguyen
04-21-2008, 07:55 PM
2-pentin hoặc pent-2-in

Mr.WhiteHack
04-21-2008, 08:45 PM
Ai trả lời giúp câu glyxeryl và etanol luôn cái, các bro đâu rồi
Đang cần gấp

TNT_TNT
04-21-2008, 10:46 PM
thầy S-Doo trả lời khá rõ rồi, muốn biết cụ thể hơn thì đọc thêm ở các sách hóa hữu cơ (như cơ sở hóa hữu cơ 2 của PGS Thái Doãn Tĩnh, hóa hữu cơ 2 của Nguyễn Hữu Đĩnh...

chocolatenoir
04-21-2008, 11:23 PM
Mình có mấy câu hỏi nhờ các bạn giải đáp giúp, đang cần
Tại sao không nên dùng xăng để rửa tay(như rửa sơn hay mủ)?
Tại sao glyxeryl và etanol có tác dụng giữ ấm?
:danhmay (:danhmay (:danhmay (:danhmay (


Câu hỏi có đúng mới hy vọng có câu trả lời đúng

Ở đây nếu câu hỏi là
* Ta có nên dùng xăng để rửa tay dính sơn/mủ hay không?
* Glyxeryl và etanol có tác dụng giữ ấm hay không?

thì chúng ta mới nên trao đổi tiếp.

Về nội dung trả lời thì mình đồng ý với tigerchem
+ Dính sơn thì có thể rửa bằng dung môi pha sơn (có bán tại các cử hàn bán sơn), nếu không có dung môi sẵn thì nên rửa bằng xăng hơn là bằng dầu hỏa (dầu hôi) cho nanh sạch. Từ vài năm nay ở VN đã cấm dùng phụ gia tetraethyl chì trong xăng rồi tuy nhiên nhiều thành phần trong xăng không tốt cho sức khỏe.

+ Câu hỏi thứ hai không rõ ràng và không cần trả lời.

hellboy0308
04-21-2008, 11:31 PM
ủa đây hình như là tên thay thế mà phải ko, em hỏi tên "gốc-chức" mà (mà em cũng xin cám ơn vì đã quan tâm đến bài của em)

tigerchem
04-22-2008, 12:08 AM
Có lẽ bạn muốn nói đến tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ trong danh pháp chứ không phải đọc theo IUPAC.
Nếu vậy thì danh pháp cho alcin là alcinil, do đó ta có danh pháp cho chất trên là butinil metan.
Thân.
(Tài liệu tham khảo: Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ 1, Nguyễn Kim Phi Phụng, NXB Đại học quốc gia, 2003, trang 17)

Scooby-Doo
04-22-2008, 02:07 PM
Lâu quá không vào bõ phổ thông, bây giờ mới thấy mấy ý kiến của các bạn về decarboxylation.
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3421
Cơ chế decarboxylation của beta-keto acid hay 1,3-diacid post trên diễn đàn không phải do tui chế ra đâu mà được sự chấp nhận rộng rãi của mọi người và có thể tìm thấy trông nhiều tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh. Ở trong cơ chế đó, nhóm R'' thường là nhóm alkyl mới có được ketone acid. Phản ứng decarboxylation này được coi như xảy ra theo concerted mechanism (xảy ra một bước liên tục). Các nhóm R, R' nằm giữa diacid hay giữa nhóm chức acid và ketone nếu là nhóm rút cũng có tác dụng làm tăng tính acid của nhóm carboxylate nên proton càng linh động giúp cho quá trình khử nhóm acid diễn ra càng dễ dàng hơn.
hừm cũng có vẻ ổn nhưng thưa thầy với cơ chế như thế thì các nhóm R hút e càng mạnh thì điện tích trên O càng dương > sự cộng vào O càng khó ( khả nảng tạo lk H càng khó mà thế thì tại sao pứ lại sễ hơn :kham ( :kham (
1 thaoem suy nghĩ thì cơ chế pứ gần như là sự thế nycleophin nghĩa là nguyên tử O mang điện âm tấn công vào C mà có nhóm COOH dính vào và đẩy CO2 ra ngoài (thế nên các nhóm hút e làm C này càng dương điện và pứ xảy ra dễ dàng
2 nhưng cơ chế này cũng có hạn chế C ở COOH mang + >>> hơi vô lí khi tham ja pứ Sn hihi thày thấy sao :yeah (
Ý kiến tranh luận của em rất không rõ ràng, nếu được em nên vẽ hình ra để nhìn dễ hiểu hơn! Điều kiện phản ứng là môi trường acid làm sao có O- nào ở đây? Nếu cho rằng có O- do cộng hưởng từ e p của nguyên tử oxygen trên nhóm OH thì sau đó phãn ứng tiếp diễn như thế nào?
Theo mình thì cơ chế ở đây xảy ra là cơ chế gốc:R-COOH --> R* + *COOH ---> R-H + CO2
Còn việc đưa thêm R hút e vào mà làm cho pứ dễ hơn thì ... để nghĩ tiếp!
Cơ chế này là do em tự nghĩ ra hay căn cứ trên tài liệu cụ thể? Cũng có thể em đúng nhưng tui chưa bao giờ thấy dị ly phân tử acid để tạo hai gốc tự do như trên vì gốc *COOH không bền! Và hơn nữa đề tài đang tranh luận về diacid hoặc beta-keto acid, em lại đưa trường hợp của đơn acid thông thường.

