PDA

View Full Version : Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ


Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 [10]

glory
10-03-2010, 09:45 AM
Trong trường hợp của bạn chất xyclohexanone là chất nền, ta chỉ dùng thêm các chât vô cơ khác
Áp dụng retrosynthesis:
Từ CaC2--->C2H2--->C4H4--->C4H6--->C4H6Br2 (cộng 1,4)---->C4H6BrCH3(Corey-House)---->C4H8BrCH3(Hidro hóa)--->C4H8MgBrCH3 (Cơ kim) (A)
Từ xyclohexanone---->2-cloxyclohexanone (Cl2/as) [Không nên dùng môi trường axit vì nó sẽ tác dụng với A ngay lập tức] (B)
(A) +(B) rồi thủy phân trong axit sau đó trong kiềm nước---> sản phẩm
Ở đây sẽ có 2 sản phẩm phụ là thế SN2 ở Cl và tách loại HCl nhưng tỷ lệ nhỏ hơn

Molti
10-03-2010, 09:48 AM
cyclohexanone dùng HNO3 mở vòng ra acid adipic .. rồi de carboxyl hóa tạo acid 5C.
--> hoàn Nguyên tạo pentan --> cộng Br và Mg tạo cơ magie
DÙng Cơ Magie tạo thành tác dụng cyclohexanoe ra 1,1..hidroxi,pentyl-cyclohexan
Khử nước tạo nối đôi.. rồi oxi hóa với KMnO4 để tạo diol

glory
10-03-2010, 10:50 AM
Chú em decarboxyl hóa trong điều kiện gì, nếu là nhiệt độ anh nghĩ không khả thi vì phản ứng diễn ra theo cơ chế gốc, gốc carbon sinh ra sẽ kết hợp với gốc O tạo thành hợp chất ban đầu

HoahocPro
10-03-2010, 10:59 AM
Nhiệt độ cũng được chứ? Cho nó thành vòng xeton 5 cạnh rồi lại oxi hoá. Nhưng mà cách này hơi khó chấp nhận ở chỗ làm thế nào mà tạo ra cái CH3-CH2-CH2-CH2-CH2MgBr. Thứ 2 là làm sao đảm bảo tách H2O chỉ tách vào vòng mà không ra nhánh?

glory
10-03-2010, 11:06 AM
Nếu vậy thì chuyển xeton vòng năm về ancol rồi tách nước, ozon phân về andehit, bảo vệ 1 nhóm, Clemezen nhóm còn lại, tách nhòm bảo vệ, khử về rượu, tác dụng với HBr, rồi Mg

HoahocPro
10-03-2010, 06:50 PM
Mình nghĩ làm thế này tốt hơn:
Dùng peaxit chuyển xiclohexanon thành este vòng, mở vòng khử -CH2-OH bằng HI/P, thoái phân Hopman -CH2-COOH thành -CH2-Br bằng Br2/OH-, rồi ankyl hoá vào xiclohexanon ban đầu. Cuối cùng là khử C=O, tách H2O và oxi hoá bằng KMnO4 loãng.

>"<
10-04-2010, 06:00 PM
giải thích khả năng phản ứng SN1 và SN2 của các chất sau :
C6H5CH2Br và (C6H5)2CHBr

darks
10-04-2010, 06:13 PM
giải thích khả năng phản ứng SN1 và SN2 của các chất sau :
C6H5CH2Br và (C6H5)2CHBr


C6H5CH2Br:Sn1 và Sn2 đều xảy ra dễ dàng.
(C6H5)2CHBr :Sn1 xảy ra dễ dàng ,Sn2 khó có thể xảy ra.

Molti
10-04-2010, 06:17 PM
C6H5CH2Br . Carbon nhất cấp sẽ ưu tiên SN2 hơn SN1
(C6H5)2CHBr vòng benzene cồng kềnh thế này thì ưu tiên SN1 hơn SN2

>"<
10-04-2010, 08:45 PM
Anh Molti giúp em với :
Cl-C6H4-CH3+NaNH2--(NH3)--> ra sản phẩm như thế nào .