bicycle2007
04-22-2008, 02:49 PM
Em có thể hỏi cho ví dụ cụ thể là cộng với tác nhân nào không? HX hay X2, v.v.v? Kích thước của anion lớn hay nhỏ? Khi thay đổi tác nhân và chất nền, tỉ lệ sản phẩm sinh ra luôn khác nhau!

Ở nhiệt độ thấp sản phẩm cộng 1,2 nhiều hơn cộng 1,4 có lẽ là do cạnh tranh về động học, sản phẩm chính sẽ là sản phẩm động học (kinetic product)- tức sản phẩm tạo thành nhanh chóng-tạo ra từ hai tâm phản ứng liền kề.

Ở nhiệt độ thường nếu có chướng ngại lập thể đáng kể thì sản phẩm chính là sản phẩm nhiệt động học (thermodynamic product)-tức sản phẩm bền- tạo ra từ hai tâm phản ứng nằm cách xa nhau.
Lưu ý: theo qui tắc IUPAC tách biệt giữa số 1 và 2, hay 1 và 4 bằng dấu phẩy chứ không phải dấu gạch!

A, hôm đó thầy nói trường hợp của HBr, thầy cũng có nói về cạnh tranh động học với nhiệt động. Nhưng em hổng hiểu là tại sao năng lượng hoạt hóa của quá trình tạo sản phẩm 1-2 lại thấp hơn 1-4 do đó mà có sự quyết định động học ở nhiệt độ thấp của hướng cộng 1-2, anh giải thích giúp em với. Hic còn cái vụ viết 1,2 với 1-2... hôm đó đã xảy ra một trận cãi vả giữa em với mấy chiến hữu, cuối cùng em đã phải tốn một chầu chè vì thầy phán là phải viết theo kiểu 1-2. Bi giờ có anh ScooBy đồng minh rùi chắc em phải khởi kiện mới được hic :dantoc (

Scooby-Doo
04-22-2008, 02:58 PM
So sánh khả năng phản ứng thế OH với HBr của các hợp chất sau:(đều là para nhé)
CH3O-C6H4-CH2-OH, CH3-C6H4-CH2-OH, Cl-C6H4-CH2-OH, CN-C6H4-CH2-OH.
Ý của em có phải là phản ứng thế:
p-X-C6H4-CH2OH + HBr ===> p-X-C6H4-CH2Br + H2O

Tui thắc mắc chút nhe: bài tập này dựa trên một bài báo nghiên cứu đăng trong tạp chí cụ thể hay chỉ là bài tập nghĩ ra vẽ trên giấy. Điều kiện thực nghiệm ra sao? HBr sử dụng là dạng hóa chất nào? dung dịch HBr trong nước hay CH3COOH hay khí HBr?
Vì các benzylic alcol thường kém bền trong môi trường acid, khi có sự hiện diện của proton acid chúng thường bị phân hủy và tạo thành dimer, trimer, tetramer, ... polimer

Nếu giải theo hướng vẽ ra trên giấy thì sẽ dựa vào độ bền của benzyl carbocation sinh ra được an định bởi nhân thơm. Carbocation càng bền thì độ phản ứng càng cao. Dựa trên xếp loại độ mạnh của hiệu ứng cảm (+I hay -I) và hiệu ứng cộng hưởng (+R hay -R) của các nhóm cyano CN, chloro Cl, methyl CH3 và methoxy MeO là em có thể biết ngay độ phản ứng của từng chất nền. Muốn biết rõ hơn em dựa vào bảng hằng số Hammett-Taft của từng nhóm chức là biết ngay.

bicycle2007
04-22-2008, 03:04 PM
bi thấy nếu theo cách trả lời của anh cọp thì mình có thể dùng dầu hỏa để rửa sẽ ok hơn. Trường hợp này việc dùng xăng sẽ tệ hại ở chỗ sẽ hòa tan các lớp dầu mỡ (trên bề mặt da) làm da khô, dễ nứt nẻ. Bản thân xăng là dung môi hòa tan tốt những thứ chất hữu cơ khó chịu cho cơ thể có thể dẫn đến thẩm thấu các chất độc vào cơ thể--->éc. Còn câu 2 có cái gì đó hơi lãng nhách hổng hiểu nổi, nhưng bi nghĩ hướng của người hỏi là đang hướng tới nhiệt dung lớn của glycerine

Scooby-Doo
04-22-2008, 03:12 PM
A, hôm đó thầy nói trường hợp của HBr, thầy cũng có nói về cạnh tranh động học với nhiệt động. Nhưng em hổng hiểu là tại sao năng lượng hoạt hóa của quá trình tạo sản phẩm 1-2 lại thấp hơn 1-4 do đó mà có sự quyết định động học ở nhiệt độ thấp của hướng cộng 1-2, anh giải thích giúp em với. Hic (
Ở nhiệt độ thấp, nhiệt lượng cung cấp cho phản ứng không nhiều nên sản phẩm tạo ra nhanh là các sản phẩm tạo từ tâm phản ứng kế cận. Nên hiểu nhiệt độ thấp ở đây thường < -40 oC.Hai tâm phản ứng 1 và 2 sát ngay nhau nên không cần nhiều năng lượng giống như cạnh nhà có cô bạn gái coi cũng được được thì ta đâu phải đi đâu xa để tìm cô khác làm chi nhất là khi ta đi học đã quá mệt và không có nhiều thời gian để lựa chọn. :hun (
Tui không hiểu điều kiện thực nghiệm mà thầy của em lấy làm ví dụ như thế nào, nếu được em nên hỏi xin bài báo gốc đó đọc cho biết hoặc post lên để thảo luận tiếp.

Hic còn cái vụ viết 1,2 với 1-2... hôm đó đã xảy ra một trận cãi vả giữa em với mấy chiến hữu, cuối cùng em đã phải tốn một chầu chè vì thầy phán là phải viết theo kiểu 1-2. Bi giờ có anh ScooBy đồng minh rùi chắc em phải khởi kiện mới được hic :dantoc (
Nguyên gốc tiếng Anh viết là 1,2-addition hay 1,4-addition, các bác phổ thông nhà ta dịch ra viết loạn xị lên hết. Nếu em hỏi copy được bài báo gốc thầy em lấy làm ví dụ, nếu bằng tiếng Anh em sẽ thấy ngay là họ viết cộng 1,2 và 1,4 như thế nào!
Chúc em báo thù ngọt ngào! nhưng coi chừng bị đánh hội đồng mất thêm một chầu chè nữa! Lẽ phải của kẻ yếu không bằng điều trái của kẻ mạnh! Tốt nhất em cầm theo một số sách trên đại học bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để chứng minh.