Molti
10-04-2010, 09:00 PM
NH3 Theo phản ứng thế tạo tạo amine
NH2-C6H4-CH3

darks
10-04-2010, 09:05 PM
Anh Molti giúp em với :
Cl-C6H4-CH3+NaNH2--(NH3)--> ra sản phẩm như thế nào

Phản ứng xảy ra theo cơ chế arin ( tách , cộng ) , tạo ra 2 sản phẩm
http://img101.imageshack.us/img101/641/25513724.png

darks
10-04-2010, 11:20 PM
Tớ có bài tập này vướng mắc . Mong mọi người giúp đỡ
Chiếu tia tử ngoại một vài giờ qua dung dịch chứa 0.01 mol tert butyl peoxit trong lượng dư etylbenzen.Phân tích sản phẩm thấy có 0.02 mol tert-butyl ancol tạo thành .Cho bay hơi ancol và etylbenzen dư thì thu được một bã rắn .Bằng phương pháp sắc kí tách được từ bã rắn này 2 chất A (1g ) và B (1g).Hai chất A và B đều có công thức phân tử C16H18 và đều không làm nhạt màu Br2/CCl4.Lập lại các bước thí nghiệm tương tự trên , nhưng thay etylbenzen bằng isopropylbenzen thì các kết quả thực nghiệm đều tương tự , chỉ khác là thay vì thu được 2 chất A,B thì bây giờ thu được một chất C duy nhất .Lập luận để đưa ra cơ chế hợp lý giải thích sự hình thành các chất trong thí nghiệm đầu tiên và cho biết công thức của A,B,C.

cattuongms
10-05-2010, 01:13 AM
Tớ có bài tập này vướng mắc . Mong mọi người giúp đỡ
Chiếu tia tử ngoại một vài giờ qua dung dịch chứa 0.01 mol tert butyl peoxit trong lượng dư etylbenzen.Phân tích sản phẩm thấy có 0.02 mol tert-butyl ancol tạo thành .Cho bay hơi ancol và etylbenzen dư thì thu được một bã rắn .Bằng phương pháp sắc kí tách được từ bã rắn này 2 chất A (1g ) và B (1g).Hai chất A và B đều có công thức phân tử C16H18 và đều không làm nhạt màu Br2/CCl4.Lập lại các bước thí nghiệm tương tự trên , nhưng thay etylbenzen bằng isopropylbenzen thì các kết quả thực nghiệm đều tương tự , chỉ khác là thay vì thu được 2 chất A,B thì bây giờ thu được một chất C duy nhất .Lập luận để đưa ra cơ chế hợp lý giải thích sự hình thành các chất trong thí nghiệm đầu tiên và cho biết công thức của A,B,C.
______________________________
Em chỉ xin có ý kiến nhỏ thui nhé ko biết đúng không:
VÌ 0,01 mol peoxit -> 0,02 mol ancol-> peoxit bị tia tử ngoại cắt đôi tạo 2 gốc (CH3)3-O* , Vậy là phản ứng theo cơ chế gốc tự do.
Gốc tự do này sẽ lấy 1H* trong etylBenzen -> Rượu, tạo ra 1 gốc C6H5-C*H-CH3, 2 gốc này kết hợp với nhau tạo chất mới. Còn A, B là gì em chịu có thể là đồng phân của nhau chăng ? :24h_068:

glory
10-05-2010, 10:32 AM
C6H5CH2Br . Carbon nhất cấp sẽ ưu tiên SN2 hơn SN1
(C6H5)2CHBr vòng benzene cồng kềnh thế này thì ưu tiên SN1 hơn SN2

C6H5CH2Br phản ứng sẽ ưu tiên theo cơ chế SN1 vì cacbocation sinh ra khá bền ( được giải tỏa bởi vòng benzen)

glory
10-05-2010, 11:08 AM
Chiếu tia tử ngoại một vài giờ qua dung dịch chứa 0.01 mol tert butyl peoxit trong lượng dư etylbenzen.Phân tích sản phẩm thấy có 0.02 mol tert-butyl ancol tạo thành .Cho bay hơi ancol và etylbenzen dư thì thu được một bã rắn .Bằng phương pháp sắc kí tách được từ bã rắn này 2 chất A (1g ) và B (1g).Hai chất A và B đều có công thức phân tử C16H18 và đều không làm nhạt màu Br2/CCl4.Lập lại các bước thí nghiệm tương tự trên , nhưng thay etylbenzen bằng isopropylbenzen thì các kết quả thực nghiệm đều tương tự , chỉ khác là thay vì thu được 2 chất A,B thì bây giờ thu được một chất C duy nhất .Lập luận để đưa ra cơ chế hợp lý giải thích sự hình thành các chất trong thí nghiệm đầu tiên và cho biết công thức của A,B,C.
______________________________
Em chỉ xin có ý kiến nhỏ thui nhé ko biết đúng không:
VÌ 0,01 mol peoxit -> 0,02 mol ancol-> peoxit bị tia tử ngoại cắt đôi tạo 2 gốc (CH3)3-O* , Vậy là phản ứng theo cơ chế gốc tự do.
Gốc tự do này sẽ lấy 1H* trong etylBenzen -> Rượu, tạo ra 1 gốc C6H5-C*H-CH3, 2 gốc này kết hợp với nhau tạo chất mới. Còn A, B là gì em chịu có thể là đồng phân của nhau chăng ? :24h_068:

2(CH3)3COOH ---> 2(CH3)3CO*
2(CH3)3CO* + 2C6H5CH2CH3 ----> 2(CH3)3COH + 2C6H5CH*CH3

C6H5CH*CH3 +C6H5CH*CH3----> C6H5CH(CH3)CH(CH3)C6H5 (2 đồng phân quang học A, B)

Ở thí nghiệm 2:

2(CH3)3CO* + 2C6H5CH(CH3)2 ----> 2(CH3)3COH + 2C6H5C*(CH3)2
2C6H5C*(CH3)2 ----> C6H5C(CH3)2C(CH3)2C6H5 (chất C)

cattuongms
10-05-2010, 02:07 PM
[QUOTE=glory;69852]2(CH3)3COOH ---> 2(CH3)3CO*
(CH3)3CO* + C6H5CH2CH3 ----> (CH3)3COH + C6H5CH*CH3
(CH3)3CO* + C6H5CH2CH3 ----> (CH3)3COH + C6H5CH2CH2*
n 2 gốc ban đầu bằng 1 mol
C6H5CH2CH2* ----> C6H5CH*CH3
1
x x
1-x x
C6H5CH*CH3 + C6H5CH2CH2* ----> (C6H5)2CH(CH3)CH(CH3)
1 1-x
1-x 1-x 1-x
x 1-x

C6H5CH2CH2* + C6H5CH*CH3 ----> C6H5CH2CH2CH(CH3)C6H5
1-x x
1-x 1-x 1-x

Nếu theo anh ở trên thì phải tạo ra 4 chất chứ, nhưng bài chỉ có 2 chất ?

glory
10-05-2010, 05:14 PM
[QUOTE=glory;69852]2(CH3)3COOH ---> 2(CH3)3CO*
(CH3)3CO* + C6H5CH2CH3 ----> (CH3)3COH + C6H5CH*CH3
(CH3)3CO* + C6H5CH2CH3 ----> (CH3)3COH + C6H5CH2CH2*
n 2 gốc ban đầu bằng 1 mol
C6H5CH2CH2* ----> C6H5CH*CH3
1
x x
1-x x
C6H5CH*CH3 + C6H5CH2CH2* ----> (C6H5)2CH(CH3)CH(CH3)
1 1-x
1-x 1-x 1-x
x 1-x

C6H5CH2CH2* + C6H5CH*CH3 ----> C6H5CH2CH2CH(CH3)C6H5
1-x x
1-x 1-x 1-x

Nếu theo anh ở trên thì phải tạo ra 4 chất chứ, nhưng bài chỉ có 2 chất ?

Nhầm chút, A và B là đồng phân quang học của nhau (một dạng erythro, một dạng treo)
C6H5CH*CH3 +C6H5CH*CH3-----> C6H5CH(CH3)CH(CH3)

cattuongms
10-07-2010, 01:11 PM
:021:ai viết cho em công thức của chất:4-etyl-3metoxi-phenol với (em vừa đi thi về).