Good luck!!!

bommer_champion
04-22-2008, 05:05 PM
có ai biết hóa sinh chỉ cho mình về vận tốc pứ của pứ thủy phân xenlulozo bởi enzim xenlulodaza .theo mình thì tại sao điều chế etanol(làm nhiên liệu ) lại cứ phải đi từ tinh bột mà ko học trùng roi tiết xenlulodaza phân hủy xenlulozo nhỉ
thế có phải tiết kiệm lương thực ko :matcuoi (:matcuoi (

Yang
04-23-2008, 12:29 AM
Có bạn nào phân biệt giùm mình chất hữu cơ nào tác dụng với dd brom còn chất nào tác dụng với brom nguyên chất ko?
Xiclopropan có thực hiện phản ứng thế với dd brom ko? Và xiclopropan có phản ứng nào làm mất màu dd brom ko?
Có gì khác và giống nhau giữa brom khan, brom nguyên chất, nước brom, dung dịch brom?

thu anh
04-23-2008, 09:15 PM
mình có nghe loáng thoáng các bạn nói gì đó về hệ liên hợp này đơn-đôi-cặp e.CÁc bạn chỉ cần giảng mình trong trường hợp nào thì cộng ngược markovnikov thôi; khỏi cần cơ chế chắc trình độ bậc phổ thông chưa thể hiểu dc.

TNT_TNT
04-23-2008, 09:28 PM
Ở nhiệt độ thấp, nhiệt lượng cung cấp cho phản ứng không nhiều nên sản phẩm tạo ra nhanh là các sản phẩm tạo từ tâm phản ứng kế cận. Nên hiểu nhiệt độ thấp ở đây thường < -40 oC.Hai tâm phản ứng 1 và 2 sát ngay nhau nên không cần nhiều năng lượng giống như cạnh nhà có cô bạn gái coi cũng được được thì ta đâu phải đi đâu xa để tìm cô khác làm chi nhất là khi ta đi học đã quá mệt và không có nhiều thời gian để lựa chọn. :hun (

Thầy có thể nói chính xác lại nhiệt độ không, em đọc trong sách Doãn Tĩnh thì lại nói nhiệt độ đó là -80 là thuạn lợi cho cộng 1,2 còn nếu >40 thì lại ưu tiên cho cộng 1,4

TNT_TNT
04-23-2008, 09:56 PM
Có bạn nào phân biệt giùm mình chất hữu cơ nào tác dụng với dd brom còn chất nào tác dụng với brom nguyên chất ko?
Xiclopropan có thực hiện phản ứng thế với dd brom ko? Và xiclopropan có phản ứng nào làm mất màu dd brom ko?
Có gì khác và giống nhau giữa brom khan, brom nguyên chất, nước brom, dung dịch brom?

xiclopropan ko có pư thế với dd Brom đâu, chỉ có phản ứng mở vòng với halogen dưới xúc tác là acid Lewis mà thôi nên nó làm mất màu brom với xúc tác acid lewis
giống nhau: tất cả đều có mặt brom, nước brom là brom được pha loãng với nước, còn dd brom có thể dung môi là bước hoặc là chất khác

tieulytamhoan
04-23-2008, 09:56 PM
mình có nghe loáng thoáng các bạn nói gì đó về hệ liên hợp này đơn-đôi-cặp e.CÁc bạn chỉ cần giảng mình trong trường hợp nào thì cộng ngược markovnikov thôi; khỏi cần cơ chế chắc trình độ bậc phổ thông chưa thể hiểu dc.
Quy tắc cộng phản Markovnikov xảy ra khi có mặt peroxide - ROOR

Thêm 1 ít thông tin nữa nhé:
+ Quy tắc Markovnikov : theo cơ chế ion
+ Quy tắc phản Markovnikov: theo cơ chế gốc tự do

Các a e thấy còn thiếu sót hay sai chỗ nào thì góp ý thêm nhé. Thân!

TNT_TNT
04-23-2008, 10:15 PM
có bạn ơi đó là quy tắc Kharat (phản Mac cop) xảy ra theo cơ chế gốc (có mặt xúc tác H2O2)
còn cơ chế cụ thể thì để bữa khác mình post lên (hôm nay bận quá)

quy tắc kharash xảy ra khi có mặt peoxit trong đó có H2O2 chứ ko phải chỉ có H2O2 ko đâu

Scooby-Doo
04-24-2008, 10:27 AM
Bài báo đính kèm có những thông về lịch sử của quy tắc Markovnikov. Các bạn quan tâm có thể đọc để tìm hiểu thêm.

nanoman
04-24-2008, 07:19 PM
Thầy có thể nói chính xác lại nhiệt độ không, em đọc trong sách Doãn Tĩnh thì lại nói nhiệt độ đó là -80 là thuạn lợi cho cộng 1,2 còn nếu >40 thì lại ưu tiên cho cộng 1,4
-80 và 40 độ mà bạn nói là đúng (theo nhiều tài liệu). Nhưng cái đó không quan trọng bằng việc nhớ tại sao sp 1,2- chiếm ưu thế ở nhiệt độ thấp (năng lượng hoạt hóa của phản ứng cộng 1,2 thấp hơn) và sp 1,4- chiếm ưu thế ở nhiệt độ cao (nhiệt cung cấp cho phản ứng tăng và lớn hơn năng lượng hoạt hóa của cả 2 trường hợp nhưng sp 1,4- bền hơn về mặt nhiệt động học)

trannguyen
04-24-2008, 07:43 PM
xiclopropan ko có pư thế với dd Brom đâu, chỉ có phản ứng mở vòng với halogen dưới xúc tác là acid Lewis mà thôi nên nó làm mất màu brom với xúc tác acid lewis
phản ứng trên chỉ cho phản ứng cộng thôi vì vòng ba quá căng. ưu tiên trên hết là phản ứng giải vòng
còn brom khan với tinh chất thì giống nhau khôgn ha! theo tui nghĩ là một!

TNT_TNT
04-24-2008, 10:32 PM
-80 và 40 độ mà bạn nói là đúng (theo nhiều tài liệu). Nhưng cái đó không quan trọng bằng việc nhớ tại sao sp 1,2- chiếm ưu thế ở nhiệt độ thấp (năng lượng hoạt hóa của phản ứng cộng 1,2 thấp hơn) và sp 1,4- chiếm ưu thế ở nhiệt độ cao (nhiệt cung cấp cho phản ứng tăng và lớn hơn năng lượng hoạt hóa của cả 2 trường hợp nhưng sp 1,4- bền hơn về mặt nhiệt động học)

điều cậu nói ko sai nhưng các mốc nhiệt độ thì phải rõ ràng chứ

TNT_TNT
04-24-2008, 10:42 PM
phản ứng trên chỉ cho phản ứng cộng thôi vì vòng ba quá căng. ưu tiên trên hết là phản ứng giải vòng
còn brom khan với tinh chất thì giống nhau khôgn ha! theo tui nghĩ là một!

đã xiclopropan rồi thì cộng vào đâu nữa hả trannguyen, xiclopropan có sức căng lớn tuy nhiên lk C-C có bản chất p lớn, mà phản ứng mở vòng đặc trưng cho vòng có lk C-C bản chất p lớn --> nó có thể phản ứng mở vòng được

bicycle2007
04-25-2008, 10:27 AM
Chúc em báo thù ngọt ngào! nhưng coi chừng bị đánh hội đồng mất thêm một chầu chè nữa! Lẽ phải của kẻ yếu không bằng điều trái của kẻ mạnh! Tốt nhất em cầm theo một số sách trên đại học bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để chứng minh.
Sự đời thật trớ trêu anh BY ạ. Nhưng chân lí vẫn là 1,2 chứ hổng phải là 1-2 anh nhỉ hic :bidanh(

Scooby-Doo
04-25-2008, 11:55 AM
Sự đời thật trớ trêu anh BY ạ. Nhưng chân lí vẫn là 1,2 chứ hổng phải là 1-2 anh nhỉ hic :bidanh(
Vậy Bi đọc chuyện AQ của Lỗ Tấn đi để lấy lại niềm tin!!! Ta không chiến thắng được trong thực tế thì ta sẽ chiến thắng bằng tinh thần vậy.

Nhân tiện cũng gửi các bạn quan tâm đến phản ứng cộng 1,2 và 1,4 của halogen vào alkadiene một số bài báo có kết quả thực nghiệm. Nếu chất nền là alkadiene bất đối xứng sẽ có thêm sản phẩm cộng 3,4 ngoài sản phẩm cộng 1,2 và 1,4. Cộng HX mình chưa tìm được. Khi nào có sẽ post lên sau.