Nhóm etyl: C2H5- ; nhóm metoxi: CH3-O- Bạn đính vào
các vị trí 4,3 trong phenol là ra ý mà.

darks
10-07-2010, 07:32 PM
:021:ai viết cho em công thức của chất:4-etyl-3metoxi-phenol với (em vừa đi thi về).


http://img716.imageshack.us/img716/4710/texca.png
4-etyl-3metoxi-phenol .

wakawaka
10-09-2010, 10:21 PM
mọi người ơi cho minh hỏi câu này:
dùng dd HCl nhận biết 6 dd sau : benzen, phenol, NaAlO2, (NH4)2CO3, C6H5Cl, C6H5ONa
giải thích rõ hộ mình.

tacnehe1900
11-16-2010, 05:53 PM
Mọi người giúp mình câu này:
X chứa 2 chất hữu cơ A, B đơn chức ,mạch hở là đồng phân của nhau, đều td đc với NaOH. Cho 1,72g X td vừa đủ vơi 20ml dd NaOH 1M thu đc dd Y. Tìm CTPT A,B

Molti
11-16-2010, 09:18 PM
mọi người ơi cho minh hỏi câu này:
dùng dd HCl nhận biết 6 dd sau : benzen, phenol, NaAlO2, (NH4)2CO3, C6H5Cl, C6H5ONa
giải thích rõ hộ mình.

Cho HCl vô tạo kết tủa Al(OH)3 là NaAlO2 thu NaCl .. tạo khí bay ra là (NH4)2CO3 ..
Dung dịch chuyển sang đục rồi phân lớp --> C6H5ONa
C6H6 không tan, phân lớp
từ NaCl tạo NaOH cho phản ứng với 2 chất còn lại.. rồi lấy 1 ít lớp dung dích cho phản ứng AgNO3 tạo kết tủa là C6H5Cl còn lại phenol

darks
11-16-2010, 10:12 PM
Mọi người cho em hỏi :
Khi mạch cacbon trong phân tử cacboxylic tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng nhưng các đồng đẳng có số nguyên tử khối chẵn trong mạch lại cao hơn các đồng đẳng có số nguyên tử cacbon lẻ đứng trước và đứng sau
Điều này có thể giải thích như thế nào ạ

LadyKiller2001
11-17-2010, 04:26 AM
Mọi người rảnh qua bên này giúp dùm mình 2 bài này nhé! http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=2661&page=147

nguyentrongdai
11-17-2010, 10:48 AM
chào cac ban
phương trình phản ứng điều chế acetylur bạc va nêu hiện tượng và giải thích?

ai ko giúp mình với

darks
11-17-2010, 11:38 AM
chào cac ban
phương trình phản ứng điều chế acetylur bạc va nêu hiện tượng và giải thích?

ai ko giúp mình với

C2H2+[Ag(NH3)]OH-->Ag2C2+2NH3+H2O
Xuất hiện kết tủa màu vàng của Ag2C2 khi cho axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3

naruto_uzumaki
11-17-2010, 03:52 PM
Mọi người cho em hỏi :

Điều này có thể giải thích như thế nào ạ

Qui luật này viết ra ở sách nào vậy bạn? Đảm bảo là "trật" rồi, không tin thì bạn cứ tra số liệu thực nghiệm để kiểm chứng!

darks
11-20-2010, 02:25 PM
Qui luật này viết ra ở sách nào vậy bạn? Đảm bảo là "trật" rồi, không tin thì bạn cứ tra số liệu thực nghiệm để kiểm chứng!

http://img12.imageshack.us/img12/153/a552.png
Tớ cũng không rõ lắm

minhduy2110
11-21-2010, 02:03 AM
Câu chú em darks trích dẫn ở trên thì đúng là sai rồi còn gì.
Cái mà sách nói đến là nhiệt độ nóng chảy chứ không phải nhiệt độ sôi!
Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào mạng tinh thể rắn của chất.
Giải thích 1 cách cơ bản như sau:

In the case of an even-member acid, the –COOH and the terminal –CH3 groups are on opposite sides of the zigzag carbon chain and fit better in the crystal lattice which results in an increase in the intermolecular forces which in turn will increase the melting point.
http://image.wistatutor.com/content/feed/tvcs/effects20of20h20bond20on20melting20pt201.JPG
On the other hand, carboxylic acids with the odd number of carbon atoms have the carboxyl and terminal methyl groups on the same side of the zigzag thus creating an unsymmetrical structure that fits poorly in the crystal lattice with a resulting decrease in the intermolecular forces and hence lower melting point. This trend is observed in the acids having ten or less carbon atoms and in the higher members, the melting points keep the original trend; melting points increase with an increase in molecular mass.