Từ kết quả thực nghiệm của các bài báo, các bạn sẽ nhận thấy tỉ lệ sản phẩm cộng 1,2 hay 1,4 thay đổi theo điều kiện phản ứng như dung môi, chất nền, tác nhân halogen hóa, nhiệt độ phản ứng ... Như đã thảo luận nhiệt độ thấp phần lớn sẽ ưu tiên cho cộng 1,2, và cộng 1,4 ưu tiên xảy ra nhiệt độ cao. Nhiệt độ cụ thể là bao nhiêu tùy theo điều kiện thí nghiệm.

Những bài báo này sẽ bị delete trong khoàng vài tuần để lấy chỗ update các bài khác khi cần thiết.

bluemonster
04-25-2008, 01:36 PM
điều cậu nói ko sai nhưng các mốc nhiệt độ thì phải rõ ràng chứ

Cái mốc nhiệt độ mà em đang đề cập chính là điều kiện nhiệt độ của một hệ phản ứng nào đó, được các bác Prof dịch đưa vào sách đấy ! Dân thực nghiệm chỉ quan tâm đến nhiệt độ trong khoảng thôi ! Chả có mốc nào rõ ràng đâu !

toanhvu
04-25-2008, 06:40 PM
Tại sao 3 cái này đều có gốc -OH mà chỉ có phenol và axit + được với NaOH và axit cacbonxylic lại có tính axit?

key435
04-25-2008, 06:57 PM
Tùy thuộc vào gốc đính với nhóm -OH thôi. Phenol thì gốc là phenyl còn cacbonxylic là COO- 2 gốc này đều hút điện tử mạnh làm cho liên kết -O--H phân cực mạnh làm H dễ đứt ra. Còn rượu thì cho dù có gốc hút e thì cũng ko đủ mạnh để làm liên kết phân cực.

trannguyen
04-26-2008, 03:08 PM
là cộng Br2 để mở vòng ý tui là vậy đó.
tui có nói cộng vào theo kiểu cộng nối đôi đâu. làm gì có môi đôi mà cộng

HoahocPro
04-26-2008, 08:59 PM
Cơ chế này là do em tự nghĩ ra hay căn cứ trên tài liệu cụ thể? Cũng có thể em đúng nhưng tui chưa bao giờ thấy dị ly phân tử acid để tạo hai gốc tự do như trên vì gốc *COOH không bền! Và hơn nữa đề tài đang tranh luận về diacid hoặc beta-keto acid, em lại đưa trường hợp của đơn acid thông thường.
Cơ chế trên em đã nhìn thấy trong đề thi vòng 2 QG. Còn sự decacboxyl hóa do bommer đưa ra ban đầu theo em thì hình như bạn ấy muốn hỏi về axit thông thường.Đã có lần bạn ấy nói với em về vấn đề này nhưng chưa có lời giải đáp cụ thể.

HoahocPro
04-26-2008, 09:10 PM
Cái bài này trong đề thi HSG QG năm nay. Mà hướng dẫn chấm của nó thì giống như anh Scooby đã nói, nhưng có 1 vấn đề là đề nói ko rõ ràng, và nếu xét tổng quát thì gốc benzyl vừa có khả năng tham gia cả SN1 và SN2.
Nếu là SN2 thì lại có 2 dạng là dạng nới (loose) và dạng nén (tight). Phần lớn các phản ứng dạng này đều theo dạng tight, lúc này hiệu ứng hút lại làm tăng tốc độ phản ứng chứ không phải là hiệu ứng đẩy.Mà bài làm của em lại theo cách này!

HoahocPro
04-26-2008, 09:13 PM
Có thể có phản ứng tách HX ra khỏi dẫn xuất halogen để tạo vòng 3 cạnh xiclopropan không?