English, nhưng mà khá dễ hiểu :) nguồn - http://www.tutorvista.com/chemistry/effect-of-hydrogen-bonds-on-melting-point

Chúc học tốt!

TrinhTuTy
12-09-2010, 09:16 PM
các đồng phân của C4H602
HCOOCH2CH=CH2
HCOOCH=CH-CH3
HCOOC(CH3)CH2
CH3COOCH=CH2
CH2=CHCOOCH3
ESTE ko tác dụng với Na,
còn với Br2 Este không no tham gia p/ư cộng vậy thôi
tui nghĩ bạn có thể viết đc p /ứ cộng của Br2 với este C4H6O2(dễ mà)

đồng phân của C4H6O2 mạch hở là 4 hay là 5 vậy ? và là những cái naò ?:24h_027:

Vnn365_vnn
01-02-2011, 03:47 PM
bài hay đó

doggy.warrior
01-08-2011, 08:28 PM
anh kiếm phong ơi làm ơn chỉ rõ giùm em cái chố điều chế antraxen, em không hiều!

Vnn365_vnn
01-09-2011, 04:08 PM
các bác cho em biết tên của các nhóm chức hay dùng được ko ạ?

conan193
01-10-2011, 06:49 AM
đồng phân của C4H6O2 mạch hở là 4 hay là 5 vậy ? và là những cái naò ?:24h_027:

Tất cả các công thức anh ty nêu đều là đồng phân của C4H6O2 có chứa 1 nhóm este và mạch hở.:24h_001:
Vnn365_vnn các bác cho em biết tên của các nhóm chức hay dùng được ko ạ?
Bạn nên nói cụ thể công thức thì mình mới giúp được, mình nêu đại 1 vài nhóm vậy
-COOR:nhóm este, -COOH: nhóm cacboxyl, -COR và -CHO: nhóm cacbonyl , -CONR2 (R=H, gốc hidrocacbon) :nhóm amit; -COHal ( Hal=halogen) halogenua axit; -NO :nhóm nitrozo; -NR2: nhóm amin( R=hidrocacbon, H); -NCO: nhóm íoxyanat ; -NO2: nhóm nitro ; -NHCOOR: nhóm uretan : -N3: nhóm azit; =N-NH2: hidrazon ; =N-OH: nhóm oxim; =N-NHCONH2 :nhóm semicacbazon

Vnn365_vnn
01-10-2011, 01:29 PM
Bạn nên nói cụ thể công thức thì mình mới giúp được, mình nêu đại 1 vài nhóm vậy
-COOR:nhóm este, -COOH: nhóm cacboxyl, -COR và -CHO: nhóm cacbonyl , -CONR2 (R=H, gốc hidrocacbon) :nhóm amit; -COHal ( Hal=halogen) halogenua axit; -NO :nhóm nitrozo; -NR2: nhóm amin( R=hidrocacbon, H); -NCO: nhóm íoxyanat ; -NO2: nhóm nitro ; -NHCOOR: nhóm uretan : -N3: nhóm azit; =N-NH2: hidrazon ; =N-OH: nhóm oxim; =N-NHCONH2 :nhóm semicacbazon

Cái này đó cảm ơn bạn nhiều:012:

hoangthanhduc
01-10-2011, 02:00 PM
Tất cả các công thức anh ty nêu đều là đồng phân của C4H6O2 có chứa 1 nhóm este và mạch hở.:24h_001:

Bạn nên nói cụ thể công thức thì mình mới giúp được, mình nêu đại 1 vài nhóm vậy
-COOR:nhóm este, -COOH: nhóm cacboxyl, -COR và -CHO: nhóm cacbonyl , -CONR2 (R=H, gốc hidrocacbon) :nhóm amit; -COHal ( Hal=halogen) halogenua axit; -NO :nhóm nitrozo; -NR2: nhóm amin( R=hidrocacbon, H); -NCO: nhóm íoxyanat ; -NO2: nhóm nitro ; -NHCOOR: nhóm uretan : -N3: nhóm azit; =N-NH2: hidrazon ; =N-OH: nhóm oxim; =N-NHCONH2 :nhóm semicacbazon
Mình chỉ xin cung cấp thêm mấy cái :
OH-:rượu, CHO-:anđehit, =C=O:xeton:24h_088:

Ladiesman217
01-25-2011, 12:22 PM
Cho mình hỏi mấy câu TN sau :
1/ The following reaction can be classified as :

http://img585.imageshack.us/img585/991/noname02.gif

a/ Elimination
b/ Substitution
c/ Oxidation
d/ Rearrangement

2/ What will be the product of the following reaction :

http://img291.imageshack.us/img291/8697/noname03.gif

a/ (iii) only
b/ (ii) only
c/ (i) and (ii)
d/ (i) , (ii) and (iii)

( i, ii ,iii theo thứ tự trong hình)

Theo mình thì câu 1 là A, câu 2 là B ,không biết có phải không ?

kuteboy109
01-25-2011, 07:38 PM
Đáp án bạn đưa ra đúng rồi ^^

Ladiesman217
01-26-2011, 12:35 PM
Bạn kuteboy cho mình xin cơ chế phản ứng đầu tiên được không ?

glory
01-26-2011, 01:33 PM
Câu đầu tiên bạn vẽ sai cấu trúc của chất, cơ chế như sau:

http://img545.imageshack.us/img545/8499/noname01.gif (http://img545.imageshack.us/i/noname01.gif/)

Phản ứng trải qua trạng thái chuyển tiếp vòng 6 cạnh tức quá trình tách xảy ra đồng thời

cotamkhatmau
02-03-2011, 10:28 PM
các anh ơi,em mới tập tọe học hóa 11 hữu cơ,anh nào có thể nêu cho em cách phân biệt giữa ankan,anken,ankin,ankadien,xicloankan,nói chung là đặc trưng khác nhau của chúng và tách hộ em hỗn hợp ankan,anken,ankin cái ạ,em thanks liền:chautroi

cotamkhatmau
02-04-2011, 12:16 AM
quên mẩt cho em hỏi lun chất X có công thức là C6H10 khi tác dụng với H2 xúc tác niken thu đc hỗn hợp chất có công thức thu gọn là xiclohexan và metyl xiclopentan,vậy X là j ạ?

Molti
02-04-2011, 08:25 AM
quên mẩt cho em hỏi lun chất X có công thức là C6H10 khi tác dụng với H2 xúc tác niken thu đc hỗn hợp chất có công thức thu gọn là xiclohexan và metyl xiclopentan,vậy X là j ạ?

X là bixiclo[3,1,0]hexan
hidro hoá sẽ cắt mạch C tạo ra các sản phẩm như trên

alias09872000
02-05-2011, 08:58 AM
Kinh nghiệm nhớ là số nối đôi liên tiếp chẵn thì sẽ có đồng phân quang học và không có đồng phân hình học còn số nối đôi liên tiếp là lẻ thì ngược lại. :11:


Các bạn có thể giải thích giúp tôi xem chất sau đây, có đồng phân hình học hay khôngvà giải thích tại sao được không. Tôi không hiểu khi đếm số liên kết đôi chẵn hay lẻ là đếm như thế nào:
CH3-CH=C=C=C=CH-CH3 :018:

tạ bá trung
02-05-2011, 03:16 PM
chất bạn đưa lên không có đồng phân lập thể. đồng phân lập thể được tạo ra do liên kết đôi c=c và sự thay đổi cấu trúc không gian của hợp chất hữu cơ. chất của bạn có liên kết đôi c=c nhưng các liên kết đôi lại cạnh nhau dẫn dến cấu trúc không gian không thể có sự thay đổi.:24h_094:

Molti
02-05-2011, 07:42 PM
chất bạn đưa lên không có đồng phân lập thể. đồng phân lập thể được tạo ra do liên kết đôi c=c và sự thay đổi cấu trúc không gian của hợp chất hữu cơ. chất của bạn có liên kết đôi c=c nhưng các liên kết đôi lại cạnh nhau dẫn dến cấu trúc không gian không thể có sự thay đổi.:24h_094:

Đồng phân lập thể là khái niệm chung nói về các chất có cấu tạo và thứ tự liên kết giống nhau nhưng khác nhau về vị trí sự sắp xếp các nguyên tử, nhóm thế trong không gian, người ta thường phân thành đồng phân hình học và đồng phân quang học
Chất bạn ở trên không có đồng phân hình học mà chỉ có đồng phân quang học do có số nôi đôi kề nhau là chẵn.. lý do cụ thể xem thêm ở topic sau
http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=76605#post76605

alias09872000
02-05-2011, 11:42 PM
Có một chất như thế này acid tartaric HOOC-CHOH-CHOH-COOH có các đồng phân quang học được viết theo danh pháp R, S như sau:
- acid (2R,3R) - tartaric
- acid (2S, 3S) - tartaric
- acid ( 2R, 3S) - tartaric.
Các bạn có thể giải thích giúp mình các dữ kiện trong dấu (...) là đếm dựa trên 2 C bất đối phải không? Và làm sao để có thể viết ra được ở mỗi C bất đối thì lúc là 2S, lúc là 2R, lúc là 3S, lúc là 3R được vậy? Các bạn làm ơn giải thích rõ nha.

cotamkhatmau
02-13-2011, 04:50 PM
cho em hỏi cái phản ứng này thì chất tạo thành là j đấy ạ:
2_brom_1_metylbromua benzen -------> ra cái j với tương ứng hai điều kiện
(1):+NaOH loãng--------->X
(2):+NaOH đặc ,nhiệt độ áp suất cao--------->Y

X và Y là j ạ?
em thanks liền:ot (

cotamkhatmau
02-13-2011, 08:53 PM
nhân tiện cho em hỏi lun bài này cái ạ
A có CTPT C14H12 có các tính chất
làm mất màu nước Brom và phản ứng với dung dịch KMnO4 tạo thành điol,A bị oxihoa bởi đ KMnO4/H2SO4 tạo thành sản phẩm duy nhất C6H5COOH ,1 mol A hấp thụ nhanh 1 mol H2 ,xác định A và giải thích:24h_059:
các bác giải giúp em ,em thanks liền

poloni
02-13-2011, 09:20 PM
nhân tiện cho em hỏi lun bài này cái ạ
A có CTPT C14H12 có các tính chất
làm mất màu nước Brom và phản ứng với dung dịch KMnO4 tạo thành điol,A bị oxihoa bởi đ KMnO4/H2SO4 tạo thành sản phẩm duy nhất C6H5COOH ,1 mol A hấp thụ nhanh 1 mol H2 ,xác định A và giải thích:24h_059:
các bác giải giúp em ,em thanks liền

A: Stinben
2_brom_1_metylbromua benzen -------> ra cái j với tương ứng hai điều kiện
(1):+NaOH loãng--------->X
(2):+NaOH đặc ,nhiệt độ áp suất cao--------->Y

X và Y là j ạ?
Bạn chú ý là khi Hal đính trực tiếp với vòng benzen, sẽ có sự liên hợp n-pi -> sự phân cực C-Cl giảm đi, lk C-Cl ngắn lại -> khó bị đứt dị li trong phản ứng hóa học.

Molti
02-13-2011, 09:24 PM
nhân tiện cho em hỏi lun bài này cái ạ
A có CTPT C14H12 có các tính chất
làm mất màu nước Brom và phản ứng với dung dịch KMnO4 tạo thành điol,A bị oxihoa bởi đ KMnO4/H2SO4 tạo thành sản phẩm duy nhất C6H5COOH ,1 mol A hấp thụ nhanh 1 mol H2 ,xác định A và giải thích:24h_059:
các bác giải giúp em ,em thanks liền

Chất cần tìm là 1,2-Diphenyl ethylene
http://www.caslab.com/Chemical-Search/Chemical-Structure/103-30-0.gif

cotamkhatmau
02-14-2011, 05:48 PM
tóm lại X và Y là j ạ,mình ko học chuyên hóa nên chỉ biết một ít về cấu trúc phân tử trong hóa thui,anh molti có thể giải thích vì sao lại là chất đấy đc không ạ,mà nhưg bài như này liệu có cần giải thích không ạ?
thanks các anh trước,nếu các anh bảo đó là chất j thì có thể viết phương trình phản ứng đc ko ạ?