HoahocPro
04-26-2008, 09:26 PM
Xin nói thêm là nếu gốc hút e mà đủ mạnh, chẳng hạn là CF3-CH2-OH thì tính axit của nó cũng mạnh lắm đó.

thanhatbu_13
04-26-2008, 10:36 PM
Cái bài này trong đề thi HSG QG năm nay. Mà hướng dẫn chấm của nó thì giống như anh Scooby đã nói, nhưng có 1 vấn đề là đề nói ko rõ ràng, và nếu xét tổng quát thì gốc benzyl vừa có khả năng tham gia cả SN1 và SN2.
Nếu là SN2 thì lại có 2 dạng là dạng nới (loose) và dạng nén (tight). Phần lớn các phản ứng dạng này đều theo dạng tight, lúc này hiệu ứng hút lại làm tăng tốc độ phản ứng chứ không phải là hiệu ứng đẩy.Mà bài làm của em lại theo cách này!

Với phản ứng thế trên các dẫn xuất của benzylic alcol (các alcol nói chung) trong dd HBr thường xảy ra cơ chế SN1. Vậy độ bền của Carbocation sẽ đóng vai trò quyết định.

TNT_TNT
04-26-2008, 10:40 PM
Có thể có phản ứng tách HX ra khỏi dẫn xuất halogen để tạo vòng 3 cạnh xiclopropan không?

cái đó thì mình ko chắc nữa nhưng thông thường để điều chế thì ta dùng phản ứng đóng vòng của dihalogen bằng kim loại Na, Zn ...

bommer_champion
04-29-2008, 05:01 PM
Tại sao 3 cái này đều có gốc -OH mà chỉ có phenol và axit + được với NaOH và axit cacbonxylic lại có tính axit?

theo mình nghĩ thì cái gọi là axit cung ko có gianh giói rõ rệt
còn tính axits có hay ko thì phụ thuộc nhóm hút là chính xác nhóm hút càng mạnh thig Ka càng cao mối chất có Ka riêng và theo mình thì tính axit thể hiện khi Ka>10^-14
đây là Ka của nc':hun (

bommer_champion
04-29-2008, 05:09 PM
Lâu quá không vào bõ phổ thông, bây giờ mới thấy mấy ý kiến của các bạn về decarboxylation.
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3421
Cơ chế decarboxylation của beta-keto acid hay 1,3-diacid post trên diễn đàn không phải do tui chế ra đâu mà được sự chấp nhận rộng rãi của mọi người và có thể tìm thấy trông nhiều tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh. Ở trong cơ chế đó, nhóm R'' thường là nhóm alkyl mới có được ketone acid. Phản ứng decarboxylation này được coi như xảy ra theo concerted mechanism (xảy ra một bước liên tục). Các nhóm R, R' nằm giữa diacid hay giữa nhóm chức acid và ketone nếu là nhóm rút cũng có tác dụng làm tăng tính acid của nhóm carboxylate nên proton càng linh động giúp cho quá trình khử nhóm acid diễn ra càng dễ dàng hơn.

Ý kiến tranh luận của em rất không rõ ràng, nếu được em nên vẽ hình ra để nhìn dễ hiểu hơn! Điều kiện phản ứng là môi trường acid làm sao có O- nào ở đây? Nếu cho rằng có O- do cộng hưởng từ e p của nguyên tử oxygen trên nhóm OH thì sau đó phãn ứng tiếp diễn như thế nào?

Cơ chế này là do em tự nghĩ ra hay căn cứ trên tài liệu cụ thể? Cũng có thể em đúng nhưng tui chưa bao giờ thấy dị ly phân tử acid để tạo hai gốc tự do như trên vì gốc *COOH không bền! Và hơn nữa đề tài đang tranh luận về diacid hoặc beta-keto acid, em lại đưa trường hợp của đơn acid thông thường.