Molti
02-14-2011, 06:57 PM
Dựa theo các dữ kiện bài cho mà suy ra thôi..
Làm mất màu dd brom, phản ứng với KMnO4 tạo diol
1 mol A hấp thụ 1 mol H2
--> có 1 nối đôi anken trong CT, nối đôi không thuộc vòng thơm
oxi hóa bởi KMnO4/H2SO4 là phản ứng cắt mạch tại vị trí nôi đôi ta sẽ được các mảnh acid carboxylic tương ứng như đề cho, ghép 2 mảnh đó lại thì sẽ có được CT như trên
2_brom_1_metylbromua benzen -------> ra cái j với tương ứng hai điều kiện
(1):+NaOH loãng--------->X
(2):+NaOH đặc ,nhiệt độ áp suất cao--------->Y
X và Y là j ạ?

nếu cho vào NaOH loãng thì OH sẽ chỉ thế Br tại vị trí -CH2Br
Nếu NaOH đặc, nhiệt độ, áp suất cao thì sẽ thế cả 2 vị trí, vì Br gắn vòng benzen rất khó thế ở đk bình thường mà phải có đk khắc nghiệt như đề bài cho :)

cotamkhatmau
02-14-2011, 08:05 PM
cảm ơn bạn rất nhiều bạn có thể vào làm cho mình bài tập ở phần bài tập hóa hữu cơ không?cũng lại một bài cấu tạo của benzen

cotamkhatmau
02-14-2011, 09:13 PM
sau khi xác định được công thức của A hoàn thành chuỗi phản ứng
A--(Br2/CCl4)------>A1---(KOH)---->A2---(H2SO4đặc ,nhiệt độ)--->B--(H2,Pd)-->C
A,B,C cộng H2 niken đều ra cùng một chất
C cùng công thức phân tử với A nhưg khác công thức cấu tạo

Molti
02-14-2011, 10:59 PM
sau khi xác định được công thức của A hoàn thành chuỗi phản ứng
A--(Br2/CCl4)------>A1---(KOH)---->A2---(H2SO4đặc ,nhiệt độ)--->B--(H2,Pd)-->C
A,B,C cộng H2 niken đều ra cùng một chất
C cùng công thức phân tử với A nhưg khác công thức cấu tạo

A và C là 2 đồng phân cis trans của nhau
A là trans, + Br2 ra dibrom, dùng KOH thủy phân ra diol, H2SO4 đặc, nhiệt độ sẽ khử cho ra nối 3 ngay tại vị trí nối đôi ban đầu đó chính là B(1,2 diphenyl axetilen)
B + H2, Pd sẽ cho sp cộng syn nên ra C là đồng phân cis của A ..
A,B,C + H2/Ni đều cho ra, 1,2 diphenyl etan

cotamkhatmau
02-15-2011, 07:17 PM
cho em hỏi típ một cái này vơj ạ
tại sao trong phản ứng cộng của benzen với H2 hay Cl2 thì phản ứng không dừng lại ở giai đoạn trung gian mà cho ngay sản phẩm là C6H12 hay C6H6Cl6

Hoàng Dương
02-16-2011, 09:41 AM
Cái này do tốc độ và khả năng phản ứng của sản phẩm trung gian với tác nhân xảy ra dễ và nhanh hơn so với benzen (do cấu trúc liên hợp bền của nhân thơm bị phá vỡ). Cứ hình dung là: Nếu 1 phân tử benzen đã phản ứng thì tiếp đó tác nhân sẽ phản ứng với sản phẩm trung gian trước chứ chưa phản ứng với phân tử thứ 2.