cái cơ chế này thì em cũng đồng ý với thầy là hơi ........ điêu
theo em nghĩ thì phân cắt đồng li C-COOH hới khó vì lk này phân cực mạnh ta chỉ thấy sự phân cắt này ở sự điên phân muối cacboxilat
còn chưa thấy có tài liệu nào về sự tạo ra hợp chất R-R(giông như điên phân)trong pứ nì :chui (

bommer_champion
04-29-2008, 05:19 PM
F có độ am điện cao hơn nên rút đôi điện tử về F làm O thiếu điện tử. mật độ xen phủ giữa 2 vùng xen phủ của 2 AO 2p giảm => độ bền kém -> độ dài liên kết dài hơn

cái này thì ai biết nói giùm bạn ấy nhé

mình nghĩ thì cách giải thích của bạn là kiểu mà cứ căn cứ vào độ âm điện jai thích mọi thứ
theo mình thì độ bền lk ko phụ thuộc vô X
mình chưa thấy sách nào (hay là mình chưa đọc tới nhỉ:ngu () jai thích theo kiểu này
hoạc là nếu e đã kéo về F thì mật độ e ở F tăng thì xem mật độ e xen phủ ko đổi chứ:lon (

HoahocPro
04-30-2008, 09:17 PM
Nếu cho rằng có sự phân cắt dị li thì còn ... điêu hơn!
Ta xét 2 hợp chất CH3-COOH và CCl3-COOH. Rõ ràng là axit có Cl sẽ decacboxyl dễ hơn.Nếu cho rằng có sự phân cắt dị li thì điện tích dương phải nằm trên 1 trong 2 C, mà cả 2 C này đều cạnh các nguyên tử hút e, độ âm điện mạnh thì rất kém bền, làm sao mà axit clo axetic lại dễ phản ứng hơn đc ?!

toanhvu
05-02-2008, 07:32 PM
các bạn có thể biểu diễn rõ hơn ko.

thedung1213
05-07-2008, 10:41 AM
Tôi làm bài kiểm tra hóa trong đó có một câu yêu cầu viết phản ứng điều chế cao su clopren từ buta - 1,3 -đien. xin mọi người giúp giùm. rất đa tạ.

tieulytamhoan
05-07-2008, 10:48 AM
Tôi làm bài kiểm tra hóa trong đó có một câu yêu cầu viết phản ứng điều chế cao su clopren từ buta - 1,3 -đien. xin mọi người giúp giùm. rất đa tạ.
Hình như viết "chính tông" là Cloropren (Vietnamese) hoặc Chloroprene (English) chứ bạn hỉ? ^^

Cách tổng hợp (trên giấy) như sau: butadien-1,3 -> CH2=CClCH=CH2 -> chloroprene

Bạn tham khảo thêm các link sau nha.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Cloropren
http://en.wikipedia.org/wiki/Chloroprene

Gửi bạn thêm file power point nữa để tham khảo.
Chúc học tốt! Thân!

divangcuoctinh
05-11-2008, 09:00 AM
_ thiệt ra chú phenol cũng coi là 1 axit íu có pKa = 10 nên chú phenol này cũng thể hiện tính axit mờ :hutthuoc(
do ảnh hưởng của vòng benzen (là hiệu ứng liên hợp của vòng benzen) nên làm tăng sự phân cực của lk O-H trong phenol , đại khái là 2 e tự do của O sẽ bị hút về phía C lk với O và do đó làm cho e của H bị hút về phía O mạnh hơn
_ rượu thì do độ phân cực lk íu hơn ---> tính axit íu hơn (do gốc hidrocacbon là gốc đẩy e nên sẽ làm tăng mật độ e ở ngtử O làm cho O ko cần hút e của H mạnh lắm ---> lk kém phân cực)
_ axit cacboxylic thì do ảnh hưởng lẫn nhau của 2 nhóm -OH và -C=O nên làm xuất hiện hiệu ứng liên hợp giữa các e tự do cảu O trong -OH với các e trong lk đôi của -C=O
---> e ở lk C=O tập trung mạnh về phía O làm cho mật độ e ở C giảm ---> e tự do của O (trong -OH) bị hút về phía lk -C-O làm mật độ e ở O giảm mạnh ---> O (trong -OH) hút e lk O-H càng mạnh ---> lk O-H càng phân cực mạnh :nhamhiem

linsaylinh
05-15-2008, 11:52 AM
MỌi người giúp em với nhé !
Tại sao ct này có có nhóm CH3-CH2- cùng phía mà lại đọc là 4-etyl-3-metyl-trans-hepten-3?
http://img216.imageshack.us/img216/880/hhjs8.png